Vì sao thèm ngọt

Em không phải là người thích ăn ngọt lắm đâu, nhưng thỉnh thoảng em lại thèm mấy món ngọt kinh khủng và phải tìm ăn bằng được. Nhiều lúc vợ chồng em còn nghĩ mình đang mang bầu nhưng thật sự thì lại là một lý do khác mà em không ngờ tới luôn đó các chị. Có nhiều hôm đã 9 – 10 giờ đêm rồi mà còn muốn ăn cái gì đó ngọt ngọt hay nhiều bữa mặc dù đã ăn rất no nhưng vẫn muốn ăn cái gì đó ngọt để không thấy cảm giác lạt miệng. Lúc đó chồng em còn tưởng em mang bầu, vì suột ngày em cứ thèm hoài à, ăn bao nhiêu cũng không đủ. Có mua que về thử thì thấy bình thường. Thấy vậy em mới đi khám thử xem sao, vì ăn ngọt nhiều cũng không tốt, em sợ tiểu đường lắm. Kết quả bác sĩ cho biết em bị thiếu hụt nội tiết tố vì đối với nhiều phụ nữ, vấn đề thèm ngọt đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến estradiol, một trong những dạng của nội tiết tố nữ estrogen. Khi trong cơ thể của các chị em mức độ estradiol cao thường có nhiều vấn đề đi kèm với nội tiết tố này bao gồm: đau bụng kinh, giữ nước, chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau đầu trong kỳ kinh nguyệt, đau nửa đầu và vấn đề cân nặng. Giải pháp dành cho em trong lúc này là giảm estradiol bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh hơn như ăn nhiều thịt gà, cá và các thực phẩm chế biến từ đậu nành... Ngoài ra, các bác sĩ còn cho biết, tình trạng thèm ngọt như em còn do một số lý do khác mà chúng ta không nghĩ tới. Thèm ngọt do suy tuyến giáp: Khi tuyến giáp hoạt động không hiệu quả, cơ thể bị mất cân bằng hormone đẫn đến tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi, mất hết năng lượng. Một khi nguồn năng lượng trong cơ thể đã cạn thì đó cũng là lúc chúng ta thấy mình thèm ăn ngọt hơn bao giờ hết và cảm giác ấy ngày một tăng lên. Uống nhiều nước để đào thải độc tố có hại và cắt giảm các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh hay cà phê để cải thiện tình trạng này nhé. Uống trà thảo mộc, ăn nhiều rau, hay các thực phẩm từ ngủ cốc nguyên hạt giúp cho lượng đường trong máu ổn định. Thèm ngọt do nhiễm nấm: Khi chúng ta bị phụ thuộc vào việc nạp năng lượng từ các thực phẩm ngọt sẽ hình thành thói quen xấu khiến nấm men ở vùng kín có nguy cơ phát triển mạnh. Đồ ăn ngọt có thể làm mất cân bằng, làm giảm sự sinh sôi và phát triển của các vi khuẩn có lợi cho cơ thể, trong đó có các vi khuẩn ở “vùng nhạy cảm”. Cho nên, khi bạn bị nhiễm nấm, vi khuẩn có hại tăng lên thì cơ thể bạn lại càng có xu hướng thèm ăn ngọt nhiều hơn. Nhưng nạp nhiều đường do đòi hỏi của nấm men khiến bạn căng thẳng, làm tăng bài tiết cortisol, gây tích mỡ bụng, làm giảm khả năng miễn dịch. Trong tình huống này, các chị nên hạn chế đường cũng như cà phê và chuyển sang một chế độ ăn ít đường bột. Hãy bổ sung probiotic hoặc sữa chua liên tục trong ít nhất 2 tháng. Thèm ngọt do ăn kiêng không đúng cách: Thồng thường, những chị em có chế độ ăn kiêng quá khắc khe sau một thời gian dài sẽ có cảm giác thèm ngọt “dữ dội”. Vì cơ thể lúc này thiếu hụt năng lượng cần thiết để duy trì các hoạt động cơ bản. Cho nên, khi cơ thể mệt mỏi hoặc đang chịu căng thẳng trong một thời gian dài, nó sẽ tự động phát tín hiệu thèm ngọt nhằm tìm nguồn năng lượng tức thời. Ăn uống đúng cách và khoa học sẽ giúp hạn chế tình trạng thèm ngọt hiện tại. Đồng thời các chị cũng phải ngủ đủ giấc để chống chọi lại tình trạng hiện tại. Thèm ngọt do căng thẳng: Đây là lý do vì sao mà các chị em khi buồn bực hay mệt mỏi lại thích ăn cái gì đó ngọt ngọt nè. Nguyên nhân là vì khi cơ thể có dấu hiệu stress, ngay lập tức nó sẽ sản xuất nhiều cortisol hơn, đi kèm với hormone này là sự mất kiểm soát đường huyết. Lúc này, cơ thể cần nạp đường vào cơ thể nhiều hơn gấp 3 lần mức thông thường và làm chúng ta dễ tăng cân. Giải pháp tốt nhất lúc này chính là giải tỏa tâm trạng để tránh căng thẳng giảm cảm giác thèm ngọt đang hiện hữu. Xem thêm bài viết: Loại thực phẩm giúp bạn ăn món nướng thả ga mà không lo nằm chờ chết vì ung thư dạ dày Chuyên gia y tế khẳng định đây là những thực phẩm trẻ ăn vào là teo não, bố mẹ phải cẩn thận Khoa học khẳng định chỉ cần làm 7 điều sau chị em sẽ không bao giờ nhận án tử ung thư

Xem thêm video: Tác hại khôn lường do ăn nhiều đường//www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2016/11/FN8H6aJ6R8-480x353.jpg

Giảm thèm ngọt để có chế độ ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe vì ăn quá nhiều ngọt sẽ gây tác động tiêu cực của đường đối với sức khỏe. Mặc dù nhiều người trong chúng ta vẫn không dễ giảm hoặc loại bỏ hẳn việc tiêu thụ chất ngọt. 

Một khi đường đã biến mất và các triệu chứng mất đi, cơ thể bạn sẽ tìm thấy sự cân bằng và sức khỏe mới. Nếu không có đường, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ mạnh mẽ hơn, năng lượng và tâm trạng của bạn ổn định hơn và cảm giác thèm ăn của bạn sẽ giảm dần đi. 

Sử dụng quá nhiều các loại đường tinh chế làm tăng mức độ thèm ngọt của bạn đến mức độ gây tác hại cho sức khỏe. Nên chọn các chất làm ngọt tự nhiên nhẹ hơn để cơ thể của bạn điều chỉnh và có lợi cho cơ thể. 

Thực phẩm có độ ngọt nguyên chất nhất là trái cây chín tươi. Khi ăn theo hình thức này, các loại đường tự nhiên của trái cây là sự kết hợp chính xác của các enzym, khoáng chất, vitamin, và chất xơ để cơ thể bạn tiêu hóa khỏe mạnh và sử dụng tối ưu. Các loại rau quả ngọt tự nhiên như khoai mỡ, cà rốt và củ cải đường cung cấp các lợi ích tương tự. Khi ăn thường xuyên, hương vị ngọt ngào êm dịu của chúng có thể giúp giảm thèm ngọt.

Ăn rau và trái cây sẽ kiềm chế cơn thèm đường

Khi ngũ cốc nguyên hạt và các chất bột đường phức tạp khác được chế biến đúng cách và bạn nhai tốt, chúng sẽ tiết ra một vị ngọt tự nhiên làm dịu hệ thống thần kinh và làm giảm thèm ngọt. 

Tất cả những gì bạn ăn ảnh hưởng đến sự cân bằng Âm Dương của bạn. Ăn nhiều thực phẩm thuộc một nhóm này gây ra cảm giác thèm ăn cho nhóm đối diện. 

Nên khi ăn những thực phẩm trung hòa, chúng sẽ hỗ trợ một sự cân bằng ổn định.Thức ăn mặn, thịt và pho-mát thuộc Dương. Đường, cà phê và rượu thuộc Âm. Ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, các loại hạt và đậu là những loại thực phẩm trung hòa. Một chế độ ăn uống ổn định từ các loại thực phẩm này sẽ hỗ trợ cân bằng âm dương của cơ thể và giải phóng bạn khỏi cảm giác thèm ăn. 

Khi bạn ăn tập trung vào protein [như thịt và pho mát], tự nhiên bạn sẽ thấy thèm của ngọt. Mặt khác, nếu bạn không nhận được đủ chất đạm, bạn cũng có thể thấy có cảm giác thèm đồ ngọt. Ngũ cốc nguyên hạt và đậu có một số lượng cân bằng của các protein và carbohydrate. 

Một lần nữa, chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực vật với một số lượng khiêm tốn của các sản phẩm động vật [nếu có] là một công cụ tuyệt vời để tránh cảm giác thèm ăn đường. 

Mất nước là một nguyên nhân phổ biến của các cơn thèm. Bất cứ khi nào bạn thấy thèm ăn một món ăn ngọt, hãy uống một cốc nước để thay thế. Đây là một cách tuyệt vời để chặn cảm giác thèm ăn của bạn, lại cung cấp nước cho cơ thể và mang lại sự cân bằng lành mạnh.

Uống nhiều nước giúp giảm ngọt hiệu quả hơn

Cảm giác thèm ăn cũng có thể do trạng thái thừa axit trong cơ thể gây ra. Tập thể dục và hít thở sâu, thay đổi độ PH của bạn sang trạng thái nhiều kiềm hơn. Những “kĩ thuật” này hữu ích cho việc lưu thông máu và giảm cảm giác thèm ăn của bạn.

Hầu hết các thực phẩm chế biến và món ăn nhà hàng đều chứa nhiều đường, ngay cả khi nó không phải là món ăn ngọt. Khi bạn chế biến thức ăn tại nhà, bạn là người quyết định những nguyên liệu, gia vị cho món ăn. Khi đó sẽ hạn chế được các chất ngọt dư thừa và cũng giảm thèm ngọt.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Các nhà nghiên cứu mới đây đã thực hiện nghiên cứu khoa học về cảm giác thèm ăn đường của con người và phát hiện này có thể giúp bạn giảm bớt cảm giác thèm ăn. Tìm hiểu lý do tại sao bạn có những cảm giác thèm ăn này để có thể học cách kiềm chế chúng.

1. Tại sao chúng ta lại hay thèm ăn đồ ngọt?

Sự thật là hầu hết chúng ta đều thèm đồ ngọt. Các nghiên cứu ước tính rằng có đến 90% dân số trưởng thành có thể cảm thấy thèm ăn và những cảm giác thèm ăn này thường là thức ăn có đường.

Các nhà khoa học từ lâu đã tin rằng cảm giác thèm ăn carbohydrate và các loại thực phẩm có đường khác là do mong muốn cải thiện tâm trạng vì thực tế. tiêu thụ đồ ngọt làm tăng mức serotonin trong não.

Serotonin, còn được gọi là hormone tạo cảm giác tốt, là một chất dẫn truyền thần kinh não giúp tăng cường cảm giác hạnh phúc của bạn.

Hầu hết chúng ta đều thèm ăn đồ ngọt.

Mặc dù serotonin có thể là nguyên nhân khiến bạn thèm ăn, nhưng còn có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác như:

Mất cân bằng các chất dinh dưỡng: Nếu bạn ăn một chế độ ăn ít protein, chất béo lành mạnh và chất xơ, bạn có thể bị thay đổi đường huyết ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của bạn. Ví dụ, nếu bạn ăn bữa sáng có nhiều đường và ít chất xơ và protein như bánh rán hoặc bánh ngọt, bạn có thể sẽ cảm thấy rất nhanh đói trở lại ngay sau khi ăn và bạn sẽ cảm thấy rất thèm đường.

Căng thẳng tinh thần: Nếu đang gặp căng thẳng bạn thường có xu hướng tìm kiếm sự thoải mái từ thức ăn. Do tác động của đường đối với các hormone tạo cảm giác tốt của bạn, thức ăn ngọt là một lựa chọn tự nhiên khi bạn cảm thấy chán nản.

Thiếu ngủ: Các nghiên cứu khoa học đã xác định rằng, thiếu ngủ thường kéo theo cảm giác thèm ăn ngọt, mặn và nhiều tinh bột. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng chúng ta có xu hướng lựa chọn thực phẩm kém khi cảm thấy mệt mỏi.

Tiêu thụ ít calo: Nếu đang nhịn ăn hoặc đơn giản là không tiêu thụ đủ calo để đáp ứng nhu cầu của cơ thể thì cảm giác thèm ăn đường của bạn sẽ tăng lên. Điều này là do cơ thể bạn đang khao khát năng lượng nhanh chóng đó.

Ăn nhiều đường: Bạn càng ăn nhiều đường một cách thường xuyên, cơ thể bạn sẽ càng thèm đường hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa các loại thực phẩm thông thường được tiêu thụ và sở thích của bạn đối với loại thực phẩm đó.

Thường xuyên sử dụng chất làm ngọt nhân tạo: Chất làm ngọt không chứa calo có thể làm thay đổi độ nhạy cảm của bạn với đồ ngọt, khiến bạn thèm ăn nhiều đường hơn.

Thiếu hụt magiê: Một số chuyên gia dinh dưỡng đã gợi ý rằng sự thiếu hụt magiê có thể dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn đường. Tuy nhiên bằng chứng cho mối liên hệ này còn có hạn.

Khi bị căng thẳng chúng ta thường có xu hướng ăn đồ ngọt.

2. Ăn đường bao nhiêu là đủ?

Ăn quá nhiều đường có thể gây hại cho sức khỏe. Theo khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nên hạn chế lượng đường ăn vào dưới 10% lượng calo hàng ngày. Nhưng một số chuyên gia cũng như Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị giới hạn thấp hơn tới 6% lượng calo hàng ngày .

Ngoài ra, cũng cần lưu ý, nhiều thực phẩm nghe có vẻ lành mạnh nhưng thực tế lại chứa nhiều đường như mật ong thô, đường mía hữu cơ, mật đường và nước ép trái cây.

Những lời khuyên này có thể giúp bạn hạn chế cảm giác thèm ăn và giảm lượng đường nạp vào cơ thể. Tuy nhiên cần nhớ rằng, cơ thể bạn cần có thời gian để thích nghi với những thói quen mới, ngay cả khi những thói quen đó là lành mạnh.

3.1. Thận trọng khi sử dụng chất làm ngọt nhân tạo

Thay thế đường bằng chất làm ngọt ít hoặc không có calo có thể giúp cắt giảm lượng calo nhưng việc thường xuyên tiêu thụ những chất làm ngọt nhân tạo chưa chắc đã an toàn.

Người ta cũng cho rằng, tăng cân là một tác dụng phụ có thể xảy ra, mặc dù lượng calo đã giảm. Điều này là do thực tế là chất làm ngọt nhân tạo có thể khuyến khích các hành vi ăn uống làm tăng cảm giác thèm ăn không chỉ đối với đồ ngọt mà còn đối với thực phẩm nói chung.

Nên thận trọng khi sử dụng chất làm ngọt nhân tạo.

3.2. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc là chìa khóa quan trọng dẫn đến một sức khỏe tốt. Nó không chỉ giúp ngăn cơn thèm đường mà còn giúp bạn tràn đầy năng lượng suốt cả ngày.

3.3. Chuẩn bị sẵn các đồ ăn lành mạnh

Kết hợp thực phẩm giàu protein và chất xơ vào bữa sáng, ví dụ như trứng, sữa chua Hy Lạp đơn giản hoặc bột yến mạch không đường.

Nếu bạn đang thèm đồ ngọt, hãy thử ăn một miếng trái cây tươi trước.

Giảm từ từ mức tiêu thụ đồ uống có đường như: soda, đồ uống thể thao và đồ uống cà phê ngọt và đảm bảo rằng bạn uống đủ nước.

3.4. Ăn nhiều trái cây hơn

Khi bạn cắt giảm lượng đường bổ sung, ban đầu cảm giác thèm ăn của bạn sẽ tăng lên. Bạn nên ăn các loại trái cây như: quả mọng, chuối, dưa hoặc trái cây họ cam quýt để chống lại cơn thèm đường đồng thời giúp bổ sung chất xơ và vitamin.

3.5. Ăn carbohydrate lành mạnh

Nên chọn carbohydrate từ thực phẩm toàn phần như: trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và sữa. Các loại rau và ngũ cốc ngọt như bột yến mạch, ngô hoặc khoai lang có thể giúp tăng vị ngọt như một sự thay thế cho các loại thực phẩm chứa nhiều đường.

Bột yến mạch, ngô có thể thay thế cho các loại thực phẩm chứa nhiều đường.

4. Thực hiện chế độ ăn ít đường

Loại bỏ tất cả thực phẩm chứa đường là không thực tế. Một số đường, đặc biệt là đường từ các nguồn tự nhiên như trái cây hoặc sữa có thể là một bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống của bạn.

Chế độ ăn ít đường dễ kiểm soát hơn chế độ ăn không đường. Ngoài việc thúc đẩy giảm cân, nghiên cứu cho thấy, việc cắt giảm lượng đường có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim và đột quỵ. Giảm lượng đường nạp vào cơ thể cũng có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại chứng viêm, điều chỉnh tâm trạng và cải thiện sức khỏe làn da của bạn.

Bạn có thể ăn gì?

Để thành công với chế độ ăn ít đường, bạn nên lựa chọn thực phẩm nguyên chất và tránh các mặt hàng đã qua chế biến và đóng gói sẵn. Ăn thực phẩm toàn phần sẽ giúp bạn dễ dàng tuân theo chế độ ăn ít đường hơn vì chúng gây no và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Bạn có thể ăn các loại thực phẩm sau:

  • Rau lá xanh [cải xanh, cải ngọt, cải xoăn, bắp cải, bông cải xanh…]
  • Trái cây [như trái cây họ cam quýt và quả mọng]
  • Các loại ngũ cốc
  • Các loại đậu
  • Khoai lang
  • Các loại hạt
  • Cá béo
  • Protein nạc
  • Các loại thảo mộc và gia vị

Không nên ăn gì?

  • Trái cây ngọt có chỉ số đường huyết cao
  • Bánh mì trắng hoặc bột mì
  • Đường tinh luyện
  • Đồ uống có đường
  • Thực phẩm ăn nhẹ đóng gói như khoai tây chiên và bánh quy giòn
  • Uống nhiều rượu

Xem thêm video đang được quan tâm

Ăn nhiều đồ ngọt ảnh hưởng thế nào đến làn da của bạn?


Video liên quan

Chủ Đề