Ai là triệu phú mũ lưỡi trai

Ngay từ câu hỏi đầu tiên chàng trai này đã phải dùng đến sự trợ giúp, thậm chí anh ấy còn không biết mũ lưỡi trai là gì...

Mấy ngày gần đây, các trang mạng xã hội đồng loạt chia sẻ một đoạn clip ngắn trong chương trình Ai là triệu phú.

Điều đặc biệt, sự xuất hiện của nhân vật trong đoạn clip này đã khiến tất cả phải choáng váng khi sử dụng sự trợ giúp ngay từ câu hỏi đầu tiên.

Theo đó, ngay từ câu hỏi đầu tiên của nhà báo Lại Văn Sâm 'Đâu là tên một loại mũ?' với 4 đáp án: lưỡi hái (A), lưỡi trai (B), lưỡi lê (C), lưỡi rắn (D), người chơi đã sử dụng ngay sự trợ giúp hỏi ý kiến khán giả trong trường quay. Qua đó kéo theo hàng loạt những bình luận của khán giả.

Thậm chí nặng lời hơn là những ý kiến như 'Mũ lưỡi trai là từ thông dụng được dạy trong sách giáo khoa hình như ở cấp 1 đó'; 'kém thông minh hơn cả học sinh lớp 3' hay 'chắc cô giáo quên dạy'...

Một bạn khác thể hiện một cái nhìn mới khi cho rằng có nhiều cách để trở nên nổi tiếng và khác biệt, và anh này đã chọn một cách mà không ai chọn.

Tuy nhiên, không phải tất cả đều lên tiếng chỉ trích người chơi vì một câu trả lời tưởng chừng như rất dễ này.

Vẫn còn nhiều người ủng hộ và thông cảm khi cho rằng: 'Cũng đúng thôi! Người nam gọi là nón chứ đâu có gọi là mũ, nên người chơi không biết câu trả lời cũng dễ hiểu'.

Theo tìm hiểu, video này là cắt đoạn của chương trình 'Ai là triệu phú' phát sóng từ ngày 26/4/2016, người chơi là T.V.Tiền (Kỹ sư Hóa dầu, 26 tuổi, quê Bình Định, làm việc tại TP.HCM).

Mặc dù đã lên sóng truyền hình được một thời gian, thế nhưng, hành động gây sốc, dùng sự trợ giúp ngay từ câu hỏi đầu tiên 'khó nhất trong lịch sử' này vẫn chưa bao giờ hết nóng.

Chỉ ngắn ngủi vài chục giây thôi nhưng có thể là sự tranh cãi đến hàng triệu giây sau này.

Theo Đất Việt

"Ai là triệu phú" từ lâu đã là một chương trình truyền hình được khán giả cả nước yêu thích và háo hức đón xem vào mỗi tối thứ 3 hàng tuần. Bên cạnh nội dung đa dạng, format gần gũi, dễ hiểu cùng lượng kiến thức khổng lồ mà chương trình cung cấp qua mỗi lần phát sóng thì "Ai là triệu phú" còn thu hút rất nhiều người nhờ vào những tình huống trợ giúp đầy bất ngờ.

Ngay câu đầu tiên đã phải dùng quyền trợ giúp, nhờ khán giả tư vấn nhưng tất cả đều sai, trợ giúp chính xác không cần nghe đáp án... - đây chỉ là một vài trong số rất nhiều màn trợ giúp bá đạo khác tại chương trình này. Cùng điểm lại những màn trợ giúp khó quên nhất của chương trình trong thời gian gần đây!

Xin trợ giúp từ câu hỏi đầu tiên vì không biết mũ lưỡi trai là gì

Ai là khán giả trung thành của "Ai là triệu phú" chắc hẳn đều biết những câu hỏi đầu tiên mà chương trình đưa ra luôn ở mức dễ và gần như ai cũng có thể trả lời được. Ấy vậy mà cách đây vài ngày một anh Trần Văn Tiền - một người chơi may mắn được chọn ngồi ghế nóng đã "phá lệ" khi ngay từ câu hỏi đầu tiên đã phải dùng quyền trợ giúp từ khán giả chỉ vì không biết "lưỡi trai" là tên của một loại mũ. Thậm chí ngay từ đoạn đầu anh chàng này còn chắc nịch khẳng định "lưỡi trai" với "lưỡi rắn" là không phải rồi" khiến khán giả ở trường quay ngay lập tức bật cười.

Kết quả trợ giúp từ khán giả trong trường quay cho thấy 100% khán giả đều chọn đáp án B - "lưỡi trai". Có lẽ sau câu hỏi này thì anh Tiền phải về nhà tìm hiểu ngay vì sao mọi người đều biết mũ lưỡi trai là gì còn mình thì không....

100% khán giả trợ giúp sai

Chị Phạm Thị Thu chắc hẳn là một trong những nhân vật nổi danh với cái tên "thánh nhọ" của "Ai là triệu phú". Khi tham gia chương trình vào hai năm trước, chị Thu đã phải dùng toàn bộ ba quyền trợ giúp cho câu hỏi thứ 8: "Tên ngọn núi Đambri hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên có ý nghĩa là gì?" Khi đến phần nghe gợi ý từ khán giả trường quay, 100% mọi người đều chọn đáp án D - Chung thủy trong khi đáp án chính xác lại là A - Đợi chờ. Đúng là nhọ không thể tả!

Trợ giúp chính xác không cần nghe đáp án

Nếu đã có "thánh nhọ" thì phải có cả "thánh đỏ". Nhân vật đó không ai khác ngoài người chơi Phan Tất Đức. Khi tham gia chương trình, đến câu 10 khi được hỏi"Năm du lịch quốc gia 2014 có chủ đề là gì" thì anh đã khá phân vân nên quyết định nhờ quyền trợ giúp gọi điện thoại cho người thân. Sau khi đọc xong câu hỏi cho vợ ở nhà nghe thì anh không đọc đáp án mà chỉ mỉm cười, vài giây sau chị Nguyễn Thanh Hà - vợ anh đã ngay lập tức đưa ra đáp án "Đại ngàn Tây Nguyên". Đây cũng chính là câu trả lời chính xác. Khán giả trường quay lúc đó chỉ còn biết vỗ tay thật to để chúc mừng cặp đôi bá đạo này!


Chiến thắng nhờ "ít niềm tin vào phụ nữ"

Đây chính là một trong những câu nói hot nhất năm 2013. Chủ nhân của câu này chính là anh Trần Tiến Thực - người đã giành được 22 triệu đồng trong một tập phát sóng vào tháng 7/ 2013. Với câu hỏi thứ 10"Tác giả của tiểu thuyếtTrở về Edenlà ai?", hai cô gái được hỏi đều chọn phương án A, thậm chí người thứ hai còn quả quyết đây là đáp án chính xác vì đã đọc tiểu thuyết này tới 3 lần. Người trợ giúp cuối cùng là nam giới và đưa ra đáp án B.

Sau một hồi băn khoăn, anh Trần Tiến Thực kết luận: "Trong giờ phút quyết định, tôi ít niềm tin vào phụ nữ hơn" và chọn đáp án B. MC Lại Văn Sâm thốt lên "Tôi ngưỡng mộ bạn" vì B chính là đáp án đúng.

Cả ba khán giả tư vấn đều trả lời sai

Một trong những quyền trợ giúp quen thuộc của "Ai là triệu phú" chính là nhờ đến tổ tư vấn tại chỗ. Sau khi người chơi lựa chọn sử dụng quyền trợ giúp thì MC Lại Văn Sâm sẽ hỏi khán giả trường quay là "Ai biết chắc chắn câu trả lời cho câu hỏi này thì hãy giơ tay" và chọn ra 3 vị khán giả.

Cứ ngỡ rằng cả ba người đều quyết đoán như vậy thì ăn chắc nhưng lịch sử lại cho thấy không ít người chơi ngậm ngùi vì lỡ tin vào khán giả mà chọn đáp án sai hết cả ba người. Điển hình như trong một tập được phát sóng vào cuối năm 2014,người chơi Trần Trúc Anh đến từ Long An đã nhờ đến tổ tư vấn tại chỗ cho câu hỏi "Định lý Vi-ét được áp dụng trong lĩnh vực nào". Cả ba bạn sinh viên, một vừa tốt nghiệp ĐH Ngoại thương, một người đến từ Học viện Ngân hàng đều đồng lòng chọn đáp án A - Vật lý. Chị Trúc Anh tin tưởng chọn A là đáp án cuối cùng rồi sau đó lại ngỡ ngàng khi nghe B - Toán học mới là đáp án đúng.

Một tình huống dở khóc dở cười khác tương tự cũng từng xảy ra. Trước đó từng có câu hỏi "Ngẫu hứng phố của nhạc sỹ Trần Tiến có nhắc đến đồ uống nào?". Các đáp án được đưa ra là: trà đá, bia hơi, cafe, trà chanh. Cả 3 khán giả trợ giúp đều khẳng định đáp án là trà chanh.

Màn trợ giúp này còn hài hước ở chỗ người thì hùng hổ cho rằng "Em không hát được nhưng chắc chắn đáp án là trà chanh", người thì khẳng định "Bài hát này cháu từng nghe qua rồi và chắc chắn là trà chanh". Cuối cùng đáp án đúng lại là... bia hơi!

Một người chơi khác tên Trịnh Quốc Linh cũng từng ngậm ngùi ra về vì... nghe lời tổ tư vấn. Chẳng là anh Linh đã được hỏi "Múa nến là điệu múa của dân tộc nào?". Cả 3 người trong tổ tư vấn đều có chung đáp án là dân tộc Thái. Người thứ nhất khẳng định vì "đã đọc qua tài liệu này trên mạng", người thứ hai cho biết "vì tôi là người Thái ở Sơn La", người thứ ba cũng chắc như đinh đóng cột "vì có một người bạn cũng là người Thái và mình đã được xem một clip rất hay về điệu múa nến này". Cuối cùng, anh Linh phải dừng cuộc chơi vì nghe theo tổ tư vấn, đáp án chính xác phải là dân tộc Xá.

Màn gọi điện thoại cho người thân hài hước nhất

Lại thêm một màn trợ giúp khác "đỡ được chết liền". Sau khi nghe câu hỏi và đáp án thì cô bạn ở nhà không đưa ra đáp án mà lại đọc lại câu hỏi và đáp án khác để một người bạn khác bên cạnh tìm đáp án trên mạng. Khi người chơi Doãn Thế Hà sốt ruột thông báo "Nhanh lên, còn 10 giây!" thì cô gái hồn nhiên này cũng gào lên lại "Nhanh lên, còn 10 giây!" Kết quả là anh bạn này đành tự chọn đáp án và phí mất một quyền trợ giúp.

Video liên quan

Dân mạng tỏ ra ngạc nhiên khi người chơi không biết "Lưỡi trai là một loại mũ" và dùng sự trợ giúp từ khán giả trường quay ngay trong câu hỏi đầu tiên.

Cộng đồng mạng hiện liên tục chia sẻ một phần thi trong chương trình Ai là triệu phú phát sóng ngày 26/4. Theo đó, người chơi đã sử dụng sự trợ giúp từ khán giả ngay ở câu hỏi đầu tiên

Đáng nói, đây là câu khá đơn giản: "Đâu là tên một loại mũ: A: Lưỡi hái, B: Lưỡi trai, C: Lưỡi lê, D: Lưỡi rắn".

Sau khi câu hỏi được đưa ra, anh Trần Văn Tiền (26 tuổi, kỹ sư hóa dầu đến từ Bình Định) bày tỏ sự phân vân và nhờ khán giả tại trường quay trợ giúp.

Kết quả, 100% khán giả chọn đáp án đúng là “B: Lưỡi trai”. Anh Tiền đã vượt qua câu này và tiếp tục tham gia chương trình.

Ngay lập tức, dân mạng gọi chàng kỹ sư hóa dầu là người chơi “bá đạo nhất năm”.

Bên cạnh ý kiến cho rằng chàng trai Bình Định thiếu kiến thức cơ bản, một số người lại bênh vực anh. Họ cho rằng mỗi vùng miền có một cách gọi riêng. Việc không biết "mũ lưỡi trai" là điều rất bình thường.

Nhat Le bình luận: "Mỗi vùng miền có cách gọi khác nhau nhưng mình nhớ mũ lưỡi trai là tiếng phổ thông, được học từ cấp một thì phải. Nói chung, anh này là kỹ sư mà thiếu kiến thức cơ bản quá".

Ai là triệu phú mũ lưỡi trai
100% khán giả chọn phương án đúng là "B: Lưỡi trai". Ảnh cắt từ clip.

Hoài Thu (sinh viên Hà Nội) cho hay ở miền Nam, mọi người thường dùng từ "nón" thay vì "mũ". Ngoài ra, người chơi có thể bị tâm lý hồi hộp do trên ghế nóng nên không nhớ ra đáp án. Dân mạng không nên quá khắt khe và đưa người khác ra làm trò đùa.

Không đồng tình, thành viên Hà Tiến bày tỏ: "Tôi ở miền Tây và biết đến mũ lưỡi trai từ khi mới đọc sách. Tôi nghĩ loại mũ này ai cũng biết, dù đến từ đâu. Bạn này chắc lần đầu lên hình nên mất bình tĩnh quá mức".

Kết thúc cuộc chơi, anh Trần Văn Tiền đã vượt qua 8 câu hỏi với ba sự trợ giúp và ra về với số tiền 10 triệu đồng.

Trước đó không lâu, trong chương trình Ai là triệu phú phát sóng tối 1/11, người chơi Nguyễn Thị Hoa (25 tuổi, giáo viên trường Đoàn Thị Điểm, Quảng Ninh) khiến MC Lại Văn Sâm và khán giả bất ngờ khi không thể tự đưa ra đáp án cho câu hỏi: "Ông Địa thường xuất hiện trong trò chơi dân gian nào?".

Người chơi đã dùng đến quyền trợ giúp hỏi ý kiến khán giả mới có thể vượt qua câu hỏi thứ 5. Phần thi này được lan truyền trên mạng và gây ra nhiều tranh cãi.

Mọi người nhận định hình ảnh ông Địa gắn liền với tuổi thơ của trẻ em Việt Nam nên hầu như ai cũng biết đáp án. Thêm vào đó, chị Hoa lại là giáo viên dạy môn Ngữ Văn. Vì vậy, việc không biết câu trả lời được cho là phổ thông này rất khó chấp nhận.