Vốn điều lệ ngân hàng là gì năm 2024

Vốn điều lệ là gì? Đây là thắc mắc của nhiều người khi bắt đầu tìm hiểu về vốn điều lệ công ty, đặc biệt là những ai đang chuẩn bị thành lập công ty hoặc muốn chuyển nhượng, tham gia góp vốn điều lệ trong doanh nghiệp. Vốn điều lệ là một điều kiện rất quan trọng khi đăng ký thành lập một doanh nghiệp. Vậy vốn điều lệ có ý nghĩa gì và được quy định ra sao theo luật doanh nghiệp hiện hành? Vốn điều lệ để làm gì? Bài viết sau đây của Take Profit sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết giúp các bạn hiểu rõ được khái niệm và đặc điểm của vốn điều lệ cũng như những lưu ý khi đăng ký vốn điều lệ, qua đó có thêm nhiều thông tin hữu ích áp dụng cho công việc, học tập và nghiên cứu. Mời các bạn tham khảo!

Vốn điều lệ là gì?

Trước khi tìm hiểu sâu về khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của vốn điều lệ thì chúng ta cần nắm được vốn điều lệ tiếng Anh là gì?

Trong Tiếng Anh, vốn điều lệ được gọi với cái tên “Charter Capital”.

Về khái niệm, luật doanh nghiệp mới nhất quy định vốn điều lệ là tổng số vốn do các cổ đông hoặc thành viên góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ của công ty.

Ví dụ: 2 thành viên là X và Y dự định cùng nhau thành lập Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ ABC. Theo đó, thành viên X đăng ký góp 1,100,000,000 đồng vốn và cam kết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ góp đủ số tiền này. Còn thành viên Y đăng ký góp 900,000,000 đồng vốn và cam kết trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ góp đủ vốn vào công ty.

Như vậy: tổng mức vốn mà X và Y đăng ký góp vào công ty là 1,100,000,000 đ + 900,000,000 đ = 2,000,000,000 đ.

Khi đó con số 2,000,000,000 đ chính là vốn điều lệ của công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ ABC.

Vốn điều lệ có ý nghĩa gì?

Bên cạnh khái niệm thì vốn điều lệ dùng để làm gì cũng là điều mà rất nhiều người quan tâm. Vậy sau đây sẽ là tổng hợp những ý nghĩa quan trọng của vốn điều lệ:

  • Đầu tiên, dựa vào vốn điều lệ công ty ta biết được tổng số vốn đầu tư được đăng ký ban đầu bởi tất cả thành viên dự tính góp vào để công ty hoạt động.
  • Bên cạnh đó, vốn điều lệ còn cho ta biết cơ sở để phân chia lợi nhuận cho các thành viên dựa theo tỷ lệ phần trăm số vốn mà thành viên đó đã đóng góp.
  • Vốn điều lệ có ý nghĩa là sự cam kết mức độ trách nhiệm của các thành viên doanh nghiệp bằng vật chất đối với khách hàng, đối tác của mình, cũng như đối với doanh nghiệp tương đương. Điều này sẽ tương ứng với tỷ lệ phần trăm số vốn mà mỗi thành viên đã góp để thành lập nên công ty.

Đặc điểm của vốn điều lệ

Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của vốn điều lệ:

  • Vốn điều lệ là tổng số vốn mà các thành viên/ cổ đông cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trước đây, thời hạn để các thành viên/ cổ đông thực hiện góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp là không có sự thống nhất giữa những loại hình doanh nghiệp khác nhau. Đối với công ty cổ phần, thành viên góp vốn cần hoàn thành việc góp vốn trong 90 ngày, trong khi đó công ty trách nhiệm hữu hạn có 36 tháng để hoàn thành việc góp vốn. Từ đó phát sinh các mâu thuẫn và tranh chấp không đáng có như: nhầm lẫn cơ cấu sở hữu, nhầm lẫn vốn điều lệ,...trong nội bộ doanh nghiệp. Để khắc phục vấn đề này, Luật Doanh nghiệp đã ra quy định thống nhất chung thời hạn góp vốn điều lệ cho mọi loại hình doanh nghiệp. Cụ thể, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên/ cổ đông phải hoàn thành phần vốn góp hoặc số cổ phần theo đúng cam kết.
  • Vốn điều lệ có thể được hình thành bởi nhiều loại tài sản khác nhau. Các loại tài sản có thể sử dụng để góp vốn vào doanh nghiệp đã được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp. Theo đó, các loại tài sản góp vốn bao gồm: đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, giá trị quyền sử dụng đất, bí quyết kỹ thuật, công nghệ, và các loại tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam. Trong đó, quyền sở hữu trí tuệ được Luật quy định rõ sẽ bao gồm quyền tác giả, các quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng, quyền sở hữu công nghiệp và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định về sở hữu trí tuệ của pháp luật. Và chỉ các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp đối với các loại quyền kể trên mới được quyền sử dụng chúng làm tài sản góp vốn.

\=> Ưu đãi 15 ngày trải nghiệm miễn phí toàn bộ tính năng của Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư dành cho các tài khoản mở mới trong tháng 6/2023 (Ưu đãi áp dụng đến hết 30/06). Sử dụng đầy đủ công cụ đánh giá Toàn Cảnh Thị Trường, Phân Tích Vĩ Mô, Phân Tích Ngành, Phân Tích Cổ Phiếu và Gợi Ý Cơ Hội Đầu Tư.

\=> Đăng ký trực tiếp tại đường Link: https://takeprofit.vn/cong-cu-ho-tro-dau-tu?source=web09

Một số lưu ý khi đăng ký vốn điều lệ

Liên quan đến việc đăng ký vốn điều lệ của doanh nghiệp, sẽ có những vấn đề được nhiều người quan tâm và thắc mắc nhất. Chúng tôi đã tổng hợp lại những thắc mắc phổ biến và đưa ra lời giải đáp dưới đây, mời các bạn tham khảo!

Vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty/góp vốn

Tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đó đăng ký là gì thì sẽ có mức tối thiểu vốn điều lệ cần góp khác nhau.

  • Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không có yêu cầu về mức vốn pháp định thì không có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu, nghĩa là có thể kê khai mức vốn điều lệ bao nhiêu cũng được miễn sao phù hợp với quy mô thực tế của doanh nghiệp mình.
  • Còn nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về mức vốn pháp định thì doanh nghiệp cần phải kê khai mức vốn điều lệ thấp nhất bằng với mức mà ngành nghề kinh doanh đó quy định.

Vốn điều lệ công ty tối đa là bao nhiêu?

Không có quy định về mức vốn điều lệ tối đa là bao nhiêu, nghĩa là việc bỏ tiền góp vốn vào hoạt động kinh doanh không bị pháp luật quy định hạn chế. Bạn có toàn quyền quyết định mức vốn điều lệ góp vào doanh nghiệp nhằm phục vụ mục tiêu kinh doanh của công ty đồng thời đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh.

Vốn điều lệ phải góp trong bao lâu?

Thời hạn góp vốn điều lệ doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành là 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp đó được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Luật cũng quy định rõ ràng và chi tiết về thời gian góp vốn và khi chưa góp vốn đủ thì điều chỉnh như thế nào.

Quy định về việc điều chỉnh trong trường hợp chưa góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định là:

  • Đối với công ty TNHH 1 thành viên: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng doanh nghiệp phải góp đủ số vốn điều lệ, chủ sở hữu phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mức vốn thực tế đã góp. Đồng thời chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ theo như quy định, mức độ trách nhiệm tương ứng với mức vốn góp đã cam kết ban đầu.
  • Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng doanh nghiệp phải góp đủ số vốn điều lệ, chủ sở hữu phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng mức vốn thực tế đã góp. Đồng thời các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ vốn như cam kết sẽ phải chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong thời gian trước thời điểm doanh nghiệp đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết ban đầu.
  • Đối với công ty cổ phần: phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với mệnh giá của số cổ phần đã được thanh toán đầy đủ, ngoại trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán xong đã được bán hết trong thời hạn này. Đồng thời doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập. Những cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ lượng cổ phần đã đăng ký mua ban đầu sẽ phải chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong thời hạn trước ngày doanh nghiệp đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, mức độ trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá của số cổ phần đã đăng ký mua.

Nên đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp?

Vốn điều lệ hạch toán như thế nào, hay doanh nghiệp nên đăng ký vốn điều lệ với mức cao hay thấp là thắc mắc của nhiều người. Ngoại trừ một số ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về mức vốn điều lệ doanh nghiệp tối thiểu để thành lập doanh nghiệp thì việc đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu không có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều này chỉ liên quan đến mức thuế (hay lệ phí) môn bài mà doanh nghiệp phải đóng.

  • Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ/ vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: mức thuế phải nộp là 3 triệu đồng/ năm.
  • Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ/ vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: mức thuế phải nộp là 2 triệu đồng/ năm.
  • Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp. địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế khác: mức thuế phải nộp là 1 triệu đồng/ năm.

Mặc dù không có quy định nào yêu cầu mức đăng ký vốn điều lệ thấp nhất là bao nhiêu, nhưng vẫn cần nhớ rằng, đây chính là sự cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp đối với đối tác và khách hàng của mình. Do đó, dưới đây là những lưu ý thêm về mức đăng ký vốn điều lệ:

  • Sự cam kết trách nhiệm bằng vật chất của doanh nghiệp sẽ bị giảm xuống, đồng thời khó tạo được niềm tin đối với đối tác, khách hàng trong kinh doanh nếu mức vốn điều lệ quá thấp. Đặc biệt hơn, khi công ty phát sinh nhu cầu vay vốn ngân hàng thì có thể ngân hàng sẽ cảm thấy không tin tưởng để cho vay một khoản vốn vượt quá năng lực cũng như vượt ngoài số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
  • Nếu vốn điều lệ cao hoặc quá cao thì nguy cơ rủi ro cũng cao nhưng mặt khác sẽ dễ dàng tăng sự tin tưởng đối với các đối tác, khách hàng hơn, đặc biệt là trong các phiên đấu thầu.

Việc tăng vốn điều lệ doanh nghiệp thì dễ dàng nhưng để giảm vốn điều lệ xuống thì lại không hề đơn giản. Do đó doanh nghiệp nên dựa vào năng lực tài chính, quy mô kinh doanh cũng như phương hướng hoạt động của mình để lựa chọn mức vốn điều lệ cho phù hợp. Khi công ty hoạt động ổn định và có chiều hướng đi lên thì lúc đó có thể tiến hành tăng vốn điều lệ cho công ty.

Chứng minh vốn điều lệ có bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp?

Việc chứng minh vốn điều lệ trong tài khoản ngân hàng là không bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp hoặc tham gia góp vốn vào công ty. Thời hạn để hoàn thành góp vốn điều lệ vào doanh nghiệp được pháp luật quy định là 90 ngày kể từ thời điểm công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau 90 ngày này mà các thành viên vẫn chưa góp đủ thì doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh vốn điều lệ về số vốn thực tế đã góp.

Thực tế cho thấy hiện nay rất nhiều các doanh nghiệp cũng không cần chứng minh vốn điều lệ sau khi đăng ký mức vốn điều lệ công ty mà chỉ cần duy trì hiệu quả hoạt động đồng thời quản lý chặt chẽ việc kinh doanh của công ty đảm bảo luôn nằm trong tầm kiểm soát.

Việc đăng ký vốn điều lệ đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức vốn điều lệ là vấn đề thuộc nội bộ của doanh nghiệp. Hiện nay không có cơ quan nào kiểm tra vấn đề này. Doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo kinh doanh đúng luật đồng thời chịu trách nhiệm trong phạm vi mức vốn điều lệ mình đã đăng ký khi có các vấn đề liên quan đến phá sản, giải thể thì sẽ cần đảm bảo nghĩa vụ với người lao động, các đối tác, chủ nợ,…

Cách chứng minh vốn điều lệ

Dưới đây là những loại giấy tờ mà cổ đông hoặc thành viên góp vốn phải chuẩn bị để chứng minh vốn điều lệ của doanh nghiệp mình:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thể hiện rõ phần trăm tỷ lệ vốn góp của từng thành viên hoặc cổ đông tham gia.

– Điều lệ của doanh nghiệp.

– Giấy chứng nhận đã góp vốn, cổ phiếu. Đây là tài liệu làm căn cứ có tính pháp lý rất quan trọng để xác nhận số vốn góp cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên/ cổ đông đối với doanh nghiệp nếu có xảy ra tranh chấp.

– Sổ đăng ký thành viên hoặc cổ đông. Tài liệu này nhằm mục đích thể hiện rõ về phần trăm tỷ lệ góp vốn hoặc cổ phần hoặc loại tài sản góp vốn khác.

– Biên lai thu tiền, chứng từ về loại tài sản góp vốn, chứng từ xác nhận chuyển tiền qua ngân hàng.

– Các tài liệu khác quy định trong nội bộ doanh nghiệp.

Trên đây Take Profit đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhưng cần thiết về vốn điều lệ. Hy vọng qua bài viết bạn đã nắm được khái niệm vốn điều lệ là gì, những lưu ý cần nắm được khi đăng ký vốn điều lệ, vốn điều lệ có được sử dụng không và cách chứng minh vốn điều lệ doanh nghiệp cũng như có thêm nhiều kiến thức hữu ích để áp dụng trong công việc, học tập. Ngoài ra, các bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại vốn khác như vốn chủ sở hữu,...qua các bài viết khác của Take Profit. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!

Vốn điều lệ của ngân hàng dùng để làm gì?

Vốn điều lệ là một trong những điều kiện tiên quyết để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước cấp.

Vốn góp và vốn điều lệ khác nhau như thế nào?

Vốn điều lệ là số vốn mà thành viên công ty cam kết góp vào công ty và được ghi vào trong Điều lệ của công ty. Vốn góp là thể hiện việc góp vốn vào công ty, số lần góp vốn đó có thể 1 làn hoặc nhiều lần miễn sao là trong thời hạn pháp luật cho phép và đúng như cam kết góp vốn vào công ty và chính là góp vốn điều lệ.

Vốn điều lệ bao gồm những gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Vốn điều lệ của công ty TNHH là bao nhiêu?

Đối với công ty TNHH, công ty CP và công ty HD, Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu cũng như không giới hạn mức vốn điều lệ tối đa. Đối với công ty TNHH một thành viên, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rằng vốn điều lệ của công ty không được thấp hơn 10 triệu đồng.