Xét nghiệm máu nổi mề đay giá bao nhiều

Bị nổi mề đay trên da khiến bạn ngứa ngáy điên cuồng và vô cùng khó chịu. Để không phải chịu đựng tình trạng này trong thời gian dài, thậm chí là trải qua nhiều tháng, người bệnh cần nắm rõ cách phòng và điều trị hiệu quả.

1. Nổi mề đay là bệnh gì

Mề đay, hay còn gọi là mày đay, là phản ứng của mao mạch khi bị dị ứng, dẫn đến da và niêm mạc bị phù lên, ửng đỏ và gây ngứa ngáy. Hầu hết các trường hợp bị mề đay sẽ thường tự khỏi sau 1 đến 2 tuần, các trường hợp bị từ 6 tuần trở lên được gọi là mề đay mạn tính. Tuy không phải là bệnh truyền nhiễm, các trường hợp bị mạn tính thường có xu hướng tái phát bệnh.

Triệu chứng chung khi bị mề đay là da bị sưng phù, nổi các ban đỏ, các ban thường có kích thước từ vài milimet đến vài centimet,có thể mọc thành hình bản đồ hay hình vòng cung, gây ngứa dữ dội, các cơn ngứa hầu như diễn ra liên tục, rất ít khi không ngứa. Trường hợp bị nặng khi tổn thương ở các mao mạch sâu hơn có thể gây sưng phù ở môi, mí mắt, bàn tay, bàn chân, thanh quản, cơ quan sinh dục. Nổi mề đay do ma sát kết hợp với việc tắm nước nóng hay hoạt động thể dục khiến cơ thể nóng lên thường có sẩn phù 2 - 3mm, và các ban tròn đỏ lớn.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh nổi mày đay là các sẩn phù màu đỏ

Nguyên nhân nổi mề đay

Nguyên nhân gây ra mề đay có cơ chế rất phức tạp, hầu hết là thông qua kháng thể IgE đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất histamine. Histamin là chất kích thích các triệu chứng ở các cơ quan hô hấp và ở dạ dày, nhưng cũng có thể gây phù mao mạch dưới da, tiết dịch kẽ vào tế bào xung quanh và kích thích cảm giác gây ngứa cho thần kinh.

Mề đay thông thường

  • Thuốc: Thuốc là nguyên nhân gây nổi mày đay trong nhiều trường hợp, thường gặp nhất là thuốc chống viêm, vitamin, vắc xin, huyết thanh, thuốc chống sốt rét,... các thuốc chống dị ứng, kháng histamin cũng có thể gây ra tình trạng này. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay khi dùng thuốc hoặc một thời gian ngắn sau khi dùng, một số trường hợp có thể bị nóng sốt, nổi hạch, đau khớp kèm theo.

  • Thức ăn: Bệnh nhân có thể dị ứng với một số thức ăn thường gặp, hoặc thực phẩm lành tính như trứng, sữa, hải sản, phô mai, đồ hộp, đồ uống có cồn, cà chua, khoai tây,…

  • Nọc độc: Nọc độc, vết cắn từ một số loại côn trùng, sâu bọ như muỗi, mòng, bọ chét, ong, kiến,... có thể gây nổi mày đay do da mẫn cảm.

  • Tác nhân đường hô hấp: Hít phải rơm rạ, phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn, khói thuốc cũng có thể gây dị ứng và gây nổi mày đay.

  • Nhiễm trùng: Virus gây viêm gan siêu vi B, C; vi khuẩn gây viêm ở tai, mũi, họng, răng miệng,… ký sinh trùng đường ruột,… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh, hoặc gây ra các bệnh có triệu chứng liên quan.

  • Tiếp xúc với các chất gây dị ứng: Thành phần hóa học trong một số loại mỹ phẩm, nước hoa, son, phấn, thuốc nhuộm,… có thể gây dị ứng đối với một số người và gây nổi mề đay.

Một số loại thực phẩm hằng ngày cũng có thể là tác nhân gây bệnh nổi mày đay

Mề đay vật lý

Là dạng mề đay xuất hiện do tác động của các yếu tố bên ngoài, thường do cơ chế tự miễn dịch của cơ thể và chiếm hơn nửa trường hợp bị mề đay. Các nguyên nhân gồm vận động quá sức gây mệt nhọc, do ma sát, do ánh sáng mặt trời, quá lạnh, quá nóng.

Mề đay do các bệnh hệ thống

Mắc các bệnh lupus ban đỏ, viêm mạch, tiểu đường,… cũng khiến bệnh nhân xuất hiện tình trạng nổi mày đay.

Mày đay do di truyền

Khá nhiều trường hợp bị mề đay có liên quan đến yếu tố di truyền.

Mày đay tự phát

Chiếm số lượng lớn trường hợp nổi mày đay, còn được gọi là mề đay vô căn vì không thể tìm ra nguyên nhân của loại này.

2. Chẩn đoán và điều trị nổi mày đay

Chẩn đoán bệnh nổi mề đay

Ngoài những triệu chứng mà bệnh biểu hiện, có thể thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để có kết quả chính xác hơn.

  • Xét nghiệm sinh thiết da để loại trừ khả năng nổi mày đay do viêm mạch.

  • Xét nghiệm hấp thụ dị nguyên phóng xạ , xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang giúp xác định nguyên nhân gây bệnh khi nghi ngờ nổi mày đay do thuốc, thức ăn, bụi bẩn,…

  • Xét nghiệm máu để tìm các panel dị nguyên gây nổi mày đay.

  • Xét nghiệm các chức năng sinh hóa như: chức năng gan, thận, tiểu đường, mỡ máu,...

Nổi mày đay gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh và ít khi không xuất hiện

Phương pháp điều trị

  • Trường hợp bị mề đay nhẹ, bệnh sẽ tự hết mà không cần điều trị.

  • Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị nổi mề đay:

  • Sử dụng các loại thuốc bôi chứa menthol để làm mát da, giảm ngứa, sử dụng kết hợp các loại kem dưỡng ẩm giúp làm dịu da.

  • Thuốc tiêm Epinephrine, giúp điều trị mày đay nhanh, và tác dụng hiệu quả hơn đối với mày đay cấp, tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng tạm thời và phải lưu ý khi chữa trị cho người già.

  • Các thuốc kháng histamin như Hydroxyzine, Cyproheptadine, Terfenadin,… Tuy nhiên, một số loại kháng sinh có thể gây ngủ, không được dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, một số loại kháng sinh không gây ngủ như astemizol. Thuốc kháng cholin được sử dụng khi cơ thể nổi mề đay do tăng thân nhiệt khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi.

  • Các loại kháng sinh khi không được sử dụng hợp lý, dùng liều quá cao, kết hợp với thuốc không phù hợp,… có thể gây rối loạn nhịp tim và gây ra một số tác dụng không mong muốn.

  • Đối với mề đay mạn tính, cần xác định nguyên nhân gây nổi mày đay và loại trừ yếu tố gây bệnh, kiêng cử các đồ uống có men, cồn, sử dụng thuốc kháng sinh histamin ít nhất trong 3 tháng, sau đó giảm dần rồi mới dừng hẳn.

Mặc các trang phục rộng rãi, mát mẻ có thể giảm ngứa

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân có thể kết hợp các phương pháp điều trị toàn thân: tắm nước mát, chườm mát, mặc áo quần rộng rãi, thoáng mát; nghỉ ngơi hợp lý để giải tỏa căng thẳng, ăn uống hợp lý để nâng cao thể trạng.

Nổi mề đay không có cách để phòng ngừa, nên đối với bệnh, chúng ta cần nắm rõ triệu chứng để kịp thời thăm khám và điều trị. Hãy gọi đến hotline 1900565656 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn miễn phí nếu bạn có những thắc mắc cần được hỗ trợ.

Các bệnh lý dị ứng - miễn dịch nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như kém tập trung, làm giảm năng suất làm việc...

Dị ứng là tình trạng bệnh lý của phản ứng miễn dịch với dị nguyên dẫn đến tổn thương tổ chức và rối loạn chức năng của một số cơ quan.

Với cuộc sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người đã sản xuất và phát minh ra rất nhiều trang thiết bị, vật tư hóa chất phục vụ cho cuộc sống của con người và ngược lại, một số hóa chất hay các phế phẩm do quá trình công nghiệp phân hủy và thải ra đã gây không ít tác hại cho chính con người, một trong những điều đó là bệnh dị ứng với các dị nguyên đa dạng. Các dị nguyên đó có thể là các loại lông vũ, hóa chất, thức ăn, rau quả, thịt, protein động vật lẫn thực vật, thuốc,...Một số tác nhân khác cũng gây nên các bệnh dị ứng khác như nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, đơn bào, ....

Dị ứng là tình trạng bệnh lý của phản ứng miễn dịch với dị nguyên

Song, thực tế lâm sàng cho biết các bệnh nhân phần lớn đến khám tại các cơ sở y tế biểu hiện với các triệu chứng rất đa dạng, có thể mày đay mạn tính hoặc cấp tính, có thể biểu hiện dị ứng nhẹ đến nghiêm trọng, thậm chí có thể gây chết người. Một điều đặc biệt, hiện tại phần lớn người dân khi bị ngứa, dị ứng mày đay điều trị tại chuyên khoa da liễu không khỏi bệnh thì lại nghĩ ngay đến bệnh giun sán và ngay lập tức họ chuyển sang khám và xét nghiệm theo chuyên khoa ký sinh trùng may ra tìm ra bệnh tốt hơn .

Dị nguyên [allergen] là một chất mà có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Các dị nguyên ở một số người có thể xem nó như thể vật lạ hoặc chất nguy hiểm nhưng không có phản ứng chống lại. Đó có thể là vật lạ hay loại chất nào đó nguy hiểm đối với người này nhưng lại không hề gì đối với người khác - nghĩa là phản ứng dị ứng còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Như vậy khi gặp vật lạ, thì cơ thể sẽ có những phản ứng nhằm mục đích bảo vệ. Tuy nhiên, nếu phản ứng xảy ra quá mức, gây ra những bất thường cho cơ thể thì được gọi là phản ứng dị ứng hay trầm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong thì gọi là sốc phản vệ.

Dị ứng có thể gây ra:

  • Viêm mũi dị ứng: Xung huyết mũi; Ngứa, chảy nước mũi; Ngứa, chảy nước mũi hoặc bị sưng mắt [ viêm kết mạc].
  • Viêm da dị ứng, một phản ứng dị ứng da hay còn được gọi là eczema, có thể gây ra: Ngứa da; Đỏ da; Bong hoặc lột da
  • Dị ứng thực phẩm có thể gây ra: Ngứa miệng; Sưng môi, lưỡi, mặt hay cổ họng; Nổi mề đay; Sốc phản vệ...
  • Dị ứng côn trùng chích có thể gây ra: Một diện tích lớn sưng tại vùng da bị chích; Ngứa hoặc phát ban trên cơ thể; Ho, tức ngực, thở khò khè hoặc khó thở; Sốc phản vệ...

Dị ứng thuốc có thể gây ra: Nổi mề đay; Ngứa da; Phát ban; Mặt sưng; Thở khò khè; Sốc phản vệ...

Các xét nghiệm nào được dùng để chẩn đoán dị ứng?

Xét nghiệm dị ứng được chỉ định khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý về sự dị ứng với một hoặc nhiều chất. Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng có thể bao gồm: phát ban, viêm da, chàm, mắt đỏ, ngứa, ho, nghẹt mũi, hắt hơi, hen, đau bụng, khó thở, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Test lẩy da là một phương pháp xét nghiệm để xác định về mặt lâm sàng sự mẫn cảm của cơ thể với một dị nguyên, bằng cách đưa một hay nhiều dị nguyên vào da, sau đó đánh giá kích thước, đặc điểm của nốt sẩn phù và phản ứng viêm tại chỗ. Thử nghiệm đánh giá dị ứng ở da là một phương pháp để chẩn đoán về mặt y khoa nhằm chẩn đoán các ca bệnh dị ứng, phát hiện một dấu nhỏ trên bề mặt da để xem phản ứng đáp ứng sau khi lẩy da. Prick test hay scratch test: chính là chích da với một cây kim nhỏ chứa một lượng nhỏ dị nguyên dùng chuẩn bị thử. Có thể có 2 hình thức thử đánh giá dị nguyên này đó là:

  • Prick test hay scratch test: là chích da với một kim nhỏ chứa một loại kháng nguyên dùng để thử;
  • Patch test: hay gọi là test áp dùng để dán trên bề mặt da và trên miếng dán có chứa dị nguyên.

Nếu một đáp ứng miễn dịch nhìn thấy hình thành một vết đỏ, mày đay hoặc nặng hơn là tình trạng sốc phản vệ, nó có thể được kết luận là bệnh nhân đó mẫn cảm với dị nguyên đã thử. Các xét nghiệm tiếp theo có thể tiến hành làm để xác định sự gây bệnh của dị nguyên. Loại "scratch test" như thể tên gọi của nó là một loại thử nghiệm thông dụng để phát hiện dị nguyên.

Xét nghiệm này giúp bác sĩ chẩn đoán tác nhân gây dị ứng với bệnh lý: hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa [chàm], dị ứng thức ăn, thuốc. Điều cần lưu ý trước khi làm test lẩy da là bệnh nhân phải ngưng sử dụng thuốc kháng histamine ít nhất là 5 ngày trước khi tiến hành.

Một số bộ xét nghiệm dị nguyên liên quan đến phát hiện các dị nguyên hay chất lạ liên quan đến đường hô hấp, thức ăn.

Phương pháp xét nghiệm test lẩy da

2.2 Xét nghiệm Panel Dị ứng

Thông qua xét nghiệm dị ứng này, bệnh nhân có cơ hội xác định cùng lúc từ 60 đến 107 dị nguyên gây dị ứng phổ biến nhất trên 1 mẫu xét nghiệm bao gồm: Bụi nhà, mạt bụi, lông mèo, lông chó, vừng, phấn hoa, côn trùng, động vật, thịt, cá, tôm, cua, mực, trứng, sữa, ngũ cốc, rau, trái cây, hạt hay các nguyên nhân khác.

Xét nghiệm định lượng các IgE đặc hiệu hiện được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định rộng rãi trong nhiều trường hợp như:

  • Người bệnh có các dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý dị ứng với một hoặc nhiều chất. Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng có thể bao gồm: Phát ban, mày đay, viêm da, mắt ngứa đỏ, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa da – mắt – mũi họng, hay những triệu chứng nặng – cấp tính như khó thở, đau bụng đi ngoài phân lỏng.
  • Người bệnh có cơ địa dị ứng mạn tính nhưng chưa phát hiện ra nguyên nhân: Xét nghiệm này có thể giúp định hướng các nguyên nhân mà chúng ta hay tiếp xúc hàng ngày.

Xét nghiệm Panel dị ứng được thực hiện qua một lần lấy máu vào thời điểm bất kỳ trong ngày, không bị ảnh hưởng bởi ăn uống nên người bệnh có đến kiểm tra bất kỳ lúc nào.

Như vậy, chỉ bằng 1 lần xét nghiệm Panel dị ứng, dễ dàng xác định chính xác hàng trăm dị nguyên là nguyên nhân gây bệnh dị ứng ở người có triệu chứng dị ứng cấp tính hoặc mạn tính. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng điều trị chính xác cho người bệnh, đồng thời tư vấn người bệnh phòng tránh chính xác các dị nguyên gây dị ứng.

2.3 Test huyết thanh

Là phương pháp sử dụng huyết thanh của chính người bệnh để tiêm trong da của người bệnh đó. Mục đích của xét nghiệm này là để xác định tình trạng bệnh lý mày đay mạn tính tự phát. ASST được chỉ định trong trường hợp nổi mày đay kéo dài trên 6 tuần mà không tìm được nguyên nhân.

Các lưu ý trước khi tiến hành xét nghiệm: Ngưng thuốc kháng thụ thể histamine H1 ít nhất 3 ngày trước khi test.

Test huyết thanh là phương pháp sử dụng huyết thanh của chính người bệnh để tiêm trong da của người bệnh đó

2.4 Test thử thách thuốc

Đây là xét nghiệm bằng cách đưa thuốc với liều kiểm soát [từ thấp đến cao] vào trong cơ thể bệnh nhân bằng đường dùng thuốc tự nhiên. Thuốc được đưa vào cơ thể của bệnh nhân theo đường dùng tự nhiên, với liều thấp đến cao. Thời gian giữa các lần tăng liều ít nhất là 30 phút. Đối với test thử thách tìm thuốc an toàn, cần tiến hành đến liều thường dùng của thuốc.

Các lưu ý trước khi thực hiện test thử thách thuốc:

  • Ngưng thuốc kháng thụ thể histamine H1 ít nhất 5 ngày.
  • Ngưng corticoid đường uống [liều cao, kéo dài] ít nhất là 1 tuần
  • Ngưng thuốc chống trầm cảm 3 vòng ít nhất 5 ngày.
  • Ngưng beta-blocker và thuốc ức chế men chuyển ít nhất 1 ngày.

Phương pháp này giúp loại trừ những trường hợp dị ứng thuốc không rõ ràng, khẳng định sự an toàn của một số loại thuốc mà bệnh nhân lo lắng khi dùng, loại trừ các phản ứng chéo giữa các loại thuốc cùng nhóm, xác định tình trạng dị ứng thuốc khi các phương pháp khác âm tính hoặc không làm được.

Bệnh lý dị ứng không dễ dàng để chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh. Khi đến khám dị ứng, người bệnh nên mang theo các loại thuốc, thức ăn hoặc các tác nhân nghi ngờ gây dị ứng để phục vụ cho quá trình chẩn đoán.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám và tư vấn điều trị viêm da cơ địa dị ứng dành cho mọi khách hàng ở mọi lứa tuổi. Khách hàng có nguy cơ như cơ địa dị ứng, bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường xung quanh như thời tiết, khí hậu, độ ẩm,...sẽ được khám và thực hiện các xét nghiệm bao gồm:

  • Khám chuyên khoa Da liễu
  • Thực hiện các xét nghiệm như: định lượng IgE, vi nấm soi tươi, định lượng IgE đặc hiệu với các dị nguyên dị ứng hô hấp – thức ăn [Panel 1 Việt], xét nghiệm Rida Allergy Screen [panel 1]...

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Vì sao thay đổi thời tiết dễ kích thích dị ứng?

Vì sao bạn bị dị ứng thời tiết?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề