Bị đẫm đi có nên chích uốn ván không

Không ít thì nhiều anh em chúng ta đã có lần bị trầy xước do ngã hoặc khủng hơn là bị đinh hay các vật bằng sắt đâm vào chân tay do bất cẩn. Và cũng có nhiều người truyền tai nhau rằng việc bị đinh gỉ đâm vào sẽ gây uốn ván nếu không được xử lý kịp thời. Điều này cũng không hẳn là sai, tuy nhiên còn có nhiều yếu tố khác làm chúng ta bị uốn ván chứ không chỉ là chiếc đinh gỉ.

Bệnh uốn ván bắt nguồn từ loại vi khuẩn có tên Clostridium tetani thường sinh sống trong đất, trong bụi bẩn và trong phân động vật. Trên thực tế thì nếu vi khuẩn này nằm ở trong đất hoặc trong phân thì cũng không đáng lo bởi đặc tính của nó là chỉ sinh sản trong môi trường thiếu oxy mà thôi. Mọi chuyện chỉ khác nếu nó xâm nhập vào được phần dưới da của chúng ta thông qua vết thương hở, mà 1 trong những nguyên nhân hay gặp nhất là do dẫm phải đinh, sau đó mới là do các vết trầy xước khác. Phần gỉ trên đinh chỉ là sự oxy hóa của sắt, và nằm ở dưới lớp gỉ sần sùi, một trong những nơi vi khuẩn dễ bám vào này rất có thể là bọn vi khuẩn uốn ván bởi chiếc đinh này nằm phơi ra ngoài trời trong 1 khoảng thời gian đủ dài để gây gỉ sét. Vậy nên chốt lại là khi bị dẫm hay đâm phải đinh gỉ không phải phần gỉ làm bạn bị uốn ván, mà chính là các vi khuẩn bám trên chúng mới là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.

Để phòng ngừa uốn ván chúng ta vẫn thường có các đợt tiêm vaccine uốn ván chủ động cho trẻ nhỏ cũng như theo trường hợp với các phụ nữ mang thai. Những người chẳng may bị dẫm đinh như nói ở trên cũng vẫn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vaccine uốn ván thụ động.

Ở Việt Nam, lịch tiêm phòng uốn ván cho trẻ dưới 1 tuổi nhằm gây miễn dịch cơ bản bằng 3 liều vắc xin DPT vào lúc 2, 3, 4 tháng tuổi. Với các bà mẹ mang bầu thì tiêm 2 liều giải độc tố uốn ván cách nhau ít nhất 1 tháng, liều thứ 2 phải tiêm trước khi sinh 1 tháng, ở những lần mang thai sau đó thì cần tiêm nhắc lại trước khi sinh 1 tháng. Và cứ 10 năm 1 lần ta cần tiêm nhắc lại mũi này để duy trì khả năng miễn dịch.

Bị đẫm đi có nên chích uốn ván không

"Thằng" uốn ván dưới ống kính hiển vi

Đối với người bị thương có nguy cơ mắc bệnh uốn ván thì cần xử lý như sau:

- Trường hợp người bị thương đã được tiêm giải độc tố uốn ván (tetanus toxoid: TT) đầy đủ:
+ Đối với vết thương nhẹ, không bị nhiễm bẩn và liều TT cuối cùng cách lúc đó > 10 năm thì phải tiêm nhắc lại 1 liều TT
+ Đối với vết thương nặng hoặc bị nhiễm bẩn và trong vòng 5 năm trước đó chưa được tiêm TT thì phải tiêm nhắc lại 1 liều TT ngay trong ngày bị thương.

- Trường hợp người bị thương chưa được gây miễn dịch cơ bản đầy đủ bằng TT thì phải được tiêm 1 liều TT ngay càng sớm càng tốt sau lúc bị thương. Nếu vết thương nặng hoặc bị nhiễm bẩn thì cần tiêm thêm TIG.

- Trường hợp người bị thương chưa được gây miễn dịch cơ bản, chưa được tiêm đủ 3 liều TT hoặc không rõ tiền sử tiêm TT và có vết thương nặng hoặc bị nhiễm bẩn thì phải chỉ định tiêm globulin miễn dịch uốn ván (tetanus immune globulin: TIG) với liều thấp nhất là 250 IU hoặc tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván (tetanus antitoxic serum: SAT) với liều 1500-5000 IU. Nếu cẩn thận thìcó thể tiêm cả 3 dạng TT TIG và SAT cùng một lúc, nhưng phải dùng bơm kim tiêm riêng và tiêm ở vị trí khác nhau.

Vậy nên nếu đợt nghỉ lễ này anh em chẳng may bị dẫm đinh hay bị ngã xước xác thì cũng hết sức bình tĩnh không hoảng loạn, đâu sẽ có đó, tốt nhất nên về kiểm tra xem mình đã tiêm phòng uốn vãn chưa, rồi đi ra trung tâm y tế hoặc ra trung tâm tiêm chủng để được tư vấn và xử lý 😁.

Tôi nghe nói chích ngừa uốn ván phải chích trong thời gian 24 giờ kể từ lúc bị trầy xước. Vậy sau 24 giờ mới đi chích thì tác dụng của thuốc có còn không?

Chào bác sĩ.

Tôi nghe nói chích ngừa uốn ván (phong đòn gánh) phải chích trong thời gian 24 giờ kể từ lúc bị trầy xước. Vậy sau 24 giờ thì tác dụng của thuốc có còn không? Có cách gì chích ngừa vĩnh viễn bệnh uốn ván? Do tôi hay phải đi công tác xa nên muốn chích ngừa trước có được không? Phác đồ chích khi bị dẫm đinh và phác đồ chích phòng ngừa? Chân thành cảm ơn.

(Hồng Minh - Quận 3, TPHCM)

Chào bạn,

Câu bạn hỏi rất nhiều ý. AloBacsi xin lần lượt trả lời như sau:

Vi trùng uốn ván có mặt khắp nơi, xâm nhập cơ thể qua vết thương, thậm chí cả những vết thương rất nhỏ như vết đạp gai, đạp đinh, trầy xước, giẫm phải dằm từ gốc cây... Bệnh có thể phòng ngừa bằng văcxin giải độc tố uốn ván.

Do đó, để tiến hành chích ngừa uốn ván khi đạp đinh bạn cần làm như sau:

- Sát khuẩn và đến ngay cơ sở y tế gần nhất (Trung tâm y tế quận, huyện/ trạm y tế phường, xã...) để được tiêm ngừa càng sớm càng tốt. Tiêm ngừa uốn ván, tác dụng tốt nhất là trong vòng 24g.

- Trường hợp trễ, sau 24 giờ thì vẫn nên chích ngừa. Tuy trễ nhưng thuốc vẫn có tác dụng phòng ngừa, vì rõ ràng"có còn hơn không".

Bị đẫm đi có nên chích uốn ván không
Hình minh họa. Nguồn Internet

- Phác đồ tiêm ngừa với người có vết thương nhưng chưa từng chích uốn ván như sau:

Lần 1: Chích 2 mũi 1 lúc: Mũi thứ nhất - huyết thanh uốn ván Tetanus 1500DV (75.000 đồng) chích trong vòng 24 tiếng kể từ khi bị trầy xước.

Mũi thứ hai - VAT (vác xin uốn ván - 60.000 - 70.000 đồng) chích cùng lúc với mũi thứ nhất. (Huyết thanh hơn 10 ngày hết tác dụng. Nếu không chích huyết thanh chỉ chích ngừa vác xin, nửa tháng sau mới tạo kháng thể mới ngừa được bệnh. Do đó, mũi đầu tiên luôn là chích huyết thanh để phòng bệnh tức thì, nhưng hiệu quả ngắn nên phải chích mũi vắc xin).

Lần 2: Mũi thứ 3, chích sau đó 1 tháng
Lần 3: Mũi thứ 4 chích sau đó 6 tháng
Lần 4:
  Mũi thứ 5, chích sau đó 12 tháng.

Như thế vừa có tác dụng ngăn ngừa không bị uốn ván từ vết thương vừa có tác dụng phòng ngừa được 5 năm.

* Nếu chích đủ 5 lần, lần sau có vết thương chỉ cần chích ngừa nhắc lại 1 lần.

- Phác đồ tiêm vắc xin uốn ván dự phòng: (với những người đi làm xa cơ sở y tế, những người có nguy cơ mắc cao: người làm vườn, làm việc ở các trang trại, các nông trường chăn nuôi, công nhân xây dựng…)

Chưa có vết thương, chích phòng ngừa thì mũi đầu tiên là chích vắc xin VAT - nửa tháng sau có kháng thể, mới có tác dụng ngừa uốn ván bạn nhé.

Lịch phòng bệnh uốn ván như sau:
Lần 1: Tiêm vắc xin VAT - mũi 1 (Các lần chích vắc xin VAT đồng giá: 60.000 - 70.000 đồng)
Lần 2: 1 tháng sau tiêm mũi vắc xin VAT thứ 2
Lần 3: 6 - 12 tháng sau tiêm mũi vắc xin VAT thứ 3. Lúc này thuốc có tác dụng phòng ngừa được 5 năm.
Lần 4:
Sau 5 năm sau chích thêm mũi vắc xin thứ 4, ngừa được 10 năm.
Lần 5: 10 năm sau chích thêm mũi vác xin VAT thứ 5, phòng ngừa được 20 năm.

Nói chung, nếu chích đủ 5 lần, lần sau có vết thương sâu bạn chỉ cần chích ngừa nhắc 1 lần.

+ Phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ (15 - 44 tuổi): Sau 5 liều tiêm sẽ có kháng thể phòng bệnh uốn ván suốt thời kỳ sinh đẻ. Hiệu lực bảo vệ đạt 98 - 100%.

Liều

Thời gian tiêm

Thời kỳ bảo vệ

Hiệu lực

UV1

Càng sớm càng tốt khi có thai

Không có tác dụng bảo vệ

UV2

Ít nhất bốn tuần sau UV1

3 năm

80 - 90%

UV3

Ít nhất sáu tháng sau UV2

5 năm

95 - 98%

UV4

Ít nhất một năm sau UV3

10 năm

UV5

Ít nhất một năm sau UV4

Suốt thời kỳ sinh đẻ

90 - 100%

+ Phụ nữ mang thai: Chỉ cần tiêm hai liều là bảo vệ cho con mình khỏi bị mắc bệnh uốn ván sơ sinh.

Cứ sau 5 - 10 năm tiêm nhắc lại 1 liều sẽ bảo vệ phòng bệnh uốn ván suốt đời.

Đối với trường hợp của bạn cần chích ngừa uốn ván khi đạp đinh thì mỗi lần đi tiêm ngừa nhớ mang theo thẻ theo dõi chích ngừa nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm:

>>> Chích ngừa uốn ván: ngừa bệnh được tới 30 năm!

>>> AloBacsi ơi: Tiêm ngừa uốn ván có làm giảm trí nhớ không?

Thân,

Cổng thông tin tư vấn sức khỏe - AloBacsi.vn