Bột ngứa là gì

Ở trạng thái bình thường, khí hư có dạng lỏng, màu trắng, hơi dính và không có mùi hôi. Khi cơ thể có những biến đổi sinh lý hay bệnh lý phụ khoa, khí hư sẽ chuyển dạng. Một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh vùng kín là tình trạng khí hư dạng bột, màu trắng đục. Nguyên nhân của nó là gì và phải làm sao để khắc phục, hãy tìm hiểu qua bài viết sau.

Một số trường hợp ra khí hư dạng bột bắt nguồn từ các rối loạn nội tiết ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Hoặc do thói quen sinh hoạt hàng ngày gây ra. Nguyên nhân liên quan đến sinh lý như:

  • Rối loạn nội tiết tố do tinh thần căng thẳng, mệt mỏi quá độ.
  • Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi không hợp lý.
  • Thói quen vệ sinh không đúng cách như: thụt rửa âm đạo quá sâu, chà xát quá mạnh, sử dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh, gây kích ứng âm đạo,…
  • Quan hệ tình dục không an toàn khiến chị em dễ mắc bệnh viêm nhiễm, lây qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai,…
  • Mặc quần áo ẩm ướt, chật chội, thấm hút mồ hôi kém tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Viêm âm đạo là bệnh phổ biến ở phụ nữ. Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi để mầm bệnh xâm nhập. Bệnh lý viêm âm đạo thường không nguy hiểm nhưng mang lại cảm giác khó chịu cho phụ nữ. Hai tác nhân gây viêm âm đạo là trùng roi Trichomonas và nấm Candida. Những dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo chị em nên biết:

  • Khí hư ra nhiều, có mùi hôi, màu trắng đục hoặc vàng xanh, có khi khô lại thành bột.
  • Sưng đỏ kèm ngứa rát vùng kín.
  • Tiểu buốt, tiểu khó.
  • Đau và chảy máu khi quan hệ.

Hình ảnh minh họa cổ tử cung bị viêm 

Khoảng 50% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc viêm cổ tử cung. Nguyên nhân chính do vệ sinh không đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn hoặc do nạo phá thai không đảm bảo. Các chị em không nên chủ quan khi thấy một trong các triệu chứng sau đây:

  • Khí hư nhiều, màu trắng đục, khô như bột, không có mùi hôi.
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu bất thường.
  • Đau khi tiểu tiện, khi quan hệ tình dục.

Khí hư dạng bột là một dấu hiệu nhận biết bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Triệu chứng điển hình của bệnh như sau:

  • Ra nhiều khí hư, khí hư vón cục như bã đậu.
  • Khí hư có màu trắng hoặc vàng xanh, có mùi hôi.
  • Gây ngứa rát vùng kín.

Khi bệnh tiến triển nặng hơn, khí hư sẽ dính, có bọt màu nâu hoặc xám, có lẫn máu. Viêm lộ tuyến cổ tử cung nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến vô sinh.

>>> Xem bài viết: Viêm lộ tuyến dai dẳng – Cách nào dứt điểm nhanh? 

Bệnh lý viêm vùng chậu là một căn bệnh nguy hiểm. Bệnh lý này có thể gây ra các biến chứng phụ khoa như nhiễm trùng tử cung, buồng trứng,… Một vài trường hợp có thể gây ra vô sinh. Phát hiện viêm vùng chậu khi thấy các dấu hiệu sau: khí hư vón cục như bã đậu. Kèm theo triệu chứng đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo, cảm thấy đau rát khi quan hệ.

Tình trạng ra khí hư dạng bột có thể phòng tránh nếu vệ sinh vùng kín thường xuyên. Đây là bước chăm sóc quan trọng để bảo vệ âm đạo khỏi các tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn, virus. Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dizigone sensicare được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng bởi ưu điểm vượt trội

  • Khả năng kháng khuẩn, kháng nấm mạnh mẽ, tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh có hại ở vùng kín.
  • Hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 30 giây sử dụng.
  • Dịu nhẹ, không gây khô rát, kích ứng vùng nhạy cảm.
  • An toàn tuyệt đối cho vùng kín, kể cả với phụ nữ có thai.

Phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng Dizigone Sensicare 

Làm sạch vùng kín bằng Dizigone sensicare với 2 bước đơn giản:

  • Rửa sạch vùng kín với nước ấm.
  • Rửa trực tiếp với Dizigone sensicare, không pha loãng, không cần rửa lại với nước.
  • Sử dụng 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua sản phẩm Dizigone Sensicare tại shopee: //shopee.vn/terrapharm

Nếu thấy các dấu hiệu bất thường sau đây, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán bệnh:

  • Khí hư ra nhiều, kéo dài, màu sắc thay đổi, có mùi hôi.
  • Ngứa rát và sưng đỏ vùng kín.
  • Đau vùng bụng dưới, tiểu đau, tiểu buốt.
  • Kinh nguyệt không đều, xuất huyết ngoài ngày đèn đỏ.
  • Đau, chảy máu khi quan hệ tình dục.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược tinh thần.

Can thiệp y tế sẽ giúp cải thiện nhanh tình trạng bệnh, nhưng thường tốn nhiều tiền bạc, công sức. Vì vậy, chị em cần xử lý sớm ngay khi phát hiện dấu hiệu, tránh để bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng.

Chế độ sinh hoạt hợp lý có thể giúp bạn phòng tránh được triệu chứng khí hư dạng bột. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ dưỡng chất. Sử dụng nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, hoa quả tươi,… Hạn chế chất béo, đồ ăn cay nóng và đồ ăn chế biến sẵn.
  • Uống nhiều nước. Tránh xa đồ uống có cồn, cà phê, nước uống có ga.
  • Tập thể dục đều đặn với các bài tập giúp giải tỏa căng thẳng, loại bỏ độc tố.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh stress, căng thẳng.
  • Quan hệ tình dục an toàn, dùng biện pháp bảo vệ nếu chưa muốn có con.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa.

Trên đây là nguyên nhân và hướng xử trí hiệu quả khí hư dạng bột. Khí hư dạng bột có thể dứt điểm hoàn toàn nếu phát hiện sớm và xử lý đúng cách. Xây dựng một lối sống lành mạnh giúp chị em phòng tránh hiệu quả tình trạng này. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về các bệnh phụ khoa gọi ngay HOTLINE 19009482

Dược sĩ lâm sàng – Đại học Dược Hà Nội
7 năm làm việc trong lĩnh vực tư vấn – chăm sóc sức khoẻ. Chuyên gia tư vấn các lĩnh vực: bệnh da liễu, chấn thương, chăm sóc vết thương … Chuyên gia tư vấn tại Dizigone.

Viêm da cơ địa gây ra những cơn ngứa rát, bứt rứt vô cùng khó chịu cho người bệnh. Nếu không điều trị, hoặc điều trị sai cách, tình trạng ngứa có thể lan rộng toàn thân, thậm chí gây bội nhiễm. Bài viết dưới đây sẽ là những gợi ý giúp giảm ngứa bệnh viêm da cơ địa.

1. Điều trị giảm ngứa bệnh viêm da cơ địa bằng một số loại kem thuốc có chỉ định của bác sĩ

Kem chống ngứa: Để giảm những cơn ngứa ngáy khó chịu, bạn có thể sử dụng kem chống ngứa theo đơn của bác sĩ bôi lên vùng da bị bệnh. Nhưng với những trường hợp bệnh nặng, những triệu chứng ngứa nghiêm trọng thì bác sĩ có thể kê thuốc kháng histamin đường uống. Một số loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ buồn ngủ, nên bệnh nhân thường được chỉ định uống thuốc vào buổi tối.

Viêm da cơ địa gây ra những cơn ngứa rát, bứt rứt

Kem dưỡng ẩm: Kết hợp kem chống ngứa với kem dưỡng ẩm, bạn sẽ thấy da bớt khó chịu, giảm tình trạng khô, nứt nẻ da.

Giảm những cơn ngứa ngáy bằng cách sử dụng kem chống ngứa theo đơn của bác sĩ

Kem kháng viêm: Loại kem này có tác dụng giúp cho vùng da bị bệnh giảm sưng, đỏ, đồng thời giảm ngứa. Tuy nhiên, nên dùng đúng theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Nếu lạm dụng, dùng quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng đổi màu da, thậm chí nhiễm trùng da.

Kháng sinh: Nếu người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng, bác sĩ có thể tính đến việc chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian ngắn để xử lý nhiễm trùng. Trường hợp những bệnh nhân có vết thương hở, chảy dịch, người bệnh cần được đắp gạc để tránh nguy cơ bội nhiễm.

2. Điều trị giảm ngứa bệnh viêm da cơ địa bằng cách hạn chế những yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh

Bệnh viêm da cơ địa có thể khởi phát khi có những yếu tố bên ngoài kích thích. Vì thế, bạn hãy loại bỏ những yếu tố đó để đẩy lùi căn bệnh khó chịu này. Cụ thể như sau:

  • Không nên ăn những thức ăn lạ, chưa từng ăn bao giờ, nếu muốn bạn chỉ nên dùng thử một chút.

Không nên ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng

  • Tránh những loại thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng, chẳng hạn như những loài động vật có vỏ [tôm, cua, sò, nghêu,…], sữa hay đậu phộng,…

  • Chú ý nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên giặt chăn ga gối, màn, thảm,… và phơi dưới ánh nắng trực tiếp.

  • Tránh tiếp xúc với những môi trường bụi bặm và khói thuốc lá.

  • Bạn không nên tắm quá lâu, chỉ nên tắm trong khoảng 15 đến 20 phút. Không nên dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng mà nên dùng nước ấm để tắm.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến việc lựa chọn các loại xà phòng có tính tẩy rửa nhẹ và chỉ nên dùng một loại, tránh dùng nhiều loại để giảm tình trạng da bị dị ứng, ngứa, do dùng sản phẩm không phù hợp.

Hạn chế gãi da. Nếu trẻ nhỏ bị bệnh, mẹ nên cắt móng tay hoặc đeo bao tay cho con vào ban đêm để tránh trường hợp trẻ gãi da khiến tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn.

Nếu thời tiết nắng nóng, bạn không nên mặc quần áo quá chật, quá bó, mà hãy mặc những bộ đồ thoáng mát.

Trời hanh khô, để tránh tình trạng khô da, có thể dùng một số loại kem dưỡng ẩm cho da.

Uống nhiều nước mỗi ngày chính là một cách giúp giảm ngứa do viêm da cơ địa rất hiệu quả. Khi bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ giúp cân bằng nồng độ điện giải, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giữ độ ẩm cho da và từ đó giảm ngứa ngáy, nứt nẻ. Vì thế hãy rèn luyện cho mình thói quen uống đủ nước mỗi ngày.

Dùng máy tạo độ ẩm trong nhà: Các loại máy tạo độ ẩm trong nhà có thể giúp cân bằng độ ẩm không khí và giúp bạn có cảm giác dễ chịu hơn, làn da cũng bớt tình trạng khô ráp, nứt nẻ.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng phương pháp chườm lạnh lên vùng da bị bệnh trong khoảng 15 phút để giảm ngứa do viêm da cơ địa. Với cách này, bạn sẽ cảm nhận hiệu quả khá rõ ràng và nhanh chóng. Da dịu cơn ngứa và giảm sưng. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng nước sạch để bảo đảm an toàn cho da.

3. Điều trị giảm ngứa bệnh viêm da cơ địa theo một số mẹo dân gian

Một số bài thuốc dân gian được cho là có thể giảm ngứa do bệnh viêm da cơ địa là:

Nước lá trầu không giúp giảm ngứa

Đun nước lá trầu không và sử dụng để ngâm vùng da bị ngứa

Trong lá trầu không có nhiều polyphenol, uperoxide effutase và catalase, giúp thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và kích thích chữa lành những tổn thương trên da. Bên cạnh đó, là trầu không còn có chứa Eugenol có tác dụng chống khuẩn, sát trùng khá hiệu quả. Vì thế, bạn có thể rửa sạch lá trầu không, sau đó đun sôi với nước, đợi nước ấm rồi ngâm vùng da bị ngứa để điều trị bệnh.

Tắm lá khế

Lá khế là một loại lá được dùng nhiều trong việc điều trị những bệnh lý về da, trong đó có bệnh viêm da cơ địa vì trong lá khế có những thành phần giúp kháng khuẩn và chống viêm khá hiệu quả. Đun lá khê và sử dụng nước này để tăm sẽ giúp bạn giảm cảm giác ngứa ngáy trên da.

Tắm lá chè xanh

Ngoài lá khế, lá chè xanh cũng rất tốt để điều trị giảm ngứa bệnh viêm da cơ địa. Những tinh chất chống oxy hóa trong lá chè xanh cũng giúp các tế bào da đang bị bệnh phục hồi nhanh chóng.

Hơn nữa, lượng polyphenol trong lá chè xanh cũng chống viêm rất tốt. Người bệnh viêm da cơ địa có thể tắm bằng nước lá chè xanh để giảm tình trạng da bị sưng, ngứa.

Sử dụng mật ong nguyên chất

Đây là phương pháp bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để điều trị bệnh viêm da cơ địa. Mật ong có rất nhiều lợi khuẩn rất tốt cho làn da của bạn. Từ lâu, mật ong đã được xem là một bí quyết chăm sóc da của chị em phụ nữ.

Bạn có thể sử dụng mật ong để dưỡng ẩm cho da. Bên cạnh đó, mật ong còn có chứa các chất chống oxy hóa giúp những vùng da đang bị tổn thương phục hồi nhanh chóng và giảm tình trạng ngứa ngáy do bệnh viêm da cơ địa.

Tắm bột yến mạch

Bột yến mạch có tác dụng làm sạch da và rất an toàn cho da. Loại bột này còn có chứa những dưỡng chất giúp sát trùng, ức chế các loại vi khuẩn có hại. Trong bột yến mạch cũng có chứa avenanthramides giúp giảm ngứa ngáy, kháng viêm rất tốt.

Tuy nhiên, cần lưu ý những phương pháp dân gian thường chưa được kiểm chứng và có thể không phù hợp với cơ thể bạn. Cách tốt nhất là nên đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị đúng cách.

Video liên quan

Chủ Đề