Bài 5 phân tích và so sánh tháp dân số ma cao

– Có thể vận dụng phân tích, so sánh các biểu đồ tháp dân số

– Nêu được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta

– Xác lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước

Hình phóng to tháp dân số Việt Nam

2. Nội dung tiến hành

2.1. Hoạt động 1: Quan sát tháp dân số năm 1989 và năm 1999

Bài 5 phân tích và so sánh tháp dân số ma cao

Hãy phân tích và so sánh hai tháp dân số về các mặt:

– Hình dạng của tháp.

+ Giống nhau: Cả hai tháp dân số đều có đáy rộng và đỉnh nhọn, đặc trưng của cấu trúc dân số trẻ

+ Khác nhau:

  • Phần chân của đáy tháp dân số năm 1999 thu hẹp ở nhóm tuổi 0 – 4 tuổi, cho thấy tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm.
  • Phần thân và đỉnh của tháp dân số năm 1999 mở rộng hơn so với năm 1989, cho thấy dân số có xu hướng già hóa.

– Cơ cấu dân số theo độ tuổi

+ Giống nhau: Đều có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ dân số dưới và trong độ tuổi lao động cao, tỉ lệ dân số trên độ tuổi lao động thấp.

+ Khác nhau: So với tháp dân số năm 1989, tháp dân số năm 1999 có tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và trên lao động nhiều hơn, tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động ít hơn.

  • Nhóm tuổi 0 – 14 tuổi: năm 1989 là 39% và 1999 là 33,5%.
  • Nhóm tuổi 14 – 59: năm 1989 chiếm 53,8% và  1999 chiếm 58,4%.
  • Nhóm tuổi trên 59: năm 1989 chiếm 7,2 %, năm 1999 là 8,1%.

– Ti lệ dân số phụ thuộc

+ Giống nhau: Cả hai tháp dân số đều có tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn (ở tháp dân số năm 1989 là 46,2%, ở tháp dân số năm 1999 là 41,6%).

+ Khác nhau:

  • Tỉ lệ dân số phụ thuộc ở tháp dân số 1999 ít hơn ở tháp dân số 1989.
  • Năm 1989 có tỉ lệ dân số phụ thuộc cao với 46,2% và năm 1999 là 41,6%.

2.2. Hoạt động 2: Từ những phân tích và so sánh trên, nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân

– Sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta:

  • Nhóm tuổi 0 -14: có xu hướng giảm dần tỉ trọng, từ 39% (1989) xuống còn 33,5% (1999).
  • Nhóm tuổi 14 – 59:  có xu hướng tăng lên, từ 53,8% (1989) lên 58,4% (1999).
  • Nhóm trên 59 tuổi cũng tăng dần tỉ trọng từ 7,2% (1989) lên 8,1% (1999).
  • Tỉ lệ dân số phụ thuộc cũng giảm từ 46,2% (1989) xuống 41,6% (1999).

⟹ Cho thấy cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già hóa.

– Nguyên nhân:

  • Nhóm tuổi từ 0 – 14 giảm do đây là kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nước ta trong giai đoạn này (tuyên truyền giáo dục, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, mỗi gia đình chỉ có từ 1 – 2 con…).
  • Nhóm tuổi 14 – 59 tuổi tăng do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.
  • Nhóm tuổi trên 59 tuổi tăng do y tế phát triển, chế độ phúc lợi xã hội tốt hơn đã nâng cao tuổi thọ của dân cư.

2.3. Hoạt động 3: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội? Chúng ta cần phải có những biện pháp nào để từng bước khắc phục những khó khăn này?

a. Thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số theo độ tuổi với sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta

– Thuận lợi

  • Nguồn lao động đông.
  • Nguồn bổ sung lao động lớn.
  • Có lợi thế trong phát triển các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động và thu hút đầu tư nước ngoài

– Khó khăn

+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc vẫn còn cao (41,6%).

+ Trong điều kiện kinh tế – xã hội hiện nay, cơ cấu dân số trên làm hạn chế cho việc:

  • Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư (thu nhập theo đầu người, giáo dục, y tế, tuổi thọ…).

+ Giải quyết việc làm, nhà ở, an ninh xã hội.

+ Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững…

b. Biện pháp khắc phục những khó khăn

– Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động: Sinh đẻ có kế hoạch, nâng cao ý thức về chính sách dân số trong cộng đồng dân cư nhằm giảm tỉ lệ sinh, giảm tốc độ tăng dân số.

– Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo việc làm và thu nhập, cải thiện mức sống dân cư.

– Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các hình thức giáo dục dân số.

3. Kết luận 

Sau khi học xong bài này các em cần:

– Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính của nước ta từ năm 1989 đến năm 1999 đă thay đổi như thế nào? Giải thích nguyên nhân.

– Cơ cấu dân số nuớc ta có những thuận lợi và khó khăń cho phát triển kinh tế xă hội?

– Nêu biện pháp để từng bước khắc phục những khó khăn đó.

1. Quan sát tháp dân số năm 1989 và 1999

 

Bài 5 phân tích và so sánh tháp dân số ma cao

Hãy phân tích và so sánh hai tháp dân số về các mặt :

  • Hình dạng của tháp.
  • Cơ cấu dân số theo độ tuổi.
  • Ti lệ dân số phụ thuộc.

Trả lời:

So sánh và phân tích hai tháp dân số năm 1989 và 1999 như sau:

- Về hình dạng của tháp:

  • Điểm giống nhau: Cả hai tháp tuổi năm 1989 và 1999 đều cho ta thấy được đây là tháp dân số trẻ. Nó được thể hiện rõ ở cả hai tháp khi có đấy rộng và đỉnh nhọn.
  • Điểm khác nhau: Nếu quan sát kĩ hơn ta thấy đáy tháp dân số năm 1999 ở nhóm tuổi 0 – 14 hẹp hơn so với đáy tháp dân số năm 1989. Điều  này chứng tỏ rằng, tỉ lệ gia tăng tự nhiên nước ta đang có xu hướng giảm.

- Về cơ cấu dân số theo độ tuổi và tỉ lệ phụ thuộc

Để dễ so sánh ta có bảng như sau:

Năm/ Các yếu tố

Năm 1989

Năm 1999

Hình dạng của tháp

Đỉnh nhọn, đáy rộng

Đỉnh nhọn, đáy rộng chân hẹp hơn so với năm 1989

Cơ cấu dân số theo tuổi

Nhóm tuổi

Nam

Nữ

Nam

Nữ

0 – 14

15 – 59

60 trở lên

20,1

25,6

3,0

18,9

28,2

4,2

17,4

28,4

3,4

16,1

30,0

4,7

Tỉ số phụ thuộc

86

72,1


Như vậy ta thấy, cả hai tháp dân số đều có tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn. Tuy nhiên năm 1999 tỉ lệ dân số phụ thuộc ít hơn so với năm 1989.

2. Từ những phân tích và so sánh trên, nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.

Trả lời:

- Từ những so sánh và phân tích trên, ta đưa ra được những nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi nước ta như sau:

  • Từ năm 1989 đến năm 1999, cơ cấu dân số nước ta có sự thay đổi. Theo đó, tỉ lệ số người hết độ tuổi lao động và trong độ tuổi lao động tăng.
  • Thành phần phụ thuộc đang có xu hướng suy giảm

- Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của hai tháp dân số đó chính là:

  • Thứ nhất, nhờ chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ nhóm tuổi 0 – 14 có xu hướng giảm.
  • Thứ hai, nhờ nền kinh tế phát triển, mức sống người dân ngày càng tăng cao, các chính sách phúc lợi đều được cải thiện => nhóm tuổi 60 tuổi trở lên có xu hướng tăng lên.

3. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội? Chúng ta cần phải có những biện pháp nào để từng bước khắc phục những khó khăn này?

Trả lời:

- Thuận lợi:

  • Nguồn lao động đông
  • Nguồn bổ sung lao động lớn

- Khó khăn:

  • Hạn chế trong việc phát triển kinh tế - xã hội
  • Không đáp ứng được các nhu cầu đời sống
  • Tỉ lệ thật nghiệp ngày càng gay gắt
  • Các vấn đề xã hội và môi trường ngày càng trầm trọng.

- Biện pháp:

  • Tiếp tục triển khai và đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình để giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
  • Phân bố lại nguồn dân cư và lao động phù hợp nhằm tạo công ăn việc làm và cải thiện mức sống cho người dân.
  • Xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy để giải quyết việc làm.
  • Có chính sách xuất khẩu lao động.

A. CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI
1. Quan sát tháp dân số năm 1989 và 1999, hình 5.1 SGK, hãy phân tích hai tháp dân số về các mặt, hình dạng của tháp, cơ cấu dân số theo độ tuổi, tỉ lệ dân số phụ thuộc.

Bài 5 phân tích và so sánh tháp dân số ma cao

Trả lời:
Quan sát tháp dân số năm 1989 và 1999
- Hình dạng của tháp năm 1989 có đỉnh nhọn, đáy rộng.
- Hình dạng của tháp năm 1999: đỉnh nhọn, đáy rộng, chân đáy thu hẹp hơn năm 1989 (nhóm 0-4 tuổi).
- Cư cấu dân số theo độ tuổi:
+ Năm 1989: Nhóm 0-4 tuổi: nam 20,1%, nữ 18,9%.
Nhóm từ 15 đến 59 tuổi: nam 25,6%, nữ 28,2%.
Nhóm từ 60 tuổi trở lên: nam 3,0%, nữ 4,2%.
+ Năm 1999: Nhóm 0-4 tuổi: nam 7,4%, nữ 16,1%
Nhóm từ 15 đến 59 tuổi: nam 28,4%, nữ 30,0%
Nhóm từ 60 tuổi trở lên: nam 3,4%, nữ 4,7%.
* Nhận xét:
- Tuổi dưới lao động và trong độ tuổi lao động đều cao, nhưng độ tuổi dưới lao động của năm 1999 nhỏ hơn năm 1989.
- Độ tuổi lao động và ngoài lao động năm 1999 cao hơn năm 1989.
- Ti lệ dân số phụ thuộc năm 1989 là 86%, và năm 1999 là 71,2%.
- Tỉ lệ dân số phụ thuộc còn cao và cùng có thay đổi giữa hai tháp dân số.

2. Từ những phân tích và so sánh trên, nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.


Trả lời:
Nhận xét và giải thích nguyên nhân
- Từ năm 1989 đến 1999, nhóm tuổi từ 0 đến 14 giảm 5,5% (39% xuông còn 33,5%).
- Nhóm tuổi trên 60 tăng dần từ 7,2% đến 8,1%.
- Ti lệ nhóm tuổi lao động tăng 4,6% .
- Do đời sống người dân được cải thiện, chế độ dinh dường, các điều kiện y tế, chăm sóc sức khỏe tốt.

3. Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội? Chúng ta cần phải có những biện pháp nào để từng bước khắc phục những khó khăn này?


Trả lời:
- Thuận lợi: phát triển kinh té và xã hội, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Khó khăn: tạo sức ép đỗi với vấn đề giải quyết việc làm, nhà ở, tài nguyên và môi trường.
- Biện pháp khắc phục:
+ Phân bố lại lao động và dân cư giữa các vùng, các ngành kinh tế trong phạm vi cả nước.
+ Có kế hoạch đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề, sử dụng nguồn lao động hợp lí.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Quan sát hình 5.1, cho thấy hình dạng của hai tháp dân số:
A. Đều có đáy rộng.
B. Đỉnh nhọn.
C. Đáy tháp năm 1999 thu hẹp hơn năm 1989.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D

Câu 2: Trong vòng 10 năm (1989 - 1999), tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 đến 14:


A. Giảm 2,5%.
B. Giảm 3,5%.
C. Giảm 4,5%.
D. Giảm 5,5%.
Trả lời:
Đáp án: D

Câu 3: Tỉ lệ nhóm tuổi lao động tăng:


A. 2,6%.
B. 3,6%.
C. 4,6%.
D. 5,6%.
Trả lời:
Đáp án: C

Câu 4: Quan sát hình 5.1, tháp dân số năm 1989 và năm 1999 cho thấy độ tuổi lao động và ngoài lao động năm 1999 so với năm 1989:


A. Thấp hơn.
B. Bằng.
C. Cao hơn.
D. Cả A, B, C đều sai
Trả lời:
Đáp án: C

Câu 5: Tỉ lệ phụ thuộc là tỉ số giữa số người:


A. Chưa đến tuổi lao động và những người trong độ tuổi lao động.
B. Chưa đến tuổi lao động với những người quá tuổi lao động.
C. Chưa đến tuổi lao động, số người quá tuổi lao động với những người đang trong tuổi lao động.
D. Cả A, B, C đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C

Câu 6: Căn cứ vào cơ cấu dân số theo độ tuổi, cho biết tỉ số phụ thuộc của nước ta năm 1999 chiếm:


A. 55%.
B. 71,2%.
C. 76,2%.
D. 81,2%.
Trả lời:
Đáp án: B

Câu 7: Tỉ số phụ thuộc nước ta năm 1999 so với các nước Sin-ga-po (42,9%) và Thái Lan (47%) thuộc loại:


A. Thấp.
B. Cao.
C. Khá cao.
D. Rất cao.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 8: Cơ cấu dân số theo độ tuổi có thuận lợi như thế nào trong việc phát triển kinh tế - xã hội?
A. Cung cấp nguồn lao động dồi dào.
B. Có thị trường tiêu thụ lớn.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C

Câu 9: Cơ cấu dân số theo độ tuổi lao động gây trở ngại như thế nào cho việc phát triển kinh tế - xã hội?


A. Gây sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.
B. Ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
C. Môi trường ô nhiễm.
D. Cà A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D

Câu 10: Giáp pháp trong chính sách về dân số hiện nay là:


A. Phân bố lại lực lượng lao động theo ngành và theo lãnh thổ.
B. Giáo dục, đào tạo lao động.
C. Tổ chức hướng nghiệp, giới thiệu việc làm.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D