Ý nghĩa của phân tích chính sách công

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, vai trò điều hành vĩ mô của Chính phủ là vô cùng quan trọng. Để có được những cơ sở dữ liệu, các thông tin chính xác cho việc đưa ra các quyết định chính sách thì hoạt động phân tích chính sách (tiếng Anh: Policy analysis) là không thể thiếu được.

Ý nghĩa của phân tích chính sách công

Hình minh họa (Nguồn: thefinancialexpress.com.bd)

Khái niệm

Phân tích chính sách trong tiếng Anh là policy analysis.

Phân tích chính sách (Policy analysis) còn là một khái niệm tương đối mới ở nước ta. Tiếp cận với hái niệm này, có nhiều quan điểm khác nhau:

1. "Phân tích chính sách là ngành khoa học xã hội ứng dụng, sử dụng một tập hợp các phương pháp điều tra và biện luận nhằm tạo ra và truyền đạt những thông tin liên quan đến chính sách có thể sử dụng được trong các quá trình chính trị để giải quyết những vấn đề chính sách".

2. "Phân tích sách là việc phân giải toàn bộ cac hoạt động liên quan đến chu trình chính sách, nhằm chỉ ra những mối liên hệ mang tính qui luật giữa các yếu tố cấu thành hoạt dộng chính sách".

3. "Phân tích chính sách là việc phối hợp các phân tích riêng lẻ về hiệu lực và hiệu quả của chính sách để đưa ra kết quả tổng hợp về chính sách".

Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất: "Phân tích chính sách là quá trình xem xét, so sánh, đánh giá mục tiêu, nội dung và các ảnh hưởng của chính sách để đưa ra những lời khuyên (kiến nghị) về chính sách trên cơ sở lợi ích xã hội".

 Sản phẩm của phân tích chính sách là những lời khuyên hay những kiến nghị. Tuy nhiên cần lưu ý là không phải tất cả mọi lời khuyên liên quan đến chính sách đều là sản phẩm của phân tích chính sách mà nó phải gắn liền với các quyết định của Nhà nước và cơ sở để đưa ra các lời khuyên là nhằm vào các mục tiêu xã hội.

Ví dụ ở Mỹ, tại Nhà Trắng có thể tìm thấy những nhóm nhỏ các nhà phân tích chính sách nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách của Chính phủ trong Hội đồng an ninh quốc gia hay Hội đồng chính sách đối nội. Những lời khuyên của họ liên quan đến mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.

Trong các bộ phận điều hành, có sự phối hợp chặt chẽ hoạt động của các nhà phân tích chính sách. Văn phòng quản lí và ngân sách (The Office of Management and Budget) cũng như Hội đồng cố vấn kinh tế (the Council of Economic Advisors) giữ vai trò phối hợp trong Chính phủ Trung ương.

Lý do cần phân tích chính sách

Lí do khái quát, thông qua quá trình phân tích mà chủ thể quản lí có được đầy đủ thông tin cho việc ra quyết định quản lí. Mặt khác, do mục tiêu của chính sách hướng tới nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội và có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động của tổ chức nên chủ thể quản lí cần xem xét, cân nhắc thật kĩ trước khi đưa ra quyết định.

Lí do cụ thể, phân tích chính sách giúp:

+ Phân tích chính sách để thấy được những mục tiêu chính sách mà chủ thể dự kiến theo đuổi có thiết thực, khả thi hay phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức không.

+ Phân tích chính sách để thấy được tính hệ thống của chính sách. Hệ thống chính sách là tập hợp các chính sách có những đặc trưng giống nhau về mục tiêu hay tính chất được xếp đặt theo một trật tự nhất định và theo yêu cầu của chủ thể. 

Thông qua quá trình phân tích, các nhà phân tích xem xét tính hệ thống của chính sách qua các mặt: Thứ nhất, chính sách mới ban hành có đúng là một chính sách hay chỉ là biện pháp thực thi chính sách. Thứ hai, chính sách mới ban hành có phù hợp với hệ thống đã có hay không, có xung khắc gì với các chính sách đã có hay không. Thứ ba, chính sách mới ban hành có trợ giúp gì cho hệ thống như khắc phục được những tồn tại hiện có của hệ thống hay thúc đẩy hệ thống vận động tốt hơn.

+ Phân tích chính sách để thấy được sự phù hợp giữa chính sách và môi trường. Môi trường cho tổ chức hoạt động bao gồm môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên... Để cho tổ chức có thể dứng vững được trước những thách thức của môi trường, chủ thể quản lý cần có những chính sách kịp thời tạo động lực trực tiếp cho tổ chức, bên cạnh đó cũng phải có sự điều chỉnh đối với tổ chức một cách phù hợp để thích ứng với sự biến đổi của môi trường.

+ Phân tích chính sách để thấy được lòng tin của người thực hiện với chủ thể ban hành. Khi có được lòng tin của người thực hiện thì các chính sách do chủ thể ban hành sẽ phát huy hết tác dụng của nó và đạt được mục tiêu mong đợi.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Lý thuyết phân tích chính sách, Đồng chủ biên: TS. Nguyễn Trọng Hòa, TS. Vũ Sỹ Cường, năm 2013, NXB Tài chính)

T.H

Một trong những chế định được Nhà nước sử dụng để quản lý và phát triển đất nước đó chính là chính sách công. Toàn bộ định hướng và phương pháp, mục tiêu vận hành đất nước trong tất cả các lĩnh vực đều được thể hiện thông qua chính sách công. Vậy chính sách công là gì? Vai trò và nội dung của chính sách công được thể hiện như thế nào? Trong bài viết này, Công ty luật ACC sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về vấn đề này.

Ý nghĩa của phân tích chính sách công
Chính sách công là gì

– Định nghĩa về chính sách công là gì được hiểu là sản phẩm của quyền lực chính trị mà Nhà nước nắm giữ và ban hành. Chính sách công được tạo thành thông qua các quyết định có nội dung định hướng sự phát triển của đất nước trong mọi lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, pháp luật…Đồng thời, chính sách công cũng chính là giải pháp được Nhà nước xây dựng để giải quyết các vấn đề tồn tại trong xã hội để có thể hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước đã đặt ra trước đó.

– Theo đó, chính sách công được tạo thành bởi những cách thức hành động, các công việc cần phải thực hiện mà Nhà nước đặt ra để thúc đẩy sự phát triển của đất nước mình theo định hướng nhất định.

Có thể thấy rằng, chính sách công là gì có phạm vi ảnh hưởng đến toàn bộ các lĩnh vực trong một đất nước. Trong đó có pháp luật. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, định hướng sự phát triển của pháp luật

– Chính sách công luôn được xây dựng trước tiên so với hệ thống pháp luật để nhằm định hướng sự phát triển của hệ thống pháp luật khi ban hành. Do đó, chính sách công được xem là nền tảng để xây dựng pháp luật.

– Những vấn đề về kinh tế – xã hội, chính trị, văn hóa…được thể hiện trong chính sách công một cách cụ thể và có tính khái quát nhất. Bởi vậy, khi xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách công giúp dự báo xu thế, khả năng phát triển của xã hội, từ đó giúp hệ thống pháp luật mang tính thực tiễn cao hơn, có giá trị sử dụng hiệu quả hơn.

Thứ hai, là nguồn để xây dựng pháp luật

– Chính sách công được coi là một trong các nguồn để xây dựng hệ thống pháp luật bởi bản thân chính sách công cũng đã mang tính pháp lý bên cạnh tính xã hội. Nguyên nhân là bởi chính sách công chính là những quan điểm chính trị của Đảng lãnh đạo để điều chỉnh các quan hệ xã hội tại quốc gia đó, nên pháp luật phải được ban hành để pháp lý hóa những quan điểm đó. 

– Ví dụ, tại thời điểm cơ quan lập pháp tiến hành xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp luật: Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã…là khi Nhà nước ban hành chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước.

Thứ ba, khiến pháp luật có thể được thực thi

– Chính sách công không chỉ mang tính quyền lực nhà nước mà còn là cả quyền lực chính trị, do đó có tính ổn định tương đối để pháp luật có điều kiện đi vào thực tế cuộc sống. 

– Do đó, nếu bản thân chính sách công khi được thay đổi hoặc không có sự cụ thể thì sẽ gây khó khăn trong việc ban hành hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật vào việc giải quyết các quan hệ xã hội. 

Ý nghĩa của chính sách công là gì được thể hiện thông qua các nội dung sau:

Thứ nhất, ý nghĩa chính trị

Ý nghĩa chính trị của chính sách công được thể hiện ở chỗ chính sách công chính là chính sách được ban hành bởi quyền lực chính trị của nhà nước. Đồng thời, chính sách công thể hiện ý chí, quan điểm của nhà nước trong xây dựng mục đích phát triển của nhà nước.

Thứ hai, ý nghĩa pháp lý

– Ý nghĩa pháp lý của nhà nước được thể hiện ở việc chính sách công là một trong các nguồn của pháp luật và cũng là cơ sở để định hướng sự phát triển của pháp luật. Đồng thời, pháp luật cũng có sự tác động trở lại với chính sách công , bởi vể nguyên tắc, chính sách công phải được ban hành dựa trên các quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự và thủ tục ban hành.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến chính sách công là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Nếu bạn đọc còn có những thắc mắc nào khác về chính sách công hoặc liên quan đến các vấn đề pháp lý nói chung khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.