Cách làm bài nói vnu

Kinh Nghiệm Thi VNU-EPT Từ Anh Ngữ Thiên ÂnBài thi VNU-EPT là thử thách không hề dễ dàng. Vì vậy rất cần các chia sẻ, kinh nghiệm về việc làm bài thi. Sẽ khá khó khăn, cam go và thử thách tuy nhiên Anh ngữ Thiên Ân chúc các bạn tự tin và làm bài thi này thật tốt nhé!

Nhân dịp này, thầy cô tại Anh ngữ Thiên Ân có vài chia sẻ ngắn về kinh nghiệm thi VNU-EPT gửi đến các bạn. Hy vọng rằng chúng sẽ hữu ích và giúp các có kinh nghiệm thi VNU – EPT. Hãy cùng đọc và chia sẻ cho bạn bè nhé!

Phần thi Listening – Tận dụng, tập trung và quyết đoán (40 – 45 phút cho 32 câu hỏi)

Cách làm bài nói vnu

Cấu trúc 04 phần thi khá đa dạng trong loại câu hỏi:

+ Phần 1: Chọn đáp án từ câu hỏi mình nghe sau 10 đoạn hội thoại được phát 2 lần

+ Phần 2: Chọn đáp án là phần còn thiếu của mỗi câu hỏi sau 1 đoạn hội thoại được phát 2 lần

+ Phần 3: Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau 1 bài nói chuyện được phát 2 lần

+ Phần 4: Chọn đáp án là phần còn thiếu của mỗi chỗ trống sau 1 phần bài giảng được phát 2 lần

Để xử lý bài thi Listening này. Cần bạn có được 03 kỹ năng trên khi làm bài. Đó là:

Tận dụng thời gian trống:

Giữa các phần thi hay giữa các đoạn hội thoại/bài nói trong cùng phần thi luôn có thời gian trống. Thời gian này dùng cho việc giới thiệu, hướng dẫn, ngăn cách giữa các bài nói,… Hãy tận dụng thời gian này để xem trước nội dung có sẵn (câu hỏi, đáp án, bài tóm tắt,….). Việc xem trước giúp bạn tự tin nắm được phần nào ý chính của bài trước khi đoạn băng nói đến. Mặc khác việc đọc trước sẽ giúp hình thành trong trí nhớ tạm thời ý của mỗi câu hỏi, để khi đến câu hỏi bạn sẽ biết nội dung trả lời cần bám vào là gì.

Việc đoạn băng được phát 2 lần cũng là một lợi thế nhỏ cho thí sinh. Hãy tận dụng lợi thế này để nắm được càng nhiều nội dung càng tốt.

Tập trung khi đoạn băng đang nói.

Hãy cố gắng giữ cho mình sự tập trung khi nghe băng. Không chỉ để biết nội dung trả lời đã đến chưa mà còn tránh các bẫy trong đề thi (có nội dung không liên quan, nội dung có từ đồng âm nhưng khác nghĩa,….). Đặc biệt, nếu chẳng may không giải được câu nào, hãy tập trung xử lý câu tiếp theo, thất vọng 1 câu nhưng đừng bỏ cuộc phần còn lại.

Quyết đoán khi làm bài.

Đức tính này cần cho nhiều bài thi nghe, kể cả VNU-EPT Listening. Việc quyết đoán giúp bạn luôn giữ mình tiếp tục trên một chặng đua. Đừng vì một vài câu hỏi mình chưa chắc chắn để ảnh hưởng đến phần còn lại của bài thi nhé.

Phần thi Reading – Nhanh chóng – Cẩn thận – Key words (Từ khóa) (60 phút cho 40 câu hỏi)

03 yếu tố này đều cần thiết trong việc đọc bài, nắm ý và đối chiếu câu hỏi.

Thời gian 60 phút cho 04 bài đọc hiểu là một thử thách đòi hỏi thí sinh phải có kỹ năng đọc bài nhanh – dò bài (scanning & skimming). Trong thời gian hạn chế, sự nhanh chóng là yếu tố cần thiết. Tuy nhiên nó cần đi kèm với sự cẩn thận để không bỏ qua ý chính, từ khóa trong bài. Như vậy làm sao để quản lý thời gian hiệu quả trong bài thi Reading này?

Cách làm bài nói vnu

Có một kinh nghiệm thầy cô muốn chia sẻ đến các bạn.

+ Khi bắt đầu vào bài thi, hãy đọc qua câu hỏi + các đáp án trước. Trừ phần điền từ ngữ pháp, việc này là không cần thiết.

+ Vừa đọc câu hỏi, đáp án vừa gạch chân từ khóa xuất hiện. Từ khóa chính là những từ làm nên ý chính của câu hỏi. Thí sinh càng đọc nhiều (báo, tin tức, sách,…) càng có kinh nghiệm gạch chân từ khóa.

+ Chuyển sang đọc bài viết.

+ Khi đọc bài hãy vừa đọc lướt vừa cầm bút chì trên tay để gạch chân từ khóa.

+ Đảm bảo rằng mỗi đoạn bạn phải nắm chắc ý của câu chủ đề đoạn đó. Thông thường hãy đọc kỹ câu đầu đoạn và câu cuối đoạn. Qua đó nắm ý chính của cả đoạn cũng như bài văn.

+ Đừng gạch chân quá nhiều từ, chỉ gạch các từ mà bạn thấy rằng mình đã gạch ở câu hỏi, chủ đề hoặc từ đồng nghĩa với chúng. Ngay khi thấy ý nào đó hoặc từ khóa xuất hiện gần với câu hỏi mình đã xem trước, hãy trả lời chúng. Ở bước trả lời này, hãy cẩn thận khi đối chiếu câu hỏi, đáp án và nội dung bài để quyết đoán nhé. Thông thường đối với dạng bài thi mang tính học thuật như VNU-EPT Reading thì khả năng đặt bẫy không cao, thay vào đó là yêu cầu vào khả năng ĐỌC – HIỂU bài.

Sẽ có những từ mới, thậm chí rất mới và lạ. Đừng quá lo lắng nếu mình chưa biết, hãy thử đoán ý và giải thích nó trong ngữ cảnh câu chứa nó. Tuy nhiên nếu từ ấy bạn cảm thấy không phục vụ việc trả lời câu hỏi, hãy mạnh dạn bỏ qua.

Và cuối cùng, xử lý từng bài, hãy canh đồng hồ trên tay hoặc trong phòng mình nhé. Đừng vượt quá thời gian cần có cho mỗi bài. Giám khảo không buộc bạn phải giải mỗi bài trong 1 thời hạn nhất định. Tuy nhiên việc vượt quá giới hạn mỗi bài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho yêu cầu hoàn thành phần thi Reading trong 60 phút.

Phần thi Writing – Có mindmap nhanh dàn ý – Viết theo bố cục rõ ràng, hợp lý – Một số nguyên tắc khi viết (60 phút cho 02 câu hỏi)

Trong kinh nghiệm làm bài thi VNU – EPT  phần thi này, thầy cô khuyên bạn hãy viết bài essay (phần 2 – 60 điểm) trước rồi hãy viết bài tóm tắt (phần 1 – 40 điểm). Không chỉ vì phần 2 nhiều điểm hơn mà còn vì bạn thoải mái, nhiều năng lượng hơn khi mới vào làm. Do đó, tập trung sức ban đầu cho sự sáng tạo khi viết essay trong khoảng 40 phút. 20 phút còn lại là lúc dành cho bài tóm tắt, đã có sẵn nội dung, bạn đỡ phải suy nghĩ như essay.

Cách làm bài nói vnu

Có mindmap nhanh dàn ý.

Khi viết bài, hãy đảm bảo rằng bạn mindmap ý tưởng nhanh ra giấy. Nhiều bạn bỏ qua bước này thường sẽ rất rủi ro vì không biết bám vào đâu để viết. Chỉ cần vạch đầu dòng ra giấy, phần nào cần viết gì, ý tưởng ra sao. Dựa vào đó, khi viết, bạn sẽ thấy khá hơn và tự tin hơn.

Viết theo bố cục rõ ràng, hợp lý.

Dù là phần 1 hay phần 2 thì việc viết theo bố cục luôn  nhận được đánh giá cao từ giám khảo. Hãy tuân theo bố cục:

+ 01 câu chủ đề

+ 02 – 03 câu dẫn chứng cho chủ đề

+ 01 – 02 câu ví dụ ngay sau mỗi câu dẫn chứng

+ 01 – 02 câu kết luận. Trong kết luận, hãy vừa tóm lại ý chính của bài, vừa nhắc lại ý của câu chủ đề. Đừng nêu ra ý kiến mới trong kết luận các bạn nhé.

Một số nguyên tắc khi viết.

Bài viết mang tính học thuật cần lưu ý một số kinh nghiệm sau:

+ Không viết tắt. Hãy viết đầy đủ cannot (thay vì can’t), It is (thay vì It’s), … Đối với tên tổ chức, bạn có quyền viết tắt, tuy nhiên hãy mở ngoặc giải thích ngay từ lần viết đầu tiên.

+ Không dùng dấu “….” hoặc “etc.”. Bài viết học thuật không nên có sự liệt kê dài dòng mà cuối cùng vẫn còn nữa. Hãy kết thúc bằng “and”, “final” hoặc một cách kết thúc khác.

+ Không viết theo ý khẳng định tuyệt đối, chẳng hạn như “all”, “everyone”, “nothing”, “never”, “absolutely”,…. Tính chất học thuật đòi hỏi khả năng phân tích, nhìn nhận chứ không phải khẳng định, loại trừ hoàn toàn tuyệt đối.

+ Không nêu quan điểm cá nhân nếu bài thi thuộc dạng đề cần quan điểm chung, quan điểm cộng đồng.

+ Sử dụng từ đồng nghĩa thay vì lặp đi lặp lại một từ quá nhiều lần.

+ Phát huy việc dùng các chất liệu kết nối khi viết các câu. Như “Firstly”, “Secondly”, “Finally”, “Moreover”, “Furthermore”, “On the other hand”,…. Việc này giúp câu văn theo thứ tự, rõ ràng và giúp người đọc thấy hấp dẫn, có tính kết nối.

+ Hãy dùng từ vựng mình chắc chắn. Vốn từ mỗi bạn là khác nhau, tuy nhiên đừng vì vốn từ rộng mà dùng những từ mình không chắc về tính chất dùng. Cũng như đừng vì vốn từ ít mà tự ti với bài viết. Từ vựng không chỉ đa dạng mà cách dùng trong mỗi hoàn cảnh là khác nhau. Vì vậy để đảm bảo không bị trừ điểm, hãy dùng từ mà mình cảm thấy chắc chắn.

Phần thi Speaking (10 – 12 phút cho 03 câu hỏi)

Đối với phần nói, đặc thù bài thi này là sự kết hợp của nhiều yếu tố (kỹ năng tư duy, động não, phát âm, nói tự nhiên, ngữ điệu, nội dung nói,…). Vì vậy, thầy cô chỉ chia sẻ kinh nghiệm ở bài thi này một cách ngắn gọn trong 03 ý chính sau.

Cách làm bài nói vnu

+ Sử dụng tốt thời gian chuẩn bị.

Các câu hỏi đều có 1 thời gian ngắn chuẩn bị, nhìn nội dung (hình ảnh, chủ đề,…) để lên ý tưởng. Hãy liệt kê trong đầu những từ (lưu ý là những từ, đừng hình thành luôn cả câu, bạn sẽ không nhớ nổi và cũng tốn thời gian lắm). Để kết lại mình có bao nhiêu từ chính cần triển khai. Vào lúc ghi âm, hãy nói những từ ấy theo một thứ tự logic nhất có thể. Đừng quá quan tâm ngữ pháp mà quên mất từ, ý, hãy dùng đúng từ, phát âm chuẩn nhất có thể, cơ mặt thoải mái. Bài thu âm sẽ thể hiện tình trạng bạn lúc thi như thế nào.

+ Cẩn thận khi phát âm.

Các lỗi phát âm thường gặp là dấu nhấn, “s” với không “s” ở đuôi, “ending sound” và nói ngang ngang về âm vực. Dù ý tứ có hay tuy nhiên phần phát âm này chưa ổn thì kết quả bài thi sẽ rất bị ảnh hưởng.

+ Đừng lặp lại (repetition).

Việc lặp lại ý nào đó đã nói quá 2 lần là đã khiến bạn bị “đánh dấu đen” nhiều. Vì vậy, hãy tự tin sử dụng các ý đã chuẩn bị sẵn (đặc biệt là phần chuẩn bị cho 05 đề thi nói tại nhà).

Chừng ấy kinh nghiệm thi VNU – EPT, thầy cô mong rằng nó sẽ hữu ích. Hãy tự tin học và vượt qua bài thi VNU-EPT một cách tốt nhất có thể nhé!

Nguồn: Kinh nghiệm thi VNU-EPT – Anh ngữ Thiên Ân. Vui lòng trích dẫn nguồn khi copy sang website hoặc sử dụng cho mục đích khác.