Bài tập Thêm trạng ngữ cho câu lớp 4

I. Nhận xét

1. So sánh cặp câu sau và cho biết tác dụng của phần in đậm:

a] l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

b] Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

2. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm. Cho biết mỗi bộ phận in đậm bổ sung cho câu ý nghĩa gì.

Phần in đậm

Câu hỏi

Bổ sung ý nghĩa gì ?

Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

Phương pháp giải:

1] Em làm theo yêu cầu của bài tập.

2] Em đặt câu hỏi cho từng phần in đậm rồi xét xem chúng bổ sung ý nghĩa trên phương diện nào?

Lời giải chi tiết:

1] Phần in đậm nêu nguyên nhân [Nhờ tinh thần ham học hỏi] và thời gian [sau này] xảy ra cho sự việc được nói tới ở chủ ngữ và vị ngữ.

2]

Phần in đậm

                Câu hỏi

Bổ sung ý nghĩa gì ?

Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

Nhờ đâu l-ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng ?

Bổ sung cho câu nguyên nhân.

Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, l-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

Khi nào I-ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng

Bổ sung cho câu ý nghĩa thời gian.

II. Luyện tập

1. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong mỗi câu sau :

a] Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.

b] Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.

c] Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dạy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.

2. Viết một đoạn văn ngắn [từ ba đến năm câu] kể về một lần em được đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ. Gạch dưới các bộ phận trạng ngữ.

Phương pháp giải:

1] Em làm theo yêu cầu của bài tập.

2] 

- Viết đoạn văn

- Nội dung: Kể về một lần đi chơi xa.

- Có gắn trạng ngữ: chỉ thời gian, địa điểm, phương tiện,....

Lời giải chi tiết:

1] Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu sau :

a] Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.

b] Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.

c] Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sớm sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.

2] Đã có lần em được cha mẹ cho đi chơi ở Đà Lạt. Buổi sáng sớm, không khí Đà Lạt mát lạnh. Xa xa, những khu đồi thông trở nên mờ ảo trong những lớp sương mù. Càng gần trưa, khí hậu càng ấm dần lên, những vườn hoa Đà Lạt càng rực rỡ dưới ánh nắng xuân. Ở nơi đây, con người ta sẽ cảm thấy thoải mái, bình yên tới kì lạ. Đến lúc phải trở về với nhịp sống thường ngày lại lưu luyến không muốn rời đi.

Giải bài tập Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ cho câu trang 126 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Viết một đoạn ngắn kể về một lần đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ.

II. Luyện tập

1. Tìm trạng ngữ trong các câu sau:

a. Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.

Võ Quảng

b. Trong vườn, muôn loài hoa đua nở

Xuân Quỳnh

c. Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.

Theo Thanh Tịnh

Gợi ý:

Con đọc kĩ và xác định thành phần trạng ngữ trong câu.

Trả lời:

- Trạng ngữ của câu a là Ngày xưa.

- Trạng ngữ của câu b là Trong vườn

- Trạng ngữ của các câu ở phần c là Từ tờ mờ sáng, Vì vậy, mỗi năm

2. Viết một đoạn ngắn kể về một lần đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ.

Gợi ý:

- Viết đoạn văn

- Nội dung: Kể về một lần đi chơi xa.

- Có gắn trạng ngữ: chỉ thời gian, địa điểm, phương tiện,....

Trả lời:

Đã có lần em được cha mẹ cho đi chơi ở Đà Lạt. Buổi sáng sớm, không khí Đà Lạt mát lạnh. Xa xa, những khu đồi thông trở nên mờ ảo trong những lớp sương mù. Càng gần trưa, khí hậu càng ấm dần lên, những vườn hoa Đà Lạt càng rực rỡ dưới ánh nắng xuân. Ở nơi đây, con người ta sẽ cảm thấy thoải mái, bình yên tới kì lạ. Đến lúc phải trở về với nhịp sống thường ngày lại lưu luyến không muốn rời đi.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Tổng hợp kiến thức về Bài tập xác định trạng ngữ lớp 4. Các bài tập xác định trạng ngữ lớp 4 có lời giải hay nhất

1. Thế nào làtrạng ngữ trong câu

Trạng ngữ là một thành phần phụ trong câu đảm nhiệm vai trò bổ sung xác định thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích nguyên nhân… của sự vật, sự việc, hiện tượng được nhắc đến trong câu. Vậy nên, trạng ngữ thường là các từ chỉ địa điểm, nơi chốn, thời gian, phương tiện, cách thức nhằm bổ nghĩa cho cụm chủ vị trung tâm trong câu.- Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu. Khi đứng ở đầu câu thì được ngăn cách bằng dấu phẩy. Có khi trạng ngữ đứng ở giữa câu hoặc cuối câu. Ở vị trícuối câu, trạng ngữthường có từ nối.

Giữa trạng ngữ và thành phần chính của câu thường được ngăn cách bằng dấu phẩy [khi viết] và ngắt quãng [khi nói].

Cách nhận biết trạng ngữ:Để xác định đúng trạng ngữ chúng ta sẽ trả lời cho các câu hỏi Ở đâu? Khi nào? Bằng cái gì? Để làm gì?. Đồng thời trạng ngữ thường đứng ở vị trí đầu câu sẽ được ngăn cách qua dấu phẩy, và có thêm từ nối nếu ở giữa câu.

Ví dụ: Ngày mai, lớp tôi đi du lịch. Ngày mai [trạng ngữ] trả lời cho câu hỏi khi nào?

2.Phân loại trạng ngữ:

- Trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.

Trạng ngữ chỉ thời gian dùng để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu ở trong câu. Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho các câu hỏi Bao giờ ? , Khi nào ?, Mấy giờ? .

VD: Buổi sáng hôm ấy, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước.

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.

Trạng ngữ chỉ nơi chốn để làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi Ở đâu ? .

VD : Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội.

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu.

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân để giải thích nguyên nhân của sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời các câu hỏi Vì sao ? , Nhờ đâu ? , Tại đâu ?.

VD: Nhờ học giỏi, Nam được cô giáo khen.

- Trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.

Trạng ngữ chỉ mục đích nói lên mục đích tiến hành sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho các cau hỏi Để làm gì ?, Nhằm mục đích gì ?, Vì cái gì ?.

VD: Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.

- Trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu.

Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng các từ bằng, với, và trả lời cho các câu hỏi Bằng cái gì ? , Với cái gì ? .

VD : Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em cố gắng học cho tốt.

Trạng ngữ cũng có thể là một từ, một cụm từ hoặc có thể là cụm chủ vị.

3. Bài tập xác định trạng ngữ trong câu

Câu 1 [trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2] : Tìm trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong những câu đã cho [SGK TV4 tập 2 trang 141].

Trả lời:

Em xác định những trạng ngữ sau:

a] Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.

b] Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.

c] Tại Hoa mà tổ không khen được.

Câu 2 [trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2] : Điền các từ "nhờ, vì" hoặc "tại vì" vào chỗ trông [SGK TV4 tập 2 trang 141].

Trả lời:

Em chọn và điền vào chỗ trống như sau:

a] - Nhờ học giỏi, Nam được cô giáo khen. - Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.

b] - Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.

c] Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập.

Câu 3 [trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2] : Đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Trả lời:

Em có thể đặt như sau:

- Nhờ phát biểu thường xuyên trước lớp mà Hòa ăn nói mạch lạc trôi chảy.

4. Một số bài tập luyện tập

Câu 1. Tìm trạng ngữ có trong câu sau:

– Mấy hôm trước, trời mây xám xịt, mưa ngâu rả rích, đường lầy lội.

– Trong các thửa ruộng, hàng lúa xanh tươi rập rờn theo chiều gió.

– Xa xa, đám lúa giống mới đã ngã màu vàng.

– Một mùa xuân tươi đẹp lại về. Từ những cành cây khẳng khiu, xams xịt, những mầm non xanh mởn đã nhú lên.

-Quyển sách em mới mua rất hay.

-Bạn Việt lớp em luôn học hành chăm chỉ.

-Mấy chiếc bút mới mua đều hỏng ngòi.

-Mùa này, bãi ngô của hợp tác xã quê em rất xanh tốt. Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây cao lớn . Quanh thân cây, những lá ngô rộng dài trỗ ra mạh mẽ, nõn nà. Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên.

Câu 2.Tìm trạng ngữ trong các câu sau và cho biết tên các loại trạng ngữ:

a] Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại.

b] Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về.

c] Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm vì muốn mẹ đỡ vất vả.

d] Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt.

e] Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà.

Hướng dẫn:

Kết quả trạng ngữ được gạch chân như sau:

a] Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại.

b] Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về.

c] Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm vì muốn mẹ đỡ vất vả.

d] Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt.

e] Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà.

Câu 3. Gạch chân bộ phận trạng ngữ trong các câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu.

a] Khi phương đông vừa vấn bụi hồngcon họa mi ấy lại hót vang lừng.

b] Để làm ra buồng ra nải,cây mẹ phải đua hoa chúc xuôi sang một phía.

c] Bằng một giọng thân tình ,thầy khuyên chúng em cố gắng học bài, làm bài đầy đủ.

d] Nhờ tinh thần ham học hỏi, I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

đ] Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại

e] Bên bờ biển, anh họa si vừa vẽ tranh vừa nghe nhạc.

g] Anh đã làm nên bao điều kì lạ, với mẫu bút chì.

h] Trên đường ta về lại thủ đô

Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ.

i] Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng,trên đường đi công tác ,Bác Hồ đến nghỉ chân ở một nhà bên đường.

k] Hoa lá , quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới đất đua nhau toả mùi thơm.

l] Sống trên cái đất mà ngày xư­a, d­ưới sông cá sấu cản trước mũi thuyền, trên cạn hổ rình xem hát, con ngư­ời/ phải thông minh và giàu nghị lực lắm.

Video liên quan

Chủ Đề