Việc nhân dân ta lập đền thờ vua đinh có ý nghĩa như thế nào

Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này
Chi tiết Chuyên mục: Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi dã nói lên :

- Nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng và những người đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.

- Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.

[Nguồn: Bài 2:]

Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào?

Đề bài

Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 28, 29 để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết

Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã có những việc làm và ý nghĩa của những việc làm đó là:

- Lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư [Ninh Bình] => Khẳng định độc lập, chủ quyền của đất nước, thể hiện nước ta ngang hàng với Trung Quốc, không phải là một nước phụ thuộc.

- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống => Giữ mối quan hệ giao hảo để tránh đụng độ với một nước mạnh trong khi tình hình đất nước vừa mới ổn định.

- Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt => Tránh tình trạng cát cứ, loạn lạc xảy ra.

- Xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước. Đưa ra những hình phạt khắc nghiệt [ném vào vạc dầu, vứt vào chuồng hổ,…] để xử phạt những kẻ phạm tội => Xây dựng kinh tế, ổn định cuộc sống nhân dân, ổn định đất nước nhanh chóng để xây dựng tiềm lực quốc gia.

=> Như vậy, những việc làm trên của Đinh Bộ Lĩnh nhìn chung đều mang ý nghĩa củng cố nền độc lập tự chủ và tăng cường tiềm lực của đất nước.

Loigiaihay.com

  • Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê.

    Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê.

  • Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy.

    Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy.

  • Hãy mô tả bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền Lê.

    Hãy mô tả bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiến Lê.

  • Nhà Đinh đã làm những gì để xây dựng đất nước ?

    Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước ?

  • Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống

    Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống

  • Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

    ◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn.

  • Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ

    Kinh tế thời Lê Sơ.

  • Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn

    Tóm tắt mục 3. Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn. Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy

  • Em hãy trình bày diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động

    Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan,

Mục lục

Tên gọi

Hầu hết các chính sử như: An Nam chí lược; "Việt sử lược", "Đại Việt sử ký toàn thư", Việt sử tiêu án, đều viết Đinh Tiên Hoàng vốn họ Đinh tên Bộ Lĩnh [丁部領].[6][7] Trần Trọng Kim trong sách Việt Nam sử lược cho biết "có sách" nói Đinh Tiên Hoàng tên thật là Đinh Hoàn [丁桓], "Bộ Lĩnh" là tước quan Trần Lãm phong cho Đinh Hoàn nhưng do Khâm định Việt sử thông giám cương mục và các sách khác đều nói Đinh Tiên Hoàng tên thật là Đinh Bộ Lĩnh nên ông không dùng tên Đinh Hoàn để gọi Đinh Tiên Hoàng. Trần Trọng Kim không nói rõ "sách" mà ông nhắc đến là sách gì.[8]

Tên gọi "Đinh Tiên Hoàng" có nghĩa là vị vua đã khuất mang họ Đinh, đây không phải là tên thật hay thuỵ hiệu, miếu hiệu của Đinh Tiên Hoàng. Trong Việt sử lược Đinh Tiên Hoàng được gọi là "Đinh Tiên Vương" [丁先王], "Tiên Vương" [先王],[6] trong Đại Việt sử ký toàn thư ông được gọi là "Tiên Hoàng Đế" [先皇帝], "Tiên Hoàng" [先皇].[7] Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng tất cả bản dịch Việt sử lược hiện nay đều là bản được in lại trong pho đại bách khoa Tứ khố toàn thư của nhà Thanh bên Trung Quốc, trong đó các tước vị Hoàng đế của các vua Đại Việt đều được tác giả thời đó giáng xuống tước Vương, theo như quan điểm "An Nam tiếm xưng Đế hiệu" của các chính quyền phong kiến Trung Quốc. Dù vậy, "Tiên Vương", "Tiên Hoàng", "Tiên Hoàng Đế" đều là tên gọi tôn kính dùng để chỉ một vị vua đã khuất.[9][10][11] Một nhân vật lịch sử Việt Nam khác cũng có cái tên chắp ghép theo kiểu này là Trần Hưng Đạo [ghép từ họ Trần của ông với Hưng Đạo vương, là tước vị của ông].

Tuổi thơ

Tượng đài cờ lau Đinh Bộ Lĩnh ở Công viên Tao Đàn, Thành phố Hồ Chí Minh

Đinh Bộ Lĩnh sinh vào ngày Rằm tháng Hai, năm Giáp Thân [tức 22 tháng 3 năm 924] ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng [nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình].[12][13] Cha của ông là Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Hoan Châu. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ngoại [Gia Thủy, Nho Quan] ở, vẫn nương nhờ người chú ruột là Đinh Thúc Dự ở quê nội gần đó. Từ bé Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra là người có khả năng chỉ huy, ông cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Và trong đám bạn đó, có Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và Trịnh Tú, những người sau này cùng Đinh Bộ Lĩnh tạo nên sự nghiệp.

Theo sách An Nam chí lược: Đinh Bộ Lĩnh, người động Hoa Lư, Giao Châu. Cha là Công Trứ, làm nha-tướng của Dương Đình Nghệ. Cuối thời Ngũ Đại, Dương Đình Nghệ đi trấn Giao Châu, lấy Công Trứ quyền Thứ sử Hoan Châu. Trước đây, Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn, cha con Bộ Lĩnh về với Ngô Quyền, Quyền nhân khiến Công Trứ về nhiệm chức cũ. Khi Công Trứ mất, Bộ Lĩnh kế tập chức cha.[14]

Theo sách Việt sử tiêu án: Vua Đinh, tên Bộ Lĩnh, người làng Đại Hoàng, động Hoa Lư. Thân phụ vua là Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, cai trị Hoan Châu, mẹ là họ Đàm, nằm mộng thấy có một người lớn tay cầm cái ấn vua đến xin làm con, bèn có mang mà sinh ra vua, được ít lâu thì thân phụ dắt vào ở trong động, chơi với trẻ chăn trâu, lũ trẻ tôn làm đàn anh. Mỗi khi chơi đùa, giao tay nhau cho vua ngồi lên, khiêng đi làm xe, lấy bông lao làm cờ, dàn ra hai bên, rước đi làm như nghị vệ nhà vua. Trong nhà nuôi được con lợn, thừa lúc mẹ đi vắng, vua mổ lợn khao bọn trẻ rồi di cư đến Đào Úc Sách. Bà mẹ sợ, mang chuyện ấy nói với chú Đinh Dự, Dự cầm dao đi tìm, đuổi đến bờ sông, vua chạy sa vào bùn lầy, thấy có con rồng vàng, đỡ hai bên vua sang qua sông. Ông chú sợ bỏ về, vua bèn theo bọn ngư hộ làm nghề đánh cá, bắt được ngọc huê lớn để vào đáy giỏ. Đến đêm vào chùa ngủ trọ, nhà sư thấy trong cái giỏ có tia sáng tròn, hỏi cớ sao, và nói rằng: "Anh này ngày sau cao quý không thể nói được". Sau đến nương nhờ Trần Minh Công, làm chỉ huy của quân Trần đánh đâu được đấy, gọi là Vạn Thắng Vương. Quần thần dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế.[15]

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép::"Vua mồ côi cha từ bé, mẹ họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đền sơn thần trong động. Vào tuổi nhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự hiểu kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn ông làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử. Ngày rỗi, thường kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác, đến đâu bọn trẻ đều sợ phục, hàng ngày rủ nhau đến phục dịch kiếm củi, thổi cơm. Bà mẹ thấy vậy mừng lắm, mổ lợn nhà cho bọn chúng ăn. Phụ lão các sách bảo nhau: "Đứa bé này khí lượng như thế ắt làm nên sự nghiệp, Chúng ta nếu không theo về, ngày sau hối thì đã muộn". Bèn dẫn con em đến theo, rồi lập làm trưởng ở sách Đào Áo. Người chú của vua giữ sách Bông chống đánh với vua. Bấy giờ, vua còn ít tuổi, thế quân chưa mạnh, phải thua chạy. Khi qua cầu ở Đàm Gia Nương Loan,[16] cầu gãy, vua rơi xuống bùn, người chú toan đâm, bỗng thấy hai con rồng vàng hộ vệ vua, nên sợ mà lui. Vua thu nhặt quân còn sót, quay lại đánh, người chú phải hàng. Từ đấy ai cũng sợ phục, phàm đi đánh đến đâu đều dễ như chẻ tre, gọi là Vạn Thắng Vương."

Video liên quan

Chủ Đề