Ban cơ yếu chính phủ chuyển lương ngân hàng nào năm 2024

Đối tượng áp dụng của Thông tư là người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước, gồm: Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; học viên cơ yếu.

Thông tư quy định rõ về Bảng lương cấp hàm cơ yếu. Theo đó, đối tượng áp dụng bảng lương cấp hàm cơ yếu gồm: Những người hiện giữ chức danh lãnh đạo do bổ nhiệm trong tổ chức cơ yếu từ Trưởng ban (hoặc Đội trưởng) cơ yếu đơn vị thuộc Bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; trợ lý tham mưu nghiệp vụ được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo chức danh, tiêu chuẩn chức danh thuộc các lĩnh vực: Nghiên cứu, quản lý khoa học công nghệ mật mã; nghiệp vụ mật mã; chứng thực số và bảo mật thông tin; an ninh mạng; quản lý mật mã dân sự; sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, cung cấp sản phẩm mật mã; giảng viên giảng dạy chuyên ngành mật mã…

Bảng lương cấp hàm cơ yếu quy định 10 bậc như sau:

STT

Cấp hàm cơ yếu

Hệ số lương

1

Bậc 1 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu úy

4,20

2

Bậc 2 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Trung úy

4,60

3

Bậc 3 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thượng úy

5,00

4

Bậc 4 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Đại úy

5,40

5

Bậc 5 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tá

6,00

6

Bậc 6 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Trung tá

6,60

7

Bậc 7 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thượng tá

7,30

8

Bậc 8 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Đại tá

8,00

9

Bậc 9 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tướng

8,60

10

Bậc 10 bằng hệ số lương của cấp bậc quân hàm Trung tướng

9,20

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 01/12/2017.

Bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất áp dụng đối với các chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Vân Trang hiện đang sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi đang tìm hiểu về chế độ tiền lương đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất áp dụng đối với các chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.

Bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất áp dụng đối với các chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu được quy định tại ' onclick="vbclick('522E7', '217187');" target='_blank'>về hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước do Bộ Nội vụ ban hành, theo đó:

Nhóm

Chức danh

Bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất

Hệ số lương

1

Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ

10

9,20

2

Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; Cục trưởng Cục Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã; Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã.

9

8,60

3

Cục trưởng, Vụ trưởng và tương đương thuộc Ban cơ yếu Chính phủ (không bao gồm chức danh quy định tại Nhóm 2 Bảng này); Cục trưởng Cục Cơ yếu Bộ Ngoại giao;

Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ; Phó Cục trưởng Cục Cơ yếu Bộ Ngoại giao.

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương của các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ;

Trợ lý tham mưu nghiệp vụ trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Lãnh đạo Cục, Vụ thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.

8

8,00

4

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng cơ yếu thuộc Bộ, cơ quan ở Trung ương;

Trưởng ban, Phó Trưởng ban và tương đương thuộc các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ;

Trợ lý tham mưu nghiệp vụ của phòng thuộc các đơn vị của Ban Cơ yếu Chính phủ (không bao gồm chức danh quy định tại Nhóm 3 Bảng này); Trợ lý các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ở Trung ương;

Giảng viên giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật mật mã.

7

7,30

5

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng cơ yếu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương

6

6,60

6

Trưởng ban thuộc phòng của các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ hoặc Đội trưởng cơ yếu đơn vị;

Trợ lý tham mưu nghiệp vụ cơ yếu ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5

6,00

Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 25/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định về ngạch, chức danh người làm việc trong tổ chức cơ yếu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định các chức danh tương đương tại Ban Cơ yếu Chính phủ.

Trên đây là tư vấn về bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất áp dụng đối với các chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 07/2017/TT-BNV. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.