Bể xử lý nước thải frp

Hiện nay, các loại bồn composite xử lý nước thải sinh hoạt đang được ưu tiên sử dụng ngày càng phổ biến bởi rất nhiều ưu điểm so với các loại bồn chứa nước thải bằng vật liệu khác. Sau đây, Vietcomposite sẽ gửi tới các bạn những đặc điểm cơ bản của hệ thống xử lý nước thải bằng bồn composite – Một trong những sản phẩm chủ lực được sản xuất tại công ty

Báo Giá & Thi Công Bồn Bể Chứa Nước Thải

Sự ra đời của bồn Composite xử lý nước thải sinh hoạt chính là thành quả của sự nghiên cứu không ngừng nghỉ, kết hợp với công nghệ phát triển nhằm bảo vệ nguồn nước, sự sống của con người. Bài viết là những thông tin chi tiết về hệ thống xử lý nước thải bằng bồn composite, đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp, của nhiều khách hàng với mong muốn bảo vệ cuộc sống xanh.

Bể xử lý nước thải frp
Vietcomposite là chuyên sản xuất bồn composite xử lý nước thải

Vietcomposite là công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm được làm từ vật liệu Composite. Với sản phẩm bồn Composite xử lý nước thải sinh hoạt, toàn bộ quy trình làm được Vietcomposite quản lý chặt chẽ về chất lượng. Để nhận được tư vấn và báo giá cụ thể, các quý khách hàng vui lòng liên hệ theo Hotline: 0828.033.666

Mặc dù vật liệu Composite đã phổ biến từ lâu, tuy nhiên việc áp dụng, sử dụng để sản xuất bồn bể xử lý nước thải thì mới chỉ phổ biến trong vài năm trở lại đây

Các Loại Bồn Xử Lý Nước Thải Composite

Bồn bể composite xử lý nước thải sử dụng vật liệu Composite tương tự như các loại bồn chứa axit, bồn nuôi cá làm bằng Composite được thiết kế và chế tạo đa dạng khác nhau kết hợp với nhiều phụ kiện đi kèm gồm ống trung tâm, máng răng cưa, thích hợp cho vị trí lắp đặt và hiệu quả của quy trình thực hiện xử lý nước thải.

Có rất nhiều dạng bồn xử lý nước thải được thiết kế nhằm phù hợp với diện tích và mục đích sử dụng trong việc xử lý nước thải công nghiệp, sinh hoạt hay các loại nước thải khác nhau khi đưa ra môi trường, khách hàng nên nhận được tư vấn từ bên công ty cung cấp bồn xử lý nước thải, để chọn lựa bồn phù hợp nhất, và các linh kiện đi kèm, bồn chứa composite, được thiết kế đa dạng gồm:

  • Bồn xử lý nước thải dạng hình hộp
  • Bồn xử lý nước thải dạng trụ tròn
  • Bồn xử lý nước thải dạng bồn chóp nón
  • Bồn xử lý nước thải dạng bồn trung tâm
  • Bồn xử lý nước thải dạng bồn trao đổi ion
  • Bồn xử lý nước thải dạng bồn lắng

Mong rằng những thông tin chi tiết trong bài viết về bồn xử lý nước thải composite sẽ thực sự có ý nghĩa với khách hàng và nhiều doanh nghiệp trong quy trình sản xuất bồn xử lý nước thải có thể hiểu thêm về các loại bồn, ưu điểm và phương pháp xử lý nước, cũng như cách bồn vận hành xử lý nước thải.

Cấu Tạo Bồn Composite Xử Lý Nước Thải

Tìm hiểu những thông tin về bồn chứa, chúng ta được biết bồn chứa Composite là sự liên kết chặt chẽ của nhiều bồn với nhau, thông qua các gân tăng rất cứng và được bao bọc bởi một lớp phủ composite, lớp phủ này thực sự có ích trong việc giữ gìn, bảo vệ bồn khỏi sự ăn mòn của oxit hay các loại dung môi một cách hiệu quả nhất và kéo dài tuổi thọ cho bồn chứa.

Các phụ kiện làm bồn được thiết kế rất thông minh nhờ áp dụng thiết kế theo công nghệ của Nhật Bản, đồng thời được đảm bảo chất lượng trước khi đem ra thị trường. Trong nước thải, dù là nước thải công nghiệp hay sinh hoạt đều có những loại hóa chất hay dung dịch làm ăn mòn vật liệu, chính vật liệu nhựa composite, vinylester, có khả năng chống ăn mòn cực cao, kết cấu chủ yếu từ các sợi thủy tinh nhập khẩu từ Nhật Bản, chính vì thế sự liên kết trong cấu trúc vô cùng chặt chẽ, giúp gia tăng tuổi thọ của bồn và sức bền trong quá trình chứa và xử lý nước thải.

Ngoài cấu tạo của bồn chứa Composite chúng ta còn tìm hiểu về hệ thống bồn xử lý nước thải , chủ yếu dựa trên hoạt động của hai bồn: 1 bồn tròn với chức năng làm lắng bùn, cặn, cao su có tồn tại trong nước thải, và 1 bồn được thiết kế với hình chữ nhật, dùng để lọc thô có các gân cứng được bọc phủ composite bên ngoài hiệu quản trong việc bảo sự, và giữ cho bồn được sử dụng lâu dài. Thêm nữa, ngoài cấu tạo hệ thống còn được cấu tạo theo gồm hai bồn tròn với thể tích lần lượt là 10 m3 và 15 m3 thiết kế này đặc biệt danh cho những nhà máy lớn, các công nghiệp với quy mô lớn, hoặc hệ thống với hai bồn tròn nhỏ, cho các nhà mày nhỏ nên thể tích sử dụng cho hai bồn không lớn lắm, từ 4m3 đến 6m3.

Để bồn composite hoạt động có hiệu quả trong hệ thống bồn composite xử lý nước thải, đặc biệt cần đến các linh kiện để kết nối những bồn chứa khác nhau, sao cho liên kết và hoạt động ăn khớp với nhau, và những linh kiện cũng được đảm bảo chất lượng. Những linh kiện được chọn lựa ngày này hầu hết được thiết kế theo tiêu chuẩn Nhật Bản ( JIS), bao gồm: mặt bít Composite, ống chờ Composite co FPR, sử dụng 100% nhựa chống ăn mòn hóa chất , là điều mà nhiều doanh nghiệp yên tâm khi sử dụng.

Nguyên Lý Vận Hành Của Bồn

Cách vận hành của bồn composite được hiểu là sự vận hành của nhiều bồn composite kết hợp để lọc nước thải, loại bỏ những cặn bẩn để đưa nước phù hợp nhất ra môi trường bên ngoài, vừa không làm ảnh hưởng đến môi trường sống cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của con người. Cấu tạo của bồn composite nói lên tính ứng dụng của bồn trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt – nước thải nhà hàng , khách sạn, hay các nhà máy xí nghiệp lớn, nhằm cải tạo hệ thống xử lý nước thải. Và mỗi bồn xử lý nước thải gồm nhiều ngăn chứa chức năng xử lý, mỗi ngăn giữ vai trò riêng, nhưng lại được liên kết với nhau tạo nên một bồn composite hoàn chỉnh:

Ngăn thiếu khí: mục đích chính của ngăn thiếu khí là giúp phân phối khí thô hoặc chuyển máy khuấy nhằm tránh bùn sinh học lắng xuống đáy bể và đặc biệt giúp cho bồn nước thải được đẩy lên đồng đều. quá trình khử nito và một phần chất hữu cơ chứa trong nước thải chính là nhiệm vụ của ngăn thiếu khí.

Ngăn hiếu khí: Tiếp nối nhiệm vụ của ngăn thiếu khí, tại đây trong nước thải chứa gồm nhiều chất hữu cơ, chất dinh dưỡng còn tồn tại lại và bao gồm nhiều chất ô nhiễm khác có trong nước thải, sẽ được chuyển hóa thành CO2, H2O, NO3- và N2,…. và sinh khối. Nhờ hệ thống phân phối khí mịn nhằm cung cấp khí oxy cho quá trình xử lý nước thải đồng thời trộn đều bùn hoạt tính với những chất ô nhiễm có trong nước thải.

Nhằm tăng hiệu quả, trong cả hai ngăn thiếu khí và hiếu khí, người thiết kế còn đặt thêm đệm vi sinh, với chức năng chính trong việc tăng mật độ bùn hoạt tính tại bết để xử lý nước thải dễ dàng hơn kéo theo làm giảm thời gian xử lý nước thải và dẫn đến giảm khối tích công trình.

Ngăn lắng: quy trình chất thải tổn tại trong ngăn, được thực hiện thông qua các cặn cuốn theo nước chảy từ ngăn hiếu khí , và tại đây sẽ lắng lại, tách riêng ra khỏi với dòng nước. Cấu tạo của ngăn lắng được thiết kế một đường tuần hoàn bùn về bể xử lý và đường thải bỏ bùn dư sinh ra từ quá trình xử lý sinh học.

Ngăn khử trùng: Đúng với tên gọi của ngăn thực hiện chức năng xử lý , tiêu diệt các loại vi sinh vật nhờ hóa chất khử trùng như NaCl, … các loại hóa chất này sẽ được bợm trực tiếp vào trong bồn, và thả vào dưới hình thức dạng viên nén. Sau một thời gian xử lý dưới tác động của nhiều ngăn trong bồn chứa composite, nước phải đạt theo yêu cầu cho phép theo QCVN 14-2008/BTNMT mới được thải ra môi trường.

Ngăn chứa bùn: Trong quá trình xử lý nước thải, việc tồn tại bùn là điều dễ hiểu, và số lượng bồn này đạt đến số lượng nhất định sẽ đưa về ngăn chứa bùn. Phần nước vẫn chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn thì sẽ tiếp tục quy trình từ ngăn thiếu khí để xử lý, rồi lại được lưu lại trong một thời gian. Tại đây, sinh khối trong bùn sẽ được tư phân hủy, và giảm khối lượng, và sau từ 2- 3 tháng, không để bùn trong ngăn chứa quá nhiều và sẽ được đem đi xử lý hiệu quả theo một quy trình khác.

Bồn composite để thực hiện thành công còn nhờ đến công dụng của máy thổi khí, bơm nước thải, bơm bùn, phao điện và tủ điều khiển.
Ngoài cấu tạo của bồn chứa Composite chúng ta còn tìm hiểu về hệ thống bồn xử lý nước thải , chủ yếu dựa trên hoạt động của hai bồn: 1 bồn tròn với chức năng làm lắng bùn, cặn, cao su có tồn tại trong nước thải, và 1 bồn được thiết kế với hình chữ nhật, dùng để lọc thô có các gân cứng được bọc phủ composite bên ngoài hiệu quản trong việc bảo sự, và giữ cho bồn được sử dụng lâu dài. Thêm nữa, ngoài cấu tạo hệ thống còn được cấu tạo theo gồm hai bồn tròn với thể tích lần lượt là 10 m3 và 15 m3 thiết kế này đặc biệt danh cho những nhà máy lớn, các công nghiệp với quy mô lớn, hoặc hệ thống với hai bồn tròn nhỏ, cho các nhà mày nhỏ nên thể tích sử dụng cho hai bồn không lớn lắm, từ 4m3 đến 6m3.

Để bồn composite hoạt động có hiệu quả trong hệ thống bồn composite xử lý nước thải, đặc biệt cần đến các linh kiện để kết nối những bồn chứa khác nhau, sao cho liên kết và hoạt động ăn khớp với nhau, và những linh kiện cũng được đảm bảo chất lượng. Những linh kiện được chọn lựa ngày này hầu hết được thiết kế theo tiêu chuẩn Nhật Bản ( JIS), bao gồm: mặt bít Composite, ống chờ Composite co FPR, sử dụng 100% nhựa chống ăn mòn hóa chất , là điều mà nhiều doanh nghiệp yên tâm khi sử dụng.

Ưu Điểm Của Bồn Xử Lý Nước Thải Bằng Composite

Ưu điểm của bồn xử lý nước thải composite người tiêu dùng nên biết, thực sự có hiệu quả dù là dùng cho những hộ gia đình, những tòa chung cư đông dân cư.

  • Đánh giá cao trong khả năng thi công nhanh, được thực hiện ngay tại công trình luôn.
  • Tính cơ động cao, đặc biệt xử lý một hoạt trong quá trình vận hành.
  • Vật liệu composite được đánh giá khá cao trong việc bảo vệ bồn chứa, nhất là chịu đựng được các hóa chất ăn mòn, vì thế mà thời gian sử dụng lâu dài, tăng tuổi thọ sử dụng cho bồn.
  • Thi công bồn composite rất tiện ích, hơn nữa thiết kế của bồn khá gọn gàng, vì thế mà người sử dụng không còn lo lắng trong việc dành diên tích mặt bằng chứa.
  • Việc bảo trì, bảo dưỡng trong nhiều năm sử dụng cũng là điều cần thiết, và quan tâm của nhiều người sử dụng bồn xử lý nước thải composite, đặc biệt là các nhà hàng – khách sạn với những xí nghiệp công ty cần xử lý nước thải với số lượng lớn. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tân bởi với thiết kế gọn gàng nên việc bảo trì cũng dễ dàng hơn nhiều.

Ứng dụng sử dụng bồn xử lý nước thải composite:

Nhờ có sự ra đời của bồn chứa xử lý nước thải compiosite, ô nhiềm môi trường , đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước trên toàn thế giới được đẩy lùi phần nào, từ đó chất lượng cuộc sống của con người cũng được cải thiện hơn rất nhiều. Và các quy trình xử lý nước thải hiệu quả trong môi trường, đặc biệt tại các cở sở doanh nghiệp lưu trú như khách sạn, nhà hàng, resort được chú trọng hàng đầu, và nước thải sinh hoạt của đông dân cư từ các hộ gia đình trong các thành phố lớn.

Nhờ dựa vào những ưu điểm mà bồn xử lý nước thải composite mang lại bao gồm: Thi công nhanh gọn công trình, tính cơ động cao, chịu hóa chất ăn mòn, độ bền cơ học cao và thiết kế gọn gàng, giảm diện tích mặt bằng, bảo trì dễ dàng, hiện nay trên thị trường rất nhiều công ty sản xuất bồn chứa Composite, để xử lý nước thải, nhưng công ty có thể chưa hiểu sâu về công nghệ , quy trình xử lý nước thải.

Với nhiều năm kinh nghiệm, khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm bồn chứa xử lý nước thải composite, chính vì thế tin tưởng chọn lựa chúng tôi, sẽ mang lại những thiết kế và phương án phù hợp với diện tích thực trạng.

Một Số Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Phổ Biến

Phương pháp xử lý cơ học: Lựa chọn phương pháp này chỉ dành cho những xử lý nước cơ bản, chủ yếu là nước sinh hoạt, không được coi là giai đoạn kết thúc quá trình xử lý nước thải sản xuất, thường để dùng các loại tạp chất không tan trong nước, thường ở dạng hữu cơ hay vô cơ. Để tìm hiểu về phương pháp xử lý cơ học, khách hàng có thể tham khảo qua mộ số phương pháp cơ bản:

Xử lý nước thải dùng song chắn rác hoặc lưới chắn rác: trong quá trình vận hành của hệ thống xử lý nước thải, phương pháp giúp xử lý những tạp chất có thể gây sự cố thông qua việc sử dụng song chắn để lọc và dùng máy nghiền nhỏ các vật bị giữ lại. Thông thường, trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp, việc sử dụng lưới chắn để giữ lại vật lớn là hiệu quả hơn cả cho quá trình, không làm gián đoạn quy trình xử lý nước thải.

Bể điều hòa: Công dụng của việc sử dụng bể điều hòa là duy trì sự ổn định của dòng nước thải, khắc phục hiệu quả những vấn đề vận hành sự dao động của sự lưu lượng dòng nước thải gây ra và đặc biệt hiệu suất được đảm bảo ở cuối quy trình của một chuỗi dây chuyền xử lý nước.

Nước thải công nghiệp có những lúc bị quá tải về lưu lượng bao gồm nhiều chất hữu cơ, vì thế sự xuất hiện của bể nhằm hạn chế được hiện tượng quá tải của hệ thống, đồng thời giảm được diện tích xây các bể sinh học và không quên ức chế quá trình xử lý sinh học được pha loãng hay làm trung hòa ở mức độ thích hợp nhất cho cách vi sinh vật tồn tại trong chất hữu cơ , nước thải hoạt động.

Do lưu lượng được xử lý và cấp ở mức ổn định, vì thế mà quy trình được cải thiện hơn rất nhiều trong chất lượng nước thải và chất rắn, cô đặc bùn tại đáy bể lắng thứ cấp. Việc sử dụng bể điều hòa thực sự có hiệu quả tốt trong quy trình bởi càng làm ổn định thiết bị lọc hay thiết bị lọc hiệu suất lọc cũng được cải thiện hơn rất nhiều.

Bể lắng cát: Như chúng ta đã biết, lắng là quá trình để loại bỏ các tạp chất ở dạng nguyên phù thô ra khỏi nước thải, và bể lắng trong phương pháp cơ học được phân thành nhiều bể nhỏ liên kết gồm: bể lắng cát, bể lắng sơ cấp và bể lắng thứ câp.

Sự liên kết giữa các bể được thể hiện trong việc thực hiện các chức năng cần thiết của mỗi bể, với bể lắng sơ cấp, trong công trình xử lý nước thải sẽ giữ lại những chất hữu cơ không tan trong nước thải trước khi đưa nước vào xử lý tại các bể sinh học, và đặc biệt sẽ loại bỏ các chất rắn có khả năng lắng và các chất nổi, và hiệu quả xử lý của bể lắng sơ cấp được tính đến 50% đến 70% chất rắn lơ lửng, 25% đến 40 % BOD của nước thải. Rồi nước thải tiếp tục được đưa vào bể thứ cấp xử lý thông qua công trình xử lý sinh học.

Lọc: Đây là quá trình nhằm tác các hạt rắn ra khỏi pha lỏng, hoặc pha khí bằng cách cho dòng khí hoặc lỏng có chứa hạt chất rắn chảy qua lớp ngăn xốp, nhờ thế mà các hạt rắn sẽ bị giữ lại hoàn toàn. Quá trình lọc sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều nếu thực hiện dưới sự tác động của áp suất cao trước vách ngăn hay áp suất thấp sau vách ngăn.

Đông tụ và keo tụ: Sau quá trình lọc, các hạt rắn huyền phù được giữ lại chứ không thể tách được những chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan vì có những hạt rắn có kích thước quá nhỏ.

Vì thể để thực sự tách được những hạt rắn này, người ta thiết kế và sử dụng tăng tốc lắng dựa trên thực hiện quy trình đông tụ và keo tụ, dược kiểu là quá trình điện tịch và quá trình tạo bông, tạo thành hạt có kích thước lớn hơn ban đầu với kích thước quá nhỏ mà quy trình lọc không thực hiện được.

Phương pháp hóa học và xử lý: Phương pháp này được thực hiện với mục đích thu hồi các chất quý, nhanh chóng xử lý các chất độc, hoặc những chất có ảnh hưởng xấu đối với giai đoạn làm sạch sinh hóa.

Trong phương pháp này, người ta ưu tiên sử dụng , thực hiện các quy trình oxy hóa, trung hòa, keo tụ ( đông tụ), tuyển nổi, đializ ( màng bán thấm), … kèm theo với quá trình keo tụ làm bông những hạt có kích thước to và nhiều hiện tượng vật lý khi sử dụng thêm các chất hóa học trong quy trình.

Phương pháp sinh hóa: Phương pháp này thực hiện việc phân tán nhỏ, keo và hòa tan chất hữu cơ khỏi nước thải, nhờ vào khả năng sống của vi sinh vật, sinh vật tồn tại trong nước thải vô cùng nhiều và trong không khí cũng không ít, lợi dụng việc tồn tại của vi sinh vật, chúng sẽ sử dụng nguồn dinh dưỡng có chứa trong chất thải, như carbon, nito, photpho và kali để tồn tại… và dựa vào các chất hữu cơ này để xây dựng những tế bào và sinh năng lượng nên sinh khối của nó tăng lên.

Mục lục nội dung

  • 1 Báo Giá & Thi Công Bồn Bể Chứa Nước Thải
  • 2 Tìm Hiểu Về Bồn Bể Composite Xử Lý Nước Thải
    • 2.1 Các Loại Bồn Xử Lý Nước Thải Composite
    • 2.2 Cấu Tạo Bồn Composite Xử Lý Nước Thải
    • 2.3 Nguyên Lý Vận Hành Của Bồn
    • 2.4 Ưu Điểm Của Bồn Xử Lý Nước Thải Bằng Composite
    • 2.5 Ứng dụng sử dụng bồn xử lý nước thải composite:
  • 3 Một Số Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Phổ Biến