Tại sao cổ phiếu giảm mạnh

16 Tháng 3 2022 · 7 phút đọc

Nếu theo dõi thị trường chứng khoán hàng ngày, chắc hẳn bạn đã từng chứng kiến 1 vài mã cổ phiếu giảm giá rất mạnh ngay trong phiên At the Open [ATO], thậm chí vượt qua biên độ dao động giá trong ngày. Điển hình như đầu tháng 3/2022, cổ phiếu VND của Công ty chứng khoán VnDirect đã giảm từ hơn 70.000 đồng/cổ phiếu xuống còn khoảng 30.000 đồng/cp. Lý do là bởi doanh nghiệp này đã phát hành thêm cổ phiếu mới. Vậy tại sao giá cổ phiếu sau khi phát hành thêm lại giảm mạnh? Nội dung dưới đây của DNSE sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Giá cổ phiếu giảm sau khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu

Phát hành thêm cổ phiếu là gì?

Phát hành thêm cổ phiếu hay còn được coi là một trong những cách thức chia tách cổ phiếu. Nghe có vẻ hơi ngược nhưng có thể hiểu đơn giản đây là cách gia tăng số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp. Trên thị trường chứng khoán hiện nay có các cách chia tách cổ phiếu như sau:

  • Chia cổ tức bằng cổ phiếu
  • Phát hành quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi cho cổ đông hiện hữu
  • Phát hành cổ phiếu riêng lẻ
  • Phát hành cổ phiếu cho người lao động trong công ty [ESOP]

Tại sao doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu?

Phát hành thêm cổ phiếu nhìn chung có lợi cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Cụ thể như sau:

Dưới góc độ doanh nghiệp: 

Việc phát hành thêm cổ phiếu giúp số lượng cổ phiếu lưu hành của doanh nghiệp tăng lên. Điều này dẫn tới thanh khoản của cổ phiếu gia tăng. Số lượng tăng, giá trị cổ phiếu lại giảm, điều này sẽ thu hút thêm nguồn vốn từ nhà đầu tư hơn.

Dưới góc độ nhà đầu tư:

Số lượng cổ phiếu sẽ gia tăng sau khi doanh nghiệp phát hành thêm. Nhà đầu tư chưa sở hữu cổ phiếu này sẽ có cơ hội mua với giá hấp dẫn hơn.

Cổ đông hiện hữu sẽ có cơ hội sở hữu nhiều cổ phiếu hơn khi họ sử dụng quyền mua cổ phiếu phát hành thêm. Tuy nhiên, các cổ đông cần lưu ý thời điểm này. Bởi nếu không dùng quyền mua với giá ưu đãi, họ vẫn sẽ giữ nguyên số lượng cổ phiếu nhưng giá trị của chúng sẽ bị giảm so với giá niêm yết trên thị trường trong ngày giao dịch không hưởng quyền.

Doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu có khiến cổ đông lo ngại?

Ví dụ: A có 1.000 cổ phiếu XYZ trị giá 100.000.000 đồng, tương đương 100.000 đồng/cp [chưa tính phí giao dịch]. A được quyền mua cổ phiếu phát hành thêm với giá 10.000 đồng, tỉ lệ 1:1. Với tỉ lệ này, A có quyền mua thêm 1.000 cổ phiếu nữa. Giá cổ phiếu XYZ trên thị trường lúc này sẽ chỉ còn 55.000 đồng/cp. Tại đây, A sẽ có 2 lựa chọn:

  • A sử dụng 10.000.000 mua 1.000 cổ phiếu phát hành thêm [chưa tính phí giao dịch]. Từ đó, A trung bình giá mua cổ phiếu XYZ như sau:

[100.000.000 + 10.000.000] / 2.000 = 55.000

55.000 cũng là giá của 1 cổ phiếu XYZ trên thị trường vào thời điểm này.

  • A không sử dụng quyền mua cổ phiếu phát hành thêm. Như vậy, A vẫn chỉ sở hữu 1.000 cổ phiếu XYZ với giá 100.000 đồng/cp. Tuy nhiên lúc này, giá XYZ trên thị trường đã giảm xuống 55.000 đồng/cp. Nếu bán ra 1.000 cổ phiếu ngay lúc này, A sẽ lỗ 45.000.000 đồng, tương đương 45.000/cp [chưa tính thuế và phí giao dịch].

Lý do vì sao giá cổ phiếu sau khi phát hành thêm lại giảm mạnh

Về cơ bản, cho dù có phát hành thêm cổ phiếu thì vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không thay đổi. Chỉ có số lượng cổ phiếu sau khi phát hành thêm sẽ gia tăng. Như vậy, mệnh giá của mỗi cổ phiếu sẽ bị giảm đi.

Có thể hiểu đơn giản như sau: Bạn có 1 tờ 100.000 đồng. Sau đó bạn đổi tờ tiền này thành 10 tờ 10.000 đồng. Số tiền của bạn vẫn như vậy, chỉ khác là thay vì bạn có 1 tờ tiền, nay bạn sẽ sở hữu 10 tờ tiền với mệnh giá nhỏ hơn. Đây chính là lý do vì sao giá cổ phiếu sau khi phát hành thêm lại giảm mạnh.

Chia tách cổ phiếu có tốt cho cổ đông?

Cách tính giá cổ phiếu sau khi phát hành thêm

Ta có công thức tính giá cổ phiếu sau khi phát hành thêm [tức sau ngày giao dịch không hưởng quyền]:

Trong đó:

P’: Giá cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền

P: Giá cổ phiếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền

Pa: Giá cổ phiếu phát hành thêm

a: Tỷ lệ phát hành thêm cổ phiếu

C: Cổ tức bằng tiền mặt

B: Tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu

Sự kiện Công ty chứng khoán VNDirect trả cổ tức và phát hành quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi, ta có số liệu như sau:

Giá cổ phiếu VND trước ngày giao dịch không hưởng quyền [9/3/2022]: P = 73.500 đồng.

VND chia cổ tức với tỷ lệ 100:80, tương đương 80%. B = 0.8

VND phát hành quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi 10.000/cp với tỷ lệ 1:1. Pa = 10.000; a = 1

VND không chia cổ tức bằng tiền mặt. C = 0

Áp dụng số liệu vào công thức trên, ta có:

Như vậy, 1 cổ phiếu VND trong ngày giao dịch không hưởng quyền có mệnh giá 29.800 đồng.

Kết luận

Hy vọng nội dung trên đây đã giải thích cho bạn được lý do tại sao giá cổ phiếu sau khi phát hành thêm lại giảm. Hàng năm, có khá nhiều doanh nghiệp trả cổ tức và phát hành thêm cổ phiếu. Vậy nên đây sẽ là kiến thức quan trọng trên hành trình đầu tư chứng khoán của bạn. Hãy tiếp tục đón xem những bài viết tiếp theo về tài chính – chứng khoán trên DNSE bạn nhé!

Trong phần trước chúng ta đã bàn luận về giá cổ phiếu biến động do yếu tố nào?

Và sự thật thì chính vì sự chuyển động của cổ phiếu khiến việc đầu tư cổ phiếu trở nên rủi ro. Nhưng tại sao giá cổ phiếu lại biến động như vậy?

Có thể có một số lý do nhỏ và lớn dẫn đến sự biến động giá. Nhưng điều chính gây ra mọi sự biến động về giá là  cung và cầu  cổ phiếu.

Khi nhu cầu của một cổ phiếu thấp [nhiều người bán hơn người mua], giá của nó sẽ giảm. Khi nhu cầu của một cổ phiếu cao [ít người bán hơn người mua], giá của nó sẽ tăng. Vì vậy, về cơ bản, chính sự thay đổi của nhu cầu là nguyên nhân gây ra mọi biến động giá cổ phiếu.

Vì vậy, là một nhà đầu tư, nếu chúng ta có thể hiểu được những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu của cổ phiếu , chúng ta gần như có thể tìm ra lý do tại sao giá cổ phiếu lại biến động.

Chúng ta hãy nghiên cứu sâu hơn một chút về kinh tế học của các mối quan hệ cung cầu – giá cả để hiểu nhu cầu ảnh hưởng như thế nào đến giá cả.

MỐI QUAN HỆ CẦU-CUNG-GIÁ

Chúng ta có thể hiểu gì từ các infographic trên? Chúng ta sẽ sử dụng một ví dụ giả định để hiểu nó:

Tại điểm số một [1], lượng cung cổ phiếu là Q1 và giá của nó là P1. Tại thời điểm này, cổ phiếu này đã được giao dịch trong vài ngày. Có thể nói nó đã tìm thấy trạng thái cân bằng ở điểm 1.

Sau đó, công ty tuyên bố rằng lợi nhuận của họ đã tăng 50% trong quý vừa qua. Điều này đã kích hoạt nhu cầu về cổ phiếu của nó. Sự gia tăng nhu cầu này được thể hiện qua điểm hai [2].

Điều này là quan trọng để hiểu. Khi cầu về cổ phiếu chuyển dịch từ điểm 1 sang điểm 2, có sự dịch chuyển đồng thời trên trục số lượng từ Q1 sang Q2.

Nhu cầu tăng ban đầu đã hút cổ phiếu ra khỏi thị trường trong thời gian ngắn. Điều này tạo ra tình trạng thiếu cung trên thị trường [Q2

Chủ Đề