10 quốc gia hàng đầu yêu thích philippines năm 2022

10 quốc gia hàng đầu yêu thích philippines năm 2022

Xuất khẩu hàng hoá của Philippines sang Hoa Kỳ đã tăng lên trong những năm gần đây, ví như các bánh răng được bôi đủ dầu. Và rồi đại dịch ập đến, gây cản trở thương mại giữa hai nước.

Năm ngoái, xuất khẩu hàng hoá của Manila sang Washington đạt giá trị 10,02 tỉ USD, giảm 13,4% so với mức 11,57 tỉ USD đạt được trong năm 2019 trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh bị đình trệ do đại dịch.

Theo số liệu thống kê, Hoa Kỳ được xem là một đối tác thương mại lớn của Philippines. Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa hai nước được hỗ trợ bởi chương trình Hệ thống Ưu đãi Phổ cập (GSP) của Hoa Kỳ. 

GSP là một thoả thuận thương mại ưu đãi đơn phương của Hoa Kỳ dành cho 122 nước đang phát triển (BDCs) và các nước kém phát triển nhất (LDBCs), bao gồm Philppines. Chương trình nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển và thương mại, thông qua việc miễn thuế nhập khẩu cho khoảng 5.000 sản phẩm khi đi vào thị trường Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, chương trình này đã hết hạn vào ngày 31/12/2020 – và các nhà xuất khẩu Philippines đang chờ những động thái tiếp theo. Quốc hội Hoa Kỳ hiện đang xem xét lại chương trình.

Tỉ lệ sử dụng

Trả lời trong cuộc phỏng vấn với tờ BusinessMirror, trợ lý Bộ trưởng Thương mại, Allan B. Gepty đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo một thoả thuận GSP mới từ Hoa Kỳ.

Theo ông Gepty, việc hưởng ưu đãi đối với hàng hoá xuất khẩu của Philippines đã mang lại hiệu quả tốt cho ngành công nghiệp với tỉ lệ sử dụng GSP đạt mức 74% trong 2 năm qua. Năm 2020, Philippines là quốc gia được hưởng lợi GSP lớn thứ 5 từ Hoa Kỳ, sau Thái Lan, Indonesia, Brazil và Campuchia - chương trình cung cấp ưu đãi miễn thuế, phi thuế quan đối với một số sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ các nước BDC được chỉ định.

Đây là một thoả thuận ưu đãi quan trọng mà Philippines có được với Hoa Kỳ, trong bối cảnh Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 3 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Philippines. Về phía nhập khẩu, Hoa Kỳ cũng là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Philippines, theo Gepty.

Các đặc quyền thương mại đến từ Hoa Kỳ mang lại lợi thế cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu trong nước so với các nền kinh tế khác, theo Gepty.

Tận hưởng lợi thế

Ông Gepty cũng nhấn mạnh sự phù hợp trong việc được hưởng chương trình GSP.

Gepty giải thích: “Điều thực sự quan trọng là chúng tôi có thoả thuận ưu đãi này, mặc dù là đơn phương, vì các nhà xuất khẩu trong nước được hưởng lợi thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường Hoa Kỳ nhờ vào chương trình GSP.”

Chúng tôi thực sự muốn tối ưu hoá thoả thuận ưu đãi. Mặc dù, GSP của Hoa Kỳ hiện đang chờ xem xét, một quan chức thương mại cho biết thêm.

Trong trường hợp Hoa Kỳ không gia hạn thoả thuận GSP với Philippines, các nhà xuất khẩu của đất nước sẽ phải chịu hậu quả là gánh nặng tài chính bổ sung lên hàng hoá xuất khẩu, theo Gepty.

Theo đó, chi phí giao dịch tăng sẽ tác động đến doanh thu. Các nhà xuất khẩu Philippines sẽ thấy khó khăn hơn trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác vì khả năng cạnh tranh bị suy giảm, Gepty lưu ý.

Raymond Albert H. Batac, đại diện thương mại đặc biệt của Philippines tại Washington nói với tờ BusinessMirror, hiện vẫn chưa có mốc thời gian rõ ràng để Quốc hội Hoa Kỳ xem xét tái cấp phép chương trình GSP.

“Tuy nhiên, chúng tôi muốn lưu ý rằng hàng nhập khẩu theo quy chế GSP nên tiếp tục được gắn cờ như trước đó, bởi vì một khi Quốc hội Hoa Kỳ gia hạn chương trình, thường bao gồm cơ chế là tất cả các khoản thuế đã nộp sẽ được hoàn lại,” Batac giải thích.

Thời gian là tháng 3

Nếu có một điều mà ông Gepty đang tin tưởng, đó chính là lịch sử.

Quan chức thương mại cho biết thoả thuận GSP của đất nước được gia hạn theo định kỳ.

Nếu căn cứ vào các hành động lịch sử mà Hoa Kỳ đã thực hiện, chúng tôi hy vọng rằng thoả thuận ưu đãi GSP này sẽ được tiếp tục.

Gepty cũng nhấn mạnh rằng số liệu thống kê đã chứng minh mối quan hệ thương mại giữa Philippines và Mỹ không phải là điều hiển nhiên.

Ông tin tưởng Hoa Kỳ vẫn đang đi theo định hướng chính sách trước đó, xem Philippines là một đối tác thương mại chiến lược.

“Chúng tôi đã thiết lập quan hệ thương mại với Hoa Kỳ. Các nhà xuất khẩu của chúng tôi cũng thiết lập mối quan hệ này”, Gepty nói thêm.

Batac cũng đồng ý với quan điểm với Gepty. Ông lưu ý rằng Philippines đã là nước thụ hưởng GSP kể từ khi chương trình bắt đầu.

Ngoài ra, Philippines tuân thủ tất cả các yêu cầu do Hoa Kỳ đặt ra, bao gồm quyền của người lao động và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), bên cạnh những yêu cầu khác, ông nói.

“Là một chương trình ưu đãi thương mại đơn phương, các nước thụ hưởng GSP không có quyền thương lượng về phạm vi, các yêu cầu, gia hạn, v.v. của chương trình và tất cả những nước hưởng lợi phải tuân thủ một số tiêu chí luật định do chính phủ Hoa Kỳ đưa ra,” Batac giải thích .

Tăng trưởng hàng năm

Chủ tịch Liên minh các nhà xuất khẩu Philippines (Philexport), George T. Barcelon cho biết có triển vọng “tích cực” đối với xuất khẩu của đất nước sang Hoa Kỳ trong năm nay.

Trước tiên là tổng kim ngạch xuất khẩu trong quý 1 đạt 17,56 tỉ USD (khoảng 871,48 tỉ peso theo tỉ giá hối đoái hiện tại), tăng 7,6%. Riêng trong tháng 3, doanh thu từ xuất khẩu đạt 6,68 tỉ USD (khoảng 331,52 tỉ peso), tăng 31,6%.

Kim ngạch thương mại giữa Hoa Kỳ và Philippines đã tăng trưởng đều đặn ít nhất trong thập kỉ qua.

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Philppines (PSA), tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong tổng thương mại giữa hai nước đạt 2,4%. Trong đó, CAGR đối với nhập khẩu là 0,6% và xuất khẩu là 3,9%.

Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu theo GSP là lốp xe ô tô bằng cao su, túi xách, dây dẫn điện tử cách nhiệt, túi du lịch và thể thao, thiết bị làm tóc bằng nhiệt điện, đường mía, và các loại đồ uống không cồn.

Hoa Kỳ là một trong những điểm đến hàng đầu của ngành công nghiệp điện tử Philippines trong số các thị trường lớn khác như Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản. Ngành công nghiệp này đóng góp 62% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Manila. 

Rào cản đầu tư

Để đảm bảo Hoa Kỳ tiếp tục cấp GSP cho Philippines, Barcelon cho biết sẽ hữu ích nếu Philippines giải quyết các vấn đề về rào cản thương mại với Hoa Kỳ.

Ông trích dẫn các vấn đề về địa chính trị là một trong những rào cản này.

Quan chức Philexport cho biết, trước đó quan hệ giữa Philippines và Mỹ đã ở tình thế căng thẳng, trong bối cảnh những lo ngại xoay quanh cuộc chiến chống ma túy ở Philippines.

“Giải quyết các rào cản thương mại sẽ là một bước đi đúng hướng để đạt được thỏa thuận GSP mới với Hoa Kỳ, đặc biệt điều này ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại giữa hai nước, với xu hướng hiện nay là loại bỏ các rào cản thương mại và hài hòa các quy tắc/tiêu chuẩn thương mại trong bối cảnh có nhiều thoả thuận thương mại tự do khác nhau trong những năm gần đây,” nhà kinh tế trưởng Michael L. Ricafort của RCBC cho biết thêm.

Đầu năm nay, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã phát hành “Báo cáo ước tính thương mại quốc gia đối với các rào cản ngoại thương” năm 2021.

Báo cáo, bao gồm 61 quốc gia, đã nêu bật các rào cản thương mại nước ngoài đối với hàng hoá xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại điện tử của Hoa Kỳ.

“Luật pháp Hoa Kỳ yêu cầu USTR đệ trình báo cáo này lên Tổng thống và Quốc hội, như một bản liệt kê các rào cản nước ngoài quan trọng nhất mà các nhà xuất khẩu và đầu tư của Hoa Kỳ phải đối mặt. “Báo cáo được tạo ra để nâng cao nhận thức trong nước về những hạn chế thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán nhằm giảm bớt những rào cản đó”, theo Batac.

“Chúng tôi có thể tiếp tục cải thiện các khía cạnh này bằng cách cải cách thể chế để dẹp bỏ và hạn chế nạn quan liêu liên quan đến các hoạt động kinh doanh trong nước,” nhà kinh tế Nicholas Antonio T. Mapa thuộc Ngân hàng ING Manila cho biết thêm.

Lợi ích quốc gia

Thông qua báo cáo của USTR, Washington bày tỏ lo lắng về quy trình mua sắm chính phủ của Philippines trong bối cảnh nhận thấy có sự thiên vị đối với các doanh nghiệp do Philippines kiểm soát.

Đạo luật Cộng hoà [RA] 9184 hoặc Đạo luật Cải cách mua sắm chính phủ quy định các yêu cầu quyền sở hữu tối thiểu của người Philippines đối với các nhà cung cấp hàng hoá và nhà thầu tư vấn dịch vụ là 60% và đố ivới các dự án cơ sở hạ tầng là 75%, theo báo cáo của USTR. “Hàng hoá sản xuất trong nước được ưu đãi hơn hàng nhập khẩu trong quá trình xem xét lựa chọn nhà thầu”.

Tuy nhiên, Philippines luôn minh bạch trong các quy tắc và quy định của mình đối với mua sắm chính phủ, Gepty giải thích.

“Ít nhất, chúng tôi là một quan sát viên trong WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) về mua sắm chính phủ,” ông nói với tờ BusinessMirror. “Chúng tôi đang cố gắng xem đâu là quy tắc, đâu là kỷ luật mà chúng tôi có thể áp dụng và xem liệu những quy định này có phù hợp với lợi ích quốc gia và chính sách quốc gia hay không.”

Giấy phép thông quan

USTR cũng xem giấy chứng nhận vệ sinh và kiểm dịch thực vật nhập khẩu (SPS-IC) trong nhập khẩu nông sản của Philippines là một rào cản, gây "cản trở" thương mại giữa hai nước.

Hoa Kỳ đã nêu quan ngại về yêu cầu cấp phép SPS-IC của Philippines trước WTO trong cuộc họp của Ủy ban Cấp phép Nhập khẩu cũng như cuộc họp của Ủy ban Nông nghiệp vào năm ngoái.

Trong một văn bản gởi WTO ngày 7/4, Washington cũng yêu cầu Philippines giải thích cơ sở lý luận đằng sau hệ thống SPS-IC và nêu chi tiết các luật, quy định và hỗ trợ hướng dẫn các yêu cầu nói trên.

USTR cho biết: “Yêu cầu giấy phép SPS-IC làm tăng thêm chi phí, kéo dài thời gian xuất khẩu, và ngăn chặn việc chuyển khẩu đến Philippines đối với các sản phẩm lúc đầu được xuất sang thị trường khác nhưng bị từ chối vì lý do thương mại”. “Quy định này cũng ngăn cản các nhà xuất khẩu bán lại sản phẩm cho một nhà nhập khẩu khác, nếu nhà nhập khẩu ban đầu từ chối nhận hoặc từ bỏ lô hàng”.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại Ramon M. Lopez cho biết, việc yêu cầu giấy phép SPS-IC đối với nhập khẩu nông sản là một biện pháp cần thiết mặc dù Hoa Kỳ xem đây là “rào cản thương mại”.

Lopez cho biết những giấy phép này “là những biện pháp phi thuế quan cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ ngành công nghiệp địa phương khỏi sự xâm nhập của dịch bệnh trên động thực vật.”

Giấy phép SPS-IC cần thiết được áp dụng để bảo vệ sự sống của con người, động vật và thực vật và không sử dụng một cách tuỳ tiện, đồng thời lưu ý rằng các tiêu chuẩn được dựa trên cơ sở khoa học, ông nói thêm.

Giấy phép SPS-IC không nhất thiết là một rào cản thương mại trừ khi các biện pháp được sử dụng một cách không chính đáng,” người đứng đầu Bộ Thương mại và Công nghiệp (DTI) giải thích với tờ BusinessMirror.

Trong cuộc phỏng vấn trước đó, người đứng đầu Bộ Thương mại cũng ủng hộ việc dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu và thay thế bằng một mức thuế phù hợp.

Trả lời và giải quyết

Theo báo cáo của USTR, Washington cũng báo động về môi trường SHTT hiện nay của Philippines. Mặc dù đất nước này đã được loại khỏi Danh sách theo dõi đặc biệt 301 – danh sách những nước vi phạm quyền SHTT - trong 8 năm và đã không còn sử dụng phần mềm trái phép.

Về phần mình, Văn phòng thực thi quyền SHTT (IEO) thuộc Cơ quan SHTT Philippines (IPOPHL) cho biết, các mối quan ngại về SHTT nêu ra trong báo cáo năm 2021 của USTR không phải là mới và Philippines đã giải quyết những vấn đề này.

“Chúng tôi không đồng ý với đánh giá. Những vấn đề đưa ra chống lại Philippines này không phải là những vấn đề mới, và thực tế là trước đó chúng tôi đã trả lời và giải quyết các vấn đề này,” IEO nói với tờ BusinessMirror.

Chẳng hạn như các vấn đề mà Hoa Kỳ lo ngại về vi phạm bản quyền trực tuyến, thuốc giả và hàng may mặc đang gia tăng, thậm chí còn viện dẫn việc đưa Trung tâm Mua sắm Greenhills ở Thành phố San Juan vào Danh sách “Những khu chợ khét tiếng”.

Vấn đề Sở hữu trí tuệ

Nhận thấy vấn đề vi phạm bản quyền trực tuyến là mối quan tâm toàn cầu, IPOPHL đã đưa ra các chương trình với cách tiếp cận toàn chính phủ để giải quyết vấn đề này.

“Thông qua sáng kiến ​​của IPOPHL, Quốc hội hiện đang thảo luận đề xuất sửa đổi đối với Luật SHTT [Đạo luật Cộng hòa 8293], tác động đến quyền thực thi của IPOPHL để giải quyết vấn đề vi phạm bản quyền trực tuyến và những vấn đề khác,” IEO cho biết. “Song song với dự luật này là dự luật về Giao dịch Internet, cũng đang chờ Quốc hội thông qua, sẽ giải quyết các vấn đề về Thương mại điện tử bao gồm sự gia tăng của hàng giả và vi phạm bản quyền trực tuyến.”

IPOPHL cho biết, cơ quan này cũng đã sửa đổi Quy định thực thi hành chính điều chỉnh quyền hạn và quy trình của IEO.

Đầu năm nay, IPOPHL và Ủy ban Viễn thông Quốc gia đã công bố quan hệ đối tác với một số nhà cung cấp dịch vụ internet để hợp lý hóa các cơ chế trong việc ngăn chặn các trang web vi phạm bản quyền. Điều này diễn ra sau khi văn phòng SHTT hợp tác với Hiệp hội Công nghiệp Video Châu Á để hạn chế vi phạm bản quyền trong lĩnh vực sáng tạo.

Xu hướng, phương thức

USTR đã trích dẫn "các điều khoản yếu kém trong luật sáng chế" ảnh hưởng đến việc cấp bằng sáng chế cho một số dạng hóa chất nhất định và việc thực thi "không hiệu quả" đối với SHTT do thiếu năng lực, trong số những vấn đề khác.

IPOPHL cho biết những lo ngại về luật bằng sáng chế đã được nêu ra khi Đạo luật Thuốc rẻ hơn (RA 9502) được ban hành vào năm 2008. Tuy nhiên, cơ quan này cho biết họ đã giải quyết vấn đề này bằng cách sửa đổi Hướng dẫn kiểm tra liên quan đến “phát minh dược phẩm liên quan đến các chất đã biết” để đưa ra giải thích hành chính về RA 9502 (Đạo luật Thuốc rẻ hơn có thể tiếp cận được trên toàn cầu).

Kể từ khi Philippines được loại ra khỏi Danh sách Theo dõi đặc biệt 301 của USTR vào năm 2014, IPOPHL cho biết vấn đề về luật sáng chế để cấp cho một số dạng hóa chất nhất định đã không được nêu ra cho đến khi có báo cáo về những rào cản thương mại năm 2021.

“Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng đây là một vấn đề đã được giải quyết,” IEO nhấn mạnh.

Trong khi đó, IPOPHL cho biết Ủy ban Quốc gia về Quyền Sở hữu Trí tuệ (NCIPR) đã thu hồi các sản phẩm vi phạm trị giá hàng tỷ peso từ các hoạt động thu giữ, chứng tỏ rằng việc thực thi quyền SHTT của quốc gia có hiệu quả.

“Về mặt nâng cao năng lực, các thành viên của NCIPR thường xuyên thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực với các chuyên gia quốc tế để cập nhật các kỹ năng trong điều tra và xây dựng kịch bản bao gồm tìm hiểu các xu hướng mới và phương thức hoạt động của những kẻ vi phạm”, IEO cho biết thêm.

Các vấn đề về thương mại

Batac đảm bảo những lo ngại nói trên về các rào cản thương mại giữa hai nước đang được giải quyết thông qua cơ chế Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư song phương (TIFA). Đây là một phần trong quan hệ kinh tế lâu dài của hai nước, nhằm giải quyết những vấn đề được đề cập trong báo cáo, ông nói.

“Philippines sử dụng cơ chế TIFA khi chúng tôi muốn đưa ra bất kỳ mối quan ngại nào về các vấn đề thương mại song phương với Hoa Kỳ”, đại diện thương mại từ Washington nói với tờ BusinessMirror.

Trong khi đó, Gepty cho biết cơ chế TIFA được áp dụng vì chưa có hiệp định thương mại tự do (FTA) nào giữa Philippines và Hoa Kỳ.

Theo TIFA Hoa Kỳ - Philippines, một trong hai bên có thể yêu cầu tham vấn về bất kỳ vấn đề nào, hoặc các cơ hội tiềm ẩn liên quan đến quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa hai nước.

“Các yêu cầu tham vấn phải kèm theo giải thích bằng văn bản về chủ đề được thảo luận và các cuộc tham vấn sẽ được tổ chức trong vòng 30 ngày kể từ ngày yêu cầu, trừ khi bên yêu cầu đồng ý vào một thời điểm nào sau đó,” TIFA lưu ý. “Các cuộc tham vấn sẽ diễn ra ban đầu ở quốc gia mà biện pháp hoặc thực thi là chủ đề của cuộc thảo luận.”

Cơ chế tham vấn cũng thúc đẩy giải quyết tranh chấp ở cấp làm việc, tuy nhiên Manila và Washington có thể yêu cầu xem xét lại ở cấp cao hơn.

Hợp tác, đối tác

Bên cạnh các ưu đãi về thương mại thông qua GSP, Philippines muốn tìm kiếm một điều gì đó lâu dài hơn để thúc đẩy hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ theo hình thức FTA.

Chúng tôi hy vọng sẽ tăng cường mối quan hệ ngoài GSP và hướng đến một FTA để cung cấp một môi trường thương mại dài hạn dựa trên các quy tắc và có thể dự đoán giữa hai quốc gia, Lopez phát biểu trong một sự kiện gầy đây.

FTA sẽ cho phép cả hai quốc gia tiếp cận thị trường rộng rãi hơn và tăng cường quan hệ đối tác đối với lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài và có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn.

“Chúng tôi vẫn đang có cùng một định hướng chính sách. Chúng tôi vẫn muốn theo đuổi một FTA song phương với Hoa Kỳ vì nhiều lý do ”, Gepty nói. "Vì mục tiêu ổn định, tốt hơn nên có một FTA."

Đầu tiên, Gepty nhắc lại mối quan hệ thương mại đã thiết lập giữa Manila và Washington. Ông cũng nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ vừa là đối tác “có giá trị” vừa là đối tác “chiến lược” của Philippines.

Một lựa chọn tốt

Bên cạnh đó, Gepty cho biết Philippines cũng là một lựa chọn tốt vì đất nước đã thông qua nhiều cải cách lập pháp và theo đuổi các FTA nhiều hơn nữa, bao gồm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Theo quan chức của DTI, đây là tín hiệu tốt báo hiệu đất nước là một thị trường rộng mở đối với thương mại và đầu tư.

RCEP được ký kết vào tháng 11/2020 bởi 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 đối tác FTA của ASEAN gồm: Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Tuy nhiên, Ấn Độ đã không tham gia  do lo ngại về thương mại chưa được giải quyết nhưng hiệp định này vẫn để ngỏ cho việc gia nhập của Ấn Độ.

Là một trong những thỏa thuận kinh tế lớn nhất thế giới, RCEP bao phủ khoảng 1/3 tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu và thương mại quốc tế.

Hiện tại, Philippines đang nỗ lực gia nhập thỏa thuận thương mại lớn khác, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là Hiệp định FTA giữa Úc, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Peru, New Zealand, Singapore và Việt Nam được ký kết vào ngày 8/3/2018 tại Santiago, Chile.

DTI cũng đang hoàn tất các cuộc đàm phán FTA với Hàn Quốc. Trước đó, Thứ trưởng Thương mại Ceferino Rodolfo cho biết sẽ hoàn tất thỏa thuận thương mại trước cuộc bầu cử vào năm tới.

Hướng đến FTA

Tuy nhiên thoả thuận thương mại song phương giữa Manila và Washington vẫn đang bị treo lại vì sự kiện chuyển giao chính quyền gần đây.

Jose Manuel G. Romualdez, Đại sứ Philippines tại Hoa Kỳ, cho biết vào tháng 4 là vẫn đang chờ Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa ra cách thức để hai bên tiến hành thảo luận thoả thuận thương mại.

Ông cho biết thêm rằng, hai bên đã đề cập đến một hiệp định thương mại song phương vào năm ngoái. Nhưng có đến nay, vẫn chưa có thêm động thái mới, do Philippines có chính quyền mới.

Batac cũng lưu ý rằng chính quyền Biden đã sớm cho thấy họ sẽ tập trung giải quyết các vấn đề trong nước trước tiên, trong bối cảnh kinh tế suy thoái do đại dịch.

Ông nói thêm: “Đã có những tuyên bố rằng sẽ không có sáng kiến thương mại lớn nào được thực hiện trong năm đầu tiên của chính quyền mới của Mỹ, bao gồm cả việc khởi động bất kỳ cuộc đàm phán FTA mới với bất kỳ quốc gia nào”.

Philippines vẫn chưa thấy những động thái về vấn đề này. Hy vọng rằng, bánh răng thương mại giữa Mỹ và đồng minh lâu dài của họ ở Đông Nam Á sẽ không bị rỉ sét hoàn toàn.

Nguồn: Business Mirror

Từ khóa: Phillipines, đặc quyền thương mại mới với Mỹ