Cách làm bánh cuốn nóng lá dứa

Bánh cuốn không còn là món ăn xa lạ của người Việt Nam. Không chỉ nổi tiếng với bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội), hay bánh cuốn Quảng Ninh. Mà qua mỗi dải đất hình chữ S này, bánh cuốn lại khoác lên mình một màu sắc rất riêng và đặc sắc

Cùng Bếp Nam Việt tìm hiểu ngay dưới bài viết sau nhé!

1.    Bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội)

Bánh cuốn Thanh Trì lâu nay được coi là một trong vài thứ đặc sản hàng đầu của đất Thăng Long. Món quà quê dân dã mà rất đỗi tinh tế này đã góp phần tạo nên nét đặc biệt cho ẩm thực Tràng An. Điểm đặc biệt ở bánh cuốn Thanh Trì là bánh được tráng rất mỏng, hành mỡ thoa vào mướt mặt mà nếm thì thanh nhẹ, mát rượi, ăn với giò chả vùng Ước Lễ, điểm thêm vài nhánh rau mùi, rau húng Láng và một bát nước chấm không quá chua cũng không quá mặn thì còn gì ngon bằng.

Cách làm bánh cuốn nóng lá dứa

2.    Bánh cuốn Cao Bằng

Nét riêng đặc trưng của bánh cuốn Cao Bằng là ăn cùng nước dùng chứ không phải là nước mắm chua ngọt như những vùng miền khác. Đó là thứ nước canh ninh từ xương heo thơm lừng, ngọt lịm. Đi kèm bát nước dùng được cho thêm vào vài thìa thịt băm nhuyễn, rắc chút hành, mùi xanh mướt trông vô cùng hấp dẫn. Chính vì vậy bánh cuốn Cao Bằng còn có tên gọi là bánh cuốn canh. Tùy theo khẩu vị, có người thích ăn bánh cuốn canh không, người lại muốn thêm hương vị bằng quả trứng hay miếng giò. Ai từng một lần thưởng thức món bánh cuốn canh sẽ chẳng thể quên được vị ngọt của nước hầm xương, bánh cuốn mềm, thơm lừng và béo ngậy.

3.    Bánh cuốn chả mực Quảng Ninh

Bánh cuốn chả mực đòi hỏi sự hoàn hảo ở cả 3 thành phần: bánh cuốn, chả mực và nước chấm. Bánh không ngon, coi như món ăn đã thất bại. Nước chấm nếu thiếu chút hạt tiêu cay cay, thơm nồng cũng sẽ khiến món ăn mất đi hương vị. Còn chả mực ăn mà không giòn, không ngọt lừ, không đưa đẩy cho miếng bánh mềm mại, nóng hổi thì cũng coi như không có.

Từ những con mực tươi ngon, người ta đem đi giã bằng tay rồi làm ra những miếng chả mực vàng ươm, nhìn rất bắt mắt giòn ngon hấp dẫn. Khâu pha nước chấm cũng quan trọng không kém. Bát nước chấm đủ nguyên liệu gồm nước mắm, ớt, đường, nước chanh,…với vị chua ngọt đậm đà, kết hợp với bánh cuốn nóng hổi tráng mỏng cuộn thịt nạc, tôm nõn cùng từng miếng chả mực cắt đôi tạo nên vị ngon hấp dẫn ngay từ khi chạm tới môi.

Ba thành phần của món ăn cùng hòa quyện, tạo nên cái đậm đà hiếm có. Có thưởng thức mới thấy, vì sao món ăn này lại được nhiều người ca ngợi đến vậy.

Cách làm bánh cuốn nóng lá dứa

4.    Bánh cuốn Hưng Yên

Bánh cuốn Hưng Yên tuy không nổi tiếng bằng những phiên bản bánh cuốn Việt Nam khác nhưng nó vẫn sở hữu những điểm hấp dẫn riêng. Khác những món bánh cuốn khác được ăn nóng thì bánh cuốn Hưng Yên lại được ăn nguội. Bánh thường được tráng dày hơn và xếp chồng lên nhau. Đến lúc có thực khách vào ăn thì người ta sẽ múc một ít nhân thịt băm đã xào từ trước và hành phi vào giữa rồi cuộn bánh lại. Khi ăn sẽ được phục vụ thêm chén nước chấm có vị chua cay mặn ngọt hài hòa rất bắt vị.

5.    Bánh cuốn Sài Gòn

Một phiên bản bánh cuốn Việt Nam nữa mà bạn không thể bỏ qua chính là bánh cuốn Sài Gòn. Nhiều tín đồ ẩm thực TP HCM cho rằng món bánh cuốn này thực chất có xuất xứ từ ẩm thực miền Bắc, nhưng khi được du nhập đến đây nó có ít nhiều thay đổi để hợp với khẩu vị của người dân thành phố. Điểm tạo nên sự khác biệt nhất cho phiên bản bánh cuốn Việt Nam này chính là phần nước mắm chấm có phần ngọt hơn hẳn. Ngoài ra, các loại topping ăn kèm với bánh cuốn ở đây thường có thêm giá trụng, rau thơm thái nhỏ, dưa leo, chả giò và có nơi còn có cả nem chua.  

6.    Bánh cuốn ngọt miền Tây

Nếu như nhắc đến bánh cuốn Việt Nam mà bỏ qua món bánh cuốn ngọt miền Tây thì quả là điều thiếu sót lớn. Khác với những món bánh cuốn ở khác vùng miền khác là bánh mặn thì món đặc sản miền Tây lại đúng với tên gọi của mình là bánh ngọt.

 Bánh cuốn ngọt vẫn được tráng bằng bột gạo trong lồng hấp như các loại bánh cuốn khác nhưng nó có màu sắc bắt mắt hơn nhờ được tạo màu tự nhiên và thơm hơn nhờ có nước cốt dừa và các nguyên liệu tạo màu tự nhiên như lá cẩm, củ dền, lá dứa,… 

Bên cạnh đó, phần nhân của bánh cũng khá đặc biệt vì được làm từ đậu xanh, dừa, có nơi còn cho thêm khoai môn, bên ngoài còn được phủ thêm một lớp mè rang nên bánh luôn có vị béo bùi, thơm dịu và ngọt thanh

Qua những loại bánh cuốn khác nhau ở mỗi vùng miền, cho ta thấy được nét độc đáo và phong phú của ẩm thực Việt Nam đến dường nào! Nếu có cơ hội, bạn hãy trải nghiệm từng loại bánh cuốn khác nhau ở mỗi vùng miền và chia sẻ cùng chúng tôi nhé!

Cùng ghébepnamviet.com để cập nhật nhiều kiến thức ẩm thực và kinh doanh thú vị nhé!

Chúc bạn có nhiều may mắn