Bụng to gây khó thở là bệnh gì năm 2024

Khó thở là tình trạng không thoải mái khi thở, có thể cảm thấy tức ngực hoặc không thể nhận đủ không khí. Các nguyên nhân tiềm ẩn bao gồm suy tim sung huyết, béo phì và các vấn đề về hô hấp, theo Medical News Today.

Suy tim

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chứng khó thở là suy tim. Khi suy tim, tim không còn có thể bơm máu cho phần còn lại của cơ thể tốt như bình thường. Vì vậy, áp lực trong tim tăng lên, có thể khiến chất lỏng trào ngược vào phổi, bụng hoặc chân.

Suy tim có thể dẫn đến mệt mỏi, khó thở, phù chân và trong một số trường hợp gây ho. Các hoạt động hàng ngày như đi bộ và leo cầu thang trở nên khó khăn hơn.

Một số dấu hiệu và triệu chứng của suy tim bao gồm: hụt hơi, ho dai dẳng hoặc thở khò khè, tích tụ chất lỏng dư thừa ở bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân hoặc bụng. Người bệnh có thể tăng cân, chán ăn, buồn nôn, nhầm lẫn hoặc suy nghĩ kém, tăng nhịp tim hoặc tim đập nhanh. Thực tế, không có cách chữa khỏi bệnh suy tim nhưng mọi người thường có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách sử dụng thuốc, lựa chọn lối sống lành mạnh. Để điều trị chứng khó thở, bác sĩ có thể cần điều chỉnh thuốc lợi tiểu để loại bỏ chất lỏng tích tụ trong phổi và giảm áp lực nội tim.

Khí phế thũng

Khí phế thũng là một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Tình trạng này làm tổn thương các túi khí trong phổi và làm cho các ống thở bị thu hẹp lại, khiến bạn khó thở hơn.

Hút thuốc lá gây ra hầu hết các trường hợp khí phế thũng. Những người mắc bệnh thường sẽ cảm thấy khó thở khi thực hiện các hoạt động thể chất. Khi khí phế thũng tiến triển, người mắc cũng có thể cảm thấy khó thở khi ngồi hoặc nằm.

Các triệu chứng chính của COPD bao gồm: ho mạn tính, khó thở khi thực hiện các hoạt động hàng ngày, nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên, môi tím, mệt mỏi, sản xuất nhiều chất nhờn, thở khò khè. Việc bỏ hút thuốc có thể ngăn không cho tổn thương trở nên tồi tệ hơn.

Các phương pháp điều trị COPD có xu hướng tập trung vào việc ngăn ngừa tổn thương và cải thiện các triệu chứng. Cụ thể, bác sĩ có thể kê thuốc làm giãn đường thở, làm giảm viêm đường thở và sản xuất chất nhầy. Người bệnh thực hiện các bài tập phục hồi chức năng phổi, có xu hướng kết hợp giáo dục, tập luyện, tư vấn dinh dưỡng. Các liệu pháp bổ sung như yoga, xoa bóp và châm cứu, có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bụng to gây khó thở là bệnh gì năm 2024

Khó thở có thể là biểu hiện của suy tim, mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Ảnh: Freepik

Béo phì

Tập thể dục thường xuyên và một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm chứng khó thở. Những người thừa cân hoặc béo phì có thể khó thở khi nằm do tác động nén của trọng lượng lên bụng.

Béo phì có liên quan đến tình trạng sức khỏe bao gồm: bệnh tim, bệnh tiểu đường loại 2, một số bệnh ung thư, tăng huyết áp. Lúc này, giảm cân có thể giúp xoa dịu cơn khó thở. Cách tốt nhất để giảm cân là tập thể dục, tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.

Để áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh bạn nên bổ sung một vài khẩu phần trái cây và rau mỗi ngày, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt. Bạn dung nạp chất béo lành mạnh từ các loại hạt, hạt và dầu ô liu, protein nạc từ thịt gia cầm, cá và đậu, hạn chế lượng thịt đỏ. Những người tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh thường có tỷ lệ mắc bệnh tim, tiểu đường thấp hơn.

OSA (ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ)

OSA là một chứng rối loạn giấc ngủ có thể gây khó thở khi ngủ. Một dấu hiệu phổ biến của OSA là ngáy xen kẽ với âm thanh thở hổn hển và nghẹt thở. Những người bị OSA cũng có thể ngừng thở. Các triệu chứng khác của OSA có thể bao gồm ngủ không yên, chuyển động cơ thể đột ngột, đau đầu vào buổi sáng, khó chịu, xuất hiện các vấn đề về trí nhớ.

Rối loạn lo âu

Lo lắng hoặc hoảng sợ có thể gây ra khó thở. Những cơn hoảng sợ, lo lắng có thể ập đến bất cứ lúc nào. Các triệu chứng của cơn hoảng sợ hoặc lo lắng có thể bao gồm: hụt hơi, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, run rẩy, cảm giác nghẹn ngào, đau hoặc khó chịu ở ngực, buồn nôn, chóng mặt hoặc choáng váng, nóng lạnh đột ngột. Các phương pháp điều trị dành cho rối loạn hoảng sợ, lo lắng bao gồm: tư vấn, liệu pháp tâm lý, liệu pháp hành vi nhận thức.

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình không thể hít thở đủ không khí? Nếu có, bạn đã gặp phải một tình trạng được y khoa gọi là hiện tượng khó thở. Đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tim hoặc phổi, cần phải được chẩn đoán và can thiệp sớm.

Bụng to gây khó thở là bệnh gì năm 2024
Chớ coi thường chứng khó thở – dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng về tim, phổi

Khó thở là gì?

Khó thở, đôi khi được mô tả là “đói không khí” hoặc hụt hơi (Shortness of Breath) là một vấn đề về hô hấp khá phổ biến. Trung bình cứ 4 người đến khám bệnh về hô hấp thì có 1 người mắc chứng khó thở. Triệu chứng này khiến người bệnh luôn trong tình trạng thiếu oxy, mệt mỏi, tức ngực, hô hấp khó khăn, hơi thở đứt quãng.

Theo Giáo sư Ngô Quý Châu tình trạng hụt hơi, không thể hô hấp bình thường có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng, từ tạm thời đến kéo dài. Việc chẩn đoán và điều trị cần phải xác định đúng nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

Các triệu chứng khó thở thường gặp

Một người lớn khỏe mạnh có nhịp hít vào và thở ra ở trạng thái bình thường là 20 lần/phút (khoảng 30.000 lần/ngày). Trong trường hợp vận động mạnh hoặc bị cảm lạnh, nhịp hít thở sẽ nhanh hoặc chậm hơn nhưng bạn sẽ không cảm thấy cảm giác hụt hơi. (1)

Hãy cảnh giác nếu bạn thấy mình liên tục xuất hiện những biểu hiện sau:

  • Cảm thấy ngột ngạt hoặc ngạt thở;
  • Thở gấp;
  • Tức ngực;
  • Thở nhanh, nông;
  • Tim đập nhanh;
  • Thở khò khè;
  • Ho.

Nguyên nhân gây khó thở

Trong một số trường hợp, khó thở được coi là hiện tượng bình thường. Đó là lúc bạn tập thể dục quá sức, leo núi/leo cầu thang quá nhiều hoặc làm việc nặng trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi. Tình trạng này sẽ tự hết sau khi bạn ngưng các hoạt động thể chất kể trên. Tuy nhiên, nếu tình trạng xảy ra với tần suất liên tục mà không phải do vận động gắng sức, rất có thể bạn đang bị một bệnh lý nào đó.

Nếu triệu chứng xuất hiện một cách đột ngột, được gọi là khó thở cấp tính. Nguyên nhân thường là:

  • Lo lắng, căng thẳng quá độ
  • Viêm phổi
  • Nghẹt thở hoặc hít phải dị vật cản trở đường hô hấp
  • Dị ứng
  • Thiếu máu
  • Tiếp xúc với carbon monoxide nồng độ cao
  • Hạ huyết áp (huyết áp thấp)
  • Thuyên tắc phổi (một cục máu đông tồn tại trong động mạch đến phổi)
  • Vỡ phổi
  • Thoát vị gián đoạn
  • Bệnh nan y giai đoạn cuối

Nếu một người gặp tình trạng khó hô hấp so với bình thường kéo dài hơn một tháng, tình trạng này sẽ được xếp vào loại mãn tính. Nguyên nhân có thể do:

  • Bệnh hen suyễn
  • Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Vấn đề tim mạch
  • Thừa cân – béo phì
  • Xơ phổi mô kẽ – một bệnh gây sẹo ở mô phổi

Ngoài ra, một số bệnh lý về phổi và tim khác cũng có thể dẫn đến hiện tượng hụt hơi. Các căn bệnh này bao gồm:

  • Croup (viêm thanh khí phế quản cấp)
  • Chấn thương phổi
  • Ung thư phổi
  • Lao phổi
  • Viêm màng phổi (tình trạng viêm ở các mô xung quanh phổi)
  • Phù phổi (xảy ra khi quá nhiều chất lỏng tích tụ trong phổi)
  • Tăng huyết áp động mạch phổi
  • Bệnh sarcoidosis (các cụm tế bào viêm phát triển trong phổi)
  • Bệnh cơ tim (viêm cơ tim, giãn cơ tim…)
  • Rối loạn nhịp tim
  • Bệnh lý suy tim
  • Bệnh mạch vành
  • Viêm màng ngoài tim (tình trạng các mô bao quanh tim bị viêm).
  • Covid-19
  • Hụt hơi, khó thở hậu Covid

Đối tượng dễ mắc chứng khó thở

Bên cạnh những người đang mắc các bệnh lý về tim và phổi, các đối tượng sau đây dễ có nguy cơ mắc bệnh:

1. Phụ nữ mang thai

Khó thở nhẹ là triệu chứng rất thường gặp khi mang thai (2). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này: thai phụ thở nhanh hơn do sự gia tăng của hormone progesterone (loại hormone chỉ tiết ra trong thai kỳ), tim phải làm việc nhiều hơn khiến mẹ cảm thấy khó thở mệt mỏi, thể tích phổi giảm đi vào cuối thai kỳ…

Bụng to gây khó thở là bệnh gì năm 2024
Phụ nữ mang thai những tháng cuối nên nghỉ ngơi nhiều

2. Người mắc bệnh lý mạn tính

Chứng khó thở có thể ghé thăm khi bệnh nhân đang trải qua giai đoạn phát triển của một số bệnh lý, chẳng hạn như ung thư, đái tháo đường, bệnh về gan, thận…

3. Trẻ sơ sinh

Các bệnh lý đường hô hấp trên gây ra trạng thái khó thở cấp tính là một cấp cứu nhi khoa tương đối phổ biến. Ngoài ra, dị tật đường thở, hít phải dị vật và viêm nắp thanh quản cũng là các nguyên nhân phổ biến gây khó thở ở trẻ sơ sinh.

Ghi chú: Nhịp thở của trẻ sơ sinh thường nhanh hơn người trưởng thành. Thông thường, trẻ sơ sinh hít thở từ 30 – 60 lần/phút, và chậm lại 20 lần/phút khi ngủ. Trẻ 6 tháng tuổi thì nhịp thở bình thường sẽ giảm xuống còn 25 – 40 lần/phút. (3)

Phương pháp chẩn đoán

GS.TS.BS Ngô Quý Châu cho biết, bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên việc khám sức khỏe toàn diện cho người bệnh, cùng với mô tả đầy đủ về các triệu chứng mà họ gặp phải. Bạn cần cho bác sĩ biết về tần suất xuất hiện chứng khó thở, mỗi lần kéo dài bao lâu và mức độ.

Bên cạnh việc thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng sau nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh:

  • Chụp X-quang ngực và chụp cắt lớp (CT scanner): để chẩn đoán cụ thể hơn về tình trạng bệnh, đồng thời đánh giá sức khỏe tim, phổi và các hệ thống liên quan.
  • Điện tâm đồ (ECG): nhằm xác định bất kỳ dấu hiệu nào của cơn đau tim hoặc các vấn đề về tim khác.
  • Xét nghiệm đo xoắn ốc: để đo luồng không khí và dung tích phổi của bệnh nhân, từ đó xác định các vấn đề về hô hấp.
  • Xét nghiệm máu: giúp xem xét mức độ oxy trong máu cũng như khả năng vận chuyển oxy của máu.
    Bụng to gây khó thở là bệnh gì năm 2024
    Xét nghiệm máu là bước quan trọng trong quá trình thăm khám, chẩn đoán cho bệnh nhân

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đôi khi, khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, bạn cần đi khám ngay khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Tình trạng xảy ra trong thời gian dài không rõ nguyên nhân;
  • Khó thở khởi phát đột ngột nhưng rất nghiêm trọng;
  • Mất khả năng hoạt động do khó hô hấp;
  • Đau tức ngực;
  • Buồn nôn;
  • Khó hoặc không thở được khi nằm;
  • Sưng bàn chân và mắt cá chân;
  • Sốt, ớn lạnh và ho;
  • Thở khò khè.

Biến chứng

Khó thở là kết quả của tình trạng thiếu oxy hoặc giảm oxy trong máu, tức là mức oxy trong máu thấp. Vì thế, nếu bạn chủ quan với tình trạng này mà không có biện pháp điều trị nào, não sẽ không được cung cấp đủ oxy để hoạt động trong thời gian dài, dẫn đến hiện tượng suy giảm nhận thức tạm thời hoặc vĩnh viễn. Cùng với đó là một loạt biến chứng nguy hiểm khác như tổn thương não, hoại tử não, đột quỵ…

Phương pháp điều trị

Để điều trị dứt điểm, bạn cần điều chỉnh lối sống, trước khi tiến hành các biện pháp can thiệp y khoa. Cụ thể:

1. Có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý

Nếu thừa cân – béo phì và lười vận động là nguyên nhân khiến bạn khó thở, hãy hướng đến thực đơn ăn uống lành mạnh hơn và tập thể dục thường xuyên nhằm đưa cân nặng trở về giới hạn bình thường. Trong trường hợp bạn đang bị một bệnh lý mạn tính, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng – vận động phù hợp.

2. Phục hồi chức năng phổi

Nếu bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và các vấn đề về phổi khác, bạn cần được chăm sóc bởi các bác sĩ chuyên khoa phổi. Có thể bạn phải thở oxy để cải thiện; hoặc tiến hành liệu trình “Phục hồi chức năng phổi”. Đây là chương trình “tập thể dục cho phổi”, qua đó chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn về kỹ thuật thở nhằm giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn.

3. Phục hồi chức năng tim

Nếu nguyên nhân dẫn tới khó thở liên quan đến tim mạch, nghĩa là tim của bạn quá yếu, không thể bơm đủ lượng máu mang oxy cung cấp cho các bộ phận trong cơ thể. Khi đó, phục hồi chức năng tim có thể giúp bạn kiểm soát chứng suy tim và các bệnh lý tim mạch khác. Trong những trường hợp suy tim nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng máy bơm nhân tạo để đảm nhận nhiệm vụ bơm máu của tim bị suy yếu.

Phòng tránh khó thở bằng cách nào?

Để ngăn ngừa tình trạng khó thở, bạn cần điều chỉnh lối sống và tập luyện các thói quen có lợi như:

  • Không hút thuốc lá: Nếu bạn không hút thuốc, đừng bao giờ đụng đến nó. Nếu đã hút thuốc nhiều năm, hãy lập tức cai thuốc lá ngay. Không bao giờ là quá muộn, sức khỏe phổi và tim của bạn sẽ bắt đầu cải thiện trong vòng vài giờ sau khi bạn hút điếu thuốc cuối cùng.
  • Ô nhiễm môi trường và các hóa chất độc hại trong không khí cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp. Vì vậy, bạn nên tập thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Ngoài ra, nếu bạn làm việc trong môi trường có chất lượng không khí kém, hãy sử dụng khẩu trang để lọc các chất gây kích ứng phổi, và đảm bảo nơi làm việc của bạn luôn sạch sẽ, thông thoáng.
  • Duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp bạn tránh được một số vấn đề sức khỏe ở đường hô hấp
    Bụng to gây khó thở là bệnh gì năm 2024
    Duy trì cân nặng hợp lý bằng chế độ dinh dưỡng – tập luyện khoa học để phòng ngừa các bệnh lý tim và phổi

Khoa Nội hô hấp BVĐK Tâm Anh còn phối hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng (Hô Hấp, Phẫu thuật, Hồi sức tích cực, Tim mạch, Nội tiết, Cơ xương khớp, cấp cứu…) và các khoa cận lâm sàng như khoa xét nghiệm (sinh hóa, huyết học, vi sinh), khoa Chẩn đoán hình ảnh, trung tâm giải phẫu bệnh tế bào học… tạo nên một quy trình khép kín, giúp chẩn đoán chính xác bệnh trạng nhằm xây dựng phác đồ điều trị hợp lý, rút ngắn thời gian hồi phục cho bệnh nhân.

Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý hô hấp – phổi tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ qua:

Khó thở, hụt hơi có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp và tim mạch. Vì vậy nếu bạn đang gặp phải tình trạng khó thở bất thường và kéo dài thì cần đến ngay bệnh viện để thăm khám. Có một chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm thiểu hiện tượng này và nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác.