Biện pháp sử dụng phân hóa học như thế nào là dụng

Phân hóa học có lẽ không còn xa lạ gì đối với bà con khi trở thành một trong những giải pháp hàng đầu trong canh tác nông nghiệp. Nó mang đến rất nhiều những vai trò quan trọng đóng góp vào sự sinh trưởng và phát triển của cây,  mang tới một mùa màng bội thu. Việc sử dụng phân bón hóa học là điều cần thiết tuy nhiên sử dụng như thế nào vẫn là những câu hỏi mà bà con cần phải giải đáp để tìm ra được những phương án hiệu quả. Dưới đây là một vài thông tin hướng dẫn sử dụng để bà con có thể tự tin hơn.

                                                                                          Phân bón NPK 15-15-30

Chọn loại phân hóa học nào

Ở thời điểm hiện tại có rất nhiều loại phân hóa học để cho bà con có thể lựa chọn, tuy nhiên mục đích cuối cùng là cần phải lựa chọn một loại phân hóa học sao cho phù hợp với từng loại cây. Đây là yếu tố quan trọng bởi nếu như chọn sai đồng nghĩa với việc nó sẽ gây ra rất nhiều các tác động xấu. Ngoài ra nếu lựa chọn tốt đồng nghĩa với việc sẽ phát huy được tối đa hiệu quả để giúp cho cây trồng có thể đạt được năng suất tốt nhất

Lựa chọn thời điểm bón phân hóa học

Thời điểm bón phân hóa học cũng là một yếu tố quan trọng mà bà con cần phải quan tâm. Đối với từng loại cây khác nhau ở mỗi giai đoạn sinh trưởng sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau bà con cần phải quan tâm đến vấn đề này để phát huy hiệu quả của loại phân đã chọn.

Diệt trừ sâu trước khi bón phân

                                                Sản phẩm phân bón Untress

Để có thể bón phân hóa học phát huy được tối đa và đạt được hiệu quả tốt nhất bà con cần phải diệt trừ sâu bệnh trước khi bón phân hóa học. Ngoài ra cũng cần phải cân nhắc đến yếu tố thời tiết nên bón phân vào những ngày nắng vừa phải để tránh hiện tượng mưa trôi phân gây lãng phí.

Bón phân hóa học cân đối

Bà con cũng cần phải tính toán để có thể bón phân hóa học được cân đối nhất, tìm hiểu xem cây trồng của mình đang thiếu chất dinh dưỡng nào để mang đến những phương pháp bổ sung hiệu quả. Điều này sẽ giúp cho cây được tăng trưởng ở mức độ cao nhất ngoài ra còn cải thiện độ phì nhiêu để bảo vệ đất trồng

Trên đây là một vài những lưu ý khi sử dụng phân bón hóa học để đạt hiệu quả cao nhất. Nếu như bạn quan tâm cũng như mong muốn sở hữu các dòng sản phẩm phân bón hóa học hóa học chất lượng. Vui lòng liên hệ để GFC mang tới cho bạn những giải pháp tốt nhất.

Bài 12: Đặc điểm tính chất kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường – Câu 2 trang 41 SGK Công nghệ 10. Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân hóa học.

Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân hóa học.

_ Đặc điểm:

+ Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lê chất dinh dưỡng cao, ví dụ [NH4]2CO chỉ có một loại chất dinh dưỡng là đạm, chứa tới 46% N nguyên chất.

+ Dễ tan [trừ lân] nên dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh.

+ Không có tác dụng cải tạo đất, bón nhiều đạm và kali đất bị chua

Quảng cáo

_ Cách sử dụng:

+ Do có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan và hiệu quả nhanh nên phân đạm, kali dùng để bón thúc là chính. Phân đạm, kali cũng có thể bỏ lót nhưng phải bón với lượng nhỏ

+ Phân lân khó hòa tan nên dùng để bón lót, để có thời gian cho phân bón hòa tan

+ Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc 

Phân bón hoá học còn được biết đến với tên gọi phân bón vô cơ là những hoá chất có nguồn gốc được tổng hợp hoàn toàn hoặc tổng hợp một phần chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Phân bón hoá học được sản xuất tổng hợp từ hoá chất vô cơ.

Phân biệt phân bón hoá học, phân bón hữu cơ và phân vi sinh

Phân biệt phân bón hoá học, phân bón hữu cơ và phân vi sinh

Phân bón hoá học có mấy loại?

Phân bón hoá học gồm 3 nhóm sản phẩm chính bao gồm phân đạm, phân lân và phân kali.

Phân đạm

Phân đạm Phú Mỹ

Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây, thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều, lá có kích thước to, màu xanh,… Các loại phân đạm phổ biến nhất bao gồm:

  • Phân urê [CO[NH2]2] có 44 – 48% nitơ nguyên chất, dạng tinh thể màu trắng, hạt tròn hoặc dạng viên nhỏ như trứng cá
  • Phân amôn nitrat [NH4NO3] có chứa 33 – 35% nitơ nguyên chất, dạng tinh thể muối kết tinh màu vàng xám
  • Phân amoni sunphat [NH4]2SO4 có chứa 20 – 21% nitơ nguyên chất, dạng tinh thể mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh
  • Phân amoni clorua [NH4Cl] có chứa 24 – 25% nitơ nguyên chất, dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà
  • Phân Xianamit canxi chứa 20 – 21% N nguyên chất, 20 – 28% vôi, 9 – 12% than, dạng bột màu trắng, xám tro hoặc đen
  • Phân amoni photphat có tỷ lệ đạm là 10 – 18%, tỷ lệ lân là 44 – 50%, dạng viên, màu xám tro hoặc trắng

Phân lân

Phân Supe lân Long Thành

Phân lân cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho cây trồng, ảnh hưởng tới việc hình thành các bộ phận mới của cây. Lân tham gia vào thành phần các enzim, protein, và quá trình tổng hợp axit amin. Chất này kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất, lan rộng ra xung quanh để chống hạn và chống đổ ngã.

Tương tự như phân đạm, phân lân cũng gồm nhiều loại.

  • Phôtphat nội địa chứa từ 12 – 35% lân [phổ biến ở mức 12 – 18%], dạng bột mịn, màu nâu thẫm hoặc nâu nhạt
  • Phân apatit gồm 3 loại: apatit giàu có trên 38% lân; loại phân apatit trung bình có 17 – 38% lân; loại phân Apatit nghèo có dưới 17% lân.  Phân apatit có dạng bột mịn, màu nâu đất hoặc xám nâu.
  • Supe lân có 16 – 20% lân nguyên chất, dạng bột mịn, màu trắng vàng xám hoặc xám thiếc
  • Tecmô phôtphat [phân lân nung chảy, lân Văn Điển] có chứa 15 – 20% lân, 30% canxi, một phần magie, đôi khi có cả kali; có dạng bột màu xanh nhạt, gần như màu tro, có óng ánh
  • Phân lân kết tủa chứa 27 – 31% lân nguyên chất, dạng bột trắng, nhẹ, xốp trong như vôi bột

Phân kali

Phân kali Vinacam

Phân kali là loại phân bón hoá học cung cấp kali cho cây trồng, giúp tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động bất lợi từ bên ngoài và bên trong. Phân kali phổ biến tại thị trường Việt Nam gồm các loại như:

  • Phân kali clorua chứa 50 – 60% kali nguyên chất có dạng bột màu hồng như muối ớt
  • Phân kali sunphat chứa 45 – 50% kali nguyên chất, 18% lưu huỳnh, có dạng tinh thể nhỏ mịn, màu trắng

Phân bón hoá học có tốt không?

Có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề phân bón hoá học có tốt không. Người thì cho rằng phân bón hoá học tốt, kẻ lại cho rằng phân bón hoá học không tốt. Mỗi người đều có dẫn chứng riêng để bảo vệ cho quan điểm của mình. Chính tôi cũng không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này vì phân bón hoá học có cả lợi ích và tác hại.

Phân bón hoá học có tốt không?

Lợi ích của phân bón hoá học

Phân bón hoá học mang đến rất nhiều lợi ích vượt trội cho cây trồng như:

  • Tăng năng suất cây trồng, giúp cây phát triển một cách ổn định
  • Tăng độ phì nhiêu cho đất, tăng cường sự hoạt động của các vi sinh vật có ích trong đất
  • Giúp tổng hợp protein giúp kích thích cây nở hoa, ra rễ, tăng sức đề kháng cho cây khoẻ mạnh có thể chịu đựng được hạn hán, bệnh dịch một cách tốt nhất

Tác hại của phân bón hoá học

  • Vì có thể giúp tăng năng suất cây trồng, nên rất nhiều người làm nông đã lạm dụng phân bón hoá học quá mức. Điều đó gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với môi trường, đất đai, sinh vật và cả con người.
  • Bón phân hoá học trong thời gian dài hoặc lượng quá nhiều khiến đất đai bạc màu, chai cứng, đất bị chua, tích tụ kim loại nặng và làm mất cân bằng sinh học
  • Phân bón hoá học dễ tan trong nước, nên dễ bị rửa trôi xuống ao hồ, sông, suối, ngấm xuống nước ngầm gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu tới sinh vật sống dưới nước và con người
  • Phân bón chứa đạm dễ bay hơi một số khí như Nh3 gây ô nhiễm không khí
  • NO2 và NO3 có trong phân hoá học có thể dẫn đến ung thư, chứng máu methaemoglobin,… ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người nếu tồn động trong nước, đất và nông sản

Kết luận: Khi được sử dụng đúng cách, phân bón hoá học được coi là tốt. Tuy nhiên, loại phân bón này sẽ được coi là độc hại, không tốt nếu bị lạm dụng.

Vậy có nên bón phân hoá học không?

Có nên bón phân hoá học không?

Theo quan điểm cá nhân, nếu bạn chỉ có một vài chậu cây sử dụng để trồng rau ở ban công hoặc trên sân thượng thì không cần thiết phải sử dụng phân bón hoá học, nhất là khi đó là các loại rau ngắn ngày.

Tuy nhiên, nếu trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ dài ngày, diện tích lớn, bạn vẫn có thể cân nhắc sử dụng loại phân bón này để thúc đẩy cây phát triển, tăng năng suất và giúp cây khoẻ mạnh, chống hạn, chống bệnh tật. Nhưng bạn cần đặc biệt lưu ý, phải sử dụng phân bón hoá học đúng cách, để không gây hại cho môi trường và cả con người.

Cách sử dụng phân bón hoá học

Dưới đây cách sử dụng phân bón hoá học chi tiết.

Cách bón phân hoá học cho rau

Có thể sử dụng phân hoá học bón cho rau vào thời điểm rau còn nhỏ, vừa chiết sang chậu, hoặc lúc rau đang lớn cho ra thân lá nhỏ [khoảng 4 – 5 cặp lá thật]. Mỗi đợt chia thành 3 lần bón.

  • Đầu tiên: Bón phân lân, tỉ lệ 2 muỗng [cà phê nhỏ] pha 10 lít nước
  • 3 ngày sau: Bón phân urê, tỉ lệ 1 muỗng [cà phê] trong 10 lít nước
  • Tuần sau: Bón DAP hay NPK 16.16.8, tỉ lệ 1 muỗng [cà phê] rải xung quanh gốc rau, sau đó phủ ít đất lên trên.

Lưu ý: Chỉ thu hoạch rau sau 15 – 20 ngày kể từ ngày bón phân, tránh ngộ độc nitrat còn tồn dư trên lá rau.

Cách bón phân hoá học cho lúa

Công thức lượng phân bón cho 1 ha lúa vụ đông xuân và hè thu:

Cách bón phân hoá học cho lúa

Các thời điểm bón phân cho cây lúa

Các thời điểm bón phân cho cây lúa

Lưu ý: DAP là phân hỗn hợp.

Cách bón phân hoá học cho lúa

  • Bón lót: toàn bộ phân lân đơn hoặc ½ DAP
  • Thúc 1 [7 – 10]: 1/3 urê + 1/3 kali
  • Thúc 2 [20 – 25]: 1/3 urê + ½ DAP + 1/3 kali
  • Thúc 3 [42 – 45]: 1/3 urê + 1/3 kali còn lại
  • Vào giai đoạn 55 – 60 ngày sau khi sạ, có thể phun Nitrat kali [KNO3] trước và sau trổ 1 tuần với liều lượng: 1 – 2% [150gr/ bình 8 lít], phun 4 – 5 bình cho 1 công [1000m2].

Tựu trung, phân bón hoá học là một loại phân hữu ích, phong phú chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi bị lạm dụng quá mức, phân hoá học có thể gây hại cho môi trường, sinh vật và sức khoẻ của con người. Chính vì vậy, khi sử dụng phân hoá học, bạn đừng quên sử dụng đúng liều lượng và thời gian để đảm bảo an toàn.

Video liên quan

Chủ Đề