Bác sĩ nhi khoa lấy bao nhiêu điểm năm 2024

Nhiều năm trở lại đây bác sĩ nhi khoa là một trong những công việc thu hút được số lượng lớn nguồn nhân lực do nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám, chữa bệnh cho trẻ em ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Vậy ngành Nhi khoa là gì? Ngành nhi khoa lấy bao nhiêu điểm?… tất cả các thông tin về ngành nhi khoa sẽ được giải đáp bên dưới bài viết.

Nhi khoa là một ngành của Y học chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho trẻ em từ lúc mới sinh cho đến 14 – 21 tuổi, tùy thuộc vào từng quốc gia. Tại Việt Nam ngành nhi khoa sẽ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em từ sơ sinh đến 16 tuổi.

Bác sĩ thực hành và làm việc trong lĩnh vực này được gọi là bác sĩ Nhi khoa. Nói một cách dễ hiểu hơn bác sĩ nhi khoa đảm nhiệm công việc phụ trách các vấn đề liên quan đến trẻ em như khám chữa bệnh cho trẻ, kê đơn thuốc, tư vấn chăm sóc cho trẻ em…

Hiện ngành nghề bác sĩ nhi khoa cũng đang phát triển ngày càng mạnh mẽ tại Việt Nam vì ngày nay khi kinh tế phát triển họ sẽ có điều kiện để chăm sóc, quan tâm đến con cái của mình hơn, do vậy mọi vấn đề dù là nhỏ nhất thì các bậc cha mẹ cũng muống đến sự giúp đỡ của chuyên gia đặc biệt là những vấn đề về sức khỏe.

Điều trị cho trẻ em không giống điều trị bệnh cho người lớn mà sẽ hoàn toàn khác và khó khăn hơn vì trẻ nhỏ và trong hầu hết các trường hợp đều không thể tự quyết định, chưa kể có những trường hợp trẻ chưa nói chuyện bác sĩ sẽ cần lắng nghe các biểu hiện lâm sàng. Nhưng bác sĩ nhi khoa vẫn phải luôn luôn quan tâm đến các biện pháp bảo vệ, trách nhiệm pháp lý và sự tán thành bằng văn bản của cha mẹ trẻ trong mọi thủ thuật nhi khoa.

Bác sĩ nhi khoa lấy bao nhiêu điểm năm 2024
Ngành Nhi khoa phục vụ đối tượng là trẻ nhỏ

Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng kém do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên đây là nhóm đối tượng rất cần đến sự quan tâm và chế độ chăm sóc đặc biệt. Ngay cả khi trẻ mắc những bệnh lý phổ biến như ho, sốt, viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ biến chứng nghiêm trọng hơn. Còn trong trường hợp trẻ mắc bệnh lý nhẹ thí sau khi khám xong bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, tư vấn về chế độ dinh dưỡng, cách sử dụng thuốc… để nhanh chóng hồi phục.

Qua đó chúng ta có thể thấy rằng bác sĩ nhi khoa là vị trí hết sức quan trọng và đang là vấn đề được quan tâm và chú trọng hàng đầu của các cơ sở y tế. Họ có thể làm việc hoặc công tác tại các cơ sở công lập hay những phòng khám, tổ chức tư nhân tùy vào sở thích và năng lực của từng người.

Ngành bác sĩ Nhi khoa lấy bao nhiêu điểm?

Bắt đầu từ năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quy định về mức sàn xét tuyển nhóm ngành sức khỏe. Từ đó mà điểm chuẩn để vào các trường đào tạo nhóm ngành Y Dược có vẻ đồng đều hơn và mức điểm trúng tuyển tại các trường đào tạo Y Khoa cũng được rút ngắn hơn và dao động trong khoảng từ 21 – 26,75 điểm.

Đối với các trường Cao đẳng, Đại học ngành Y dược thì ngành y đa khoa sẽ là ngành có điểm chuẩn cao nhất nhì so với các ngành đào tạo khác, bên cạnh đó khả năng cạnh tranh giữa các thí sinh rất lớn. Theo chia sẻ của Ban tư vấn Trường Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh để trở thành bác sĩ nhi khoa thì ban đầu các thí sinh cần phải ôn tập các tổ hợp và trúng tuyển ngành đa khoa vì nhi khoa là một chuyên ngành trong đó.

Bác sĩ nhi khoa lấy bao nhiêu điểm năm 2024
Ngành Bác sĩ nhi khoa là một ngành cần nhiều sự kiên nhẫn vì đối tượng mà họ phục vụ cũng khá đặc biệt

Các phẩm chất cần có để trở thành bác sĩ nhi khoa

Nếu muốn trở thành bác sĩ nhi khoa thì bạn cần có các yếu tố như:

  • Có bằng tốt nghiệp chứng minh bản thân có đủ trình độ chuyên môn về nhi khoa hệ đại học trở lên. Đây cũng chính là điều kiện cần có để bạn trở thành bác sĩ khám bệnh cho mọi người.
  • Kinh nghiệm sẽ giúp bạn được đảm nhiệm vị trí quan trọng để cơ sở đảm bảo tốt hơn chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.
  • Cần có sức khỏe: khi phải điều trị bệnh cho trẻ nhỏ quả thực là điều không dễ dàng đối phó nên bạn cần có sức khỏe tốt thì mới chăm sóc được cho bệnh nhân của mình.
  • Cần có khiếu hài hước trong khi vui đùa và giao tiếp với trẻ nhỏ, điều này sẽ giúp chúng quên đi nỗi sợ hãi và bác sĩ dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ hơn.
  • Nắm bắt tốt tâm lý trẻ: ngay cả những phản ứng trẻ biểu hiện ra bên ngoài nếu bạn phán đoán được thì bác sĩ sẽ có cách giải quyết tình huống mình đang gặp phải.

Trên đây là một số thông tin giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc về ngành Nhi khoa, điểm chuẩn ngành nhi khoa. Hi vọng bài viết sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho thí sinh trong những băn khoăn trước ngưỡng cửa thi Đại học, Cao đẳng.

- Tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho trẻ em, hết lòng phục vụ người bệnh.

- Tôn trọng và hợp tác tốt với đồng nghiệp trong chuyên môn, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.

Trung thực, khách quan, có tinh thần nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình độ.

- Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.

Về kiến thức:

- Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho y học lâm sàng;

- Nắm vững những kiến thức cơ bản về sinh lý và bệnh lý ở trẻ em để chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cho trẻ em.

- Có kiến thức để chẩn đoán và xử trí được các bệnh và tình trạng cấp cứu nhi khoa thường gặp

- Nắm vững phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.

- Nắm vững đúng chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho trẻ em.

Về kỹ năng

- Kỹ năng thăm khám trẻ bình thường, đánh giá được sự phát triển thể chất, tâm thần, vận động của trẻ khỏe mạnh.

- Thăm khám, phát hiện được các triệu chứng và dấu hiệu bệnh lý thường gặp ở trẻ em.

- Chẩn đoán và xử lý các bệnh thường gặp và các cấp cứu thông thường ở trẻ em.

- Thực hiện được các kỹ năng cơ bản lâm sàng nhi khoa.

- Chỉ định và đánh giá được một số xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức năng cơ bản phục vụ cho chẩn đoán các bệnh thường gặp ở trẻ em.

- Đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp để chăm sóc, nâng cao sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường.

- Phát hiện sớm các dịch bệnh và tham gia phòng chống dịch cho trẻ em.

- Áp dụng được một số bài thuốc y học cổ truyền trong công tác phòng và chữa bệnh cho trẻ em.

- Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ và người nuôi trẻ về chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho trẻ em để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho trẻ em.

- Sử dụng được tối thiểu một ngoại ngữ và tin học để nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

- Tham gia nghiên cứu khoa học.

KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

Danh mục các phần học bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương: 55 đvht (49LT - 6TH)

TT

TÊN MÔN HỌC/ HỌC PHẦN

TỔNG SỐ

ĐVHT

PHÂN BỐ ĐVHT

LT

TH

Các môn chung

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

8

8

0

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

3

0

Đường lối cách mạng của Đảng CSVN

4

4

0

Ngoại ngữ (có ngoại ngữ chuyên ngành)

12

12

0

Tin học đại cương

2

1

1

Giáo dục thể chất*

5*

2*

3*

Giáo dục quốc phòng – an ninh*

11*

11*

Các môn cơ sở khối ngành

Dân số học

2

2

0

Sinh học và di truyền

5

4

1

Lý sinh

4

3

1

Hóa học

5

4

1

Tin học ứng dụng

2

1

1

Xác suất- Thống kê y học

3

2

1

Tâm lý y học - Đạo đức y học

3

3

0

Truyền thông và Giáo dục sức khoẻ

2

2

0

Tổng cộng

55*

49*

6*

* Chưa tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu:

Kiến thức cơ sở của ngành: 55 đvht (41LT- 14TH)

TT

TÊN MÔN HỌC/ HỌC PHẦN

TỔNG

SỐ

ĐVHT

PHÂN BỐ ĐVHT

LT

TH

1

Giải phẫu

7

5

2

2

Mô phôi

4

3

1

3

Sinh lý

6

5

1

4

Hoá sinh

5

4

1

5

Vi sinh y

5

4

1

6

Ký sinh trùng

4

3

1

7

Giải phẫu bệnh

3

2

1

8

Sinh lý bệnh – Miễn dịch

4

3

1

9

Dược lý

5

4

1

10

Chẩn đoán hình ảnh

3

2

1

11

Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm

3

2

1

12

Dịch tễ học

3

2

1

13

Điều dưỡng cơ bản nhi khoa

3

2

1

Tổng cộng

55

41

14

Kiến thức ngành: 110 đvht (44 LT - 66TH)

TT

TÊN MÔN HỌC/ HỌC PHẦN

TỔNG

SỐ

ĐVHT

PHÂN BỐ ĐVHT

LT

TH

1

Nội cơ sở

5

2

3

2

Ngoại cơ sở

5

2

3

3

Nội bệnh lý

5

2

3

4

Ngoại bệnh lý

5

2

3

5

Phụ sản

5

2

3

6

Y học cổ truyền

4

2

2

7

Da liễu

3

2

1

8

Phục hồi chức năng

3

2

1

9

Thần kinh

3

2

1

10

Tâm thần nhi

3

2

1

11

Răng hàm mặt nhi khoa

3

2

1

12

Tai mũi họng nhi khoa

3

2

1

13

Nhãn khoa trẻ em

3

2

1

14

Tổ chức, quản lý y tế và chương trình y tế quốc gia về chăm sóc sức khỏe trẻ em

3

2

1

15

Nhi khoa cơ sở

5

2

3

16

Nhi khoa xã hội

5

2

3

17

Nhi khoa cộng đồng

2

0

2

18

Bệnh lý hô hấp nhi khoa

4

1

3

19

Bệnh lý thần kinh – tâm thần nhi khoa

4

1

3

20

Bệnh lý huyết học – ung thư nhi khoa

4

1

3

21

Bệnh lý nội tiết – chuyển hóa – di truyền nhi khoa

4

1

3

22

Bệnh lý thận – tiết niệu – sinh dục

4

1

3

23

Bệnh lý tim mạch nhi khoa

4

1

3

24

Bệnh lý tiêu hóa – dinh dưỡng nhi khoa

4

1

3

25

Bệnh lý sơ sinh – chu sinh học

4

1

3

26

Bệnh lý hồi sức cấp cứu

4

1

3

27

Bệnh lý truyền nhiễm nhi khoa

4

1

3

28

Ngoại Nhi

5

2

3

Tổng cộng

110

44

66

Mô tả nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Giải phẫu

Nội dung gồm những kiến thức cơ bản về vị trí, hình thể và cấu tạo của các bộ phận/ cơ quan/ hệ cơ quan của cơ thể người; những liên hệ về chức năng và lâm sàng thích hợp.

Môn học được thiết kế thành 2 học phần:

- Giải phẫu I - 3 đvht. Nội dung gồm: Giải phẫu đầu mặt cổ, chi trên, ngực.

- Giải phẫu II - 3 đvht. Nội dung gồm: Giải phẫu bụng, chi dưới..

Mô phôi

Nội dung mô tả cấu tạo hình thái vi thể, siêu vi thể và hóa học của các mô và các bộ phận chủ yếu của những cơ quan trong cơ thể người bình thường; mối liên quan giữa cấu tạo và chức năng của các mô và các cơ quan. Sự hình thành và phát triển của phôi thai người bình thường và một số dị dạng bẩm sinh thường gặp.

Sinh l‎‎ý

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về chức năng, hoạt động của các cơ quan, hệ thống cơ quan và điều hòa chức năng trong mối liên hệ thống nhất giữa chúng với nhau, giữa cơ thể trẻ em với môi trường; vận dụng được những kiến thức cơ bản sinh lý học để giải thích một số rối loạn chức năng và ứng dụng vào việc học tập các môn lâm sàng nhi khoa.

Môn học được thiết kế thành 2 học phần:

- Sinh lý 1: 3 đvht - Nội dung gồm: Sinh lý tuần hoàn, hô hấp, thần kinh và nội tiết

- Sinh lý 2: 3 đvht - Nội dung gồm: Sinh lý hệ thống tạo máu, tiêu hoá, tiết niệu.

Hóa sinh

Nội dung gồm những kiến thức cơ bản và có hệ thống về hóa sinh: Các sinh chất chủ yếu và chuyển hóa của chúng ở tế bào của cơ thể sống; các nguyên tắc, cách xác định và ý nghĩa một số xét nghiệm hóa sinh lâm sàng thông thường; vận dụng và liên hệ những kiến thức hóa sinh vào việc học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực nhi khoa.

Vi sinh

Nội dung gồm các đặc điểm hình dạng, cấu trúc, nuôi cấy, kháng nguyên và miễn dịch của vi sinh vật y học; mối quan hệ vi sinh vật, môi trường và cơ thể, khả năng và cơ chế gây bệnh của vi sinh vật; các phương pháp xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh; các nguyên tắc phòng bệnh và điều trị các bệnh nhiễm vi sinh vật.

Ký sinh trùng

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học, hình thể, cấu tạo của ký sinh trùng, đặc điểm sinh lý, sinh thái, chu kỳ phát triển và đặc điểm dịch tễ của các loại ký sinh trùng (KST) chủ yếu ở Việt Nam; đặc điểm bệnh học và tác hại của ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng; phân tích mối liên quan giữa vấn đề ký sinh trùng và sức khỏe cộng đồng; một số phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng và nguyên tắc điều trị cá thể, điều trị cộng đồng; các nguyên tắc và biện pháp phòng chống ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng.

Giải phẫu bệnh

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về những biến đổi hình thái học của tế bào và mô trong quá trình bệnh lý; mối quan hệ giữa hình thái và chức năng; giữa con người và môi trường sống trong việc phân tích những biểu hiện lâm sàng của bệnh; giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học cả về lý thuyết và thực hành để xác định chẩn đoán một số bệnh thường gặp ở Việt Nam.

Sinh lý bệnh – miễn dịch

Nội dung gồm các quy luật hoạt động của các cơ quan, hệ thống cơ quan bị bệnh, các quá trình bệnh lý điển hình – quy luật hoạt động của bệnh nói chung; hệ thống các cơ quan và tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch; các giai đoạn, các yếu tố tham gia vào sự hình thành đáp ứng miễn dịch của cơ thể; vai trò của hệ thống miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu trong khả năng đề kháng, phòng chống bệnh tật của cơ thể; những điểm cơ bản nhất về cơ chế rối loạn đáp ứng miễn dịch trong bệnh lý quá mẫn, thiểu năng miễn dịch và tự miễn.

Dược lý

Nội dung gồm cơ chế tác dụng và tác dụng dược lý của các nhóm thuốc; áp dụng điều trị và độc tính của các thuốc đại diện cho từng nhóm; phân tích các thông số dược động học cơ bản để biết sử dụng thuốc an toàn hợp lý.

Chẩn đoán hình ảnh

Nội dung gồm chẩn đoán hình ảnh các bộ máy của cơ thể theo thứ tự ưu tiên, từ phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông dụng, phổ cập như X quang quy ước, siêu âm đến các phương pháp hiện đại như chụp cắt lớp, cộng hưởng từ...

Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm

Nội dung bao gồm những kiến thức về khoa học dinh dưỡng và khoa học thực phẩm để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng ở cộng đồng; các kiến thức đánh giá và giám sát dinh dưỡng trong theo dõi và phát hiện những vấn đề dinh dưỡng ở cộng đồng; các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc tổ chức quản lý vệ sinh thực phẩm, ăn uống cộng đồng và phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Dịch tễ học

Nội dung gồm các khái niệm và nguyên lý cơ bản của dịch tễ học; các chỉ số sức khoẻ chủ yếu của trẻ em trong cộng đồng; cách xác định yếu tố nguy cơ phát triển của bệnh; các thiết kế nghiên cứu dịch tễ học; các sai số trong nghiên cứu dịch tễ học.

Điều dưỡng cơ bản nhi khoa

Nội dung gồm các hoạt động chăm sóc sức khỏe mà người điều dưỡng phải làm; mô tả các quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, các tai biến xảy ra trong và sau khi làm thủ thuật; trình bày cách xử trí với từng tai biến. Nguyên tắc cơ bản và xử trí thành thạo các tình huống sơ cứu thông thường.

Nội cơ sở

Nội dung gồm các kỹ thuật khám nội khoa toàn thân và các hệ cơ quan; các nguyên nhân gây bệnh; các hội chứng, triệu chứng lầm sàng và cận lâm sàng các bệnh nội khoa.

Ngoại cơ sở

Nội dung gồm những kiến thức và kỹ năng cơ bản về cách khám, các triệu chứng và các hội chứng của các bệnh ngoại khoa thường gặp; một số kiến thức cơ bản về gây tê, gây mê, vô khuẩn và tiệt khuẩn trong ngoại khoa. Khai thác bệnh sử, tiền sử, khám và phát hiện được các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, các hội chứng của các bệnh ngoại khoa thường gặp.

Nội bệnh lý

Nội dung gồm cơ chế gây bệnh, tổn thương cơ bản của bệnh; chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt, nguyên tắc điều trị, phác đồ xử trí và các thuốc điều trị chính một số bệnh nội khoa thường gặp.

Ngoại bệnh lý

Nội dung gồm đặc điểm dịch tễ học, sinh bệnh học, tổn thương giải phẫu bệnh; các triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán xác đinh, chẩn đoán phân biệt, nguyên tắc xử trí cấp cứu, xử trí ban đầu, chỉ định và điều trị một số bệnh ngoại khoa thường gặp.

Phụ sản

Nội dung gồm kiến thức cơ bản về chẩn đoán, theo dõi các trường hợp thai nghén bình thường; chẩn đoán, định hướng và xử trí ban đầu một số trường hợp sản phụ khoa cấp cứu; chẩn đoán thai nghén bệnh lý, một số bệnh phụ khoa hay gặp. Tư vấn về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản lứa tuổi vị thành niên.

Y học cổ truyền

Nội dung gồm những điểm cơ bản về lý luận, thuốc đông dược và các phương pháp chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh thông thường ở trẻ em. Các thủ thuật châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, thủy châm để điều trị một số bệnh thường gặp trên lâm sàng.

Da liễu

Nội dung gồm các thương tổn cơ bản các bệnh da liễu thông thường ở trẻ em. Điều trị và phòng chống các bệnh da liễu thông thường ở tuyến cơ sở. Các nội dung cơ bản của chương trình phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Phục hồi chức năng nhi khoa

Nội dung gồm quá trình tàn tật và các định nghĩa, các biện pháp phòng ngừa khiếm khuyết, giảm khả năng và tàn tật ở trẻ em; các nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản trong phục hồi chức năng: vận động điều trị, giao tiếp, sử dụng các dụng cụ phục hồi chức năng.

Thần kinh

Nội dung gồm các kiến thức, kỹ năng khám và phát hiện một số triệu chứng thần kinh thường gặp. Chẩn đoán và nguyên tắc xử trí một số hội chứng cơ bản trong thần kinh: Hội chứng liệt nửa người, liệt hai chân, đau đầu, tăng áp lực nội sọ, hội chứng thắt lưng hông.

Tâm thần

Nội dung gồm các khái niệm về sức khỏe tâm thần, các nguy cơ chủ yếu về sức khỏe tâm thần hiện nay. Các biểu hiện về triệu chứng, hội chứng học trong thực hành tâm thần học; Xử trí các trạng thái cấp cứu trong tâm thần. Tổ chức chăm sóc, theo dõi bệnh nhi tâm thần ở cộng đồng. Các phương pháp điều trị, dự phòng các rối loạn tâm thần

Răng hàm mặt nhi khoa

Nội dung gồm các đặc điểm hình thái và chức năng của răng và bộ răng (răng sữa và răng vĩnh viễn). Thực trạng và phương hướng giải quyết các vấn đề răng miệng ở Việt Nam. Nguyên nhân, phương pháp điều trị và dự phòng các bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ em: sâu răng và nha chu viêm. Đặc điểm chủ yếu của các nhiễm trùng răng hàm mặt. Các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các bệnh răng miệng cho trẻ em.

Tai mũi họng nhi khoa

Nội dung gồm dịch tễ học, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, chẩn đoán và xử trí một số bệnh thông thường, một số bệnh cấp cứu và chấn thương tai mũi họng thường gặp ở trẻ em; chẩn đoán định hướng và chuyển kịp thời các bệnh thuộc chuyên khoa tai mũi họng đi đúng tuyến chuyên khoa. Các biện pháp phòng bệnh tai mũi họng.

Nhãn khoa trẻ em

Nội dung gồm giải phẫu và sinh lý mắt. Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị một số bệnh mắt thông thường ở trẻ em. Sơ cứu và điều trị một số bệnh cấp cứu về mắt thường gặp. Vai trò và mối liên quan bệnh mắt và bệnh toàn thân. Sử dụng một số phương tiện khám mắt thông thường. Các biện pháp bảo vệ và phòng chống bệnh mắt.

Tổ chức, quản lý y tế và chương trình y tế quốc gia về CSSKTE

Nội dung gồm:

- Các khái niệm và các thành phần của hệ thống y tế; các nguyên tắc, mô hình hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ mạng lưới y tế Việt Nam; mối quan hệ giữa ngành y tế với các ngành liên quan trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Các nguyên lý cơ bản về quản lý y tế, lập kế hoạch, tổ chức điều hành, theo dõi, giám sát và đánh giá các hoạt động, chương trình y học dự phòng.

- Hệ thống các chương trình y tế quốc gia về chăm sóc sức khoẻ trẻ em, từ tình hình dịch tễ, các chính sách đến các chương trình can thiệp.

Nhi khoa cơ sở

Nội dung gồm đặc điểm giải phẫu, sinh lý, nhu cầu dinh dưỡng và đánh giá sự phát triển thể chất, tinh thần, vận động của trẻ em.

Nhi khoa xã hội

Nội dung gồm chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em, các ưu tiên nhi khoa, chương trình lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em, chương trình y tế học đường. Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ và người nuôi dưỡng trẻ về nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ em.

Nhi khoa cộng đồng

Nội dung gồm thiết kế và thực hiện chẩn đoán sức khoẻ cộng đồng tại nhà trẻ, y tế cơ sở và bước đầu lập kế hoạch can thiệp.

Bệnh lý hô hấp nhi khoa

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về bệnh lý hô hấp trẻ em: Dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và xử trí các bệnh và các cấp cứu hô hấp ở trẻ em. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho bà mẹ, người nuôi dưỡng trẻ về nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh hô hấp cho trẻ em.

Bệnh lý thần kinh – tâm thần nhi khoa

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về bệnh lý thần kinh – tâm thần trẻ em: Dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và xử trí các bệnh và các cấp cứu thần kinh – tâm thần ở trẻ em. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho bà mẹ, người nuôi dưỡng trẻ về nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh thần kinh – tâm thần cho trẻ em.

Bệnh lý huyết học – ung thư nhi khoa

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về bệnh lý huyết học – ung thư trẻ em: Dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và xử trí các bệnh và các cấp cứu huyết học – ung thư ở trẻ em. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho bà mẹ, người nuôi dưỡng trẻ về nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh huyết học – ung thư cho trẻ em.

Bệnh lý nội tiết – chuyển hóa – di truyền nhi khoa

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về bệnh lý nội tiết – chuyển hóa – di truyền trẻ em: Dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và xử trí các bệnh và các cấp cứu nội tiết – chuyển hóa – di truyền nhi khoa. Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho bà mẹ, người nuôi dưỡng trẻ về nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng các bệnh lý nội tiết – chuyển hóa – di truyền ở trẻ em.

Bệnh lý thận – tiết niệu – sinh dục

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về bệnh lý thận – tiết niệu – sinh dục trẻ em: Dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và xử trí các bệnh và các cấp cứu thận – tiết niệu – sinh dục ở trẻ em. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho bà mẹ, người nuôi dưỡng trẻ về nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh thận – tiết niệu – sinh dục cho trẻ em.

Bệnh lý tim mạch nhi khoa

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về bệnh lý tim mạch trẻ em: Dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và xử trí các bệnh và các cấp cứu nội khoa tim mạch ở trẻ em. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho bà mẹ, người nuôi dưỡng trẻ về nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh tim mạch cho trẻ em.

Bệnh lý tiêu hóa – dinh dưỡng nhi khoa

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về bệnh lý tiêu hóa – dinh dưỡng trẻ em: Dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và xử trí các bệnh và các cấp cứu tiêu hóa – dinh dưỡng ở trẻ em. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho bà mẹ, người nuôi dưỡng trẻ về nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh tiêu hóa – dinh dưỡng cho trẻ em.

Bệnh lý sơ sinh – chu sinh học

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về bệnh lý sơ sinh – chu sinh học trẻ em: Dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và xử trí các bệnh và các cấp cứu sơ sinh – chu sinh học ở trẻ em. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho bà mẹ, người nuôi dưỡng trẻ về nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh sơ sinh – chu sinh học cho trẻ em.

Bệnh lý hồi sức cấp cứu

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về bệnh lý cấp cứu trẻ em: Dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và xử trí các bệnh và các cấp cứu nội khoa ở trẻ em. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho bà mẹ, người nuôi dưỡng trẻ về nuôi dưỡng, chăm sóc và dự phòng các bệnh cấp cứu cho trẻ em.

Bệnh lý truyền nhiễm nhi khoa

Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về bệnh lý truyền nhiễm trẻ em: Dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và xử trí các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em. Tư vấn giáo dục sức khỏe cho bà mẹ, người nuôi dưỡng trẻ về nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ em.

Ngoại nhi

Nội dung gồm các tiêu chuẩn chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt, các nguyên tắc xử trí ban đầu, chỉ định và nguyên tắc điều trị các bệnh ngoại khoa thường gặp ở trẻ em.

Bác sĩ chuyên khoa nhi học bao nhiêu năm?

Trình độ chuyên môn Để trở thành một bác sĩ nhi khoa, thông thường một người phải mất đến 11 năm. Thời gian bắt đầu tính khi bạn học xong trung học phổ thông. Nhưng không phải 11 năm là xong, kiến thức là vô hạn nên người bác sĩ phải học mỗi ngày. Họ thường xuyên có những lớp đào tạo chuyên môn, những cuộc hội thảo.

Ngành bác sĩ đa khoa lấy bao nhiêu điểm?

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, PGS, TS. Phạm Trung Kiên khẳng định: “Để học ngành Y khoa, thí sinh không cần phải nằm trong Top 28 - 30 điểm. Những thí sinh đạt từ 22 điểm hoàn toàn đủ điều kiện để học ngành Y nếu thí sinh sở hữu những tố chất và phẩm chất cần có của một người bác sĩ.

Lương của bác sĩ nhi khoa là bao nhiêu?

Mức lương khoa nhi dao động từ 30 – 50 triệu đồng/tháng. Bác sĩ khoa nhi có thể điều trị cho từng bệnh lý khác nhau tại các phòng khám, bệnh viện, trung tâm y tế cộng đồng, cơ sở y tế, cơ sở đào tạo dược,…

Bác sĩ nhi khoa tại Bà có bao nhiêu tập?

Bác Sĩ Nhi Khoa Tài Ba - 44 Tập | VieON.