Cách trả lời phỏng vấn vào câu lạc bộ

1. Cập nhật những câu hỏi phỏng vấn câu lạc bộ phổ biến nhất hiện nay

Cập nhật những câu hỏi phỏng vấn câu lạc bộ phổ biến nhất hiện nay

Tham gia vào các câu lạc bộ là nhu cầu của rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn sinh viên muốn được rèn luyện các kỹ năng, kinh nghiệm cho bản thân, phục vụ cho quá trình học tập và công việc trong tương lai. Tuy nhiên, để có thể tham gia vào các câu lạc bộ, các bạn cũng cần phải trải qua các vòng ứng tuyển nộp đơn, phỏng vấn, teamwork giống như quá trình xin việc làm hiện nay. Dưới đây là những câu hỏi thường được đưa ra nhiều nhất trong vòng phỏng vấn vào câu lạc bộ, hãy cùng tham khảo nhé!

1.1. Câu 1 – Bạn có thể giới thiệu đôi nét về bản thân mình cho chúng tôi biết được không?

Giới thiệu về bản thân là câu hỏi không thể thiếu trong bất kỳ vòng phỏng vấn câu lạc bộ nào. Bởi thực tế, một số mẫu đơn ứng tuyển câu lạc bộ sẽ không có mục này mà chỉ bao gồm tên, lớp, khoa, cùng một số thông tin khác về chuyên môn hoạt động của câu lạc bộ. Do đó, mở đầu vòng phỏng vấn, các trưởng ban, trưởng câu lạc bộ sẽ yêu cầu các bạn giới thiệu sơ lược để họ nắm được thông tin cơ bản nhất trước khi đi đến các câu hỏi khác.

Bạn có thể giới thiệu đôi nét về bản thân mình cho chúng tôi biết được không?

Gợi ý trả lời: Với câu hỏi này, bạn chỉ cần nêu một cách ngắn gọn về họ tên, tuổi, lớp, khoa, trường [nếu câu lạc bộ ở ngoài trường bạn theo học], một số thông tin liên quan đến tính cách, sở thích của bạn để người phỏng vấn nắm được.

Ví dụ “Chào anh/chị! Em tên là Phùng Minh Hiếu, sinh năm 2001, học lớp VHH7B khoa Văn hóa học trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Em là người năng động, thích tham gia vào các hoạt động sôi nổi, yêu thích lĩnh vực tổ chức sự kiện, truyền thông, quảng bá. Hy vọng sẽ có cơ hội được gia nhập câu lạc bộ Truyền thông và thực hiện đam mê của mình cùng câu lạc bộ.”

1.2. Câu 2 – Bạn biết gì về câu lạc bộ của chúng tôi?

Với câu hỏi này, người phỏng vấn muốn khẳng định việc bạn đã tìm hiểu kỹ về câu lạc bộ của họ trước đó hay chưa? Thông qua đây, họ sẽ đánh giá được bạn có đam mê và mong muốn thực sự được tham gia vào câu lạc bộ hay không?

Gợi ý trả lời: Khi được hỏi câu này, bạn hãy đảm bảo mình đã có quá trình tìm hiểu và nắm rõ được các thông tin về câu lạc bộ ứng tuyển. Cụ thể, bạn cần nêu được các vấn đề về tên, thời gian thành lập, số lượng thành viên, có các ban nào đang hoạt động, câu lạc bộ hoạt động về lĩnh vực gì?,... Đây đều là những thông tin cơ bản và các bạn có thể tìm thấy ngay trên các trang fanpage của câu lạc bộ, hỏi từ những người quen có tham gia vào câu lạc bộ.

Bạn biết gì về câu lạc bộ của chúng tôi?

Ví dụ, bạn ứng tuyển vào câu lạc bộ truyền thông của trường Đại học văn hóa Hà Nội và trả lời câu hỏi này như sau: Em biết đến câu lạc bộ truyền thông của trường thông qua một người chị khóa trước. Do đó em đã tìm hiểu và biết được rằng câu lạc bộ đã hoạt động được 5 năm về lĩnh vực truyền thông – sự kiện. Hiện nay, câu lạc bộ đang có 50 thành viên với 4 ban hoạt động chính là truyền thông – đối ngoại, nội dung, kỹ thuật và ban phong trào nghệ thuật,...”

1.3. Câu 3 – Tại sao bạn lại lựa chọn tham gia vào câu lạc bộ này?

Câu hỏi này tập trung khai thác về mục đích cũng như đam mê của bạn như thế nào đối với lĩnh vực mà câu lạc bộ đang hoạt động. Qua đây, người phỏng vấn sẽ đánh giá được bạn có thực sự phù hợp với tiêu chí mà câu lạc bộ đưa ra, mục tiêu phát triển của câu lạ bộ hay không?

Tại sao bạn lại lựa chọn tham gia vào câu lạc bộ này?

Gợi ý trả lời: Bạn có thể nói bởi mình yêu thích lĩnh vực này, thích tham gia vào các hoạt động xã hội, cộng đồng, giúp đỡ người khác hay ngành học có liên quan đến các hoạt động mà câu lạc bộ đang triển khai hướng tới,... Ngoài ra, việc tham gia vào các câu lạc bộ cũng giúp rèn luyện thêm các kỹ năng, kinh nghiệm phục vụ cho quá trình học tập, làm việc sau này.

1.4. Câu 4 – Bạn đã từng tham gia câu lạc bộ nào chưa? Vai trò của bạn trong các câu lạc bộ đó như thế nào?

Người phỏng vấn thường đưa ra câu hỏi này với mục đích tìm hiểu xem bạn đã từng có kinh nghiệm và tham gia vào các câu lạc bộ nào rồi hay đây là câu lạc bộ đầu tiên? Điều này cũng giúp họ có thể đưa ra nhìn nhận, đánh giá về khả năng của các bạn và sắp xếp vào các vị trí hợp lý trong câu lạc bộ, giúp bạn có thể phát huy được tối đa những điểm mạnh của bản thân mình trong câu lạc bộ.

Bạn đã từng tham gia câu lạc bộ nào chưa?

Gợi ý trả lời: Nếu bạn đã từng tham gia vào các câu lạc bộ với các vai trò khác nhau thì hãy trình bày để người phỏng vấn được biết và nắm rõ. Ví dụ bạn trả lời “em từng tham gia vào câu lạc bộ sinh viên tình nguyện khoa Văn hóa học trường đại học Văn hóa Hà nội với vai trò là thành viên ban truyền thông, câu lạc bộ Guitar của trường Đại học Ngoại thương,...”. Còn nếu bạn là sinh viên mới và chưa có kinh nghiệm tham gia bất kỳ câu lạc bộ nào thì cũng nói thật cho người phỏng vấn biết rằng đây là lần đầu tiên bạn thử sức tham gia vào các câu lạc bộ, hy vọng sẽ có cơ hội được góp phần vào sự phát triển của câu lạc bộ trong tương lai.

1.5. Câu 5 – Định hướng nghề nghiệp của bạn trong tương lai như thế nào?

Mục tiêu, định hướng nghề nghiệp là điều rất quan trọng đối với các bạn sinh viên khi quyết định tham gia vào các câu lạc bộ và đây cũng là yếu tố mà các câu lạc bộ rất quan tâm trước khi đưa ra quyết định lựa chọn hay không?

Định hướng nghề nghiệp của bạn trong tương lai như thế nào?

Gợi ý trả lời: Với câu hỏi này, hãy đưa ra mục tiêu, định hướng nghề nghiệp cụ thể để người phỏng vấn có thể nắm được. Mục đích chính của người hỏi đó là muốn biết liệu việc tham gia vào câu lạc bộ có giúp bạn thực hiện được các mục tiêu đã đề ra hay không? Do đó, kèm theo định hướng, nãy nói thêm về lợi ích mà câu lạc bộ có thể mang lại cho việc thực hiện mục tiêu của mình.

Ví dụ, bạn trả lời như sau “Định hướng của em là trong tương lai sẽ trở thành một nhà hoạt động xã hội tài năng. Và lĩnh vực mà câu lạc bộ đang hoạt động cũng là một phần có thể giúp em rèn luyện, tiếp thu thêm nhiều kiến thức, kỹ năng hỗ trợ cho công việc sau này”.

1.6. Câu 6 – Hãy đưa ra một vài ý tưởng cho hoạt động "xxx" của câu lạc bộ

Cuối cùng, khi bạn ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào trong câu lạc bộ, thường những người phỏng vấn cũng sẽ đưa thêm một câu hỏi về khả năng đưa ra ý tưởng và thực hành của bạn, điều này giúp họ có thể khẳng định chắc chắn việc bạn có phù hợp với câu lạc bộ hay không và đưa ra quyết định.

Hãy đưa ra một vài ý tưởng cho hoạt động sắp tới của câu lạc bộ

Gợi ý trả lời: Tùy thuộc vào ban hoạt động mà bạn ứng tuyển, hãy đưa ra một ý tưởng cụ thể, chi tiết nhất cho chương trình, dự án, sự kiện,... của câu lạc bộ và hướng triển khai của mình. Câu hỏi này khá khó và cần thời gian suy nghĩ. Tuy nhiên, bạn không nên yêu cầu về việc cần thêm thời gian mà có thể trả lời khéo léo thông qua việc trình bày sơ lược về ý tưởng của mình, các hướng triển khai cơ bản nhất.

ALYNGAN

Type your search query and hit enter:

  • BLOG
    • Quan Điểm & Tranh Luận
    • Kiến Thức
    • Tâm Lý
    • Tâm Sự & Tình Cảm
    • Gia Đình
    • Đời Sống
  • REVIEW
    • Du Lịch
    • Mỹ Phẩm
    • Công Nghệ
    • Review Phim
    • Review Sách
    • Local Brand
  • TẢN VĂN
  • ĐỌC TRUYỆN
    • Tiểu Thuyết
    • Truyện Ngắn

Search for:

  • Homepage
  • BLOG

BLOG

1. Những bí quyết vượt qua cuộc phỏng vấn câu lạc bộ một cách dễ dàng

1.1 Đến đúng giờ

Như bất kì cuộc phỏng vấn khác, việc đến đúng giờ phỏng vấn câu lạc bộ được cho là điều đương nhiên. Bạn nên đến sớm để chuẩn bị tốt hơn và cho người phỏng vấn thấy bạn trân trọng cơ hội này.

Trong bất kì cuộc phỏng vấn nào, đến đúng giờ luôn là yêu cầu bắt buộc

1.2 Trang phục lịch sự

Sự tự tin sẽ giúp bạn làm chủ cuộc phỏng vấn câu lạc bộ

Chỉn chu trong ăn mặc ngay cả khi bạn chỉ là sinh viên đi phỏng vấn câu lạc bộ trong trường sẽ cho thấy sự chuyên nghiệp của bạn về sau này. Dù sao, mặc đẹp cũng nâng cao sự tự tin của bạn và khiến người phỏng vấn có ấn tượng tốt hơn đúng không nào? Có rất nhiều bí quyết và quy tắc để bạn trở nên lịch sự hơn, biết một vài trong số chúng sẽ cải thiện hình ảnh của bạn lên rất nhiều.

Xem thêm: Bí quyết chọn trang phục cho buổi phỏng vấn

1.3 Có sự chuẩn bị trước

Mặc dù bạn hoàn toàn là “tờ giấy trắng” về kinh nghiệm, nhưng đừng để hiểu biết của bản thân mình cũng trắng sáng ngang ngửa. Đa phần các câu lạc bộ không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm ở các tân sinh viên, nhưng việc bạn có tìm hiểu về câu lạc bộ đó và công việc mình sẽ làm trong tương lai sẽ chứng minh thái độ làm việc có trách nhiệm của bạn.

1.4 Sự tự tin

Việc thiếu kinh nghiệm không phải là một bất lợi, bởi nhờ thế bạn sẽ nỗ lực hơn và học hỏi nhanh chóng dễ dàng hơn. Hãy tự tin và thể hiện là chính bản thân mình, cho người phỏng vấn thấy bạn phù hợp với vị trí và văn hóa câu lạc bộ, bạn chắc chắn sẽ thành công. Thông thường các tổ chức không tìm kiếm người giỏi nhất, họ tìm kiếm người phù hợp nhất với vị trí việc làm đó.

1.5 Học hỏi kinh nghiệm phỏng vấn của người đi trước

Nếu bạn quen anh chị nào đi trước có thể chỉ dẫn cho bạn thì thật tuyệt vời, bởi bạn sẽ đỡ mắc phải nhiều sai lầm không đáng có nhờ những kinh nghiệm từ người đi trước. Việc chuẩn bị cho vòng phỏng vấn câu lạc bộ cũng dễ dàng hơn cho bạn khi “biết người biết ta trăm trận trăm thắng” phải không nào?

1.6 Thư cảm ơn khi kết thúc buổi phỏng vấn

Đa phần các bạn sinh viên đều không có phần này sau buổi phỏng vấn. Nhưng đây lại là một bí quyết ăn điểm vô cùng lớn để thể hiện sự nhiệt huyết và lòng yêu thích với câu lạc mà bạn muốn tham gia. Nhất là khi bạn có thời gian dài để chuẩn bị và không bó buộc trong thời gian buổi phỏng vấn, tại sao không khiến mình nổi bật bằng một thư cảm ơn sau phỏng vấn cẩn thận?

Thư cảm ơn là điểm cộng cho bạn sau cuộc phỏng vấn câu lạc bộ

1.7 Chú ý những gì đã viết trong đơn phỏng vấn câu lạc bộ

Người phỏng vấn có thể sẽ dựa vào những gì bạn đã từng viết trong đơn để xây dựng câu hỏi cho bạn trong buổi phỏng vấn. Bạn nên giữ lại câu trả lời của mình và đọc lại, tránh trường hợp đơn viết một đằng phỏng vấn nói một nẻo sẽ là một điểm trừ to lớn.

1.8 Nếu chưa nghĩ ra câu trả lời, đừng ngại xin thêm một ít thời gian

Bạn không cần phải trả lời ngay lập tức tất cả câu hỏi được đưa ra. Bạn có thể xin thêm một chút thời gian để suy nghĩ kĩ để có câu trả lời tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề