Cách nuôi sóc con mới đẻ

1. Chuẩn bị dụng cụ nuôi sóc con

Chuồng trại: Hộp giấy vừa, kích thước khoảng 20x20, cao tầm 15-20cm là dc, hộp bánh kẹo bằng giấy, Hộp giấy đụt nhiều lỗ xung quanh, có nấp đậy cẩn thận. Ko nên lấy thùng mì gói vì quá to, ko nên dùng hộp nhựa, hồ thủy tinh nuôi cá, hộp sắt, thiết kim loại vì dễ bắt nhiệt độ môi trường, lạnh càng lạnh hơn ko tốt cho bé, các loại hộp này ko thông thoáng, ko hút ẩm, ú động nước khi bé tè khiến bé lạnh, viêm phổi....

>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi sóc đất sinh sản / Cách chăm sóc đất - sóc bông - sóc bay

Cách nuôi sóc con mới đẻ

Đèn sưởi: tranh chanh hoặc trái ớt. có chụp đèn bằng nhôm càng tốt.

Lót chuồng: mùn cưa loại tốt ko bụi (30-35k/1kg xài 1 tháng ko hết). khăn lông, vãi áo thun cũ cắt nhỏ tầm khăn tay, giấy báo, khăn giấy. Tuyệt đối ko dùng mùn cưa bụi, ko dùng bông gòn, ko dùng vãi khác loại vãi thun vì sẽ giữ nước, bé tè sẽ ko khô,

Bình đút sữa: chai nước muối nhỏ mắt tuyệt trùng sạch, ống xilanh nhỏ, ống đút sữa của thái lan, bần cùng lắm thì chơi luôn ống hút hoặc muỗng ăn sữa chua

Khăn lau vệ sinh: dùng khăn mềm, vãi áo thun cũ như lót chuồng cũng dc. 1 miếng lót, 1 miếng để lau mặt cho bé.  

2. Hướng dẫn cách chăm con sóc

Nuôi nhốt trong Hộp giấy bạn lót 2 lớp, có thể kết hợp rãi mùn cưa bên dưới và xé sợi giấy báo/khăn ăn để bên trên. Nếu lót khăn hoặc vãi thì chỉ cần bỏ vô hộp cho vé chui vào là ổn, lưu ý cần chuẩn bị 2 3 khăn khô thường trực, Khi cảm thấy phần lót bị ẩm, cũ, phân dính nhiều, thì phải thay ngay lót mới nhé.

Sưởi: khuyến cáo là cần có sưởi, đa số buổi tối cần phải sưởi, ban ngày nếu nhiệt độ xuống mát, trời mưa, hoặc sờ nhẹ vào da bụng của bé có cảm giác lạnh thì cũng bậc sưỡi. Đèn sưởi để bên hông của hộp giấy, hoặc trên đầu hộp. treo tầm 20p. nhớ kiểm tra xem có quá nóng hay ko, ko nóng thì gần hơn, thấp hơn. nóng quá nhìu thì lấy ra xa 1 tí.

Lưu ý:không sưởi quá nhiều, bé sẽ khô da, teo tốp, dùng do dần rồi chết ~ Xem thêm bài Hướng dẫn cách làm đèn sưởi cho bé (waitting..)

Cho sóc con ăn: sóc lứa tuổi này phải đảm bảo cho ăn 6 lần 1 ngày, chủ yếu là sữa, chia đều tgian, nếu bận quá thì tối thiểu 4 lần. Khi lớn hơn, thì số lần cho ăn có thể giảm xuống còn 3-4 lần 1 ngày. Cho bé ăn xong, bạn dùng khăn sạch, vắt ráo nước, lau miệng, lau lông bị dính sữa cho sạch sẽ.

Uống bao nhiêu thì no: ở tuổi này thì da bụng bé mõng, uống sữa vô là có thể nhìn thấy bên trong bụng, cứ để ý thấy sữa vô bụng 1 tí là no, cho uống rất ít. nhưng chia nhìu lần sẽ tốt, vì uống quá no, bé tiêu hóa ko kịp sẽ gây ra bệnh khó tiêu, sình bụng....~Tham khảo thêm về Thức ăn của sóc sơ sinh, tập ăn và trưởng thành.

Kích thích sóc con đi vệ sinh: Cần thiết cho sóc nhỏ, sóc mẹ thường liếm vào bộ phận sinh dục sóc con để kích thích bé tè, ị...vì lứa tuổi này các bé chưa tự chủ dc, nhiều bé ko tè, bụng chướng to. bắt buộc người nuôi phải kích thích bằng cách vuốt tay hoặc dùng tăm bông thấm nước ấm, xoa nhẹ theo 1 hướng trên xuống, lập đi lập lại nhiều lần bé sẽ tè + kèm theo là ị ^^. Cách kích thích này còn tập cho bé phản xạ có điều kiện, khi ăn xong là tè ị, để khi lớn hơn, chủ của bé thường ẩm bồng, bé sẽ ko đi vệ sinh trên người của chủ. Chú ý bé tè ị xong nhớ lau sạch nhé ^^. Con đực sẽ khó kích thích hơn con cái, và những lần đầu tập, thì rất lâu bé mới tè, nên cần kiên nhẫn

Phơi nắng ấm: ko quan trọng lắm, cũng ko cần thiết lắm. nếu phơi thì chỉ phơi vào nắng sáng sớm, ấm nhẹ. phơi trong 15-20p.để bé trong 1 hộp ngang hoặc rổ nhựa đủ cao ko cho leo trèo. che 1/2 hộp. để khi cảm thấy đủ nắng hoặc nóng quá bé sẽ bò vô nấp. nhớ ngồi canh chừng bé, vì chó mèo chim sẽ làm hại bé, hoặc bé trèo ra ngoài nguy hiểm.  

3. Những điều quan trọng cần lưu ý tuyệt đối

Sóc trong giai đoạn này rất yếu, cần tránh, cấm tuyệt đối những điều như sau: Để trong phòng máy lạnh, để trước quạt gió. Tránh ẩm bòng bé. Tránh cho người lạ sờ vào.

Cấm con nít chạm vào: ở tuổi này sóc con cần ngủ. Cho ăn xong là bỏ vào hộp giấy ngay. ko đc ẩm bồng trong giai đoạn này. Chỉ được nhìn ngắm bé mà ko dc chạm vào. Tránh để sữa đã pha hoặc sữa tươi đã khui hộp quá lâu, Giữ vệ sinh chuồng trại, ko dc để ẩm ướt, luôn quan sát và tránh nơi có kiến, mưa tạt gió lùa hay ánh nắng chiếu vào. Giữ dụng cụ cho ăn vệ sinh, tuyệt trùng tuyệt đối, rửa sạch phơi khô ráo mới cho ăn.

Hiện nay có rất nhiều loại động vật được chọn làm thú cưng như: chó, mèo, các loài bò sát… nhưng có một loài vật gần đây đã trở thành xu hướng của nhiều người, bởi sự độc lạ nhưng không kém phần đáng yêu đó chính là loài sóc. Nhưng để một chú sóc nghe theo lời nói, sự chỉ bảo của bạn thì việc đó rất khó đối với những chú sóc trưởng thành. Cho nên nhiều người đã chọn cách nuôi những bé sóc con từ thuở chưa mở mắt, để chúng dần quen hơi của chủ về sau bạn sẽ dễ dàng cho việc vui chơi gần gũi với nó hơn. Sóc có nhiều loại, nhưng để nuôi và chăm sóc thì có lẽ chú sóc đất là một ý tưởng tuyệt vời cho bạn. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn cách nuôi sóc đất khi chưa mở mắt là như thế nào nhé.

  • Cách nuôi sóc bay tại nhà dành cho người mới
  • Cách nuôi sóc bông đơn giản hiệu quả
  • Cách nuôi sóc nhen cho những người bắt đầu tập nuôi sóc

Nội dung bài viết

  • Tìm hiểu về loài sóc đất
  • Cách nuôi sóc đất con chưa mở mắt
    • Cách lựa chọn sóc đất con
    • Chỗ ở cho sóc con chưa mở mắt:
    • Thức ăn dành cho sóc con:
    • Cách cho đi vệ sinh:
    • Nhiệt độ làm ấm cơ thể:
    • Chế độ ăn dặm:
    • Tắm cho sóc sau khi mở mắt :

Tìm hiểu về loài sóc đất

Sóc đất là một loài vật thông minh và dễ thương, rất biết nịnh chủ, sóc được nuôi từ nhỏ sẽ rất thân người, không phá quậy, không cắn. Sóc sẽ như một chú cún con vây quanh nũng nịu với bạn, đặc biệt khi nó lớn lên khi bạn huýt sáo nó sẽ bay lên tay hoặc cổ áo của bạn. Khi bạn bắt đầu nuôi sóc đất sẽ có rất nhiều thắc mắc cùng chúng tôi giải đáp nào.

Cách nuôi sóc đất con chưa mở mắt

Đặc điểm của sóc đất là loài thích gặm nhắm ăn rau củ hoặc ăn trái cây, khi sóc con đạt khoảng 3 tuần thì hệ tiêu hóa bắt đầu có thể tiếp nhận các loại thức ăn như: tinh bột và các loại trái cây. Mùi cơ thể cũng không khác mấy so với chuột Hams.

Cách lựa chọn sóc đất con

– Lông mượt, đuôi không được bị ướt và phải dài, mũi miệng khô, thân hình sạch sẽ, không có mùi hôi cơ thể. Tay chân đều móng.

– Tránh mua sóc có đuôi bị ướt là những chú sóc bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa yếu, mua về rất dễ sinh ra bệnh và chết.

– Chọn con nào càng to càng béo càng tốt, vì khi lớn lên có thân hình siêu cute nhé

Cách nuôi sóc con mới đẻ

Chỗ ở cho sóc con chưa mở mắt:

– Sóc con mới sinh chưa mở mắt rất sợ lạnh thế nên các bạn nên đặt nó ở trong một cái hộp có lót dầy giấy hoặc vải để sửa ấm cho nó. Ngoài ra bạn có thể sưởi ấm cho nó băng bóng đèn nhiệt, nhưng chỉ chiếu 2/3 chỗ ở thôi nhé, vì ngoài không chịu được nhiệt độ quá lạnh thì các bé cũng không thể chịu được nhiệt độ quá nóng. Nên thay nền cho sóc nằm mỗi ngày để bảo đảm an toàn vệ sinh bạn nha.

Cách nuôi sóc con mới đẻ

Thức ăn dành cho sóc con:

  • Từ 40-60 ngày tuổi: Thức ăn tốt nhất cho giai đoạn này là sữa, chọn loại sữa không có đường càng tốt.
  • Từ 50 ngày tuổi: Thức ăn chính vẫn là sữa, nhưng lúc này bạn có thể cho bé ăn dặm thêm bánh bông lan không có kem, hoặc bột ăn dặm của em bé, nên pha bột thành hỗn hợp sền sệt như vậy sẽ giữ được nhiều chất dinh dưỡng cho bé hơn. Nên cho ăn nhiều lần trong ngày.
  • Từ 60 ngày tuổi trở lên: Thức ăn của bé được thêm đa dạng hơn vì chúng được ăn các loại hạt như hạt hướng dương, hạt táo,..một số loại trái cây không có mùi, thời gian này bạn có thể cho uống sữa tiếp hoặc thôi uống sữa nhé và chuyển sang cho bé uống nước lọc.

– Sóc con thời kì chưa mở mắt cần được cung cấp một lượng sữa đầy đủ, tốthiểu là 4 lần/ngày, nhưng chúng tôi vẫn khuyên các bạn là đừng nên tiết kiệm sữa nhé, nên 5-6 lần/ngày là tốt nhất đấy. Mỗi lần uống sữa là khoảng 1 muỗng canh lưng thôi, không nên ép sóc con uống quá nhiều.

Cách nuôi sóc con mới đẻ

Cách cho đi vệ sinh:

– Lúc uống sữa xong, bạn cho bé đứng thẳng người, để cho dễ tiêu hóa, sau đó bạn lấy bông gòn thấm ướt kích thích bộ phận sinh dục để bé có thể đi vệ sinh được, nhớ rằng mỗi lần uống sữa sẽ tương ứng với 1 lần đi vệ sinh nhé.

Cách nuôi sóc con mới đẻ

Nhiệt độ làm ấm cơ thể:

– Buổi sáng thời gian từ 5h30 đến 6h là thời gian có lượng ánh nắng tốt cho cả người và động vật, thế nên bạn nên tắm nắng cho bé khoảng 15-20 phút.

– Sau khi uống sữa xong, nó rất sợ lạnh thế nên bạn nên đầu tư một cái đèn có công suất 50W để sưởi khoảng 1 tiếng sau khi cho ăn và để đèn cách chỗ ở là 40cm

Cách nuôi sóc con mới đẻ

Chế độ ăn dặm:

– Sau khi sóc có thể mở mắt bạn bắt đầu giảm lượng sữa xuống còn 2 lần/ngày.

– Sau khi nuôi sóc được 3 tháng thì giảm lượng sữa cho uống xuống còn 1 lần/ tuần

Cách nuôi sóc con mới đẻ

Tắm cho sóc sau khi mở mắt :

– Sau khi bé mở mắt, thì tuân thứ 2 tính sau thời điểm đó, bạn có thể tắm cho bé. Bạn cần chuẩn bị 1 thau nước ấm, sau đó bỏ sóc vào, giữ bé cố định rồi dùng xà phòng dành cho bé sơ sinh tắm cho bé, sau khi dùng xà phòng xong thì xả lại bằng nước ấm, nhớ rằng thời gian tắm bé không được quá 5 phút, sau khi tắm xong sẽ lau khô và đi phơi nắng, hoặc lau thật kĩ, đảm bảo rằng thân hình khô sau khi tắm.

Cách nuôi sóc con mới đẻ

Hi vọng với các thông tin mà chúng tôi cung cấp, việc chăm nuôi chú sóc con chưa mở mắt đối với bạn sẽ bớt đi phần nào khó khăn.

Tham khảo thêm:

  • Chia sẻ cách nuôi sóc rừng cho người mới
  • Bí kíp cách nuôi chim chích chòe than hót hay
  • Bí quyết nuôi chim non mới nở đúng kỹ thuật khoa học
  • Các loại chim cảnh đẹp được ưa chuộng hiện nay
  • Các địa chỉ bán cá cảnh đẹp uy tín nhất ở Hà Nội

Bạn có thể quan tâm: