Cái dĩa là gì

Tháng Mười Một 8, 2018

Mời các bạn cùng Ngữ Pháp tiếng Nhật tìm hiểu cái dĩa tiếng Nhật là gì? Nghĩa tiếng Nhật của từ cái dĩa.

Nghĩa tiếng Nhật của từ cái dĩa:

Trong tiếng Nhật cái dĩa có nghĩa là : フォーク . Cách đọc : ふぉ-く. Romaji : fo-ku

Ví dụ và ý nghĩa ví dụ :

フォークをもらえますか。 Fo-ku o morae masuka.

Tôi có thể nhận cái dĩa này được không?

たべるとき、このフォークを使ってください。 Taberu toki, kono fo-ku o tsukatte kudasai.

Khi ăn thì hãy dùng chiếc dĩa này.

Trong tiếng Nhật cái thìa có nghĩa là : スプーン . Cách đọc : すぷ-ん. Romaji : supu-n

カレーライスはスプーンで食べます。
Kare-raisu ha supu-n de tabe masu.

スープを食べるとき、スプーンを使う。 Su-pu o taberu toki, supu-n o tsukau.

Khi ăn súp thì dùng thìa.

Trên đây là nội dung bài viết : cái dĩa tiếng Nhật là gì? Nghĩa tiếng Nhật của từ cái dĩa. Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục : từ điển việt nhật.

Ở thời đại công nghệ 4.0 lên ngôi như bây giờ, chỉ cần ngồi nhà cầm chiếc điện thoại trên tay là tha hồ khám phá thế giới với muôn vàn điều kỳ thú. Nói đâu xa, kể từ ngày hội Ghét bếp ra đời, dân mạng Việt Nam đã có cơ hội biết thêm hàng loạt điều thú vị mà đó giờ mình chẳng thường để tâm trong gian bếp.

Như mới đây, một chàng du học sinh đã đăng tải hình ảnh về một vật dụng kỳ lạ và thắc mắc đây gọi là cái gì? Ngay lập tức, bên dưới phần bình luận, cư dân mạng đã đưa ra vô vàn phỏng đoán khác nhau.

Chàng trai đăng đàn hỏi đây gọi là cái gì, dân mạng Việt Nam liền vào "hiến kế" ra hàng loạt cái tên độc lạ! - [Ảnh: Haro Nguyen / Ghét bếp, không nghiện nhà]

Thoạt nhìn, có thể thấy rằng đây là một dụng cụ kết hợp giữa 1 chiếc muỗng và 1 cái nĩa với 3 mũi nhọn bên trên. Nhiều bạn để lại comment nêu ra một vài tên gọi cực độc lạ cho nó như: cái "thĩa", cái "mĩa", cái "nuỗng"… [ghép vần giữa muỗng + nĩa, thìa + nĩa].

Thoạt nhìn, ai cũng biết đây là sự kết hợp giữa thìa và nĩa.

Thế nên nhiều người Việt gọi vui nó là cái "thĩa", "cái nĩa", "cái muỗng".

Được biết, dụng cụ này được gọi là "spork" trong tiếng Anh, kết hợp giữa "spoon" [cái thìa/muỗng] và "fork" [cái nĩa, dĩa]. Dịch sang tiếng Việt, dụng cụ kia phải được gọi là "thìa dĩa" mới chính xác.

Theo Wikipedia, những chiếc thìa dĩa như thế này bắt đầu xuất hiện từ khoảng cuối thế kỷ 19, cụ thể hơn là từ năm 1874. Ngày nay, nó được sử dụng khá phổ biến trong các nhà hàng thức ăn nhanh, trường học, trên máy bay, trong balo của những người du lịch bụi ở nước ngoài. Nhiều gia đình cũng trang bị vật dụng này trong nhà vì tính tiện dụng, dễ thao tác.

Nhiều biến tấu khác nhau của thìa dĩa trên thế giới.

Cùng xem thử để không phải "đỏ mặt" nếu hiểu sai nhé.

Xem thêm

"Ngỡ ngàng" với sự khác nhau trong cách dùng từ của Sài Gòn và Hà Nội
10 điều tuyệt vời nhất chỉ có ở Sài Gòn
> 10 điều tuyệt vời của người Hà Nội trong mắt dân Sài Gòn

1. "Buồn" có nghĩa là "Nhột"

Nếu người Hà Nội mà bị cù lét, thể nào họ cũng la lên “Này, buồn đấy!”. Liệu có mấy ai người Sài Gòn hiểu được câu đó có nghĩa là “Thôi, nhột lắm!”.

2. "Bim Bim" có nghĩa là "Bánh snack"

Hà Nội, cả người lớn hay trẻ con đều gọi món bánh snack là bim bim. Trẻ con Hà Nội hay í ới mời nhau “Ăn bimbim không cậu?” nghe rất dễ thương, còn Sài Gòn chỉ gọi đơn giản là bánh snack mà thôi.

3. "Đóng bỉm" có nghĩa là "quấn tã"

Nếu ai có người thân nuôi con nhỏ là người Hà Nội, họ sẽ biết ngay sự khác nhau giữa ‘bỉm’ và ‘tã’. Bỉm là loại tã lót đóng sẵn có keo dán, còn tã đối với họ là những miếng vải xô mút hút nước. Nếu bạn là người Sài Gòn, hỏi một người Hà Nội ‘đóng bỉm’ là gì, thể nào họ cũng cười và bảo: “Bĩm bĩm cái gì? Là ‘đóng bỉm’ mới đúng.”

4. "Củ sắn" có nghĩa là "khoai mì"

Với người Hà Nội, củ sắn chính là khoai mì của Sài Gòn, còn củ sắn của người Sài Gòn thì lại gọi là củ đậu trong tiếng Hà Nội.

5. "Mãng cầu" trong Sài Gòn là quả "na" của Hà Nội

Người Hà Nội khi vào Sài Gòn rất dễ nhầm quả mãng cầu và mãng cầu xiêm. Nếu là người mới vào Nam, chắc chắn khi nghe đến mãng cầu, người ta sẽ nghĩ ngay đến loại quả chua chua màu xanh là quả mãng cầu xiêm.

6. Quả "mận" có nghĩa là quả "roi".

Hà Nội, quả mận thuộc họ đào, nhỏ, tròn và chua, ăn chấm muối ớt và chỉ có vào mùa hè. Khi vào Sài Gòn, họ nghe quả mận, mà lại ngọt ngọt, hình tam giác thì không ai tưởng tượng ra được quả gì đâu. Vì quả đó họ gọi là quả... roi cơ.

7.  Cái "dĩa", người Hà Nội gọi là cái "đĩa"

Trên bàn ăn, người Hà Nội có hai loại với vần giống nhau là cái "đĩa" và cái "dĩa", tương tự trong tiếng Sài Gòn, hai vật đó là cái "dĩa" và cái "nĩa". Cho nên khi người Hà Nội vào, hỏi xin cái "dĩa" với mục đích để xiên mứt ăn, sẽ thấy chủ nhà bưng ra cả cái "đĩa" to bự mà không hiểu vì sao.

8. Cái "chén" và cái "bát"

Hiểu đơn giản thế này, người Hà Nội hiểu "chén’" là cái ly nhỏ uống trà bằng sứ, người Sài Gòn hiểu "chén" là bát. Vậy nếu người Hà Nội muốn uống trà bằng chén, người Sài Gòn sẽ ngay lập tức bưng ra một bát trà cho xem.

Video liên quan

Chủ Đề