Bị đau lưng dưới gần mông khi mang thai

Đối với phụ nữ mang thai, tình trạng đau lưng hoặc đau bụng rất quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, theo các chuyên gia Hapacol đã nghiên cứu, đôi khi hiện tượng đau cơ mông trong thai kỳ cũng sẽ phát sinh.

Sự phát triển của thai nhi và tử cung có mối liên hệ mật thiết với tình trạng đau thần kinh tọa, từ đó tạo sức ép lên ba bộ phận trong cơ thể là:

Do đó, thỉnh thoảng mẹ bầu có thể trải nghiệm cảm giác đau cơ mông. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, hiện tượng đau cơ mông ở phụ nữ mang thai còn có thể xuất phát từ biến chứng thai kỳ hoặc một số vấn đề y tế không liên quan khác.

Dù vậy, bất kể nguyên nhân là gì, bạn cũng cần nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ cơn đau nào phát sinh trong thai kỳ. Bác sĩ phụ sản có thể giúp bạn lên một kế hoạch điều trị phù hợp nhằm thuyên giảm triệu chứng khó chịu. 

1. Nguyên nhân đau cơ mông trong thai kỳ

Hiện tượng đau cơ mông phải hoặc đau cơ mông trái có thể bắt nguồn từ những cơn đau phát sinh ở bộ phận khác trong cơ thể rồi lan đến mông. Tuy vậy, không ít trường hợp đau cơ mông là hệ quả trực tiếp của một số vấn đề phát sinh tại bộ phận này.

Những nguyên nhân gây đau cơ mông ở phụ nữ mang thai có thể bao gồm:

Bệnh trĩ

Tình trạng tĩnh mạch sưng tấy và viêm ở trực tràng hoặc hậu môn được gọi là trĩ. 

Việc tử cung mở rộng trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba gây nên áp lực lớn ở hậu môn, từ đó dẫn đến bệnh trĩ. 

Ngoài ra, táo bón hoặc đứng trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ phát triển vấn đề trĩ khi bạn đang mang thai. 

Dấu hiệu bệnh trĩ có thể bao gồm: 

  • Đau hậu môn và những khu vực gần đó, chẳng hạn như mông
  • Xung quanh hậu môn ngứa ran
  • Đi ngoài ra máu
  • Sự xuất hiện của búi trĩ 

Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa kéo dài từ thắt lưng đến mông và xuống đến chân. Khi mang thai, tình trạng mở rộng tử cung để thai nhi phát triển có nguy cơ tạo sức ép lên dây thần kinh này, kéo theo tình huống đau thần kinh tọa.

Theo các chuyên gia, một trong những triệu chứng đau thần kinh tọa dễ nhận biết là hiện tượng đau cơ mông. Bên cạnh đó, mẹ bầu còn có thể cảm thấy:

  • Nóng ran ở lưng, chân và mông
  • Đau nhói ở chân

Đau đai chậu

Theo thống kê từ một số nghiên cứu, cứ 5 mẹ bầu sẽ có 1 người có nguy cơ bị đau đai chậu trong thai kỳ. Đây là kết quả của việc thai nhi gia tăng trọng lượng, đồng thời thường xuyên chuyển động trong bụng mẹ. 

Ngoài đau cơ mông, đau đai chậu còn có thể gây ra:

  • Sự khó khăn khi đi lại
  • Đau vùng xương chậu
  • Cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục
  • Cơn đau phát sinh khi bạn đứng co chân
  • Khó nằm nghiêng trong thời gian dài

Đau đai chậu có khả năng bắt đầu vào bất cứ thời điểm nào giữa thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba. Tuy vậy, nó chỉ có thể phát triển trong những ngày cuối cùng của thai kỳ.

Cơn gò tử cung

Những cơn đau chuyển dạ hoặc cơn gò tử cung là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có xu hướng di chuyển thai nhi ra ngoài. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng những cơn gò tử cung thật sự chỉ xảy ra trong giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ ba, trước khi bạn sinh con. Lúc đó, một số phụ nữ có thể cảm thấy hiện tượng đau cơ khó chịu.

Trước khi chuyển dạ, nhiều phụ nữ có thể trải qua các cơn gò tử cung giả. Chúng có thể gây đau đớn và khiến bạn nhầm lẫn mình chuẩn bị sinh. Để xác định tình trạng này, bạn hãy quan sát thêm một số dấu hiệu liên quan đến cơn gò tử cung, bao gồm: 

  • Dịch từ âm đạo hòa lẫn với máu
  • Đau lưng và đau bụng
  • Vỡ nước ối

2. Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Dù hiện tượng đau cơ mông phát sinh bởi nguyên nhân gì, nó vẫn sẽ gây khó khăn cho bạn trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, trong giai đoạn thai kỳ, sự khó khăn này càng tăng gấp bội.

Nếu bắt gặp một hoặc nhiều biểu hiện dưới đây, bạn nên liên hệ gấp với bác sĩ phụ sản, bao gồm: 

  • Cường độ đau nghiêm trọng, có nguy cơ khiến bạn suy yếu
  • Xuất huyết đáng kể
  • Chảy dịch âm đạo hoặc vỡ nước ối
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột
  • Cơn đau kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm

3. Điều trị y tế cho hiện tượng đau cơ mông trong thai kỳ

Theo các nhà khoa học ước tính, khoảng 14% phụ nữ mang thai sử dụng thuốc giảm đau nhóm opioid khi đối mặt với vấn đề đau cơ mông, chẳng hạn như oxycodone hay hydrocodone.

Thông thường, mẹ bầu chỉ dùng thuốc trong vòng vài ngày cho đến một tuần. Thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid thường được áp dụng trong điều trị đau lưng, nhưng cũng có thể hiệu nghiệm đối với trường hợp đau cơ mông.

Nếu cơn đau phát sinh ở mông không thuyên giảm, kể cả khi bạn đã áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà, bác sĩ có thể xem xét đến việc kê toa thuốc giảm đau.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hạn chế tối đa việc dùng thuốc điều trị trong thai kỳ. Thuốc có thể giúp bạn khá hơn, nhưng lại ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cũng như phát triển của thai nhi. 

4. Làm thế nào để đối phó với cơn đau cơ mông trong thai kỳ tại nhà?

Trong thai kỳ, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bác sĩ luôn khuyến khích mẹ bầu dùng thuốc đặc trị ít nhất có thể hoặc tốt nhất là không sử dụng. Do đó, khi phụ nữ mang thai bị đau cơ mông, trước hết họ sẽ được hướng dẫn một số cách điều trị nhanh chóng tại nhà.

11 cách giảm đau tự nhiên hiệu quả mà bạn chưa biết

Paracetamol là một trong những loại thuốc giảm đau phổ biến, nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gặp nhưng vấn đề nghiêm trọng như viêm dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa... Do đó, các chuyên gia đã khuyến nghị người bệnh nên thay đổi phương pháp…

Các biện pháp khắc phục sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau cơ mông, bao gồm:

5. Điều trị đau cơ mông do trĩ

Nếu cơn đau cơ mông phát sinh ở bạn là hệ quả của bệnh trĩ, bạn có thể thử các phương pháp điều trị tại nhà sau đây để giảm bớt sự khó chịu, ví dụ như:

Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm ngồi hoặc ngâm mông 

Nếu bạn bị đau cơ mông khi đang mang thai, hãy thử đổ đầy bồn tắm bằng nước ấm và ngâm mình trong đó. Nếu không thích ngâm mình, bạn có thể thử tắm tắm ngồi hoặc ngâm mông.

Sử dụng chiết xuất cây phỉ

Một biện pháp giảm đau khác mà các mẹ bầu thường áp dụng là nhỏ vài giọt dung dịch chứa chiết xuất cây phỉ vào miếng băng vệ sinh và đeo nó. Chiết xuất cây phỉ có tác dụng kháng viêm, từ đó làm giảm bớt tình trạng viêm nhiễm ở khu vực xung quanh hậu môn. 

Không đứng hoặc ngồi quá lâu

Đứng hoặc ngồi liên tục trong thời gian dài sẽ gây áp lực lên hậu môn. Do đó, bạn nên hạn chế tình trạng này.

Ngược lại, nằm nghiêng lại có thể làm giảm bớt sức ép tại khu vực trên. 

Uống nhiều nước

Bổ sung chất lỏng đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày có tác dụng giảm thiểu nguy cơ táo bón, giúp phân dễ dàng đi qua hậu môn hơn. 

Ăn nhiều chất xơ

Các chuyên gia luôn khuyến nghị những người đang đối mặt với bệnh trĩ nên bổ sung chất xơ vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày với:

  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Trái cây
  • Rau củ quả 

6. Điều trị đau cơ mông do đau thần kinh tọa hoặc đau đai chậu

Đối với tình huống đau cơ mông liên quan đến tình trạng đau thần kinh tọa hoặc đau đai chậu, bạn có thể áp dụng một số hướng điều trị như sau:

  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như paracetamol nhằm giảm bớt sự khó chịu.
  • Tắm hoặc lau người với nước ấm, đồng thời massage toàn thân.
  • Sử dụng đai lưng hỗ trợ giảm bớt áp lực ở thắt lưng và vùng xương chậu.
  • Hạn chế những hoạt động cần nhiều sức có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Đặt một chiếc gối dưới bụng và một chiếc giữa 2 chân trong lúc ngủ.
  • Chườm nhiệt hoặc mát ở những khu vực đau nhức. 

Có thể bạn chưa biết:

Những thông tin hữu ích về đau cơ bụng mà bạn nên biết

Cách chữa đau đầu cho bà bầu không cần dùng thuốc

Làm sao hạ sốt cho bà bầu an toàn mà vẫn hiệu quả?

Video liên quan

Chủ Đề