Bệnh sốt siêu vi là gì

Hỏi: Con tôi năm nay 3 tuổi, thường hay bị nóng sốt thất thường, cứ mỗi lần bị bệnh là sốt lên đến 39-40 độ , mỗi khi con tôi sốt cao như thế cho uống thuốc hạ sốt thì cơn sốt có giảm đi dần dần nhưng chỉ khoảng 3-4 giờ sau khi uống thuốc là sốt lại, kéo dài khoảng 3-4 ngày thì hết. Tôi có đưa cháu đi bác sĩ, chẩn đoán “sốt siêu vi”. Vậy “sốt siêu vi” là gì? Cách phòng ngừa và phương pháp chữa trị như thế nào?


Trả lời: Chào bạn, sốt siêu vi là chẩn đoán thường thấy khi vài ngày đầu trẻ bị sốt mà chưa xác định chính xác trẻ mắc bệnh gì. Sốt siêu vi cũng có thể là sốt xuất huyết, cũng có thể là viêm hô hấp hay 1 số bệnh do siêu vi trùng khác. Do đó, thường bác sĩ hẹn bệnh nhân khám lại hay làm một số xét nghiệm để biết thêm chính xác bé bệnh gì và bệnh này thường sẽ tự khỏi trong vòng 5-7 ngày.

Sốt siêu vi là gì?

Sốt siêu vi hay còn được gọi là sốt virus là tình trạng sốt do nhiễm phải các loại virus khác nhau. Đây là một loại bệnh cấp tính, thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi do hệ miễn dịch yếu.

Có rất nhiều loại virus gây ra tình trạng sốt siêu vi, trong đó điển hình nhất là virus Rhinovirus, Adenovirus, Coronavirus, Enterovirus, Virus cúm,… Tùy theo loại virus bị nhiễm mà gây ra các bệnh khác nhau. Tuy nhiên, có thể do những loại virus khác nhau nhưng người bệnh lại có những biểu hiện giống nhau.

Sốt siêu vi thường gặp vào thời điểm giao mùa, bởi đây là thời điểm mà thời tiết thay đổi đột ngột tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày, thường không nguy hiểm, khi được điều trị tích cực bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên chủ quan, bởi vì bệnh diễn biến nhanh, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Nhận biết các dấu hiệu khi trẻ bị sốt siêu vi

Sốt siêu vi ở trẻ có triệu chứng khá giống với các bệnh cảm sốt thông thường và có sự tương đồng về biểu hiện trong giai đoạn ủ bệnh như:

  • Đau nhức, mệt mỏi và sốt
  • Sốt trong bệnh sốt siêu vi có thể biểu hiện nhẹ hoặc rất cao [từ 38-39°C hoặc có trường hợp lên tới 40°C], sốt có thể diễn ra với tần suất liên tục hoặc ngắt quãng
  • Ngoài ra, các triệu chứng kèm theo có thể là: viêm đỏ hầu họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, đau đầu, đỏ mắt, đau khớp và có thể nổi cả ban ở da
  • Khi mới chớm bị sốt siêu vi, triệu chứng có thể không rõ ràng và dễ nhầm lẫn nên mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ.

Ở giai đoạn phát triển của bệnh, bệnh có những dấu hiệu đặc trưng như:

  • Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường; đau mình mẩy: ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc; đau đầu: một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo,…
  • Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…
  • Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng, không có máu, chất nhày.
  • Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.
  • Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.
  • Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.
  • Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.

Đặc biệt cần lưu ý đến một số triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ mà cần đưa tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay đó là:

  • Sốt cao liên tục trên 2 ngày có kèm theo chân tay run rẩy bất thường
  • Nổi ban toàn thân
  • Đau bụng hay nôn ói
  • Đi ngoài thấy phân đen hoặc lẫn máu
  • Thường xuyên giật mình, hoảng hốt

Cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi

Các bệnh do virus gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt virus ở trẻ em cũng vậy. Do đó, các biện pháp thường áp dụng là:

➤ Hạ sốt: Thường dùng paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ/lần.

➤ Chườm mát: Lau mình trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.

➤ Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.

➤ Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.

➤ Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

➤ Dinh dưỡng: Nếu con trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn thức ăn mềm và lỏng như súp, bột. Khi khỏe hơn, bạn có thể cho bé ăn các thức ăn đặc như rau quả nghiền hoặc cháo.

➤ Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.

➤ Cung cấp đầy đủ nước: Bé sẽ mất nước khá nhiều do bị sốt, tiêu chảy, nôn mửa hoặc cảm lạnh. Nếu vẫn đang cho con bú, bạn nên để cho bé bú mẹ thường xuyên khi bé muốn.

➤ Rửa tay trước khi tiếp xúc với con: Hãy chắc chắn rằng mình đã rửa tay trước và sau khi chạm vào con. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan sang các thành viên khác trong gia đình.

➤ Chú ý đến không khí trong nhà: Đảm bảo không khí lưu thông trong nhà. Mở cửa sổ và cửa chính một số thời điểm trong ngày. Điều này giúp không khí trong nhà được lưu thông, làm loại bỏ vi khuẩn gây hại. Bạn cũng cần giữ cho ngôi nhà thông thoáng, khô ráo và sạch sẽ để ngăn chặn nấm mốc.

➤ Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng; lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Các biện pháp phòng ngừa sốt siêu vi

Mọi người đều biết rằng phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, vậy làm sao để có thểphòng ngừa sốt siêu vi, đặc biệt là với trẻ em? Để phòng bệnh sốt siêu vi, mọi người cần làm các việc sau đây:

✔ Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể.

✔ Thường xuyên vệ sinh nhà cửa cũng như môi trường xung quanh cho sạch sẽ, thoáng mát, ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của các tác nhân gây bệnh.

✔ Mỗi người cần phải giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Với trẻ em cần hạn chế cho trẻ đưa đồ chơi, cho tay vào miệng.

✔ Mọi người, đặc biệt là trẻ em cần được tiêm phòng đầy đủ.

✔ Không nên tiếp xúc với người đang bị bệnh, không nên đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh tràn lan.

✔ Khi hắt hơi, ho, sổ mũi mọi người nên dùng khăn giấy hoặc dùng tay che miệng lại. Người lớn cũng cần hướng dẫn cho trẻ nhỏ thực hiện điều này.

Bất kỳ ai khi có biểu hiện sốt siêu vi đặc biệt là trẻ nhỏ cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Với những trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể cho điều trị và theo dõi tại nhà, không nhất định phải nằm viện.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Nắm rõ các đặc điểm riêng biệt của bệnh sẽ giúp bạn phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết dễ dàng hơn. Thêm vào đó, điều này còn góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả điều trị cũng như phòng ngừa.

Sốt xuất huyết hay sốt siêu vi đều là những vấn đề sức khỏe phát sinh do virus xâm nhập vào cơ thể, triệu chứng thường thấy nhất là sốt cao đột ngột và các triệu chứng khác tương tự nhau, nên các triệu chứng bệnh rất dễ bị nhầm lẫn. Việc phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết có thể giúp bạn mau chóng có biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời, từ đó nâng cao khả năng hồi phục sức khỏe.

Ngoài ra, việc hiểu rõ những điểm khác nhau giữa hai tình trạng trên còn giúp phòng bệnh hiệu quả hơn. Nếu bạn chưa biết cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết, hãy tìm kiếm câu trả lời qua bài viết của Hapacol dưới đây nhé.

1. Sốt siêu vi là gì?

Trước khi tìm cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết, bạn sẽ cần hiểu rõ về các bệnh lý này trước.

Theo nhiều chuyên gia, thuật ngữ sốt siêu vi đề cập đến trường hợp nhiệt độ cơ thể tăng lên để kháng lại sự tấn công của virus. 

Mặc dù bệnh tương đối phổ biến, nhưng ngày nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị đặc hiệu cho sốt siêu vi. Các biện pháp hiện tại chỉ có thể xoa dịu triệu chứng, đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ thể. 

Vì sao bạn bị sốt siêu vi? Sốt siêu vi có lây không?

Sốt siêu vi là một dạng nhiễm trùng nên đối tượng dễ mắc bệnh nhất sẽ gồm những người có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ nhỏ. 

Ngoài ra, sức đề kháng của một người có xu hướng giảm khi thời tiết thay đổi đột ngột. Điều này tạo điều kiện cho các chủng vi sinh vật gây bệnh dễ dàng tấn công hơn, bao gồm cả virus. Do đó, giai đoạn giao mùa là thời điểm sốt siêu vi dễ bùng phát nhất. 

Mặt khác, vì các chủng virus là tác nhân chủ yếu khiến bạn bị sốt trong trường hợp này nên sốt siêu vi hoàn toàn có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Những con đường lây nhiễm phổ biến nhất gồm:

  • Hô hấp: động tác ho hoặc hắt hơi của người bệnh có thể vô tình “đẩy” virus từ mình sang những người xung quanh. Các chủng virus lây truyền qua đường hô hấp thường là coronavirus và rhinovirus.
  • Tiêu hóa: một số virus cũng có khả năng tồn tại bên ngoài cơ thể bằng cách bám vào thực phẩm hay đồ uống, ví dụ như norovirus hay enterovirus. Việc dùng phải những thực phẩm ô nhiễm như vậy tạo điều kiện cho virus tấn công cơ thể và gây sốt. 

Thêm vào đó, bạn còn có thể bị lây bệnh gián tiếp thông qua hành động tiếp xúc với vật dụng ở chỗ công cộng, chẳng hạn như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang…, vô tình bị dính dịch chứa virus. 

Không những thế, đôi khi, những virus gây sốt siêu vi còn có nguy cơ lây nhiễm qua:

  • Quan hệ tình dục
  • Truyền máu
  • Mẹ sinh con

Sốt siêu vi kéo dài bao lâu?

Thông thường, cơn sốt siêu vi có khả năng kéo dài khoảng 1 – 2 tuần. Trong thời gian này, bạn có thể bắt gặp một số triệu chứng như: 

  • Sốt cao đột ngột. Thân nhiệt tăng lên 38 – 39ºC, đôi khi đến 40ºC nếu bệnh trở nặng
  • Nhức đầu
  • Có dấu hiệu viêm đường hô hấp: ho nhiều, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi…
  • Hay ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức cơ
  • Hệ tiêu hóa gặp vấn đề: tiêu chảy, đau bụng…

Sốt siêu vi có nguy hiểm không?

Phần lớn trường hợp, sốt siêu vi không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và có thể hết sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vì thế mà chủ quan. Thực tế, nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng sốt do nhiễm virus có nguy cơ dẫn đến một loạt biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như: 

  • Nhiễm trùng ở hệ hô hấp: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản…
  • Viêm cơ tim
  • Tổn thương não

Phòng ngừa sốt siêu vi như thế nào mới hiệu quả?

Từ lâu, bác sĩ vấn luôn đánh giá phòng ngừa là cách chữa bệnh hiệu quả nhất. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng sốt siêu vi xảy ra ở mình, bạn nên áp dụng một số quy tắc sinh hoạt như sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý, khoa học
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa cũng như nơi làm việc để ngăn chặn sự tấn công hay phát triển của virus gây bệnh
  • Tập thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
  • Sử dụng khăn giấy để che mũi và miệng khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi

2. Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết khi bị sốt cao đột ngột

Khác với sốt siêu vi, Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá sốt xuất huyết là một trong những bệnh lý truyền nhiễm đáng lưu tâm nhất. Ngoài ra, vấn đề sức khỏe này đặc biệt phổ biến ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới, chẳng hạn như Việt Nam. 

Nguyên nhân: điểm khác biệt lớn nhất giữa sốt siêu vi và sốt xuất huyết

Trong khi nguyên nhân gây sốt siêu vi có thể xuất phát từ nhiều chủng siêu vi trùng khác nhau, tác nhân chủ yếu đứng sau sốt xuất huyết là virus dengue. Bên cạnh đó, nguyên nhân sốt xuất huyết còn phải kể đến muỗi vằn, vật trung gian truyền bệnh.

Ngoài bị muỗi vằn đốt, bạn còn có nguy cơ nhiễm virus sốt xuất huyết qua đường máu, chẳng hạn như nhận máu hay dùng chung kim tiêm từ người bệnh. Trẻ sơ sinh cũng có thể lây bệnh từ mẹ. 

Không những thế, thay vì dễ dàng phát sinh vào những thời điểm giao mùa như sốt siêu vi, sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa. Điều kiện ẩm thấp trong thời gian này giúp muỗi vằn thuận lợi sinh sản và phát triển, từ đó “phân phát” virus dengue bằng cách hút máu người. 

Mặt khác, sốt xuất huyết còn có khả năng xảy ra ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, tương tự sốt siêu vi, trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ bị sốt xuất huyết nhất. 

Khi bị sốt cao đột ngột, làm sao để phân biệt triệu chứng sốt xuất huyết và sốt siêu vi?

Sốt xuất huyết được chia thành ba giai đoạn chính với những triệu chứng gồm:

  • Giai đoạn sốt: kéo dài 4 – 10 ngày sau khi bị muỗi đốt. Lúc này, người bệnh thường có biểu hiện:
    • Sốt cao đột ngột: Sốt cao [39 – 40ºC] liên tục và khó hạ sốt
    • Đau nhức dữ dội ở vùng trán và hốc mắt
    • Phát sinh tình trạng sung huyết
    • Mất khẩu vị, chán ăn
    • Có cảm giảm buồn nôn
    • Đau khớp và cơ
    • Đau cơ, đau khớp.
  • Giai đoạn nguy hiểm: bắt đầu từ ngày thứ 3 sau khi phát bệnh và kéo dài đến bốn ngày tiếp theo. Khi đó, thân nhiệt có xu hướng giảm nhưng một số triệu chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bao gồm: 
    • Thoát huyết tương [kéo dài 1 – 2 ngày]
    • Xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết niêm mạc
    • Xuất huyết hoặc suy nội tạng
  • Giai đoạn hồi phục: diễn ra trong khoảng 1 – 2 ngày sau giai đoạn nguy hiểm. Lúc này, các triệu chứng có dấu hiệu cải thiện, chẳng hạn như huyết áp ổn định, có lại khẩu vị…

Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Tương tự sốt siêu vi, sốt xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời có thể kéo theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như: 

  • Sốc do mất máu: virus dengue có khả năng làm gia tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương và cô đặc máu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến xuất huyết ở nhiều cơ quan như phổi, hệ tiêu hóa, não… 
  • Biến chứng ở mắt: trong một số trường hợp, người bệnh có nguy cơ bị mù do tình trạng xuất huyết xảy ra ở võng mạc hoặc lớp dịch kính. 
  • Suy tim hoặc suy thận: xuất huyết liên tục là nguyên nhân chủ yếu gây suy tim trong trường hợp này. Ngoài ra, thận cũng phải làm việc năng suất hơn nhằm bài tiết huyết tương chảy ra qua nước tiểu. Nếu kéo dài, điều này cũng dễ dàng gây suy thận. 
  • Tràn dịch màng phổi: đôi khi, huyết tương tràn ra sẽ đi vào đường hô hấp và gây nên những vấn đề như tràn dịch màng phổi, phù phổi cấp hoặc viêm phổi. Từ đó, người bệnh có nguy cơ tử vong cao do gặp khó khăn trong việc hít thở. 
  • Hôn mê: lượng huyết tương thoát ra có thể đọng trong màng não, gây phù não và một số hội chứng liên quan đến hệ thần kinh, từ đó dẫn đến hôn mê. 
  • Tụt huyết áp và đau đầu dữ dội: xuất huyết có thể đi chung với hạ huyết áp. Khi áp lực máu giảm đột ngột, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại hay thậm chí là đứng yên. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể dẫn đến đau đầu dữ dội, một biểu hiện của xuất huyết não. 
  • Sẩy thai: mẹ bầu bị sốt xuất huyết có nhiều nguy cơ gặp phải biến chứng hơn những người khác. Trong đó, nếu bệnh xảy ra vào những tháng đầu thai kỳ, rủi ro sẩy thai là rất lớn. 

3. Bạn có thể làm gì để phòng chống sốt xuất huyết?

Tránh để muỗi đốt là phương pháp chủ yếu dùng để phòng ngừa sốt xuất huyết. Để thực hiện điều này, bạn sẽ cần: 

  • Sử dụng thuốc chống côn trùng nhằm giảm thiểu nguy cơ bị muỗi đốt.
  • Cẩn thận trong việc chọn điểm dừng chân khi đi du lịch. Nếu vùng bạn đến có nhiều muỗi, hãy tự bảo vệ mình bằng cách thoa thuốc chống muỗi và mặc quần dài cũng như áo tay dài. 
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và khu vực xung quanh ít nhất mỗi tuần một lần, tránh để muỗi sinh sản và phát triển. 
  • Lắp lưới chống muỗi ở cửa sổ.
  • Sử dụng điều hòa, nếu có điều kiện.
  • Dọn dẹp những nơi đọng nước để tránh muỗi đẻ trứng.

Như vậy, có thể thấy rằng điểm khác biệt lớn nhất giữa hai tình trạng sốt cao đột ngột, thân nhiệt tăng cao do virus tấn công là nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết đơn giản nhất là quan sát những dấu hiệu đặc trưng, ví dụ như xuất huyết dưới da [sốt xuất huyết] hay sổ mũi, ho nhiều và có xu hướng tiêu chảy [sốt siêu vi].

Bạn có thể tham khảo thêm bảng so sánh dưới đây để nắm rõ các điểm khác nhau giữa hai tình trạng sốt siêu vi và sốt xuất huyết.

Sốt siêu viSốt xuất huyết
Nguyên nhânNhiều chủng virus gây bệnh khác nhauVirus dengue

Muỗi vằn [vật trung gian]

Thời gian phát bệnhTùy vào loại virus gây bệnh, có thể kéo dài đến 7 – 10 ngày hay thậm chí là 2 tuần7 – 10 ngày
Triệu chứng+ Sốt cao đột ngột [>= 39ºC]
+ Có dấu hiệu viêm đường hô hấp
+ Các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa [đau bụng, tiêu chảy…]
+ Đau nhức cơ
+ Sốt 39 – 40ºC và khó hạ sốt
+ Đau nhức ở trán và hốc mắt
+ Sung huyết
+ Buồn nôn, chán ăn
+ Xuất huyết dưới da
+ Đau cơ và khớp
Con đường lây nhiễm+ Tiếp xúc với vật đã bị virus bám trên bề mặt
+ Quan hệ tình dục
+ Máu [dùng chung kim tiêm, truyền máu, chế phẩm máu không tiệt trùng…]
+ Mẹ sinh con
+ Chủ yếu do muỗi vằn đốt
+ Máu
+ Mẹ sinh con
Điều trịChủ yếu là điều trị triệu chứng: 

+ Hạ sốt [uống paracetamol, lau người bằng nước ấm, mặc quần áo thoáng mát…]

+ Uống nhiều nước

+ Nghỉ ngơi nhiều

+ Chú trọng dinh dưỡng

Phòng ngừa+ Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như môi trường xung quanh

+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

+ Dùng khăn giấy che mũi và miệng khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi

Chủ yếu phòng ngừa muỗi vằn đốt:

+ Dùng thuốc chống côn trùng

+ Không tạo điều kiện cho muỗi sinh sản và phát triển [vệ sinh nhà cửa thường xuyên, phát quang bụi rậm, dọn dẹp nơi nước đọng…]

+ Trang bị lưới chống muỗi

+ Lắp lưới chống muỗi ở cửa sổ

Nguồn tham khảo:

Read How Viral Fever and Dengue are Different From One Another. //www.news18.com/news/india/read-how-viral-fever-and-dengue-are-different-from-one-another-2294323.html

Monsoon-Related Illnesses in India: Malaria, Dengue, and Viral Fever. //www.tripsavvy.com/malaria-dengue-viral-fever-3971402

Viral or dengue fever? Know the dealing facts. //www.thedailystar.net/news-detail-153485

Video liên quan

Chủ Đề