Bí an hành tinh chết 3

Hành trình đến hành tinh chết

Bí an hành tinh chết 3

Áp phích chiếu rạp chính thức của phim phát hành tại Việt Nam.

Đạo diễnRidley Scott
Sản xuấtDavid Giler
Walter Hill
Ridley Scott
Tác giảJon Spaihts
Damon Lindelof
Diễn viênNoomi Rapace
Michael Fassbender
Guy Pearce
Idris Elba
Logan Marshall-Green
Charlize Theron
Âm nhạcMarc Streitenfeld
Quay phimDariusz Wolski
Dựng phimPietro Scalia
Hãng sản xuất

Scott Free Productions
Brandywine Productions
Dune Entertainment

Phát hành20th Century Fox

Công chiếu

  • 4 tháng 11 năm 2012 (Paris)
  • 1 tháng 6 năm 2012 (Vương quốc Anh)
  • 8 tháng 6 năm 2012 (Mỹ)
  • 15 tháng 6 năm 2012 (Việt Nam)

Độ dài

124 phút[1]
Quốc gia
Bí an hành tinh chết 3
 
Vương quốc Anh
Bí an hành tinh chết 3
 
Hoa Kỳ
Ngôn ngữTiếng Anh
Kinh phí120–130 triệu USD[2]
Doanh thu403,4 triệu USD[3]

Hành trình đến hành tinh chết ( pro-MEE-thee-uhs, tựa gốc tiếng Anh: Prometheus) là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại khoa học viễn tưởng xen lẫn với kinh dị - kỳ ảo công chiếu năm 2012 do Anh - Mỹ hợp tác sản xuất. Là phần thứ năm và cũng là phần tiền truyện của thương hiệu Alien, tác phẩm do Ridley Scott làm đạo diễn kiêm đồng sản xuất, với phần kịch bản do Jon Spaihts và Damon Lindelof chắp bút, cùng sự tham gia của các diễn viên chính gồm Noomi Rapace, Michael Fassbender, Guy Pearce, Idris Elba, Logan Marshall-Green và Charlize Theron. Bối cảnh phim được đặt vào cuối thế kỷ 21 khi người ta tìm thấy phi thuyền vũ trụ Prometheus. Sự việc này đặc biệt thu hút sự chú ý của mọi người bởi sau đó họ phát hiện trên phi thuyền có một bản đồ hình ngôi sao hướng dẫn cách tìm kiếm các hiện vật của những nền văn hóa cổ xưa trên Trái Đất. Nhằm tìm kiếm nguồn gốc loài người, một phi hành đoàn đã mạo hiểm tìm đến một thế giới xa xôi và bất ngờ phát hiện ra một mối đe dọa có thể khiến loài người tuyệt chủng.

Việc lên ý tưởng và phát triển cho bộ phim bắt đầu vào những năm 2000, với tư cách là phần thứ năm của thương hiệu Alien. Ridley Scott và James Cameron đã phát triển ý tưởng cho một bộ phim sẽ đóng vai trò là phần tiền truyện của Alien vào năm 1979 của Scott. Năm 2002, việc phát triển của bộ phim Cuộc chiến dưới tháp cổ đã được các nhà sản xuất ưu tiên đầu tư hơn, và vì thế dự án trên phải tạm hoãn cho đến năm 2009, khi Scott một lần nữa bày tỏ sự quan tâm về việc phát triển bộ phim. Spaihts đã viết kịch bản cho phần tiền truyện của các sự kiện trong các bộ phim của thương hiệu Alien, nhưng Scott đã chọn một hướng đi khác để tránh lặp lại các tín hiệu từ những bộ phim trước đó. Cuối năm 2010, Lindelof tham gia dự án để viết lại kịch bản của Spaihts, anh và Scott đã phát triển một câu chuyện được ví như là phần tiền truyện của Alien nhưng không kết nối trực tiếp với loạt phim gốc. Theo tiết lộ của Scott, mặc dù bộ phim chia sẻ "các sợi kết nối ADN của Alien", và diễn ra trong cùng một vũ trụ, nhưng Hành trình đến hành tinh chết lại là một bộ phim chuyên tâm khám phá sâu về những thần thoại và ý tưởng riêng của tác phẩm.

Quá trình sản xuất cho bộ phim bắt đầu vào tháng 4 năm 2010, với việc mở rộng các giai đoạn thiết kế mà trong đó công nghệ làm phim và các sinh vật mà bộ phim yêu cầu đã được phát triển. Công đoạn quay phim chính cho tác phẩm bắt đầu vào tháng 3 năm 2011, và kết thúc vào tháng 10 năm 2011,[4] với kinh phí sản xuất từ 120 - 130 triệu USD. Bộ phim được khởi quay bằng các máy quay 3D xuyên suốt, gần như được quay hoàn toàn trên các bối cảnh thực tế tại các nước Anh, Iceland, Scotland, Jordan và Tây Ban Nha. Bộ phim đã được quảng bá bằng một chiến dịch tiếp thị bao gồm các hoạt động lan truyền trên web. Ba video đã được phát hành có sự góp mặt của các diễn viên chính trong phim, trong đó có các phân đoạn mở rộng dựa trên các yếu tố của vũ trụ hư cấu. Cả ba đoạn video nhận được sự đón nhận tích cực từ khán giả và giành được nhiều giải thưởng.

Bộ phim Hành trình đến hành tinh chết có buổi phát hành tại Vương quốc Anh vào ngày 1 tháng 6 năm 2012, tại Bắc Mỹ vào ngày 8 tháng 6 năm 2012 và tại Việt Nam vào ngày 15 tháng 6 năm 2012 dưới định dạng 3D. Sau khi ra mắt, bộ phim nhìn chung nhận về những lời đánh giá tích cực từ giới chuyên môn, với lời khen ngợi về phần thiết kế, giá trị sản xuất bộ phim và diễn xuất của dàn diễn viên trong phim, nhưng bị chỉ trích về sự thiếu đồng đều trong khâu kịch bản và chưa giải quyết được các điểm mấu chốt về mặt nội dung của tác phẩm. Bộ phim cũng là một thành công lớn về mặt doanh thu khi thu về 403,4 triệu USD trên các phòng vé toàn cầu, và đồng thời còn được đề cử các giải BAFTA, giải Satellite và giải Oscar đều cho hạng mục kỹ xảo. Phần tiếp nối của bộ phim có tựa là Quái vật không gian, được phát hành vào tháng 5 năm 2017, có nội dung gắn liền với các phần phim trước của Alien và trở thành phần thứ sáu của thương hiệu này.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Câu chuyện mở đầu với hình ảnh một chiếc tàu vũ trụ rời khỏi một hành tinh, một sinh vật như người ngoài hành tinh nhưng giống người uống một chất lỏng và sau đó bị tan biến. Cơ thể của người ngoài hành tinh rơi xuống ngọn thác và ADN của sinh vật này đã hòa lẫn với dòng nước đang chảy xiết.

Năm 2089, hai nhà khảo cổ học là Elizabeth Shaw và Charlie Holloway phát hiện một di tích khảo cổ là một tấm bản đồ thiên văn học ở Scotland có sự trùng khớp với nhiều di chỉ khảo cổ khác đã được tìm thấy trước đó. Cả hai cùng nhau nghiên cứu và kết luận đây là một chỉ dẫn tới từ những người đã tạo ra loài người, hay còn được gọi là "Engineers". Peter Weyland - chủ tịch của tập đoàn Weyland - đã tài trợ cho chuyến thám hiểm này và con tàu mang tên Prometheus đi theo bản đồ thiên văn học tới một hành tinh tên LV-223. Cả đoàn thám hiểm được đặt vào chế độ ngủ đông trong khi người máy tên là David được cử đi điều khiển toàn bộ chuyến hành trình. Cuối cùng, tàu thám hiểm cũng tới được hành tinh LV-223 vào tháng 12 năm 2093, và Meredith Vickers - người quản lý thám hiểm trên chuyến tàu - đã yêu cầu cả đoàn thực hiện phi vụ tìm kiếm "Engineers" và không được tiếp xúc với vật thể nào mà không có sự cho phép của cô vì lý do an toàn.

Tàu Prometheus hạ cánh xuống một đồng bằng nhân tạo rộng lớn. Khi vào sâu bên trong, họ phát hiện ra nhiều khối trụ bằng đá, cùng với bức tượng đầu người to một cách bất thường, và một xác chết không đầu của một sinh vật được xem là của Engineer; sau đó, Shaw đã thu thập đầu của xác chết đó. Đoàn cũng tìm được thêm nhiều xác chết và kết luận rằng có thể họ đã bị diệt vong. Hai thành viên của đoàn là Millburn và Fifield cảm thấy không ổn với những gì họ mới tìm thấy được cho nên cả hai đã đi trước, nhưng rồi sau đó cả hai đều bị lạc. Chuyến thám hiểm bị rút ngắn hơn so với kế hoạch ban đầu do một cơn bão vũ trụ đang trên đường ập tới. David bí mật thu thập mẫu vật là một trong nhiều khối trụ chảy ra nhiều chất lỏng màu đen sền sệt trong căn phòng họ vừa phát hiện. Trong phòng thí nghiệm, ADN thu được từ chiếc đầu được cho là trùng khớp với ADN của con người. Trong khi đó, David nghiên cứu khối trụ vừa tìm thấy được cùng với vài chai đựng chất lỏng bên tro, và sau đó anh bỏ chất lỏng đó vào ly rượu của Holloway. Không lâu sau đó, Shaw và Holloway có quan hệ với nhau.

Bên trong khối kiến trúc nhân tạo, một sinh vật giống rắn giết Millburn và thải ra khí độc ăn mòn làm tan chảy mũ bảo hiểm của Fifield. Fifield ngã ụp mặt vào vũng nước đen đặc sệt. Khi đoàn thám hiểm quay trở lại bên trong, họ tìm thấy xác của Millburn. Còn David thì một mình phát hiện một căn phòng có một Engineers đang ngủ đông, và một bản đồ 3D chỉ đường tới Trái Đất. Trong khi đó, Holloway trở bệnh nặng và được đưa về tàu nhanh chóng nhưng Vickers từ chối để cho anh lên tàu, vì lý do an toàn nên cô đã thiêu đốt anh. Sau đó, Shaw phát hiện rằng cô đang có bầu mặc dù trước đó cô đã không còn có khả năng sinh sản. Vì quá sợ hãi, cô đã sử dụng buồng phẫu thuật tự động để phẫu thuật loại bỏ một sinh vật giống con mực từ bụng của mình. Shaw cũng phát hiện rằng Weyland cũng đã ngủ đông trong một thời gian dài trên tàu Prometheus. Ông tiết lộ là ông muốn hỏi những sinh vật Engineer khác về cách để trường sinh bất tử. Khi Weyland chuẩn bị đi đến khối kiến trúc, Vickers gọi ông là cha, vì trước đây cô thường xuyên bị ông ghẻ lạnh trong nhiều năm qua.

Fifield lúc này đã thực sự bị đột biến, anh quay lại tàu Promethus và giết một số người trong đoàn trước khi bị hỏa thiêu. Thuyền trưởng chính của tàu là Janek cho rằng khối kiến trúc này là căn cứ quân sự của các Engineers không may bị diệt vong bởi một vũ khí sinh học không thể kiểm soát là chất lỏng màu đen sền sệt được tìm thấy khắp mọi nơi. Anh cũng khẳng định rằng khối kiến trúc đó thật sự là một con tàu vũ trụ. Weyland và nhóm tiến vào bên trong cùng với Shaw. David đánh thức Engineer khỏi trạng thái ngủ đông và cố gắng giải thích mong muốn của Weyland bằng tiếng Ấn-Âu nguyên thủy.[5] Engineer hồi đáp bằng việc xé nát đầu David và giết Weyland cùng hậu cận của ông trước khi khởi động lại con tàu. Shaw trốn thoát được và thông báo cho Janek về việc Engineer sẽ điều khiển tàu tiến tới Trái Đất để giải phóng chất lỏng màu đen nhằm tiêu diệt Trái Đất, vì thế cô bảo anh tìm mọi cách cho tàu vũ trụ của Engineer dừng hoạt động. Janek cùng phi hành đoàn hy sinh bằng việc tự đâm tàu Prometheus để dừng tàu vũ trụ của Engineer, cũng như giải phóng tàu cứu sinh cho Shaw, còn Vickers thì thoát nạn do đã ẩn nấu trong buồng thoát hiểm, nhưng cô lại bị tước mất mạng sống bởi tàu vũ trụ hư hỏng của Engineer đâm sầm xuống mặt đất. Shaw đi tới tàu cứu sinh và phát hiện sinh vật cô vừa loại ra khỏi bụng mình đã lớn hơn rất nhiều. Cái đầu còn hoạt động của David cảnh báo Shaw về việc Engineer đang truy sát cô, hắn mở tàu cứu sinh và tấn công Shaw, nhưng cô đã kịp thời giải phóng sinh vật ngoài hành tinh để tấn công Engineer. Sinh vật này đã quấn chặt người Engineer, rồi sau đó dùng chính bộ phận của mình để thả trứng xuống cổ họng của hắn. Engineer đã hoàn toàn bị tiêu diệt.

Sau trận chiến, Shaw đã thu hồi toàn bộ thân xác của David, và dưới sự giúp đỡ của anh, cô đã khởi động lại tàu vũ trụ của Engineer để bay về hành tinh của sinh vật này với hi vọng tìm hiểu vì sao họ lại muốn tiêu diệt loài người. Trong khi đó, một sinh vật ngoài hành tinh khác đã chui ra từ trong xác của Engineer, và sinh vật này có thể sẽ mang theo một mối đe dọa mới.

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

  • Noomi Rapace trong vai Elizabeth Shaw:
Là một nhà khảo cổ học luôn mong muốn tìm được những bí ẩn về sinh vật Engineer và phải đối mặt với những mối nguy rình rập ở phía trước. Về nhân vật này, Rapace mô tả cô ấy là một người có đức tin rất mạnh mẽ khi luôn tin ở Chúa, và nói rằng, "Ở giữa bộ phim, mọi thứ xảy ra và cô ấy đã thay đổi để trở thành một chiến binh thực sự. Và cuối cùng, cô ấy mới là người sống sót."[6] Nhằm hỗ trợ cho mình về phương pháp diễn xuất nội tâm, Rapace đã phát triển một cốt truyện hoàn chỉnh cho nhân vật Shaw,[7] và đồng thời làm việc với một huấn luyện viên phương ngữ chuyên nghiệp để có thể nói được tiếng Anh giọng Anh.[8] Trong quá trình quay phim, cô cũng yêu cầu các chuyên gia trang điểm thoa thêm máu và mồ hôi nhằm khắc họa chính xác hơn về nhân vật của mình.[9] Rapace chia sẻ, "Tôi đã ở ngoài đó để quay phim trong khoảng sáu tháng và ở đây rất căng thẳng, đôi lúc cơ thể tôi bị đau rất nhiều nhưng nhìn chung thì trải nghiệm ấy thực sự rất tuyệt vời."[10] Cũng trong buổi chia sẻ ấy, Rapace đã bác bỏ về việc so sánh với nhân vật Ellen Ripley (do Sigourney Weaver thủ vai) của thương hiệu Alien.[11] Nhờ màn trình diễn xuất sắc khi vào vai Lisbeth Salander trong bộ phim Cô gái có hình xăm rồng vào năm 2009, Rapace đã thu hút được sự chú ý của Ridley Scott. Cô đã gặp Scott vào tháng 8 năm 2010,[12] và đến tháng 1 năm 2011, cô đã chắc suất cho vai diễn này.[13] Trong quá trình phát triển bộ phim, các diễn viên Anne Hathaway, Natalie Portman, Gemma Arterton, Carey Mulligan, và Abbie Cornish đều đã được cân nhắc cho vai diễn nói trên.[14][15][16] Lucy Hutchinson, nữ diễn viên từng tròn 8 tuổi vào năm 2012, sẽ vào vai Elizabeth Shaw lúc nhỏ.[17]
  • Michael Fassbender trong vai David:
Là một người máy dạng android hình người, đóng vai trò là người quản lý và bảo trì con tàu Prometheus. Nhân vật này được xây dựng để không thể phân biệt với loài người, và từ đó nó bắt đầu phát triển về "cái tôi, sự bất an, ghen tị và đố kỵ của bản thân mình".[18][19] Damon Lindelof, nhà biên kịch của bộ phim, nói rằng nhân vật David cung cấp về một góc nhìn không phải của con người về các sự kiện trong phim, và chia sẻ, "Từ góc nhìn của người máy, bộ phim sẽ trông như thế nào? Nếu bạn hỏi anh ta, 'Anh nghĩ gì về tất cả điều này? Chuyện gì đang xảy ra? Anh nghĩ gì về những người xung quanh anh?', thì sẽ thật tuyệt nếu chúng ta tìm ra cách để người máy trả lời những câu hỏi đó có phải không?"[20] Fassbender nói, "Quan điểm của David về những người trong phi hành đoàn có phần giống trẻ con. Anh ta ghen tị và kiêu ngạo vì anh ta nhận ra rằng kiến ​​thức của mình là toàn diện, và do đó anh ấy vượt trội hơn cả con người. Chính vì lẽ đó mà David muốn được mọi người công nhận và khen ngợi vì sự xuất sắc của mình."[21] Trong quá trình phát triển nhân vật của mình, Fassbender đã không xem lại về các nhân vật android của các bộ phim Alien (1979) và Aliens (1986), mà thay vào đó anh nghiên cứu các bản sao qua bộ phim Blade Runner (1982), với việc nghiên cứu về nhân vật Rachael (do Sean Young thủ vai), người có "nhiều khoảng trống" và mong muốn có một linh hồn khác quan tâm đến mình.[22] Ngoài ra, anh còn lấy thêm những cảm hứng từ giọng nói của máy tính HAL 9000 trong 2001: A Space Odyssey,[22] "cách di chuyển và bước đi một cách hài hước" của vận động viên nhảy cầu Greg Louganis,[23][24] và các màn trình diễn của David Bowie trong The Man Who Fell to Earth, Dirk Bogarde trong The Servant, và Peter O'Toole trong Lawrence xứ Ả Rập để phát triển cho nhân vật.[25] Mái tóc vàng của nhân vật David được mô phỏng theo kiểu tóc của T. E. Lawrence.[26] Với vai diễn David, Scott ưu ái chọn Fassbender, và đến tháng 1 năm 2011, bất chấp các báo cáo trước đó rằng các công ty quản lý của anh đã đòi mức phí quá cao,[18] anh đã được xác nhận gia nhập dàn diễn viên.[27]
  • Guy Pearce trong vai Peter Weyland:
Là người sáng lập ra tập đoàn Weyland và cũng là CEO của tập đoàn này.[28][29] Lindelof mô tả rằng nhân vật này có một cái tôi rất lớn và bị mắc hội chứng thần kinh phức tạp.[28] Để biến Pearce thành một Weyland già nua, việc trang điểm và làm chân tay giả cần thiết cho nhân vật này phải mất năm tiếng để thực hiện và phải mất một tiếng sau thì mới loại bỏ được nó. Thậm chí, để có cái nhìn sâu sắc về cách di chuyển cho nhân vật của mình, Pearce đã trực tiếp quan sát những người lớn tuổi cho thật kỹ, vì anh nhận thấy rằng việc tái tạo chuyển động cơ thể bị cản trở là phần khó nhất của vai diễn nói trên.[30] Ban đầu, Max von Sydow là lựa chọn mà Scott muốn nhắm tới để đóng vai Weyland, tuy nhiên, việc chọn Pearce cho vai diễn này đã giúp nam diễn viên người Úc thể hiện được nhân vật Weyland vừa là một nhân vật lớn tuổi, và cũng là một nhân vật trẻ tuổi xuất hiện trong một bản thảo kịch bản trước đó.[31]
  • Idris Elba trong vai Janek:
Là thuyền trưởng chính của con tàu Prometheus.[32] Elba mô tả nhân vật này là "một người đi bờ và là một thủy thủ" vốn xuất thân trong quân ngũ.[21][33] Anh chia sẻ, "[Trở thành thuyền trưởng] là cả một cuộc đời của anh ấy và cả phi hành đoàn đều là trách nhiệm của anh ấy",[21] và, "Anh ấy là một nhân vật rất thực tế mà cũng rất thực dụng. Anh ấy phải tham gia ... vào một bộ phim với những ý tưởng không lồ, vậy nên bạn phải cần một nhân vật như thế này, người có thể nói rằng, 'Chờ đã ... tại sao chúng ta lại làm điều này?'"[33]
  • Logan Marshall-Green trong vai Charlie Holloway:
Là một nhà khảo cổ học, đối tác và cũng là người tình của Elizabeth Shaw.[34][35] Marshall-Green được chọn vào vai diễn này sau khi anh đã tham gia rất nhiều vai diễn trong các vở kịch trên sân khấu Broadway.[35] Anh mô tả nhân vật Holloway là "một nhà khoa học kiểu X-Games", và nói rằng anh rất thích triết lý "làm trước khi quan sát" của nhân vật này.[35] Nói về động lực của nhân vật, Marshall-Green cho biết: "Anh ta đi đến cực điểm trong mọi việc mà anh ấy làm, đôi khi tốt hơn, nhưng đôi khi lại tệ hơn cho [cả phi hành đoàn trên tàu Prometheus]. Tôi nghĩ điều thúc đẩy cho anh ấy là cảm giác hồi hộp khi đang tìm kiếm."[21] Anh còn đối chiếu nhân vật Holloway với nhân vật Shaw, và nói rằng: "Cô ấy là người tin tưởng. Tôi là nhà khoa học. Tôi là người hoài nghi. Tôi cũng là người vô thần."[36]
  • Charlize Theron trong vai Meredith Vickers:
Là nhân viên quản lý của tập đoàn Weyland và cũng là cô con gái bị ghẻ lạnh của Weyland. Cô là người được cử đi giám sát cuộc thám hiểm.[21][37] Theron mô tả nhân vật này là "một người mặc đồ từ từ lột da của [cô ấy] qua bộ phim,"[38] và cũng là "một phần nào đó của một nhân vật phản diện ... [mà người đó] chắc chắn có một chương trình nghị sự."[39] Cô còn nói thêm, "Vickers là một người rất thực dụng và rất muốn kiểm soát tình hình."[21] Scott muốn nhân vật này phải ẩn mình làm nền của những cảnh quan sát các nhân vật khác thay vì trở thành tâm điểm. Theron nói rằng điều này giúp tạo lớp nhân vật của cô ấy bởi vì "ngay lập tức bạn đang rất nghi ngờ về cô ấy."[40] Sự tương đồng giữa ngoại hình và cách cư xử của Vickers và David nhằm làm tăng khả năng cảm biến của David dựa trên ADN của Vickers, hoặc có thể Vickers là một người máy.[41] Sau khi Theron được chọn vào vai diễn này, cô đã phát triển thêm ba cảnh mới với Scott và Lindelof để mở rộng cho nhân vật của mình.[42] Những cảnh hành động về thể chất, một số cảnh liên quan đến việc cô chạy trên cát trong đôi ủng nặng 30 pound (tương đương với 14kg), là một vấn đề lớn đối với Theron.[40] Ban đầu, Theron được lựa chọn để đóng vai Elizabeth Shaw, tuy nhiên, do đã có lịch hẹn cam kết trước đó trong bộ phim Max điên: Con đường tử thần nên cô không thể tham gia vào bộ phim này. Mãi cho đến khi bộ phim Max điên: Con đường tử thần bị trì hoãn vô thời hạn, cô mới có thể tham gia vào bộ phim nói trên.[43] Hai diễn viên Angelina Jolie và Dương Tử Quỳnh[13] đều đã được cân nhắc cho vai diễn này.[18]
  • Sean Harris trong vai Fifield:
Là một nhà địa chất học và là thành viên phi hành đoàn của tàu Prometheus. Anh đã trở nên bất ổn về tinh thần sau nhiều nhiệm vụ trong công cuộc thám hiểm.[44][45] Harris mô tả nhân vật này Harris mô tả nhân vật là "một người có thể cảm nhận được khi mọi thứ đang diễn ra. Anh ấy đang là khán giả của bạn, và đang nói rằng, 'Đừng đi vào đường hầm đó. Chúng ta không nên làm điều này!'"[45] Kiểu tóc mohican màu đỏ tươi của Fifield được thiết kế bởi Harris và Scott dựa trên bản phác thảo của Scott về một người đàn ông bị "cắt tóc nghiêm trọng".[45]
  • Rafe Spall trong vai Millburn:
Là một nhà sinh học và là thành viên phi hành đoàn của tàu Prometheus. Spall đã thử vai cho một vai khác, nhưng Scott muốn anh đóng vai Millburn.[46][47] Trong buổi tuyển vai của mình, Spall nói, "Alien là một trong những bộ phim hay nhất từng được thực hiện, và đó là một tiếng vang thực sự khi được mặc bộ đồ vũ trụ trên bối cảnh của Alien, với việc Ridley Scott đến và nói chuyện với bạn. Thật không thể tin được. Đó là lý do tại sao tôi muốn trở thành một diễn viên, được mặc bộ đồ y phục vũ trụ trên bối cảnh này.[48]

Ngoài ra, bộ phim còn có sự góp mặt của các diễn viên khác bao gồm: Kate Dickie trong vai Ford, chuyên viên y tế trên tàu;[47] Emun Elliott và Benedict Wong trong vai hai phi công Chance và Ravel;[49][50] và Patrick Wilson vào vai người cha của Shaw.[51] Ian Whyte và Daniel James đều vào các vai về sinh vật ngoài hành tinh Engineers.[52]

Chủ đề và diễn giải[sửa | sửa mã nguồn]

Bí an hành tinh chết 3
Vị thần Prometheus, được biết đến là vị thần luôn biết trước tương lai, được coi là chủ đề trọng tâm đến các sự kiện trong phim.

Chủ đề trọng tâm trong Hành trình đến hành tinh chết có liên quan đến một vị thần cùng tên trong thần thoại Hy Lạp, người đã khinh bỉ các vị thần và ban tặng cho nhân loại bằng lửa, mà sau đó ông ta phải chịu hình phạt vĩnh viễn.[21] Các vị thần muốn hạn chế sự sáng tạo của nhân loại phòng khi họ muốn đoạt ngôi vị thần.[53] Bộ phim đề cập đến mối quan hệ giữa nhân loại với các vị thần - những người tạo ra chúng - và hậu quả của việc nhân loại chống lại họ. Một cuộc thám hiểm của loài người có ý định tìm kiếm họ và nhận được những kiến ​​thức về niềm tin, sự bất tử và sự diệt vong. Họ tìm thấy những sinh vật siêu việt trông giống như thần thánh so với loài người, và cả phi hành đoàn trên tàu Prometheus phải gánh chịu hậu quả cho sự truy đuổi của chúng.[21] Shaw chịu trách nhiệm trực tiếp cho các sự kiện của nội dung trong phim vì cô muốn được khẳng định về niềm tin tôn giáo của mình,[54] và tin rằng cô có quyền nhận được câu trả lời từ vị thần của mình; tuy nhiên, câu hỏi của cô đến giờ vẫn chưa được trả lời và cô đã bị trừng phạt vì sự ngạo mạn của mình.[55][56] Bộ phim còn cung cấp thêm một giải pháp tương tự, cung cấp các mục thông tin nhưng sẽ để lại những liên kết và kết luận dành cho khán giả, điều này có khả năng bộ phim để lại câu hỏi không có lời giải.[56] Hơn nữa, những ám chỉ tôn giáo trong phim được ngụ ý bởi quyết định trừng phạt loài người của Engineer bằng sự hủy diệt từ 2.000 năm trước các sự kiện trong phim. Scott gợi ý rằng một Engineer đã được gửi đến Trái Đất để ngăn chặn sự xâm lược ngày càng tăng của loài người, nhưng đã bị đóng đinh, ngụ ý rằng đó là Chúa Jesus.[55][57][58] Tuy nhiên, Scott cảm thấy rằng một mối liên hệ rõ ràng trong phim sẽ "hơi quá đáng một chút".[55]

Trí tuệ nhân tạo, một chủ đề quen thuộc trong suốt sự nghiệp làm phim của Scott, được thể hiện rõ ràng nhất qua bộ phim này, nhất là người máy David.[59] David cũng là một con người nhưng lại không muốn giống họ, điều này đã tránh được một chủ đề thông qua "lối kể chuyện bằng ngôn ngữ người máy" phổ biến, chẳng hạn như trong bộ phim Blade Runner (1982). David được tạo ra theo khuôn mẫu của con người, và trong lúc phi hành đoàn của tàu Prometheus đang tìm kiếm những người đã tạo ra họ để mong muốn có được câu trả lời, David tồn tại trong số những người tạo ra con người của mình nhưng vẫn chưa bị choáng ngợp; và anh đã đặt câu hỏi cho những người tạo ra mình về lý do tại sao họ lại tìm kiếm những thứ của riêng mình.[56][60] Lindelof mô tả rằng con tàu Prometheus được ví như là một nhà tù riêng dành cho David.[56] Ở cuối phim, Peter Weyland - người tạo ra David - đã bị giết chết và lập trình căn bản của David sẽ kết thúc mà không có người hỗ trợ phục vụ. Lindelof giải thích rằng lập trình của David trở nên mơ hồ và anh ta có thể được lập trình lại bởi Shaw hoặc chính cảm giác tò mò của anh ta. Sau cái chết của Weyland, David cùng với Shaw rời đi, anh luôn theo dõi cô bằng sự chân thành và quan tâm sâu sắc, một phần vì sự sống còn và một phần vì sự tò mò của mình.[61]

Một chủ đề khác cũng được nhắc tới trong bộ phim đó là sự sáng tạo và việc đặt ra câu hỏi "Tôi là ai? Ai tạo ra tôi? Tại sao họ từ bỏ tôi?".[57][62] Sự phát triển của thần thoại trong vũ trụ đã khám phá ra sự sáng tạo của đạo Judeo-Christian về nhân loại, nhưng Scott rất thích quan tâm đến các thần thoại sáng tạo của văn hóa Greco-Roman và Aztec về những vị thần tạo ra con người theo hình ảnh của chính họ bằng cách hy sinh một phần của bản thân. Sự sáng tạo này được thể hiện trong phần mở đầu của bộ phim, trong đó một sinh vật Engineer đã hy sinh bản thân sau khi uống chất lỏng màu đen đặc sệt ấy, đóng vai trò như một "người làm vườn trong không gian" để mang lại sự sống cho một thế giới.[58] Một trong những cuộc thám hiểm của họ về việc tạo ra loài người, những người tạo ra cuộc sống nhân tạo (cụ thể là tạo ra David) theo hình ảnh của chính họ. Sau đó, David đã giới thiệu chất lỏng màu đen ấy cho Holloway, người đã tẩm vào cơ thể vô trùng của Shaw, và kết quả là đứa trẻ trong bụng của Shaw đã tẩm thành Engineer, và từ đó tạo ra đứa trẻ ba thế hệ khác nhau. Scott đã ví các Engineer như những thiên thần bóng tối trong tác phẩm Thiên đường đã mất của John Milton, và nói rằng nhân loại là con đẻ của họ chứ không phải của Chúa.[55][63]

Shaw là người có tín đồ tôn giáo duy nhất trong phi hành đoàn và công khai thể hiện niềm tin tôn giáo của mình bằng một chiếc vòng cổ có hình thánh giá Cơ đốc giáo. Lindelof nói rằng với kiến ​​thức khoa học của mình, niềm tin của cô đã trở nên lỗi thời vào năm 2093. Shaw rất phấn khích khi biết rằng cô được tạo ra bởi các Engineers chứ không phải là một vị thần siêu nhiên, nhưng thay vì khiến cô mất niềm tin, điều đó càng củng cố cho cô thêm nhiều niềm tin hơn nữa. Lindelof nói rằng việc đặt câu hỏi và tìm kiếm ý nghĩa là mục tiêu của cuộc sống, và vì vậy khán giả đặt câu hỏi liệu Shaw có được Chúa bảo vệ vì đức tin của cô hay không. Scott muốn bộ phim kết thúc với lời tuyên bố của Shaw rằng cô ấy vẫn đang dứt khoát tìm kiếm câu trả lời.[57] Ngoài các chủ đề tôn giáo, Lindelof nói rằng bộ phim còn ủng hộ khoa học và khám phá rằng liệu kiến ​​thức khoa học và niềm tin vào Chúa có thể cùng tồn tại với nhau hay không.[64]

Bên cạnh việc vẽ ra một số ảnh hưởng từ Thiên đường đã mất, Govindini Murty của tờ The Atlantic còn ghi nhận thêm những ảnh hưởng khác có trong bộ phim, và viết rằng "những hình ảnh nổi bật mà Ridley Scott tạo ra cho Hành trình đến hành tinh chết được tham chiếu mọi thứ từ 2001: A Space Odyssey của Stanley Kubrick, cho đến Người Vitruvius của Leonardo da Vinci và Planet of the Vampires của Mario Bava. Scott cũng mở rộng thêm trên vũ trụ hư cấu Alien ban đầu bằng cách tạo ra một thần thoại Anh đặc biệt được nắm bắt qua Thiên đường đã mất của Milton và các bức vẽ biểu tượng của William Blake.[65] Vào tháng 9 năm 2021, một bài phân tích sâu hơn về bộ phim đã được báo cáo.[66]

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Ý tưởng và phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Bí an hành tinh chết 3

Bí an hành tinh chết 3

Hai đạo diễn Ridley Scott và James Cameron là những người phát triển những ý tưởng ban đầu cho bộ phim Hành trình đến hành tinh chết, vốn được coi là phần phim thứ năm của thương hiệu Alien, nhưng sau đó Cameron đã rời khỏi dự án này.

Việc lên ý tưởng và phát triển cho phần phim thứ năm của thương hiệu Alien bắt đầu tiến hành từ năm 2002. Scott đã cân nhắc để trở lại với loạt phim mà ông đã sáng tạo ra thông qua bộ phim kinh dị - khoa học viễn tưởng Alien (1979), nhằm theo đuổi về phần tiếp theo có liên quan đến khám phá những nguồn gốc được thiết kế của các sinh vật trong thương hiệu Alien,[67] và "space jockey (phi công không gian)" - một sinh vật ngoài hành tinh khác từng xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn của Alien, với tư cách là phi công đã chết của một con tàu vũ trụ vô chủ.[68] Sigourney Weaver - ngôi sao của bộ phim Aliens, cũng đã bày tỏ sự quan tâm về việc trở lại đóng chính trong loạt phim này. James Cameron - đạo diễn của bộ phim Aliens, đã thảo luận với Scott về tiềm năng cho việc ra mắt phần tiếp theo, và ông bắt đầu làm việc với một nhà biên kịch khác về một câu chuyện cho bộ phim. Sau đó, 20th Century Fox đã tiếp cận Cameron với một kịch bản cho một bộ phim đan xen giả tưởng về trận chiến giữa các quái vật của loạt phim với các nhân vật chính của loạt phim Predator; dự án này sau đó đã trở thành một bộ phim khoa học viễn tưởng mang tên Cuộc chiến dưới tháp cổ (2004).[70] Sau khi Fox xác nhận rằng họ sẽ theo đuổi bộ phim đan xen giả tưởng này, Cameron đã ngừng làm việc trong dự án của mình, vì tin rằng bộ phim đan xen giả tưởng ấy sẽ "giết chết tính hợp lệ của nhượng quyền thương mại."[71] Năm 2006, Cameron xác nhận rằng ông sẽ không trở lại với dự án phần tiếp theo của Alien, vì ông tin rằng loạt phim này là tài sản của Fox, và ông không sẵn sàng để đối phó với những nỗ lực của hãng phim nhằm gây ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển phần tiếp theo của thương hiệu này.[70]

Tháng 5 năm 2009, đại diện của Fox cho biết dự án này là một phần "khởi động lại"[72] của Alien, và sau này đã xác nhận rằng dự án này là phần tiền truyện không có tiêu đề của thương hiệu nói trên.[73][74] Việc phát triển buộc phải dừng lại vào tháng 6 năm đó, khi Fox và Scott gây xung đột lẫn nhau. Scott muốn chọn Carl Erik Rinsch - cựu đạo diễn của các bộ phim quảng cáo, làm đạo diễn cho bộ phim, trong khi Fox chỉ muốn theo đuổi dự án nếu Scott ngồi ghế đạo diễn.[75] Đến tháng 7 năm 2009, Scott đã ký hợp đồng để làm đạo diễn cho bộ phim, và nhà biên kịch Jon Spaihts được thuê để viết kịch bản dựa trên những ý tưởng bày tỏ của ông cho phần tiền truyện trực tiếp của Alien.[40][76] Với việc đã có chỗ cho vị trí đạo diễn và biên kịch bộ phim, và hài lòng với màn chào sân của Spaihts, Fox đã lên lịch dự kiến phát hành cho bộ phim vào tháng 12 năm 2011, nhưng sau đó phải hủy bỏ.[77] Tháng 6 năm 2010, Scott cho biết kịch bản của bộ phim đã hoàn tất và sẽ bắt đầu thực hiện quá trình sản xuất tiền kỳ, với việc ngày khởi quay đã được ấn định vào tháng 1 năm 2011.[78] Cuối cùng, Fox đã thúc đẩy phát triển dự án thành một tác phẩm gốc, và đến tháng 7 năm 2010, Lindelof đã được thuê để phát triển lại kịch bản của Spaihts.[79][80][81] Đến tháng 10 năm 2010, Lindelof đã gửi phần kịch bản viết lại của mình cho Fox. Ban đầu, Scott đã yêu cầu chi ngân sách cho dự án này lên đến 250 triệu USD để hướng đến khán giả là những người lớn, nhưng Fox đã miễn cưỡng đầu tư số tiền này và muốn đảm bảo bộ phim sẽ nhận được xếp hạng độ tuổi thấp hơn để mở rộng lượng khán giả tiềm năng khi xem.[72][82]

Tháng 12 năm 2010, có thông tin cho rằng tiêu đề của bộ phim sẽ là Thiên đường,[18] được đặt theo tên của tác phẩm Thiên đường đã mất của John Milton, nhưng Scott cho rằng tiêu đề này sẽ truyền tải quá nhiều thông tin về bộ phim. Thomas Rothman, CEO của Fox, đã gợi ý tên Hành trình đến hành tinh chết sẽ là tiêu đề của bộ phim, mà sau này đã được xác nhận là tiêu đề chính thức vào tháng 1 năm 2011.[55][83] Ngày phát hành được lên lên lịch dự kiến khởi chiếu vào ngày 9 tháng 3 năm 2012, nhưng vài tuần sau đó, việc phát hành đã bị hoãn lại cho đến ngày 8 tháng 6 năm 2012.[83][84] Với tiêu đề đã được xác nhận, nhóm sản xuất bắt đầu công khai khoảng cách bộ phim với nguồn gốc của Alien và cố tình gây nhiễu về mối liên hệ giữa các bộ phim, tin rằng điều đó sẽ khiến khán giả mong chờ khi xem bộ phim này.[81] Scott cho biết rằng "trong khi Alien thực sự là điểm khởi đầu cho dự án này, trong quá trình sáng tạo đã phát triển một vũ trụ và thần thoại đầy mới mẻ và vĩ đại mà trong đó có câu chuyện gốc được diễn ra. Có thể nói, người hâm mộ tinh ý sẽ nhận ra các sợi liên kết ADN của Alien, nhưng những ý tưởng được đề cập trong bộ phim này là độc đáo, rộng lớn và đầy khiêu khích."[85] Tháng 6 năm 2011, Scott và Lindelof xác nhận rằng Hành trình đến hành tinh chết diễn ra trong cùng một vũ trụ với các sự kiện của thương hiệu Alien.[86][87] Đến tháng 7 năm đó, Scott nói rằng "ở cuối phân cảnh thứ ba, bạn bắt đầu nhận ra có ADN của sinh vật Alien đầu tiên, nhưng sẽ không có ADN trong [các] phần phim tiếp theo.[73]

Kịch bản[sửa | sửa mã nguồn]

"Nó bao gồm một phạm vi rộng lớn về thời gian, quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó không diễn ra trên Trái Đất theo bất cứ phương pháp nào thực sự quan trọng cả. Cái cách mà chúng ta đang khám phá tương lai cách xa Trái Đất và [hỏi rằng] mọi người bây giờ như thế nào? Họ đã trải qua những gì và họ đang nghĩ gì? Khám phá không gian trong tương lai sẽ phát triển thành những ý tưởng như thế này không chỉ là đi ra ngoài đó và tìm kiếm các hành tinh để xây dựng thuộc địa. Nó cũng có ý tưởng cố hữu rằng chúng ta càng đi ra ngoài, chúng ta càng học hỏi được nhiều hơn về bản thân. Trong bộ phim này, các nhân vật đang bận tâm đến ý tưởng cốt lõi là: nguồn gốc của chúng ta là gì?"

—Damon Lindelof giải thích những chi tiết có liên quan đến phạm vi của bộ phim Hành trình đến hành tinh chết.[88]

Sản xuất tiền kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Quay phim[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất hậu kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc phim[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế phục trang[sửa | sửa mã nguồn]

Bối cảnh và phương tiện[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế hiệu ứng sinh vật[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế hiệu ứng âm thanh[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế hiệu ứng hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếp thị[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến dịch tuyên truyền[sửa | sửa mã nguồn]

Phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi ra mắt[sửa | sửa mã nguồn]

Doanh thu phòng vé[sửa | sửa mã nguồn]

Phát hành tại gia[sửa | sửa mã nguồn]

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh giá chuyên môn[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Phần tiếp theo[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Prometheus”. British Board of Film Classification. 10 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2012.
  2. ^ “Return of the 'Alien' Mind”. The Hollywood Reporter. 16 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2012.
  3. ^ “Prometheus”. Box Office Mojo. 2 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2012.
  4. ^ “Prometheus (2012) - IMDb”. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ “Language Log » Proto-Indo-European in Prometheus?”. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2020.
  6. ^ Radish, Christina (14 tháng 12 năm 2011). “Noomi Rapace Talks 'Sherlock Holmes: A Game of Shadows', 'Prometheus', and 'Dead Man Down'”. Collider.com. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2011.
  7. ^ Topel, Fred (14 tháng 12 năm 2011). “Noomi Rapace on 'Sherlock,' 'Prometheus' and 'Dragon Tattoo'”. CraveOnline. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  8. ^ Hewitt 2012, tr. 64.
  9. ^ “Noomi Rapace – Noomi Rapace Shocked Make-Up Artist With Blood And Sweat Request”. Contactmusic.com. 11 tháng 5 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2012.
  10. ^ “Rapace: Prometheus was so intense”. Irish Independent. 15 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  11. ^ Wigler, Josh (7 tháng 3 năm 2011). “'Prometheus' Star Noomi Rapace Reveals 'Alien' Connection, Compares Her Character With Ripley”. MTV. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2012.
  12. ^ “Noomie Rapace (The Girl With The Dragon Tattoo) For Alien Prequel?”. Script Flags. 20 tháng 8 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  13. ^ a b Finke, Nikki (14 tháng 1 năm 2011). “Ridley Scott Directing 'Prometheus' For Fox; Noomi Rapace Locked While Angelina Jolie And Charlize Theron Circling; Damon Lindelof Scripted With Scott From 'Alien' DNA”. Deadline Hollywood. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2012.
  14. ^ “Fox Flips for Damon Lindelof's Alien Prequel Script, Wants Natalie Portman to Star”. New York. 12 tháng 10 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2012.
  15. ^ “Update: Gemma Arterton Meeting for Ridley Scott's Alien Prequels?”. Coming Soon. 6 tháng 9 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  16. ^ Fleming, Mike (7 tháng 10 năm 2010). “Next Hot Female Role: Noomi Rapace In Hunt For Ridley Scott's 3D 'Alien' Prequel”. Deadline New York. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2012.
  17. ^ Williamson, Hannah (9 tháng 5 năm 2012). “School Girl Stars in Sci-Fi Blockbuster”. Your Local Guardian. Newsquest Digital. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2012.
  18. ^ a b c d “Paradise Found: Ridley Scott's Alien Prequel Gets a Title, Takes Aim at Yeoh and Fassbender”. New York. 8 tháng 12 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2012.
  19. ^ Radish, Christina (18 tháng 3 năm 2012). “Director Ridley Scott, Writer Damon Lindelof and Michael Fassbender Talk Prometheus at WonderCon 2012”. Collider.com. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2012.
  20. ^ Ditzian, Eric (28 tháng 9 năm 2011). “'Prometheus' Scribe Damon Lindelof Talks Robots, Slimy Corporations & Ridley Scott Collab”. MTV. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2012.
  21. ^ a b c d e f g h "Prometheus" Crew: On A Mission Collision”. Inquirer.net. Philippine Daily Inquirer. 29 tháng 4 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2012.
  22. ^ a b Sciretta, Peter (8 tháng 6 năm 2012). “Interview: Michael Fassbender Talks 'Prometheus'”. /Film. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.
  23. ^ Trumbore, Dave (17 tháng 3 năm 2012). “WonderCon 2012: Prometheus Panel Recap Featuring Sir Ridley Scott and Damon Lindelof”. Collider.com. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2012.
  24. ^ Sullivan, Kevin (17 tháng 11 năm 2011). “Michael Fassbender's 'Prometheus' Character Inspired By ... Greg Louganis?”. MTV Movies Blog. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  25. ^ Robey, Tim (10 tháng 4 năm 2012). “Prometheus – preview”. The Daily Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  26. ^ Hewitt 2012, tr. 72.
  27. ^ Kit, Borys; McClintock, Pamela (26 tháng 1 năm 2011). “Michael Fassbender to Star Opposite Noomi Rapace in Ridley Scott's 'Prometheus'”. The Hollywood Reporter. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  28. ^ a b Lillie, Ben (28 tháng 2 năm 2012). “Writing a TEDTalk from the future: Q&A with Damon Lindelof”. TED. Sapling Foundation. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2012.
  29. ^ Gammie, Joseph (6 tháng 5 năm 2012). “Alien: The monster returns?”. The Independent. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  30. ^ Weintraub, Steve (31 tháng 5 năm 2012). “Guy Pearce Talks Making Prometheus, Viral Marketing, Working for Ridley Scott, and Briefly Mentions Iron Man 3”. Collider.com. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2012.
  31. ^ Anders, Charlie Jane (12 tháng 6 năm 2012). “10 Things You Didn't Know About the Making of Prometheus”. io9. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2012.
  32. ^ “Idris Elba Reveals Bits & Pieces Of "Prometheus"”. Indie Wire. 9 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2011.
  33. ^ a b Hewitt 2012, tr. 66.
  34. ^ Fleming, Mike (14 tháng 3 năm 2011). “Logan Marshall-Green Lands 'Prometheus'”. Deadline Hollywood. PMC. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2012.
  35. ^ a b c Hewitt 2012, tr. 69.
  36. ^ Gray, Richard (2 tháng 5 năm 2011). “Exclusive: Q & A with Prometheus star Logan Marshall-Green”. The Reel Bits. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2012.
  37. ^ Hewitt 2012, tr. 67.
  38. ^ Gutierrez, Ezequiel (22 tháng 7 năm 2011). “20th Century Fox Comic Con Panel and Footage Description”. Hey U Guys. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.
  39. ^ “Charlize Theron Explains Her Prometheus Character”. 23 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2012.
  40. ^ a b c Leyland 2012, tr. 84.
  41. ^ Sciretta, Peter (11 tháng 6 năm 2012). “Interview: 'Prometheus' Star Charlize Theron Talks About Working With Practical Sets vs. CG, Responds to Internet Theories About Her Character and More”. /Film. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  42. ^ Galloway, Stephen (16 tháng 5 năm 2012). “Return of the 'Alien' Mind (Page 2)”. The Hollywood Reporter. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
  43. ^ Nashawaty 2012, tr. 7–8.
  44. ^ “Sean Harris”. Troika. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2011.
  45. ^ a b c Hewitt 2012, tr. 65.
  46. ^ “Rafe Spall”. Troika. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2011.
  47. ^ a b Hewitt 2012, tr. 70.
  48. ^ “Rafe Spall Talks About Secretive 'Prometheus' Film in Interview”. geekrest.com. 26 tháng 10 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2011.
  49. ^ “Emun Elliott”. United Agents. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2012.
  50. ^ English, Paul (14 tháng 4 năm 2012). “Rising Scots actor Emun Elliott reveals his excitement at starring in new Irvine Welsh film Filth”. Daily Record. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2012.
  51. ^ Deggans, Eric (5 tháng 8 năm 2011). “Patrick Wilson lands on TV with new series "A Gifted Man" this fall”. Tampa Bay. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2012.
  52. ^ Fischer, Russ (15 tháng 6 năm 2012). “Collection of 'Prometheus' Set Photos Includes One Character Cut From Final Edit”. /Film. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2012.
  53. ^ Overbye, Dennis (2 tháng 5 năm 2012). “He's Not Done With Exploring the Universe”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.
  54. ^ Nashawaty, Chris (10 tháng 5 năm 2012). “Damon Lindelof on whether 'Prometheus' is an 'Alien' prequel, plus life after 'Lost' (Page 4)”. Entertainment Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2012.
  55. ^ a b c d e O'Connell, Sean (5 tháng 6 năm 2012). “Dialogue: Sir Ridley Scott Explains 'Prometheus,' Explores Our Past, and Teases Future 'Alien' Stories”. Movies.com. Fandango. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2012.
  56. ^ a b c d Gilchrist, Todd (17 tháng 6 năm 2012). “'Prometheus' Writer Damon Lindelof on Why 'Vague' Is Good and the 'Sadistically Cool' Fallout From the 'Lost' Finale”. Hollywood Reporter. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.
  57. ^ a b c Lyus, Jon (7 tháng 6 năm 2012). “Prometheus Writer Damon Lindelof talks Engineers, Alien Family Tree & the Sequel's Opening Scene”. Hey U Guys. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.
  58. ^ a b Jagernauth, Kevin (14 tháng 6 năm 2012). “Did Ridley Scott Just Ruin The Mystery Of 'Prometheus' & Kill Its Sequel? (Page 1)”. Indie Wire. Bản gốc lưu trữ 24 tháng Năm năm 2013. Truy cập 9 Tháng mười hai năm 2012.
  59. ^ Barkman, Adam; Barkman, Ashley; Kang, Nancy biên tập (2013). The Culture and Philosophy of Ridley Scott. Lexington Books. tr. 121–142. ISBN 978-0-7391-7872-0.
  60. ^ McCabe, Farley & Edwards 2012, tr. 60.
  61. ^ Yamato, Jen (12 tháng 6 năm 2012). “Damon Lindelof on Prometheus's Ending and a Handy, Spoilery Alien Infographic”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.
  62. ^ Wise, Damon (26 tháng 5 năm 2012). “Prometheus: the making of a new myth”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.
  63. ^ Jagernauth, Kevin (14 tháng 6 năm 2012). “Did Ridley Scott Just Ruin The Mystery Of 'Prometheus' & Kill Its Sequel? (Page 2)”. Indie Wire. Bản gốc lưu trữ 14 Tháng tám năm 2012. Truy cập 9 Tháng mười hai năm 2012.
  64. ^ Woerner, Meredith (7 tháng 6 năm 2011). “Is Prometheus anti-science? Screenwriter Damon Lindelof responds”. io9. Gawker Media. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.
  65. ^ Murty, Govindini (11 tháng 6 năm 2012). “Decoding the Cultural Influences in 'Prometheus,' From Lovecraft to 'Halo'”. The Atlantic. The Atlantic. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  66. ^ Nero, Dom (1 tháng 9 năm 2021). “It's Time to Redeem 'Prometheus'”. Yahoo News. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2021.
  67. ^ “Alien vs. Predator: Battle of the Sequels”. IGN. 23 tháng 1 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2012.
  68. ^ Ridley Scott (Director) (2003). Alien (DVD (audio commentary track)). 20th Century Fox Home Entertainment, Inc.
  69. ^ a b “AVP Killed Alien 5”. IGN. 8 tháng 2 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2012.
  70. ^ Vespe, Eric "Quint" (7 tháng 2 năm 2006). “Holy Crap! Quint Interviews James Cameron!!!”. Ain't It Cool News. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2012.
  71. ^ a b “The Blueprint for Ridley Scott's 'Prometheus'”. ScripFlags.com. 26 tháng 2 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.
  72. ^ a b “Interview: Ridley Scott Talks Prometheus, Giger, Beginning of Man and Original Alien”. Filmophilia. 17 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2011.
  73. ^ Carroll, Larry (22 tháng 4 năm 2010). “Exclusive: Ridley Scott Reveals 'Alien' Prequel Details”. MTV. Viacom. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2012.
  74. ^ Spines, Christine (5 tháng 6 năm 2009). “The Hollywood Insider”. Entertainment Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2012.
  75. ^ Fleming, Michael (30 tháng 7 năm 2009). “'Alien' prequel takes off”. Variety. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2012.
  76. ^ Olson, Parmy (3 tháng 5 năm 2012). “How An Unsung Screenwriter Got To Work With Ridley Scott On Prometheus, And Ended Up 'Riding A Bronco'”. Forbes. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012.
  77. ^ “Ridley Scott wants to make two 'Alien' prequels”. Los Angeles Times. 15 tháng 6 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  78. ^ Mottram, James (3 tháng 9 năm 2010). “Ridley Scott: 'I'm doing pretty good, if you think about it'”. The Independent. London. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2012.
  79. ^ Goldberg, Matt (8 tháng 10 năm 2012). “Ridley Scott Refused to Do an Extended Cut for Prometheus Blu-ray; Jon Spaihts Reveals Details about His Original Script”. Collider.com. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2012.
  80. ^ a b Nashawaty, Chris (10 tháng 5 năm 2012). “Damon Lindelof on whether 'Prometheus' is an 'Alien' prequel, plus life after 'Lost' (Page 3)”. Entertainment Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2012.
  81. ^ “Alien Prequel Stalls AS Scott Fights Fox”. Sky Movies. BSkyB. 27 tháng 4 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2012.
  82. ^ a b Finke, Nikki; Fleming, Mike (19 tháng 1 năm 2011). “Ridley Scott Directing 'Prometheus' For Fox; Noomi Rapace Locked While Angelina Jolie And Charlize Theron Circling; Damon Lindelof Scripted With Scott From 'Alien' DNA”. Deadline Hollywood. PMC. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
  83. ^ McClintock, Pamela (26 tháng 1 năm 2011). “Ridley Scott's 'Prometheus' Gets High-Profile Summer Release Date”. The Hollywood Reporter. PMC. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2012.
  84. ^ Warner, Kara (14 tháng 1 năm 2011). “'Alien' Prequel Turns Into Ridley Scott's 'Prometheus'”. MTV. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2012.
  85. ^ Roxborough, Scott (28 tháng 6 năm 2011). “Ridley Scott, Michael Fassbender, Noomi Rapace Tease 'Prometheus' at CineEurope”. Hollywood Reporter. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012.
  86. ^ “Damon Lindelof Explains How Ridley Scott's 'Prometheus' is Connected to the 'Alien' Films”. /Film. 28 tháng 6 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2012.
  87. ^ Child, Ben (22 tháng 7 năm 2011). “Ridley Scott beams into Comic-Con to unveil Prometheus”. The Guardian. London. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.

Tư liệu tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hewitt, Chris (tháng 5 năm 2012). “Why Are We Here?”. Empire.
  • Leyland, Matthew (tháng 6 năm 2012). “Origin of the Species”. Total Film (193).
  • Free, Erin; Mottram, James; Pringle, Gill (tháng 4 năm 2012). “Inner Space”. Filmink (906).
  • McCabe, Joseph; Farley, Jordan; Edwards, Richard (tháng 5 năm 2012). “Gods and Monsters / A Shaw Thing / He, Robot”. SFX (222).
  • Nashawaty, Chris (2 tháng 12 năm 2011). “Ridley Scott Returns to Space”. Entertainment Weekly (1183).
  • Nashawaty, Chris (11 tháng 5 năm 2012). “'Prometheus': Birth of a new 'Alien'”. Entertainment Weekly (1207).

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hành trình đến hành tinh chết tại AllMovie
  • Hành trình đến hành tinh chết trên Internet Movie Database
  • Hành trình đến hành tinh chết tại Metacritic
  • Hành trình đến hành tinh chết tại Rotten Tomatoes