Bài giảng quản lý nhà nước về hộ tịch

Bước 1:Tại trang tài liệu thuvienmienphi bạn muốn tải, click vào nút Download màu xanh lá cây ở phía trên. Bước 2: Tại liên kết tải về, bạn chọn liên kết để tải File về máy tính. Tại đây sẽ có lựa chọn tải File được lưu trên thuvienmienphi Bước 3: Một thông báo xuất hiện ở phía cuối trình duyệt, hỏi bạn muốn lưu . - Nếu click vào Save, file sẽ được lưu về máy [Quá trình tải file nhanh hay chậm phụ thuộc vào đường truyền internet, dung lượng file bạn muốn tải]

Có nhiều phần mềm hỗ trợ việc download file về máy tính với tốc độ tải file nhanh như: Internet Download Manager [IDM], Free Download Manager, ... Tùy vào sở thích của từng người mà người dùng chọn lựa phần mềm hỗ trợ download cho máy tính của mình  


HÌNH ẢNH DEMO



Chỉ xem 5 trang đầu, hãy download Miễn Phí về để xem toàn bộ

Nguồn: thuvienmienphi

1 Đánh giá
Tài liệu rất tốt [0]
Tài liệu tốt [1]
Tài liệu rất hay [0]
Tài liệu hay [0]
Bình thường [0]

nguyenvanthe

10/18/2021 9:29:24 AM

tìm hiểu nội dung bài giảng

CHƯƠNG IQUY ĐỊNH CHUNG VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC HỘ TỊCH CẤP XÃ1. Người giữ chức danh công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã làm công tácchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là Ủyban nhân ân cấp xã], có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nhà nướcvề công tác tư pháp trong phạm vi địa phương.Tiêu chuẩn, chế độ, chính sách của công chức tư pháp - Hộ tịch cấp xã đượcthực hiện theo Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngay 10/10/2003 của Chính phủ quyđịnh về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức ở xã,phường, thị trấn và quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 của Bộ trưởngBộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chứcxã, phường, thị trấn.2. Công chức Tư pháp - Hộ tịch thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sauđây:a. Trình Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành các văn bản về công tác tư phápđịa phương; tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo hướngdẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã;b. Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tự kiểm tra các Quyết định, Chỉ thị do Ủyban nhân dân cấp xã ban hành; c. Xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn trình Ủy bannhân dân cấp xã và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;d. Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng quy ước,hương ước thôn, làng, bản, cụm dân cư phù hợp với quy định pháp luật hiện hành vàchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;đ. Hướng dẫn hoạt động của các tổ chức hoà giải; bồi dưỡng; cung cấp tài liệunghiệp vụ cho tổ viên Tổ hoà giải ở địa phương theo hướng dẫn của cơ quan tư phápcấp trên; trình chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định miễn nhiệm tổviên Tổ hoà giải;e. Thực hiện việc trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sáchtheo qui định của pháp luật;f. Trực tiếp quản lý khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thịtrấn; tổ chức việc phối hợp khai thác, sử dụng trao đổi giữa Tủ sách pháp luật ở xã,phường, thị trấn với các tổ chức, đơn vị khác;g. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc đôn đốc thi hành ántheo hướng dẫn của cơ quan thi hành án cấp huyện và thực hiện công tác hànhchính, tài chính trong việc đôn đốc thi hành án;h. Thực hiện đăng ký và quả lý hộ tịch ở địa phương; thực hiện một số việc vềquốc tịch thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật;i. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực chữ ký củacông dân Việt nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sựở trong nước; chứng thực di chúc; văn bản từ chối nhận di sản và các việc khác theoqui định của pháp luật;1j. Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnhvực công tác được giao với Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Tư pháp;k. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp xã giao.3. Để phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của công chức Tưpháp - Hộ tịch của Thông tư này, Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Ban Tư phápgồm có Trưởng ban do Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xãđảm nhiệm, công chức Tư pháp - Hộ tịch và các thành viên kiêm nhiệm khác do Ủyban nhân dân cấp xã quyết định. 2CHƯƠNG IICÔNG TÁC HỘ TỊCHI. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỘ TỊCH VÀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH:1. Việc công khai hóa các thủ tục đăng ký hộ tịch [khoản 4, Điều 4, Nghị địnhsố 158/2005/NĐ-CP]:Cơ quan đăng ký hộ tịch phải niêm yết công khai, chính xác các quy định vềgiấy tờ mà người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình hoặc nộp khi đăng ký hộtịch, thời hạn giải quyết và lệ phí đăng ký hộ tịch.2. Giá trị pháp lý của các giấy tờ hộ tịch [khoản 1 và 2, Điều 5, Nghị địnhsố 158/2005/NĐ-CP]:- Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theoquy định của pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cánhân đó. - Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ củacá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dântộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh củangười đó.3. Xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo nơi cư trú [Điều 8 Nghị địnhsố 158/2005/NĐ-CP]:Thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo nơi cư trú được xác định như sau:- Đối với công dân Việt Nam ở trong nước, thì việc đăng ký hộ tịch được thựchiện tại nơi người đó đăng ký hộ khẩu thường trú; nếu không có nơi đăng ký hộkhẩu thường trú, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng kýtạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu. - Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì việc đăng ký hộ tịch đượcthực hiện tại nơi người đó đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú,thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký tạm trú.4. Các giấy tờ cá nhân xuất trình khi đăng ký hộ tịch [Điều 9 Nghị định số158/2005/NĐ-CP]:Khi đăng ký hộ tịch, nếu cán bộ tư pháp hộ tịch không biết rõ về nhân thânhoặc nơi cư trú của đương sự, thì yêu cầu xuất trình các giấy tờ sau đây để kiểm tra:- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch đểxác định về cá nhân người đó;- Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trúcó thời hạn [đối với công dân Việt Nam ở trong nước]; Thẻ thường trú, Thẻ tạm trúhoặc Chứng nhận tạm trú [đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam] để làm căncứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định số158/2005/NĐ-CP.5. Việc ủy quyền [Điều 10 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP]:Người có yêu cầu đăng ký hộ tịch [trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng kýviệc nuôi con nuôi, đăng ký giám hộ, đăng ký việc nhận cha, mẹ, con] hoặc yêu cầucấp các giấy tờ về hộ tịch mà không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộtịch, thì có thể uỷ quyền cho người khác làm thay. Việc uỷ quyền phải bằng văn bảnvà phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ.3Nếu người được uỷ quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, emruột của người uỷ quyền, thì không cần phải có văn bản uỷ quyền.6. Thời hạn giải quyết các việc hộ tịch [Điều 1, phần I, Thông tư số01/2008/TT-BTP]:Thời hạn giải quyết các việc hộ tịch quy định tại: Khoản 2 Điều 18, Khoản 2Điều 27, Khoản 2 Điều 30, Khoản 3 Điều 31, Khoản 2 Điều 34, Khoản 2 Điều 38,Khoản 2 Điều 45, Khoản 2 Điều 48, Khoản 2 Điều 59 và Khoản 1 Điều 67 của Nghịđịnh số 158/2005/NĐ-CP được tính theo ngày làm việc.7. Giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch [Điều 2, phần I, Thông tư số01/2008/TT-BTP]:a] Đối với những việc đăng ký hộ tịch không giải quyết ngay trong ngày, thìcán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ ngày gửi trả kết quả cho đương sự. b] Khi thụ lý hồ sơ đăng ký hộ tịch, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần lưu ý:- Trường hợp không đúng thẩm quyền, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải hướngdẫn đương sự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết;- Trường hợp hồ sơ đăng ký hộ tịch còn thiếu hoặc không hợp lệ, thì cán bộtiếp nhận hồ sơ phải viết giấy hướng dẫn đương sự. Nội dung hướng dẫn phải ghiđầy đủ, rõ ràng từng loại giấy tờ cần bổ sung, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họtên và giao cho đương sự. Thời hạn giải quyết được tính từ ngày nhận đủ giấy tờ hợplệ.c] Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hộtịch, thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông báo bằng vănbản cho đương sự. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do từ chối, có chữ ký của người đứngđầu cơ quan đăng ký hộ tịch và đóng dấu của cơ quan đăng ký hộ tịch.8. Việc ghi tên địa danh hành chính trong các giấy tờ hộ tịch, sổ hộ tịch[Điều 3, phần I, Thông tư số 01/2008/TT-BTP]:Khi có sự thay đổi về địa danh hành chính, thì phần ghi về địa danh hànhchính trong các giấy tờ hộ tịch, sổ hộ tịch được thực hiện như sau:a] Khi đăng ký sự kiện hộ tịch [đăng ký đúng hạn, đăng ký quá hạn, đăng kýlại], phần ghi về địa danh hành chính trong các giấy tờ hộ tịch và sổ hộ tịch được ghitheo địa danh hành chính mới.b] Khi cấp lại bản chính Giấy khai sinh, phần ghi về địa danh hành chínhtrong nội dung của Giấy khai sinh được ghi theo địa danh hành chính đã ghi trongSổ đăng ký khai sinh; phần ghi về địa danh hành chính tại góc trái, phía trên củaGiấy khai sinh được ghi theo địa danh hành chính mới.c] Khi cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch, phần ghi về địa danh hànhchính trong giấy tờ hộ tịch [kể cả góc trái, phía trên và nội dung của giấy tờ hộ tịch]phải được ghi theo địa danh hành chính đã ghi trong sổ hộ tịch.9. Thu hồi và hủy bỏ các giấy tờ hộ tịch [Điều 4, phần I, Thông tư số01/2008/TT-BTP]:a] Đối với những giấy tờ hộ tịch được cấp trước ngày 01 tháng 4 năm 2006[ngày Nghị định số 158/2005/NĐ-CP có hiệu lực thi hành], nay phát hiện trái vớiquy định của pháp luật về hộ tịch tại thời điểm đăng ký, thì việc thu hồi và hủy bỏcũng được thực hiện theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP; trừ việcđăng ký kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia4đình [việc hủy đăng ký kết hôn trong trường hợp này thuộc thẩm quyền của Tòa ánnhân dân]. b] Cơ quan ra quyết định thu hồi, hủy bỏ các giấy tờ hộ tịch có trách nhiệmthông báo cho cơ quan đã đăng ký hộ tịch để ghi chú trong sổ hộ tịch, đồng thờithông báo cho đương sự biết.II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UBND CẤP HUYỆN TRONGĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH.I. Quản lý nhà nước về hộ tịch [Điều 78 Nghị định số 158/2005/ND-CP]:1. UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong địa phươngmình, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:a] Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức, thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộtịch đối với UBND cấp xã;b] Thực hiện giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnhhộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;c] Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho cán bộ Tư pháp hộ tịch;d] Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch;đ] Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của BộTư pháp;e] Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;g] Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;h] Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch, báo cáo ủy ban nhân dâncấp tỉnh theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;i] Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩmquyền;k] Quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do UBND cấp xã cấptrái với quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP [trừ việc đăng ký kết hôn viphạm về điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình].2. Phòng Tư pháp giúp UBND cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạntrong quản lý nhà nước về hộ tịch theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Nghị định số158/2005/NĐ-CP [riêng việc giải quyết tố cáo tại điểm i khoản 1 Điều 78 Nghị địnhsố 158/2005/NĐ-CP chỉ thực hiện khi được giao]. Đối với việc giải quyết khiếu nạiquy định tại điểm i khoản 1 Điều 78 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP do UBND cấphuyện thực hiện. 3. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quảnlý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đếnnhững sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ký và quản lý hộ tịch ởđịa phương mình, thì Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm.II. Đăng ký hộ tịch :UBND cấp huyện trực tiếp giải quyết các việc hộ tịch sau đây:- Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên;- Xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính cho mọi trường hợp, không phânbiệt độ tuổi;- Bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch [trong trường hợp sổ hộ tịch không cònlưu được tại UBND cấp xã mà chỉ lưu được tại UBND cấp huyện];5- Cấp lại bản chính giấy khai sinh;- Cấp bản sao giấy tờ hồ tịch từ sổ gốc.1. Thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch.1.1. Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc, xác định lạigiới tính; bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch [Điều 36 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP]:Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính,bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch theo quy định tại Điều 36 Nghị định số158/2005/N Đ-CP bao gồm:a. Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khaisinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý dochính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự. b. Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh vàbản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký.c. Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộccủa người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự.d. Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của ngườiđó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp củay học nhằm xác định rõ về giới tính.đ. Bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh vàbản chính Giấy khai sinh.e. Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịchkhác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.1.2 Thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch:a. Thẩm quyền thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác địnhlại giới tính, bổ sung hộ tịch; điều chỉnh hộ tịch của UBND cấp huyện [khoản 2,Điều 37 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và điểm e, Điều 5, Phần II Thông tư số01/2008/TT-BTP]:- UBND cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khaisinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho ngườitừ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch,điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi. [khoản 2 Điều 37Nghị định số 158/2005/N Đ-CP].- Trong trường hợp công dân Việt Nam đã đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đạidiện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, sau đó về nước cưtrú mà có yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giớitính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, thì cũng được thực hiện theo quy định tạiMục 7 Chương II của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại Mục này.Việc thay đổi, cải chính hộ tịch [cho người từ đủ 14 tuổi trở lên], xác định lạidân tộc, xác định lại giới tính cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi, được thựchiện tại UBND cấp huyện, nơi đương sự cư trú.Sau khi đã thực hiện việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xácđịnh lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, UBND cấp huyện hoặc UBND6cấp xã phải thông báo cho Bộ Ngoại giao để Bộ Ngoại giao thông báo tiếp cho Cơquan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước mà đương sự đãđăng ký hộ tịch thực hiện việc ghi chú vào sổ hộ tịch. Trường hợp sổ hộ tịch đãchuyển lưu 01 quyển tại Bộ Ngoại giao, thì Bộ Ngoại giao cũng thực hiện việc ghichú các thay đổi này. [điểm e Điều 5, phần II, Thông tư số 01/2008/TT-BTP].b. Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc,xác định lại giới tính; bổ sung hộ tịch [khoản 1, Điều 38 Nghị định số158/2005/NĐ-CP và điểm c, điểm d, điểm g, điểm k, Điều 5, Phần II Thông tư số01/2008/TT-BTP]:- Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lạigiới tính, bổ sung hộ tịch phải nộp Tờ khai [theo mẫu quy định], xuất trình bảnchính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc,xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ choviệc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sunghộ tịch. Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì văn bản kết luận của tổ chức y tếđã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính là căn cứ cho việc xác định lại giớitính.Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổsung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sựđược thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dântộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của ngườiđó. [khoản 1 Điều 38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP].- Đối với trường hợp cải chính ngày, tháng, năm sinh; thì ngày, tháng, nămsinh ghi trong Giấy khai sinh hiện tại của người có yêu cầu cải chính là căn cứ tínhtuổi để xác định thẩm quyền giải quyết yêu cầu cải chính. [điểm c, Điều 5, phần IIThông tư số 01/2008/TT-BTP].- Trong trường hợp đương sự xuất trình Giấy khai sinh được cấp từ thời kỳPháp thuộc, hay thời kỳ chính quyền Ngụy Sài Gòn để làm thủ tục thay đổi, cảichính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, thì phảilàm thủ tục cấp lại bản chính Giấy khai sinh mới [nếu Sổ đăng ký khai sinh trướcđây còn lưu trữ] hoặc làm thủ tục đăng ký lại việc sinh [nếu Sổ đăng ký khai sinhkhông còn lưu trữ]. Bản chính Giấy khai sinh mới được dùng để làm thủ tục thayđổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.Giấy khai sinh cũ phải được thu hồi và lưu trữ. [điểm d, Điều 5, phần II Thông tư số01/2008/TT-BTP].- Việc cải chính nội dung trong bản chính Giấy khai sinh, đặc biệt là cải chínhngày, tháng, năm sinh, chỉ được giải quyết đối với những trường hợp có đủ cơ sở đểxác định rằng khi đăng ký khai sinh có sự sai sót do ghi chép của cán bộ Tư pháp hộtịch hoặc do đương sự khai báo nhầm lẫn. Trường hợp yêu cầu cải chính nội dungtrong bản chính Giấy khai sinh do đương sự cố tình sửa chữa sai sự thật đã đăng kýtrước đây để hợp thức hóa hồ sơ, giấy tờ cá nhân hiện tại, thì không giải quyết.[điểm g, Điều 5, phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP].7- Mọi ghi chú về thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lạigiới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch đều phải được đóng dấu của cơ quanthực hiện việc ghi chú vào phần nội dung ghi chú trong sổ hộ tịch và mặt sau của bảnchính giấy tờ hộ tịch. Đối với việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xácđịnh lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch thuộc thẩm quyền của UBNDcấp huyện, thì do Trưởng Phòng hoặc Phó trưởng phòng Tư pháp thực hiện việc ghichú và đóng dấu của Phòng Tư pháp. [điểm k, Điều 5, phần II Thông tư số01/2008/TT-BTP].c. Trình tự giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc,xác định lại giới tính: [khoản 2, Điều 38, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP].Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi,cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quyđịnh của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký thayđổi, cải chính hộ tịch và Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác địnhlại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ tịch UBND cấp huyện ký và cấp cho đươngsự một bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dântộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm khôngquá 5 ngày.Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác địnhlại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt saucủa bản chính Giấy khai sinh.d. Trình tự giải quyết việc bổ sung hộ tịch: [khoản 3 Điều 38 Nghị định số158/2005/NĐ-CP và điểm h, điểm i, Điều 5, phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP]:- Việc bổ sung hộ tịch được giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ.Nội dung bổ sung được ghi trực tiếp vào những cột, mục tương ứng trong Sổ đăngký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. Cán bộ Tư pháp c ủa Phòng Tư pháp đóngdấu vào phần ghi bổ sung. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bảnchính Giấy khai sinh phải ghi rõ nội dung bổ sung; căn cứ ghi bổ sung; họ, tên, chữký của người ghi bổ sung; ngày, tháng, năm bổ sung. Cán bộ Tư pháp của Phòng Tưpháp đóng dấu vào phần đã ghi bổ sung.Trong trường hợp nội dung Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinhtrước đây không có cột mục cần ghi bổ sung, thì nội dung bổ sung được ghi vào mặtsau của bản chính Giấy khai sinh và cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh. [khoản 3,Điều 38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP].- Trong trường hợp Giấy khai sinh của một người chỉ ghi năm sinh, không ghingày, tháng sinh, mà có yêu cầu bổ sung, thì ngày, tháng sinh được ghi theo Giấychứng sinh; nếu không có Giấy chứng sinh, thì ngày, tháng sinh được xác định nhưsau:Đối với người chưa có hồ sơ, giấy tờ cá nhân ghi về ngày, tháng sinh, thìngày, tháng sinh được xác định theo văn bản cam đoan của cha, mẹ đẻ hoặc ngườigiám hộ [đối với trẻ em dưới 6 tuổi]; hoặc theo lời khai của người yêu cầu bổ sung,có xác nhận của người làm chứng [đối với người từ đủ 6 tuổi trở lên]. Đối với những người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Chứngminh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên mà trong8các hồ sơ, giấy tờ đã ghi thống nhất về ngày, tháng sinh, thì xác định theo ngày,tháng sinh đó. Trường hợp ngày, tháng sinh ghi trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên củangười đó không thống nhất, thì xác định theo ngày, tháng sinh trong hồ sơ, giấy tờđược lập đầu tiên. Trong trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh theo hướng dẫn trênđây, thì ngày, tháng sinh là ngày 01 tháng 01. [điểm h, Điều 5, phần II, Thông tư số01/2008/TT-BTP].- Trong trường hợp sổ đăng ký hộ tịch còn lưu được ở cả UBND cấp xã vàUBND cấp huyện, thì đương sự có quyền lựa chọn thực hiện yêu cầu bổ sung hộtịch hoặc điều chỉnh hộ tịch tại UBND cấp xã, hoặc UBND cấp huyện.Việc thông báo và ghi vào sổ hộ tịch sau khi thực hiện việc bổ sung hộ tịchhoặc điều chỉnh hộ tịch được thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số158/2005/NĐ-CP. [điểm i, Điều 5, phần II, Thông tư số 01/2008/TT-BTP].đ. Cấp bản Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh sau khi giải quyết yêucầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổsung hộ tịch [khoản 4 Điều 38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP].Sau khi việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giớitính, bổ sung hộ tịch đã được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, thì bản sao Giấy khaisinh từ Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi theo nội dung đã thay đổi, cải chính hoặc bổsung.e. Trình tự giải quyết việc điều chỉnh hộ tịch:Điều chỉnh nội dung trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác [không phảisổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh]. [Điều 39 Nghị định số158/2005/NĐ-CP].- Khi cá nhân có yêu cầu điều chỉnh nội dung đã được đăng ký trong sổ hộtịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấykhai sinh, mà các sổ hộ tịch đó không còn lưu tại UBND cấp xã, thì UBND cấphuyện, nơi đang lưu sổ hộ tịch căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh để điều chỉnhnhững nội dung đó cho phù hợp với nội dung tương ứng trong bản chính Giấy khaisinh. Nếu việc điều chỉnh nội dung của sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch khác không liênquan đến nội dung khai sinh, thì UBND cấp huyện căn cứ vào những giấy tờ có liênquan do đương sự xuất trình để điều chỉnh.- Việc điều chỉnh hộ tịch được giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ.Cột ghi chú của sổ đăng ký hộ tịch và mặt sau của bản chính giấy tờ hộ tịch phải ghirõ nội dung điều chỉnh; căn cứ điều chỉnh; Trưởng Phòng hoặc Phó trưởng PhòngTư pháp thực hiện ghi chú đóng dấu của Phòng Tư pháp.Sau khi việc điều chỉnh hộ tịch đã được ghi vào sổ hộ tịch, thì bản sao giấy tờhộ tịch từ sổ hộ tịch sẽ ghi theo nội dung đã điều chỉnh.- Điều chỉnh nội dung trong phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinhvà Giấy khai sinh của người con [khoản 5, Điều 38 Nghị định 158/2005/NĐ-CP]:Trong trường hợp nội dung bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ đã thay đổido việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, mà sổ đăng ký khaisinh cho người con không còn lưu tại UBND cấp xã, thì UBND cấp huyện nơi lưusổ đăng ký khai sinh cho người con, căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh của cha,9mẹ thực hiện việc điều chỉnh nội dung đó trong phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăngký khai sinh và Giấy khai sinh của người con cho phù hợp. g. Thông báo và ghi vào sổ hộ tịch các việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xácđịnh lại dân tộc, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch: [Điều 40 Nghị định số158/2005/NĐ-CP và đoạn 3, điểm e, Điều 5, Phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP]- Trong trường hợp UBND cấp xã thực hiện việc thay đổi, cải chính, bổ sung,điều chỉnh hộ tịch mà sổ hộ tịch đã chuyển lưu một quyển tại UBND cấp huyện, thìUBND cấp xã có trách nhiệm gửi thông báo cho UBND cấp huyện về những nộidung thay đổi để ghi tiếp vào sổ hộ tịch lưu tại UBND cấp huyện.- Trong trường hợp UBND cấp huyện thực hiện việc thay đổi, cải chính hộtịch, xác định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, thì UBND cấp huyệncó trách nhiệm gửi thông báo cho UBND cấp xã, nơi đã đăng ký hộ tịch về nhữngnội dung thay đổi để ghi tiếp vào sổ hộ tịch lưu tại UBND cấp xã [Điều 40 Nghịđịnh 158/2005/NĐ-CP].- Sau khi đã thực hiện việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xácđịnh lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, UBND cấp huyện hoặc UBNDcấp xã phải thông báo cho Bộ Ngoại giao để Bộ Ngoại giao thông báo tiếp cho Cơquan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước mà đương sự đãđăng ký hộ tịch thực hiện việc ghi chú vào sổ hộ tịch. Trường hợp sổ hộ tịch đãchuyển lưu 01 quyển tại Bộ Ngoại giao, thì Bộ Ngoại giao cũng thực hiện việc ghichú các thay đổi này [đoạn 3, điểm e, Điều 5, phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP].2. Cấp lại bản chính Giấy khai sinh:2.1. Điều kiện để cấp lại bản chính Giấy khai sinh [khoản 1 Điều 62 Nghị định 158/2005/NĐ-CP]:Trong trường hợp bản chính Giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chúquá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xácđịnh lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà Sổ đăng ký khai sinhcòn lưu trữ được, thì được cấp lại bản chính Giấy khai sinh.2.2 Thẩm quyền cấp lại bản chính Giấy khai sinh của UBND cấp huyện[khoản 2, Điều 62 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP]:UBND cấp huyện, nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh.2.3. Thủ tục cấp lại bản chính Giấy khai sinh [khoản 1, Điều 63 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP]:Người yêu cầu cấp lại bản chính Giấy khai sinh phải nộp Tờ khai [theo mẫuquy định] và bản chính Giấy khai sinh cũ [nếu có].Trong trường hợp cán bộ tư pháp của Phòng Tư pháp không biết rõ về ngườiyêu cầu cấp lại bản chính giấy khai sinh, thì yêu cầu họ xuất trình giấy chứng minhnhân dân hoặc hộ chiếu để kiểm tra.2.4. Trình tự cấp lại bản chính Giấy khai sinh [khoản 2, khoản 4 Điều 63Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và điểm b, điểm c Điều 2 Phần IV Thông tư số01/2008/TT-BTP]:- Sau khi nhận Tờ khai, cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp căn cứ vào nộidung đã ghi trong Sổ đăng ký khai sinh đang lưu trữ để ghi vào nội dung bản chính10Giấy khai sinh [mẫu bản chính Giấy khai sinh cấp lại], Chủ tịch ủy ban nhân dân cấphuyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Giấy khai sinh mới, thu hồi lại Giấykhai sinh cũ [nếu có]. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “Đãcấp lại bản chính Giấy khai sinh ngày tháng năm ” [khoản 2 Điều 63 Nghị địnhsố 158/2005/NĐ-CP].- Sau khi cấp lại bản chính Giấy khai sinh, ủy ban nhân dân cấp huyện cótrách nhiệm gửi thông báo cho ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh đểghi chú tiếp vào Sổ đăng ký khai sinh lưu tại ủy ban nhân dân cấp xã. [khoản 4, Điều63 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP].- Trong trường hợp UBND cấp huyện thực hiện việc cấp lại bản chính Giấykhai sinh, nhưng Sổ đăng ký khai sinh chỉ lưu tại ủy ban nhân dân cấp xã, thì ủy bannhân dân cấp huyện yêu cầu ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp thông tin để ghi vàonội dung bản chính Giấy khai sinh. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trích lụcthông tin trả lời bằng văn bản, hoặc sao chụp trang Sổ đăng ký khai sinh có xác nhậncủa ủy ban nhân dân xã và gửi cho ủy ban nhân dân cấp huyện. [điểm b, Điều 2,phần IV Thông tư số 01/2008/TT-BTP].- Khi cấp lại bản chính Giấy khai sinh, ủy ban nhân dân cấp huyện không phảilập sổ riêng mà chỉ ghi chú việc cấp lại bản chính trong cột ghi chú của Sổ đăng kýkhai sinh theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Số,quyển số ghi trong bản chính Giấy khai sinh khi cấp lại được ghi theo số, quyển sốcủa Sổ đăng ký khai sinh trước đây. [điểm c, Điều 2, phần IV Thông tư số01/2008/TT-BTP].2.5. Nguyên tắc ghi vào nội dung bản chính Giấy khai sinh khi cấp lại[Điều 61 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và điểm d, Điều 2 Phần IV Thông tư số01/2008/TT-BTP]:- Nội dung của bản chính giấy khai sinh phải ghi theo đúng nội dung đã đượcđăng ký trong sổ đăng ký khai sinh. - Trong trường hợp sổ đăng ký khai sinh đã ghi chú việc thay đổi, cải chính hộtịch; xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính; bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộtịch, thì bản chính Giấy khai sinh cấp lại được ghi theo nội dung đã được ghi chú.[Điều 61 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP].- Trong trường hợp đương sự có yêu cầu cấp lại bản chính Giấy khai sinh,đồng thời bổ sung nội dung trong bản chính Giấy khai sinh, thì Uỷ ban nhân dân cấphuyện giải quyết việc bổ sung các nội dung trong Sổ đăng ký khai sinh trước, sau đóthực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh theo nội dung đã được ghi bổ sungtrong Sổ đăng ký khai sinh. [điểm d, Điều 2, phần IV Thông tư số 01/2008/TT-BTP].3. Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch: 3.1. Thẩm quyền cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch của UBND cấphuyện [khoản 2, khoản 3 Điều 60 Nghị định 158/2005/NĐ-CP]:UBND cấp huyện, nơi lưu trữ sổ hộ tịch thực hiện cấp bản sao các giấy tờ hộtịch từ sổ hộ tịch.Người yêu cầu cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch có thể ủy quyền chongười khác hoặc gửi đề nghị đến cơ quan hộ tịch qua đường bưu điện.113.2. Nguyên tắc ghi nội dung vào bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch [Điều 61 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP]:- Nội dung của bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch phải ghi theo đúng nộidung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch. - Trong trường hợp sổ hộ tịch đã ghi chú việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xácđịnh lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch, thìbản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch được ghi theo nội dung đã được ghi chú.III. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UBND CẤP XÃ VÀ CÁN BỘ TƯPHÁP HỘ TỊCH TRONG ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH.I. Quản lý nhà nước về hộ tịch [Điều 79 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP]:1. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch, UBND cấp xã có nhiệm vụ,quyền hạn sau đây:a] Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của UBND cấp xãtheo quy định của Nghị định số 125/2005/NĐ-CP;b] Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định củapháp luật về hộ tịch;c] Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của BộTư pháp;d] Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;đ] Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;e] Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo UBND cấp huyệntheo định kỳ 6 tháng và hàng năm;g] Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩmquyền.2. Cán bộ Tư pháp hộ tịch có trách nhiệm giúp UBND cấp xã thực hiện cácnhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định số158/2005/NĐ-CP [trừ trường hợp giải quyết tố cáo tại điểm g khoản 1 Điều 79 Nghịđịnh số 158/2005/NĐ-CP].3. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộtịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những saiphạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ởđịa phương mình, thì Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm.II. Cán bộ Tư pháp hộ tịch [Điều 81 Nghị định số 158/2005/NĐ - CP]:1. Cán bộ Tư pháp hộ tịch là công chức cấp xã, giúp UBND cấp xã thực hiệncác nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Đối với những xã,phường, thị trấn có đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch nhiều, thì phải có cán bộchuyên trách làm công tác hộ tịch, không kiêm nhiệm các công tác tư pháp khác. 2. Cán bộ Tư pháp hộ tịch phải có đủ các tiêu chuẩn của cán bộ công chức cấpxã theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và phải có thêm các tiêu chuẩnsau đây:a] Có bằng tốt nghiệp trung cấp luật trở lên;b] Được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hộ tịch;c] Chữ viết rõ ràng.123. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ Tưpháp hộ tịch được thực hiện theo quy định chung của pháp luật đối với công chứccấp xã.4. Cán bộ Tư pháp hộ tịch phải thực hiện những nghĩa vụ và được hưởng nhữngquyền lợi của cán bộ, công chức mà pháp luật quy định đối với công chức cấp xã.*. Nhiệm vụ của cán bộ Tư pháp hộ tịch trong đăng ký và quản lý hộ tịch[Điều 82 Nghị định số 158/2005/NĐ - CP]:Trong đăng ký và quản lý hộ tịch, cán bộ Tư pháp hộ tịch giúp UBND cấp xãthực hiện các nhiệm vụ sau đây:a. Thụ lý hồ sơ, kiểm tra, xác minh và đề xuất với Chủ tịch UBND cấp xã xemxét, quyết định việc đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này;b. Thường xuyên kiểm tra và vận động nhân dân đi đăng ký kịp thời các sự kiệnhộ tịch. Đối với những khu vực người dân còn bị chi phối bởi phong tục, tập quánhoặc điều kiện đi lại khó khăn, cán bộ Tư pháp hộ tịch phải có lịch định kỳ đến tậnnhà dân để đăng ký những sự kiện hộ tịch đã phát sinh.Cán bộ Tư pháp hộ tịch phải chịu trách nhiệm trước UBND cấp xã về những sựkiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn xã, phường, thị trấn mà không được đăng ký.c. Sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;d. Tổng hợp tình hình và thống kê chính xác số liệu hộ tịch để UBND cấp xãbáo cáo UBND cấp huyện theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;đ. Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của phápluật về hộ tịch;e. Giữ gìn, bảo quản, lưu trữ sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch; khi thôi giữ nhiệm vụphải bàn giao đầy đủ cho người kế nhiệm.*. Những việc cán bộ Tư pháp hộ tịch không được làm [Điều 83 Nghị địnhsố 158/2005/NĐ-CP]:Cán bộ Tư pháp hộ tịch không được làm những việc sau đây:a] Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cơ quan, tổchức, cá nhân khi đăng ký hộ tịch;b] Nhận hối lộ;c] Thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc tự ý đặt ra các khoản thu khiđăng ký hộ tịch;d] Tự đặt ra những thủ tục, giấy tờ trái với quy định của Nghị định này khi đăngký hộ tịch;đ] Làm sai lệch các nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch, biểu mẫu hộtịch;e] Cố ý cấp các giấy tờ hộ tịch có nội dung không chính xác.*Lưu ý: Những quy định này cũng được áp dụng đối với cán bộ tư pháp củaPhòng Tư pháp.III. Đăng ký hộ tịch:1. Đăng ký khai sinh:- Trách nhiệm của người đi khai sinh:Người đi đăng ký khai sinh có trách nhiệm phải khai báo chính xác các thôngtin liên quan đến khai sinh [như họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính;dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con].13- Trách nhiệm của cán bộ tư pháp hộ tịch:Cán bộ tư pháp hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với các quy địnhcủa pháp luật hiện hành [như vấn đề xác định họ, dân tộc, quốc tịch . . .], kết hợp vớicác giấy tờ do đương sự nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh để xác định nộidung ghi vào Giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh tránh tình trạng đăng ký sai, sóthoặc không chính xác.1.1. Thẩm quyền đăng ký khai sinh [Điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ Điều 1, Phần II, Thông tư số01/2008/TT-BTP]:- UBND cấp xã, nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh chotrẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì UBND cấp xã, nơi cưtrú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.- Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và ngườicha, thì UBND cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng kýkhai sinh.- Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại UBND cấpxã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chứcđang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó. [Điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP].a. Thẩm quyền đăng ký khai sinh theo nơi người mẹ cư trú [điểm a, Điều1, Phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP]:Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 và Khoản 1 Điều 13 Nghị định số158/2005/NĐ-CP, thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em phải được thực hiện tạiUBND cấp xã, nơi người mẹ đăng ký thường trú; trường hợp người mẹ không có nơiđăng ký thường trú, thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại UBNDcấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú.Trường hợp người mẹ có nơi đăng ký thường trú, nhưng thực tế đang sinhsống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú, thì UBND cấp xã, nơi người mẹ đăngký tạm trú cũng có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em [Ví dụ:chị T đăng ký thường trú tại xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nhưnglàm việc ổn định và sinh con tại nơi đăng ký tạm trú là phường Tân Tạo, quận BìnhTân, thành phố Hồ Chí Minh, thì UBND phường Tân Tạo cũng có thẩm quyền thựchiện việc đăng ký khai sinh cho con của chị T]. Trong trường hợp này, UBND cấpxã, nơi đã đăng ký khai sinh có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã, nơi ngườimẹ đăng ký thường trú để biết. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ“Đăng ký khai sinh theo nơi tạm trú của người mẹ”.b. Thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 Nghịđịnh số 158/2005/NĐ-CP [điểm b, Điều 1, Phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP]:Theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, thì các quyđịnh về đăng ký khai sinh tại Mục 1 Chương II của Nghị định số 158/2005/NĐ-CPcũng được áp dụng để đăng ký khai sinh cho các trường hợp quy định tại các điểm a,b, c, d và đ khoản 1 Điều 96 của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Thẩm quyền đăngký khai sinh cho các trường hợp này được xác định như sau:- Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha và mẹ làcông dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấpxã, nơi người mẹ hoặc người cha cư trú trong thời gian ở Việt Nam.14- Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ làcông dân Việt Nam cư trú ở trong nước, còn người kia là công dân Việt Nam địnhcư ở nước ngoài, được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người làcông dân Việt Nam cư trú ở trong nước. - Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha và mẹ làngười nước ngoài hoặc người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Namđược thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người mẹ hoặc người cha. Thẩmquyền đăng ký khai sinh theo nơi cư trú của người mẹ hoặc người cha được xác địnhnhư đối với việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha và mẹ làcông dân Việt Nam cư trú ở trong nước. - Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ làngười nước ngoài, người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam, cònngười kia là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, được thực hiện tại UBND cấpxã, nơi cư trú của người là công dân Việt Nam. - Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ làcông dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân củanước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam, được thực hiện tạiUBND cấp xã, nơi cư trú của người là công dân Việt Nam.c. Xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam,có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, còn người kia là côngdân Việt Nam định cư ở nước ngoài [điểm c, Điều 1, Phần II Thông tư số01/2008/TT-BTP]:Đối với trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có chahoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, còn người kia là công dân ViệtNam định cư ở nước ngoài mà người đó đã có quốc tịch nước ngoài, thì căn cứ vàoHộ chiếu còn giá trị sử dụng của người là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoàiđể xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh. Trường hợp đương sự xuất trình Hộ chiếuViệt Nam, thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại UBND cấp xã theoquy định tại điểm b Khoản 1 Điều 96 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP; nếu xuất trìnhHộ chiếu nước ngoài, thì việc đăng ký khai sinh được thực hiện tại Sở Tư pháp tỉnh[thành phố] theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Hướng dẫn này cũng được áp dụng đối với trường hợp đăng ký khai sinh chotrẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cả cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nướcngoài.d. Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha và mẹ là công dân ViệtNam mà chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, sau đó về nước cư trú cũngđược áp dụng quy định tại Mục 1 Chương II của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP vàhướng dẫn tại Mục này để đăng ký khai sinh. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinhphải ghi rõ “Trẻ sinh ở nước ngoài, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài”.[điểm d, Điều 1, Phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP]:đ. Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài, được mẹ là công dân Việt Namđưa về Việt Nam sinh sống, cũng được áp dụng quy định về đăng ký khai sinh chocon ngoài giá thú theo quy định tại Mục 1 Chương II của Nghị định số158/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại Mục này để đăng ký khai sinh khi:- Trẻ em chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài;15- Mẹ của trẻ em không đăng ký kết hôn.Trong trường hợp người mẹ khai về người cha, thì người cha phải làm thủ tụcnhận con theo quy định của pháp luật.Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “Trẻ sinh ở nước ngoài,chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài”. [điểm đ, Điều 1, Phần II Thông tư số01/2008/TT-BTP]:1.2. Thời hạn đi khai sinh: [Điều 14 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP]Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khaisinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thânthích khác đi khai sinh cho trẻ em.Thời hạn đăng ký khai sinh nói trên được áp dụng chung đối với tất cả cácvùng, miền trong cả nước.Nếu thời hạn đăng ký khai sinh đã nêu trên mới thực hiện việc đăng ký khaisinh cho trẻ, thì phải đăng ký khai sinh theo thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn và tùytheo mức độ vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000đồng [khoản 1 Điều 12 Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 của Chínhphủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp].1.3. Thủ tục đăng ký khai sinh [Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP]:- Giấy tờ phải nộp:Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh do cơ sở y tế [bệnhviện, trạm y tế, nhà hộ sinh . . .] nơi trẻ em sinh ra cấp; Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng:Văn bản xác nhận của người làm chứng [người làm chứng phải có năng lựchành vi dân sự đầy đủ và biết rõ sự việc làm chứng; người làm chứng phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật về tính xác thực của sự việc mà mình làm chứng].Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làmgiấy cam đoan về việc sinh là có thực.- Giấy tờ phải xuất trình:Người đi đăng ký khai sinh phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha,mẹ trẻ em [nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn]. Nếu cán bộ Tư pháp hộ tịchbiết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trìnhGiấy chứng nhận kết hôn.1.4. Trình tự đăng ký khai sinh [khoản 2 Điều 15 Nghị định số158/2005/NĐ-CP]:Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăngký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấpcho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh đượccấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.1.5. Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú [khoản 3 Điều 15 Nghị địnhsố 158NĐ-CP và đoạn 2 điểm e, Điều 1, Phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP]:Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định đượcngười cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinhđể trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì ủy ban nhândân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. [khoản 3, Điều 15Nghị định số 158/2005/NĐ-CP]. 16Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không cóquyết định công nhận việc nhận cha cho con, thì họ và quê quán của con được xácđịnh theo họ và quê quán của người mẹ. [đoạn 2 điểm e, Điều 1, Phần II Thông tư số01/2008/TT-BTP].1.6. Đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi [Điều 16 Nghị định số158/2005/NĐ-CP và điểm h, Điều 1, Phần II Thông tư 01/2008/TT-BTP]a. Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngaycho UBND cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biênbản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó. Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; giới tính;đặc điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của trẻ [nếu có]; họ, tên, địa chỉ củangười phát hiện. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại UBND cấp xã,nơi lập biên bản, một bản giao cho người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.b. UBND cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phátthanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thanhhoặc Đài truyền hình có trách nhiệm thông báo miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếpcác thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báocuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thờinuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh. c. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, họ, tên của trẻ được ghitheo đề nghị của người đi khai sinh; nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh vànơi sinh, thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh; nơi sinh là địa phương nơi lậpbiên bản; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộccủa trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được để trống. Trong cột ghichú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “trẻ bị bỏ rơi”. Trong trường hợp có ngườinhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào Quyết định công nhậnviệc nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong Sổ đăngký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khaisinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”; nội dung ghi chú này phải được giữ bí mật, chỉnhững người có thẩm quyền mới được tìm hiểu.d. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh, thì việc lập biên bảnvà thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em cũng được thực hiện theo quy định tại khoản1 và khoản 2 Điều 16 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Khi đăng ký khai sinh, nhữngnội dung liên quan đến khai sinh được ghi theo lời khai của trẻ; nếu trẻ không nhớđược, thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định năm sinh, ngày sinh là ngày 01tháng 01 của năm đó; họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh;quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; những nội dung không xác định được thì đểtrống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "trẻ bị bỏ rơi".[Điều16 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP].- Trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, có giấy tờ kèm theo ghi về thông tin củacha, mẹ, nhưng sau khi đã thực hiện việc thông báo theo quy định tại Khoản 2 Điều16 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP mà không tìm được cha, mẹ đẻ, thì những thôngtin này chỉ ghi chú trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh; phần ghi về ngườimẹ và người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con đượcđể trống. [điểm h, Điều 1, Phần II Thông tư 01/2008/TT-BTP]171.7. Áp dụng đối với một số trường hợp đăng ký khai sinh khác [khoản 1Điều 96 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP]:a] Trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;b] Trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ởtrong nước, còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;c] Trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc ngườikhông quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam; d] Trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là người nước ngoài hoặc ngườikhông quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam, còn người kia là công dân ViệtNam cư trú ở trong nước; đ] Trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thườngtrú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trútại khu vực biên giới.1.8. Những điểm cần lưu ý khi giải quyết việc đăng ký khai sinh:Thứ nhất: Xác định họ và quê quán của trẻ [điểm e Điều 1, Phần II Thông tưsố 01/2008/TT-BTP]:Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quêquán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏathuận của cha, mẹ. Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không cóquyết định công nhận việc nhận cha cho con, thì họ và quê quán của con được xácđịnh theo họ và quê quán của người mẹ.Thứ hai: Ghi về nơi sinh của trẻ [điểm g Điều 1, Phần II Thông tư số01/2008/TT-BTP]:Trường hợp trẻ sinh tại cơ sở y tế, thì ghi tên của cơ sở y tế và địa danh hànhchính nơi trẻ sinh ra [Ví dụ: bệnh viện Phụ sản Hà Nội hoặc Trạm y tế xã ĐìnhBảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh].Trường hợp trẻ sinh ngoài cơ sở y tế, thì ghi tên của địa danh hành chính[xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố], nơi trẻ sinhra [Ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh].2. Đăng ký kết hôn:2.1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn [Điều 17 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP]:a. UBND cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn. b. Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thờihạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộkhẩu thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại UBNDcấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ. 2.2. Thủ tục đăng ký kết hôn [khoản 1, Điều 18 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và điểm a, điểm b, điểm e Điều 2, Phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP]:a. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai [theo mẫu quyđịnh] và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.18Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăngký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơicư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoàivề nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sựViệt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởngđơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờkhai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tạichương V của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận[khoản 1 Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP].b. Khi đăng ký kết hôn, mỗi bên nam nữ phải khai vào một Tờ khai đăng kýkết hôn. Trường hợp cả hai bên nam nữ cùng cư trú tại một xã, phường, thị trấn hoặccùng công tác tại một đơn vị trong lực lượng vũ trang nhân dân, thì hai bên kết hônchỉ cần khai vào một Tờ khai đăng ký kết hôn. [điểm a, Điều 2, Phần II Thông tư số01/2008/TT-BTP].c. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn và xácnhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai đăng ký kết hôn đều có giá trị chứng minhvề tình trạng hôn nhân của bên kết hôn; khi đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ chỉ cầnnộp một trong hai loại giấy tờ trên. [điểm b, Điều 2, Phần II Thông tư số01/2008/TT-BTP].d. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xácnhận tình trạng hôn nhân trong hồ sơ đăng ký kết hôn của hai bên nam nữ phải làbản chính. Không sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã ghi mục đích sửdụng khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn và ngược lại, không sử dụng Giấy xácnhận tình trạng hôn nhân đã ghi mục đích làm thủ tục đăng ký kết hôn để sử dụngvào mục đích khác. [điểm e, Điều 2, Phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP].2.3. Trình tự và thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn [khoản 2 Điều 18,Nghị định số 158/2005/N Đ-CP]:Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bênnam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì ủyban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêmkhông quá 5 ngày.2.4. Tổ chức đăng ký kết hôn [khoản 3, Điều 18 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và điểm h, Điều 2 Phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP]:- Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện UBND cấp xãyêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thìcán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Haibên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịchUBND cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kếthôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của19Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầucủa vợ, chồng. [khoản 3, Điều 18 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP].- Khi một bên hoặc cả hai bên nam, nữ đề nghị rút hồ sơ đăng ký kết hôn, thìUBND cấp xã trả lại hồ sơ, đồng thời hướng dẫn đương sự nộp lại Giấy xác nhậntình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhâncho UBND cấp xã, nơi đã cấp xác nhận tình trạng hôn nhân để ghi chú vào Sổ cấpGiấy xác nhận tình trạng hôn nhân về việc chưa đăng ký kết hôn; đối với trường hợpngười đăng ký kết hôn là cán bộ, chiến sỹ đang công tác trong lực lượng vũ trang,thì thông báo cho Thủ trưởng đơn vị của người đó để biết. [điểm h, Điều 2 Phần IIThông tư số 01/2008/TT-BTP]:2.5. Từ chối đăng ký kết hôn:Trong trường hợp một bên [bên nam/bên nữ] hoặc cả hai bên nam nữ khôngđủ điều kiện kết hôn, thì UBND cấp xã từ chối đăng ký và giải thích rõ lý do bằngvăn bản.Nếu người bị từ chối không đồng ý, thì có quyền khiếu nại theo quy định củapháp luật.3. Đăng ký khai tử:3.1. Thẩm quyền đăng ký khai tử [Điều 19 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP]:a. UBND cấp xã, nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng kýkhai tử. b. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của ngườichết, thì UBND cấp xã, nơi người đó chết thực hiện việc đăng ký khai tử.3.2. Thời hạn đăng ký khai tử và trách nhiệm khai tử [Điều 20 Nghị địnhsố 158/2005/NĐ-CP]:a. Thời hạn đi khai tử là 15 ngày, kể từ ngày chết. b. Thân nhân của người chết có trách nhiệm đi khai tử; nếu người chết khôngcó thân nhân, thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức,nơi người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết đi khai tử. Hết thời hạn nói trên mà thân nhân người chết hoặc người có trách nhiệmkhông thực hiện việc đăng ký khai tử, thì phải thực hiện theo thủ tục đăng ký khai tửquá hạn và tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000đồng đến 100.000 đồng [khoản 1, Điều 13 Nghị định số 76/2006/NĐ-CP, ngày02/08/2006 của Chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tưpháp].3.3. Giấy báo tử và giấy tờ thay cho giấy báo tử [Điều 22 Nghị định số158/2005/NĐ-CP]:* Giấy báo tử và thẩm quyền cấp giấy báo tử:- Giấy báo tử phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người chết; giờ, ngày, tháng, nămchết; địa điểm chết và nguyên nhân chết.- Thẩm quyền cấp Giấy báo tử:a. Đối với người chết tại bệnh viện hoặc tại cơ sở y tế, thì Giám đốc bệnh việnhoặc người phụ trách cơ sở y tế đó cấp Giấy báo tử;b. Đối với người cư trú ở một nơi, nhưng chết ở một nơi khác, ngoài cơ sở ytế, thì UBND cấp xã, nơi người đó chết cấp Giấy báo tử;20c. Đối với người chết là quân nhân tại ngũ, công chức quốc phòng, quân nhândự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiếnđấu, phục vụ chiến đấu và những người được tập trung làm nhiệm vụ quân sự do cácđơn vị quân đội trực tiếp quản lý, thì thủ trưởng đơn vị đó cấp Giấy báo tử; d. Đối với người chết trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giam hoặc tạinơi tạm giữ, thì Thủ trưởng cơ quan nơi giam, giữ người đó cấp Giấy báo tử;đ. Đối với người chết tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục do ngành Công anquản lý, thì Thủ trưởng các cơ quan đó cấp Giấy báo tử;e. Đối với người chết do thi hành án tử hình, thì Chủ tịch Hội đồng thi hànhán tử hình cấp Giấy báo tử;* Giấy tờ thay cho giấy báo tử:g. Trường hợp một người bị Toà án tuyên bố là đã chết, thì quyết định củaToà án đã có hiệu lực pháp luật thay cho Giấy báo tử;h. Trường hợp người chết có nghi vấn, thì văn bản xác định nguyên nhân chếtcủa cơ quan công an hoặc của cơ quan y tế cấp huyện trở lên thay cho Giấy báo tử;i. Đối với người chết trên phương tiện giao thông, thì người chỉ huy hoặc điềukhiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết, có chữ ký của ítnhất hai người cùng đi trên phương tiện giao thông đó. Biên bản xác nhận việc chếtthay cho Giấy báo tử;k. Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú, thì văn bản xác nhận việc chết củangười làm chứng thay cho Giấy báo tử.* Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử quy định tại khoản 2 Điều 22Nghị định 158/2005/NĐ-CP, được cấp cho thân nhân người chết để đi khai tử.Trong trường hợp người chết không có thân nhân, thì Giấy báo tử được gửi choUBND cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai tử theo quy định tại Điều 19 củaNghị định 158/2005/NĐ-CP, để ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký khai tử.3.4. Thủ tục đăng ký khai tử [khoản 1, Điều 21 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP]:Người đi khai tử phải nộp Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử theoquy định tại Điều 22 của Nghị định 158/2005/NĐ-CP.Trong trường hợp cán bộ tư pháp hộ tịch không biết rõ về nơi cư trú củangười chết và không biết rõ về người đi đăng ký khai tử, thì yêu cầu người đi đăngký khai tử xuất trình giấy tờ về hộ khẩu có ghi tên người chết để xác định thẩmquyền đăng ký khai tử và giấy CMND của người đi đăng ký khai tử để kiểm tra.Lưu ý: Trong trường hợp đăng ký khai tử cho người chết tại nhà, ở nơi cư trúmà cán bộ tư pháp hộ tịch biết rõ về việc chết, thì không phải nộp văn bản xác nhậncủa người làm chứng.3.5. Trình tự đăng ký khai tử [khoản 2, Điều 21 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP]:Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăngký khai tử và Giấy chứng tử, Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho người đi khai tửmột bản chính Giấy chứng tử. Bản sao Giấy chứng tử được cấp theo yêu cầu củangười đi khai tử. 3.6. Đăng ký khai tử đối với một số trường hợp đặc biệt:21- Đăng ký khai sinh và khai tử cho trẻ chết sơ sinh [Điều 23 Nghị định số158/2005/NĐ-CP]:Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng kýkhai sinh và đăng ký khai tử. Nếu cha, mẹ không đi khai sinh và khai tử, thì cán bộTư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng kýkhai tử. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử phải ghirõ "Trẻ chết sơ sinh".- Đăng ký khai tử cho người bị Toà án tuyên bố là đã chết [Điều 24 Nghị địnhsố 158/2005/NĐ-CP]:+ Việc đăng ký khai tử cho người bị Toà án tuyên bố là đã chết được thựchiện khi quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Người yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải thực hiện việc đăngký khai tử.+. Trong trường hợp một người bị Toà án tuyên bố là đã chết, đã đăng ký khaitử, nhưng sau đó còn sống trở về, được Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố chết, thìUBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai tử căn cứ vào quyết định của Toà án đã có hiệulực pháp luật, xoá tên người đó trong Sổ đăng ký khai tử và thu hồi lại Giấy chứngtử đã cấp. 3.7. Áp dụng đăng ký khai tử với những trường hợp người chết là ngườinước ngoài hoặc người không quốc tịch cư trú ổn định, lâu dài tại Việt Nam[khoản 2, Điều 96 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP]:Các quy định về đăng ký khai tử theo hướng dẫn trên đây cũng được áp dụngđối với những trường hợp người chết là người nước ngoài hoặc người không quốctịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam.4. Đăng ký việc nuôi con nuôi:4.1. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi [Điều 25 Nghị định số158/2005/NĐ-CP]:a. UBND cấp xã, nơi cư trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việcnuôi con nuôi.b. Trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi, thì UBND cấp xã,nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi đăng ký việc nuôi con nuôi; nếu trẻem đó đã được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng, thì UBND cấp xã, nơi có trụ sở của cơ sởnuôi dưỡng đăng ký việc nuôi con nuôi.4.2. Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi [Điều 26 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và điểm a, Điều 3, phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP]:- Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi gồm có:a. Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi [theo mẫu quy định]. Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải do chính cha, mẹ đẻ vàngười nhận con nuôi lập, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đẻ đã ly hôn. Trong trườnghợp một bên cha hoặc mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chếnăng lực hành vi dân sự, thì chỉ cần chữ ký của người kia; nếu cả cha và mẹ đẻ đãchết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì ngườihoặc tổ chức giám hộ trẻ em thay cha, mẹ đẻ ký Giấy thỏa thuận. Đối với trẻ emđang sống tại cơ sở nuôi dưỡng mà không xác định được địa chỉ của cha, mẹ đẻ, thìngười đại diện của cơ sở nuôi dưỡng ký Giấy thoả thuận. 22Nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì trong Giấy thỏathuận phải có ý kiến của người đó về việc đồng ý làm con nuôi, trừ trường hợpngười đó bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp người nhận con nuôi không cư trú tại xã, phường, thị trấn,nơi đăng ký việc nuôi con nuôi nói tại khoản 2 Điều 25 của Nghị định số158/2005/NĐ-CP, thì Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải có xácnhận của UBND cấp xã, nơi người nhận con nuôi cư trú về việc người đó có đủ điềukiện nuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.b. Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi.c. Biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi, nếu người được nhận làm connuôi là trẻ bị bỏ rơi.- Tờ khai đăng ký việc nhận nuôi con nuôi [mẫu STP/HT-2008-TKNCN]được thay cho Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi trong những trườnghợp sau đây:+ Trẻ được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi, không tìm được cha, mẹ đẻ màchưa được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng; + Cả cha và mẹ đẻ của trẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặchạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người hoặc tổ chức giám hộ. [điểm a,Điều 3, phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP].4.3. Trình tự đăng ký việc nuôi con nuôi [Điều 27 Nghị định số158/2005/NĐ-CP và điểm d, đ, Điều 3, phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP]:a. Người nhận con nuôi phải trực tiếp nộp hồ sơ nhận con nuôi cho UBNDcấp xã, nơi đăng ký việc nuôi con nuôi.b. Trước khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cán bộ Tư pháp hộ tịch phải kiểmtra, xác minh kỹ các nội dung sau đây:- Tính tự nguyện của việc cho và nhận con nuôi;- Tư cách của người nhận con nuôi; - Mục đích nhận con nuôi.Thời hạn kiểm tra, xác minh các nội dung trên không quá 5 ngày, kể từ ngàynhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần phải xác minh thêm, thì thời hạn được kéo dàithêm không quá 5 ngày. Sau thời hạn nói trên, nếu xét thấy việc cho và nhận con nuôi có đủ điều kiệntheo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì ủy ban nhân dân cấp xã đăng kýviệc nuôi con nuôi. c. Khi đăng ký việc nuôi con nuôi, bên cho, bên nhận con nuôi phải có mặt;nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì cũng phải có mặt. Cán bộTư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và Quyết định công nhậnviệc nuôi con nuôi. Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chínhQuyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Bản sao Quyết định công nhận việc nuôicon nuôi được cấp theo yêu cầu của các bên cho và nhận con nuôi. Bên cho con nuôicó trách nhiệm giao cho cha, mẹ nuôi bản chính Giấy khai sinh của con nuôi. [Điều27 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP].- Mẹ kế có quyền nhận con riêng của chồng, cha dượng có quyền nhận conriêng của vợ làm con nuôi khi có đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi theo quy định củaLuật Hôn nhân và gia đình. [điểm d, Điều 3, phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP].23- Việc nhận nuôi con nuôi mà làm thay đổi thứ bậc trong gia đình [như trườnghợp ông, bà nhận cháu hoặc anh, chị nhận em làm con nuôi], thì không giải quyết. [điểmđ, Điều 3, phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP].4.4. Bổ sung, sửa đổi Giấy khai sinh của con nuôi [Điều 28 Nghị định số158/2005/NĐ-CP và điểm b, c Điều 3, phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP]:a. Trong trường hợp con nuôi là trẻ bị bỏ rơi mà phần khai về cha, mẹ trongGiấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh còn để trống, thì UBND cấp xã, nơi đã đăngký khai sinh, căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi ghi bổ sung cácthông tin của cha, mẹ nuôi vào phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh và Sổđăng ký khai sinh của con nuôi, nếu cha mẹ nuôi có yêu cầu. Trong cột ghi chú củaSổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”.b. Trong trường hợp giữa cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi có sự thỏa thuận về việcthay đổi phần khai về cha, mẹ từ cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi trong Giấy khai sinhvà Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi, thì UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinhcho con nuôi đăng ký khai sinh lại theo những nội dung thay đổi đó. Trong cột ghichú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”. Việc đăng ký khai sinh lạiphải được ghi rõ trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh trước đây. Bản chính vàbản sao Giấy khai sinh của con nuôi được cấp theo nội dung mới. Giấy khai sinh cũphải thu hồi.Việc thay đổi phần khai về cha, mẹ nói tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP phải được sự đồng ý của con nuôi, nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên. [Điều 28 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP].- Không giải quyết yêu cầu thay đổi phần khai về cha, mẹ đẻ sang khai về cha,mẹ nuôi trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi theo quy định tạiKhoản 2 Điều 28 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP trong những trường hợp sau:+ Thay đổi phần khai về một bên cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang khai về cha nuôihoặc mẹ nuôi mà giữ nguyên phần khai về mẹ đẻ hoặc cha đẻ còn lại;+ Thay đổi phần khai về cha, mẹ đẻ sang khai về cha, mẹ nuôi trong trườnghợp một bên hoặc cả hai bên cha, mẹ đẻ đã chết. [điểm b Điều 3, phần II Thông tưsố 01/2008/TT-BTP].- Trong trường hợp vào thời điểm giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh lại chocon nuôi theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, cha, mẹnuôi có yêu cầu thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha, mẹ đẻ sang họ của cha, mẹnuôi, thì họ của con nuôi sẽ được ghi ngay theo họ của cha, mẹ nuôi khi đăng kýkhai sinh lại mà không phải làm thủ tục thay đổi họ [điểm c, Điều 3, phần II Thôngtư số 01/2008/TT-BTP].4.5. Từ chối đăng ký việc nuôi con nuôi:- Việc nhận nuôi con nuôi mà làm thay đổi thứ bậc trong gia đình [như trườnghợp ông, bà nhận cháu hoặc anh, chị nhận em làm con nuôi], thì không giải quyết. [điểmđ, Điều 3, phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP].- Trong trường hợp một bên hoặc các bên không có đủ các điều kiện nhậnnuôi con nuôi hoặc làm con nuôi, thì UBND cấp xã từ chối đăng ký và giải thích rõlý do bằng văn bản; nếu cha, mẹ đẻ, người giám hộ và người nhận nuôi con nuôikhông đồng ý, thì có quyền khiếu nại theo qui định của pháp luật.5. Đăng ký việc giám hộ:245.1. Thẩm quyền đăng ký việc giám hộ [Điều 29 Nghị định số158/2005/NĐ-CP]:UBND cấp xã, nơi cư trú của người giám hộ hoặc nơi có trụ sở của cơ quan,tổ chức đảm nhận giám hộ thực hiện đăng ký việc giám hộ.Như vậy, trong trường hợp bên giám hộ là cá nhân thì thẩm quyền đăng kýgiám hộ là UBND cấp xã, nơi người giám hộ cư trú; nếu bên giám hộ là cơ quan, tổchức thì thẩm quyền đăng ký giám hộ là UBND cấp xã, nơi có trụ sở của cơ quan, tổchức đàm nhận việc giám hộ.5.2. Thủ tục đăng ký giám hộ [khoản 1, Điều 30 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP]:Người được cử làm giám hộ phải nộp Giấy cử giám hộ. Giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập; nếu có nhiều người cùng cử một người làm giám hộ, thì tất cảphải cùng ký vào Giấy cử giám hộ. 5.3. Trình tự và thời hạn đăng ký giám hộ [khoản 2, Điều 30 Nghị định số158/2005/NĐ-CP]:Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việcgiám hộ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì UBND cấp xã đăng ký việcgiám hộ. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêmkhông quá 5 ngày.Khi đăng ký việc giám hộ, người cử giám hộ và người được cử làm giám hộphải có mặt. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ và Quyết địnhcông nhận việc giám hộ. Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho người giám hộ vàngười cử giám hộ mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc giám hộ. Bảnsao Quyết định công nhận việc giám hộ được cấp theo yêu cầu của người giám hộ vàngười cử giám hộ.Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, thì người cử giám hộphải lập danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký của người cửgiám hộ và người được cử làm giám hộ. Danh mục tài sản được lập thành 3 bản, mộtbản lưu tại ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký việc giám hộ, một bản giao chongười giám hộ, một bản giao cho người cử giám hộ.5.4. Đăng ký chấm dứt, thay đổi việc giám hộ:a. Thẩm quyền chấm dứt việc giám hộ [khoản 1, Điều 31 Nghị định số158/2005/NĐ-CP]:UBND cấp xã, nơi đã đăng ký việc giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt việcgiám hộ.b. Thủ tục đăng ký chấm dứt việc giám hộ [khoản 2, Điều 31 Nghị định số158/2005/NĐ-CP]:Người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp Tờ khai [theo mẫu quy định],Quyết định công nhận việc giám hộ đã cấp trước đây và xuất trình các giấy tờ cầnthiết để chứng minh đủ điều kiện chấm dứt việc giám hộ theo quy định của Bộ LuậtDân sự.Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, đã được lập thànhdanh mục khi đăng ký giám hộ, thì người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộpdanh mục tài sản đó và danh mục tài sản hiện tại của người được giám hộ.25

Video liên quan

Chủ Đề