Xảy dụng tình huống bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và phân tích tình huống do

Qua trình bày của ông, có thể nhận thấy giữa ông và ông Lệ đã giao kết một hợp đồng thuê tài sản, cụ thể là ông đã cho ông Lệ thuê chiếc máy cày của mình với mục đích đi cày thuê cho bà con trong làng. Trong quan hệ thuê tài sản, pháp luật quy định bên cho thuê có nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản trong suốt thời gian thuê. Cụ thể, Điều 485 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:

1. Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thoả thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.

2. Trong trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê:

a) Sửa chữa tài sản;

b) Giảm giá thuê;

c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được hoặc tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết.

3. Trong trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì với tư cách là người cho thuê, ông có nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của chiếc máy cày trong suốt thời gian một tháng cho ông Lệ thuê như hai bên đã thỏa thuận. Hiện nay, chiếc máy cày đã bị hư hỏng nặng và không thể hoạt động bình thường đúng như công năng vốn có thì ông có nghĩa vụ sửa chữa, khắc phục để ông Lệ tiếp tục thuê. Trường hợp chiếc máy cày không thể sửa chữa được mà không do lỗi của bên thuê dẫn tới việc mục đích thuê không đạt được thì ông Lệ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên để làm được điều này thì bên thuê có nghĩa vụ phải chứng minh mình không có lỗi trong việc chiếc máy cày bị hỏng.

Câu hỏi 2. Chẳng giấu gì Luật sư từ hôm chuyện xảy ra đến nay, ngày nào ông Lệ cũng xúi giục bà con đến cổng nhà tôi chửi rủa làm tôi ăn không ngon ngủ không yên không những thế ông ấy còn cho kẻ vẽ ở các bờ tường trong làng để nhục mạ tôi. Xin hỏi Luật sư ông Lệ làm như vậy có vi phạm pháp luật không?

Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2005 thì: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Như vậy, việc ông Lệ xúi giục bà con đến cổng nhà ông chửi rủa và kẻ vẽ ở bờ tường với mục đích nhục mạ ông là hành vi vi phạm pháp luật. Ông có quyền yêu cầu ông Lệ ngay lập tức chấm dứt hành vi trên, trường hợp ông Lệ không chấm dứt mà vẫn tiếp tục thì ông có quyền khởi kiện, yêu cầu tòa án có thẩm quyền buộc ông Lệ chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại về vật chất và bù đắp tổn thất về tinh thần (nếu có).

Câu hỏi 3. Vì máy hỏng trong lúc ông Lệ thuê và sử dụng máy, tôi muốn bắt đền ông Lệ chuyện này được không ạ?

Như đã trả lời ở câu hỏi trước, với tư cách người cho thuê tài sản thì ông có nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê trong suốt thời gian cho thuê. Tuy nhiên, bên thuê cũng có nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê và sử dụng tài sản đúng công dụng, mục đích đã thỏa thuận. Vấn đề ở đây là cần xác định xem nguyên nhân dẫn tới việc chiếc máy cày bị hỏng là gì? Do bản thân chiếc máy cày đã cũ, chất lượng giảm sút hay do việc ông Lệ sử dụng không đúng cách, không đúng công dụng. Trường hợp chứng minh được rằng chiếc máy bị hỏng do lỗi của ông Lệ thì ông có quyền yêu cầu ông Lệ bồi thường giá trị thiệt hại thực tế để sửa chữa chiếc máy.

Câu hỏi 4. Đúng là không hiểu nhau thì việc gì cũngcó thể xảy ra, cứ hòn bấc ném đi, hòn chì quăng lại chẳng biết đến bao giờ…khổ thế chứ nị…Nhân đây xin Luật sư phân giải cũng như cho chúng tôi lời khuyên để giữ được tình làng, nghĩa xóm ạ!

Theo tôi, ông và ông Lệ cần bình tĩnh, không nên gây căng thẳng, cả hai cần phải có thái độ thiện chí để cùng nhau giải quyết vụ việc, tránh mất đoàn kết. Hai ông có thể trực tiếp gặp gỡ, trao đổi và xác định xem lỗi dẫn tới chiếc máy cày bị hỏng thuộc về ai, bên nào có lỗi thì có trách nhiệm sửa chữa hoặc trả chi phí để bên kia sửa. Trường hợp hai ông không thể tự thương lượng giải quyết được thì có thể mời một người có uy tín trong làng (ví dụ Trưởng thôn) đứng ra làm trung gian hòa giải. Đây chỉ là tranh chấp nhỏ, vậy nên các bên nên hợp tác với nhau, tránh làm lớn chuyện vừa mất tình làng, nghĩa xóm, vừa tốn kém thời gian và chi phí cho cả hai bên.

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Như vậy, các tổ chức, cá nhân không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp như quy định nêu trên thì đủ điều kiện tham gia thành lập công ty cổ phần.

Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 cũng quy định: tổ chức, cá nhân có thể góp vốn để thành lập doanh nghiệp bằng tiền mặt, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết ký thuật… hoặc các tài sản khác ghi trong Điều lệ doanh nghiệp. Do đó, trường hợp bạn cháu không có tiền thì có thể góp vốn bằng các loại tài sản trên.

Câu hỏi 3. Nói ra kể cũng xấu hổ, bố cháu đã đầu tư cho cháu học xong cái bằng cao đẳng nghề, ngành kế toán nhưng mà cháu cũng chưa hiểu biết gì mấy… Cháu xin hỏi là nếu bố cháu, cháu và bạn cháu xin thành lập công ty cổ phần có được không ạ? Cũng xin trình bày thêm với Luật sư là bố cháu chưa qua trường lớp đào tạo nào, bạn cháu cũng chỉ mới học hết lớp 12, về trình độ pháp luật có yêu cầu gì không ạ?

Trong trường hợp cháu, bố cháu và bạn cháu không thuộc một trong các trường hợp bị cấm tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005 như vừa nêu trên đây thì cả ba người đều đủ điều kiện để góp vốn tham gia thành lập công ty cổ phần. Tuy nhiên, có một vấn đề cần lưu ý là công ty mà cháu dự định thành lập hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề gì? Nếu các ngành nghề mà cháu dự định đăng ký kinh doanh thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện đó. Có thể là điều kiện về vốn pháp định (tức vốn điều lệ tối thiểu) hoặc điều kiện về chứng chỉ hành nghề của người đại diện theo pháp luật, người quản lý chuyên môn hoặc nhân viên công ty…

Như vậy, đối với các ngành nghề kinh doanh thông thường, pháp luật không yêu cầu điều kiện về trình độ chuyên môn của những người tham gia góp vốn để thành lập doanh nghiệp. Chỉ cần có mức vốn phù hợp, có đầu óc kinh doanh và khả năng quản lý, điều hành thì cháu cùng với bố và bạn có thể thành lập công ty cổ phần và thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật./.

Đề tài: Xây dựng tình huống về bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra. Giảithích điều kiện “cùng gây thiệt hại’’ là căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên đới. Giảiquyết tình huống.

Bài làm:

MỞ ĐẦU

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trong lịch sử pháp luật thế giới, bồi thường thiệt hại là một trong những chế định có sớm nhất của pháp luật dân sự. Bồi thường thiệt hại còn gọi là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại. Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng trong luật dân sự nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa bên gây thiệt hại và bên bị gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do hành vi trái pháp luật, có lỗi cố ý hoặc vô ý của bên gây thiệt hại hoặc trong một số trường hợp khác mà pháp luật quy định bên gây thiệt hại phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi. Hành vi trái pháp luật, có lỗi của người gây ra thiệt hại sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đó. Thiệt hại xảy ra có thể là kết quả của một hành vi gây thiệt hại nhưng cũng có thể là kết quả của nhiều hành vi gây ra thiệt hại của nhiều người. Với những kiến thức học tập được ở trên giảng đường đại học cùng sự hướng dẫn, chỉ đạo của các thầy cô em xin được xây dựng bài viết của mình với đề tài : “ Xây dựng tình huống về bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra. Giaỉ thích điều kiện “ cùng gây thiệt hại ’’ là căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên đới và vận dụng những kiến thức đã học để giaỉ quyết tình huống.

II/ KẾT CẤU BÀI VIẾT

Bài viết của em gồm có 3 phần chính:

Mở đầu:

I/ Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu.

II/ Kết cấu bài viết.

Nội dung chính:

I/ Xây dựng tình huống về bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra.

II/ Giaỉ thích điều kiện “cùng gây thiệt hại” là căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên đới.

III/ Vận dụng những kiến thức ở trên để giải quyết tình huống.

Kết luận:

I/ Kết luận.

II/ Tài liệu tham khảo.

NỘI DUNG CHÍNH

I/ XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHIỀU NGƯỜI CÙNG GÂY RA

Do đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, trắc trở nên A đã rủ B, C và D (cả 4 người đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) vào khu rừng thuộc quyền quản lý của E để cưa trộm gỗ đem bán. Vì sợ bị phát hiện, cả 4 người cùng bàn bạc trước để trách sơ suất. A đã phân công cho B đứng ở ngoài bìa rừng canh gác, nếu thấy E đến thì phải huýt sáo ba lần báo hiệu cho A, C và D biết để còn có thời gian bỏ trốn, còn A, C và D đem theo cưa, rìu và một số đồ dùng khác nhằm phục vụ cho việc cưa trộm gỗ. Sau khi đưa ra kế hoạch và đã bàn bạc xong, A, B, C và D tiến hành thực hiện kế hoạch trên. A, C và D tiến vào rừng, chặt được hai cây gỗ lớn và cưa thành sáu khúc để vận chuyển cho dễ dàng. B chờ ở bìa rừng khá lâu nghĩ chắc giờ E không đến kiểm tra khu rừng nữa đã lên giúp 3 người kia. Tuy nhiên, lúc chập tối, E lại đến khu rừng của mình để kiểm tra xem có ai phá rừng không. Khi A, B, C và D cũng không có biết có người đang ở phía dưới do trời tối, chỉ khi để khúc gỗ lăn xuống và đã va vào E, cả 4 người mới biết là có người đến. Kết quả là E bị thương nặng ở chân và chảy máu vùng đầu nhưng vẫn còn tỉnh táo. Ngay sau đó, E đã được A, B, C và D chuyển đến trạm xá gần nhất để băng bó vết thương. Tại trạm xá, vì quá đông bệnh nhân nhưng lại chỉ có một bác sĩ là H và một y tá phục vụ nên do vội vàng bác sỹ H đã tiêm nhầm thuốc cho E, kết quả là E chết. Như vậy, trong trường hợp này A, B, C, D và H phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho E.

II/ GIAỈ THÍCH ĐIỀU KIỆN “CÙNG GÂY RA THIỆT HẠI” LÀ CĂN CỨ ĐỂ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG LIÊN ĐỚI.

Nếu một người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác thì phát sinh trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, hành vi trái pháp luật gây thiệt hại có thể là hành vi của một người nhưng có thể là hành vi của nhiều người. Điều 616 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định với nội dung cụ thể như sau:

“Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra:

Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”

Bồi thường thiệt hại liên đới được hiểu là trách nhiệm nhiều người mà theo đó thì mỗi người trong số những người có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ thiệt hại và mỗi người trong số những người có quyền đều có quyền yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ cho mình.

Nhiều người cùng gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thường theo quy định tại điều 616 Bộ luật dân sự năm 2005 có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau:

Nhiều người gây thiệt hại cho một người.

Nhiều người gây thiệt cho nhiều người.

Căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ này được quy định tại khoản 5, 6 Điều 281 Bộ luật Dân sự năm 2005 gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật và những căn cứ khác do luật định, còn nội dung cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì được quy định tại Chương XXI, BLDS 2005, trong đó quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp do nhiều người gây ra được quy định tại Điều 616 BLDS năm 2005.

Theo quy định trên, chủ thể chịu trách nhiệm liên đới sẽ là những người cùng gây ra thiệt hại. Cùng gây ra thiệt hại có thể có các trường hợp sau:

- Thứ nhất, cùng cố ý gây ra thiệt hại, tức là có cùng ý chí, cùng nhau thực hiện một hành vi hoặc là những người này không cùng ý chí nhưng đều có thể nhận thức được hành vi đó là trái pháp luật, có thể gây ra thiệt hại nhưng vẫn thực hiện hành vi đó. Trường hợp này, nếu người bị gây ra thiệt hại không có lỗi thì đương nhiên những người gây ra thiệt hại phải bồi thường, còn trong trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi thì sẽ bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 617 BLDS 2005.

- Thứ hai, cùng vô ý gây ra thiệt hại, trường hợp này nếu như người bị thiệt hại cũng có lỗi thì những người gây ra thiệt hại bồi thường theo quy định tại Điều 617 BLDS 2005, nhưng nếu người gây ra thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của những người cùng gây thiệt hại được xác định trong hai trường hợp liên đới bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ khi chủ sở hữu để người khác chiếm hữu sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ (khoản 4 Điều 623) và trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu súc vật và người thứ ba khi họ cùng có lỗi để súc vật gây thiệt hại cho người khác (khoản 2 Điều 625).

- Thứ ba, vừa cố ý vừa vô ý gây ra thiệt hại, trường hợp này là gộp lại giữa hai trường hợp trên, hướng giải quyết sẽ tách ra thành từng bên có lỗi vô ý và có lỗi cố ý để giải quyết.

Ta xét điều kiện “cùng gây ra thiệt hại” là căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên đới.

Trách nhiệm liên đới bồi thường khi nhiều người cùng gây thiệt hại phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện sau đây :

Thứ nhất, có hành vi gây thiệt hại của nhiều người.

Như đã phân tích ở trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra không thể phát sinh khi chỉ có một người gây thiệt hại mà việc gây thiệt hại đó phải do nhiều người thực hiện. Người gây thiệt hại có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc bất cứ chủ thể nào khác nhưng ít nhất phải có từ 2 chủ thể trở lên, nếu chỉ có một người gây thiệt hại thì không phát sinh loại trách nhiệm này. Mặc dù trên thực tế, có thể có trường hợp một người gây thiệt hại cho nhiều người, nếu thiệt hại của những người bị thiệt hại là một khối thống nhất thì phát sinh trách nhiệm liên đới nhưng đây là quyền liên đới của nhiều người đối với một người có nghĩa vụ, trường hợp này không thuộc quy định tại điều 616 BLDS 2005. Nếu nhiều người gây thiệt hại cho một hoặc nhiều người thì cũng có thể phát sinh trách nhiệm liên đới nhưng liên đới trong trường hợp này là trách nhiệm liên đới của nhiều người có nghĩa vụ, người có quyền (bị thiệt hại) có thể là một hoặc nhiều người. Đây chính là trường hợp bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra theo quy định tại điều 616 BLDS 2005.

Thứ hai, hành vi gây thiệt hại của nhiều người có sự thống nhất.

Mặc dù có hành vi của nhiều người gây thiệt hại nhưng không phải cứ nhiều người gây thiệt hại thì phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường. Để phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường giữa những người gây thiệt hại thì giữa họ phải có sự thống nhất về hành vi gây thiệt hại, điều này nói lên tính chất “cùng gây thiệt hại”. Khi nhiều người cùng gây thiệt hại, nếu chúng ta xem xét điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì hành vi của mỗi người đều mang đầy đủ các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm trong tổng thể thiệt hại đã xảy ra. Tuy nhiên mỗi trường hợp đều có đặc thù riêng căn cứ vào hình thức lỗi của những người gây thiệt hại.

Nếu hành vi gây thiệt hại của một người (một chủ thể) đối với người khác thì thật đơn giản bởi theo đó chúng ta sẽ buộc người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm toàn bộ về hành vi gây thiệt hại cho người bị thiệt hại. Đối với trường hợp nhiều người “cùng gây thiệt hại” thì chúng ta phải hiểu hành vi gây thiệt hại của những người gây thiệt hại ở đây là một sự thống nhất. Tuy nhiên, ngoài việc xác định hành vi gây thiệt hại này có phải là sự thống nhất để có thể xác định là bồi thường liên đới hay không, chúng ta vẫn cần thiết phải xác định mức độ của từng người đối với hành vi của họ và hậu quả của hành vi đó để làm cơ sở cho việc xác định mức bồi thường sau này.

Hành vi cùng gây ra thiệt hại của những người gây ra thiệt hại ở đây cần phải được hiểu là những người gây thiệt hại có sự thống nhất ý chí trong việc gây ra thiệt hại.

Như vậy, “cùng gây thiệt hại” được hiểu là hành vi của những người gây thiệt hại đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đã xảy ra, không phụ thuộc vào việc hành vi của từng người là nguyên nhân gián tiếp hay trực tiếp dẫn đến thiệt hại. Không phân biệt hành vi nào gây tổn thất nào trong tổng thể thiệt hại đã gây ra. Cùng gây thiệt hại có thể do họ cùng có lỗi cố ý (cùng thống nhất ý chí) trong việc gây ra thiệt hại. Có thể cùng một dạng hành vi, có thể các hành vi được mỗi người thực hiện riêng biệt nhưng tạo thành một xâu chuỗi công việc thống nhất gây ra thiệt hại.

Tóm lại, cùng gây ra thiệt hại được hiểu là tổng hợp hành vi của nhiều người người diễn ra dưới dạng khác nhau nhưng giữa chúng có mỗi liên kết, tương hỗ và cùng gây ra thiệt hại cho đối tượng bị thiệt hại. Tuy nhiên, điểm chung nhất trong các trường hợp này là họ có cùng ý chí trong việc thực hiện các hành vi đó.

Cùng gây ra thiệt hại không chỉ đối với hành vi với mục đích gây ra thiệt hại được thể hiện với lỗi cố ý mà còn áp dụng đối với các hành vi với lỗi vô ý. Trong trường hợp này vẫn đảm bảo tính chủ thể là nhiều người cùng gây thiệt hại cho một đối tượng. Tuy nhiên, mục đích của những người thực hiện hành vi đó không phải nhằm gây ra thiệt hại cho đối tượng bị thiệt hại mà với mục đích khác. Trong trường hợp này mặt khách quan là hành vi và hậu quả của hành vi đã gây ra thiệt hại cho đối tượng nhưng ý chí để thực hiện hành vi và hậu quả của hành vi không đồng nhất với nhau.

Thứ ba, về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra

Hành vi gây thiệt hại của những người cùng gây thiệt hại có thể khác nhau về mức độ nhưng cùng đem lại hậu quả là thiệt hại cho người bị thiệt hại. Xét trong mối quan hệ nhân quả này thì hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại đã gây ra một tổng thể thiệt hại cho người bị thiệt hại, do đó những thực hiện hành vi này phải cùng nhau bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại. Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của những người cùng gây thiệt hại cho người bị thiệt hại, ngoài ý nghĩa xác định trách nhiệm bồi thường liên đới của những người này còn ý nghĩa trong việc xác định mức bồi thường.

Thứ tư, có lỗi của những người cùng gây ra thiệt hại.

Khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại, ngoài việc xem xét mặt khách quan của hành vi gây thiệt hại, chúng ta cần xem xét mặt chủ quan của người thực hiện hành vi đó. Nếu chúng ta chỉ xem xét mặt khách quan của hành vi vi phạm phạm luật thì giá trị xã hội của hành vi không phản ánh đầy đủ bởi giá trị xã hội của hành vi còn thể hiện ngay trong mặt chủ quan của người thực hiện hành vi vi phạm vi phạm pháp luật. Dưới góc độ khoa học pháp lí, một người chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả của hành vi đó khi họ có đầy đủ điều kiện để lựa chọn một xử sự phù hợp với đòi hỏi của xã hội (cả mặt khách quan và chủ quan), trừ những trường hợp do pháp luật quy định.

III/ VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Ở TRÊN

Trước hết, ta xác định, trong tình huống trên, E là người bị thiệt hại đó là thiệt hại về tài sản và tính mạng còn A, B, C, D và H là những người gây thiệt hại. Tuy nhiên trách nhiệm bồi thường thiệt hại của A, B, C và D đối với E không giống với trách nhiệm bồi thường thiệt hại của H đối với E. Vì hành vi gây thiệt hại giưã A, B, C, D và H không có sự thống nhất, liên kết với nhau, ý chí của họ hoàn toàn độc lập với nhau và hậu quả xảy ra mặc dù cùng gây cho một người E cũng do những hành vi riêng rẽ gây ra và vì vậy, hành vi trái pháp luật của A, B, C, D và H gây ra một thiệt hại theo mức độ lỗi của mình trước người bị thiệt hại E. Trong trường hợp này, A, B, C, D và H, mỗi bên sẽ phải chịu trách nhiệm độc lập với thiệt hại mà mình đã gây ra cho E và bên nào thực hiện xong nghĩa vụ của mình thì sẽ chấm dứt quan hệ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà không phải chịu trách nhiệm về phần thiệt hại do người khác gây ra.

Theo điều 616 BLDS 2005, “trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”

Do đó A, B, C và D sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại đối với E vì hành vi của họ thỏa mãn điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên đới của nhiều người cùng gây thiệt hại, đó là:

Thứ nhất, có hành vi gây thiệt hại của nhiều người. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra không thể phát sinh khi chỉ có một người gây thiệt hại mà việc gây thiệt hại đó phải do nhiều người thực hiện. Trong tình huống nêu trên, có hành vi gây thiệt hại của A, B, C và D đối với E và đây chính là hành vi gây thiệt hại của nhiều người.

Thứ hai, hành vi gây thiệt hại của nhiều người có sự thống nhất. Rõ rãng, trong tình huống trên, A, B, C và D có sự thống nhất ý chí trong việc gây thiệt hại về tài sản đó là cưa trộm gỗ đem bán, điều này thể hiện ở việc họ đã cùng nhau bàn bạc kế hoạch từ trước và đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Mặc dù mức độ thực hiện hành vi của mỗi người là khác nhau như B làm nhiệm vụ cảnh giới, canh gác, còn A, C và D thực hiện hành vi chặt cây, cưa gỗ và vận chuyển xuống dưới và thiệt hại về tài sản xảy ra cho E là do hành động chặt, cưa cây của A, C và D nhưng hành vi của cả 4 người phải bị coi là “cùng gây thiệt hại”. Ngoài sự thống nhất ý chí về thực hiện hành vi, cả 4 người còn có sự thống nhất về hậu quả của hành vi gây thiệt hại. Như vậy, hành vi của A, B, C và D tạo thành một xâu chuỗi công việc thống nhất gây ra thiệt hại về tài sản cho E. Do đó, cả 4 người phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho E. Việc bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm đươc xác định theo điều 608 BLDS 2005. Tuy nhiên, đối với việc vô ý gây ra thương tích cho E, về hành vi 4 người thống nhất với nhau nhưng hậu quả xảy ra thì cả 4 không ai lường trước được, tức là họ không có sự thống nhất về hậu quả. Tuy vậy, trách nhiệm liên đới cũng có thể phát sinh khi chỉ có sự thống nhất ý chí về hành vi gây thiệt hại mà không thống nhất về hậu quả, do đó cả 4 người đều phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại đối với việc gây ra thương tích cho E.

Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra. Hành vi gây thiệt hại của A, B, C và D cùng đem lại hậu quả là thiệt hại về tài sản cho E. Hơn nữa, họ còn có hành vi gây thương tích cho E và hậu quả này cũng xuất phát từ hành vi trái pháp luật của họ.

Thứ tư, có lỗi của những người gây thiệt hại. Pháp luật dân sự quy định một người phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi người này có lỗi, không kể đó là lỗi cố ý hay vô ý. Trong tình huống đã đưa ra, cả A, B, C và D cùng có lỗi cố ý trong việc gây ra thiệt hại về tài sản cho E vì mục đích chuộc lợi cho bản thân, nhưng đối với việc gây thiệt hại cho sức khỏe của E lại là lỗi vô ý vì ngay từ đầu, trong kế hoạch cưa trộm gỗ để bán lấy tiền, họ không có ý định gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng của bất kỳ ai, tai nạn xảy ra cho E là nằm ngoài ý chí và mong muốn của họ. Mặc dù vậy, họ vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cả về tài sản và tính mạng cho E theo mức độ lỗi của mình. Mặc dù E chết là do lỗi vô ý của bác sỹ H và đây mới chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết cho E, do đó, giữa A, B, C, D và bác sỹ H sẽ phải độc lập chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo mức độ lỗi của mình trước thiệt hại về tính mạng xảy ra cho E. Việc bồi thường thiệt hại đối với E do tính mạng bị xâm phạm sẽ được xác định theo điều 610 BLDS 2005 và khoản 2 mục II Nghị quyết số 03/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 8 tháng 7 năm 2006.

Về mức bồi thường, trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại theo điều 616 BLDS 2005 và theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 8 tháng 7 năm 2006. Theo đó, khi quyết định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại, Tòa án cần phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS 2005 quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó. Nói cách khác, căn cứ vào mức độ lỗi đó Tòa án sẽ ấn định phần phải bồi thường của mỗi người làm cơ sở để thực hiện nghĩa vụ hoàn lại nếu một trong số những người đó đã bồi thường thiệt hại. Nếu không xác định được mức độ lỗi của mỗi người thì họ phải bồi thường bằng nhau. Như vậy, A, B, C và D sẽ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau do không xác định được mức độ lỗi của mỗi người trong tổng số thiệt hại chung phải bồi thường.

KẾT LUẬN

Tóm lại, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại. Do đó, trong mọi trường hợp, cần xuất phát từ đặc thù của từng trường hợp cụ thể để xác định rõ ràng thiệt hại xảy ra và xác định cụ thể mức bồi thường của mỗi người người gây thiệt hại, đồng thời phải tuân thủ theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại đã quy định cụ thể trong luật nhằm giải quyết vụ việc một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ và thỏa đáng nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáotrình luật dân sự Việt Nam, tập II, Nxb. CAND, Hà Nội, 2012.

2. Nguyễn Đức Giao, Trần Huyền Nga, Vụ pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp, Tìm hiểu pháp luật – 400 câu giải đáp về bộ luật dân sự Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.

3. Trần Thị Huệ, Vũ Thị Hải Yến, Vũ Thị Hồng Yến, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Từ quy định của pháp luật đến thực tiễn, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2011.

4. Bộ luật dân sự năm 2005.