Cấy ốc tai điện tử là gì năm 2024

Theo TS-BS Lê Trần Quang Minh, Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM, bệnh viện đã cấy ốc tai điện tử cho gần 600 ca sau 25 năm triển khai kỹ thuật này.

Người được chỉ định cấy ốc tai điện tử là từ 12 tháng tuổi trở lên, có tình trạng nghe kém hoặc điếc sâu (trên 90dB) ở 2 tai, trước hoặc sau khi biết nói; người đã sử dụng máy trợ thính nhưng không có hiệu quả hoặc hiệu quả kém; não không có tổn thương, dây thần kinh số 8 bình thường; cấu trúc ốc tai bình thường không có dị dạng, không bị vôi hóa toàn bộ…

Cấy ốc tai điện tử là gì năm 2024

Phẫu thuật cấy ốc tai điện tử tại Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM

BVCC

Quá trình phẫu thuật, theo dõi và thực hiện nghiên cứu, các bác sĩ tại Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM nhận định, sau cấy ốc tai điện tử, chất lượng cuộc sống, nhận biết âm thanh và cảm nhận âm thanh của người bệnh được nâng cao; phát âm và tâm lý của bệnh nhân được tốt hơn.

Theo TS-BS Lê Trần Quang Minh, nghe kém là một trong những khiếm khuyết về mặt giác quan thường gặp nhất, ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng hòa nhập cuộc sống của bệnh nhân. Đặc biệt ở trẻ em, những trẻ em nghe kém mức độ nặng, sâu nếu không được hỗ trợ sức nghe đầy đủ, ngôn ngữ và trí tuệ không phát triển sẽ trở thành gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội.

Có rất nhiều thiết bị hỗ trợ cho công tác phục hồi chức năng nghe kém cho cả người lớn và trẻ em. Tùy thuộc vào mức độ nghe kém, dạng nghe kém mà sẽ có những thiết bị hỗ trợ nghe khác nhau như máy trợ thính, thiết bị cấy ghép đường xương; máy trợ thính đường xương, ốc tai điện tử…

Tuy nhiên, việc cấy ốc tai điện tử cũng không khỏi tránh được một số biến chứng đã được nghiên cứu và báo cáo tại hội nghị.

Nghiên cứu ở 372 trẻ dưới 16 tuổi được phẫu thuật cấy ốc tai điện tử trong 13 năm (2010 - 2023) tại Trung tâm Tai mũi họng và phẫu thuật cấy ốc tai (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) và Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội.

Kết quả cho thấy có 15% trẻ bị biến chứng sau cấy ốc tai điện tử. Biến chứng thường gặp nhất là hỏng thiết bị hoặc thiết bị không hoạt động phải thay thế. Biến chứng thường gặp thứ hai là viêm tai giữa dai dẳng rất khó điều trị. Nghiên cứu nhận định, vấn đề dị dạng tai trong làm tăng độ khó khi phẫu thuật và có khả năng biến chứng sớm hơn so với tai trong bình thường...

Đối với bệnh nhân mất thính lực không giảm nhẹ được với máy nghe, Cấy ốc tai điện tử có thể tạo cơ hội nghe lại được. Vậy những trường hợp nào cần chỉ định cấy ốc tai điện tử.

Cấy ốc tai điện tử là một phẫu thuật trong đó người bị điếc sẽ được đặt một thiết bị chuyển đổi âm thanh thành những tín hiệu điện và một điện cực chuyển các tín hiệu điện này vào trong ốc tai, kích thích thần kinh thính giác chuyển thành các xung động thần kinh lên não khiến người bị điếc có thể nghe được âm thanh.

Về thực tế, phương pháp này xuất hiện khá lâu đời, và được áp dụng lần đầu tại Việt Nam vào những năm 1998, đến nay, phương pháp Cấy ốc tai điện tử đã trở thành một trong những phương pháp chữa điếc hiệu quả, đặc biệt là với các bé bị điếc bẩm sinh dẫn đến bị câm.

  1. Những trường hợp chỉ định cấy ốc tai điện tử

Cấy ốc tai điện tử là gì năm 2024

2. Cấy điện cực ốc tai đối với trẻ em:

Trẻ em bị điếc sâu bẩm sinh nếu được cấy ghép ốc tai điện tử ngay từ khi còn nhỏ (trước 2 tuổi) có thể học nghe, nói, phát triển các kỹ năng ngôn ngữ theo đúng lứa tuổi. Bé không chỉ làm hài lòng mong ước nhỏ nhoi của bạn khi gọi "Ba" hay "Mẹ" mà bé còn có đủ điều kiện để học những trường học chính quy bình thường, hoàn toàn có thể thành công với việc học tập, làm việc và giao tiếp xã hội khi lớn lên. 67% trẻ em cấy ốc tai điện tử trước 2 tuổi làm được điều này

Cấy ốc tai điện tử là gì năm 2024

Chỉ định cho trẻ:

  • Điếc tiếp nhận cả hai tai, mức độ nặng đến sâu (III, IV)
  • Đã đeo máy trợ thính từ 6 tháng trở lên nhưng không hiệu quả, không theo kịp hội thoại nếu không nhìn mồm
  • Cấu trúc cửa sổ tròn & ốc tai bình thường
  • Độ tuổi từ 12 tháng tuổi trở lên

Chỉ định mở rộng với các trường hợp đặc biệt:

  • Nghe kém dạng dốc từ trung bình tới sâu
  • Giải phẫu ốc tai không bình thường
  • Ốc tai chưa bị cốt hóa hoàn toàn sau viêm màng não mủ
  • Trong điều kiện đồng thời có chỉ định y học khác, ví dụ như ghép thận.

3. Cấy ghép ốc tai điện tử với người lớn:

Nghe kém hoặc mất thính lực đột ngột là điều xảy ra khá phổ biến ở người lớn tuổi. Máy trợ thính mang lại những hiệu quả nhất định nhưng nếu bạn nghe kém trong khoảng từ trung bình nặng cho tới mức độ sâu và bạn thấy khó khăn ngay cả khi sử dụng máy trợ thính, đặc biệt là khi sử dụng điện thoại, xem tivi thì có thể ốc tai điện tử giúp bạn quay trở lại với thế giới âm thanh sắc nét.

Bệnh nhân cấy ốc tai điện tử có thể hiểu được 80% các câu hỏi chỉ sau 3 tháng sử dụng máy, khoảng 90% các câu hỏi sau khi sử dụng 6 tháng. Trong khi đó tỷ lệ với máy trợ thính là 10%.

4. Các trường hợp không có chỉ định phẫu thuật:

  • Điếc do thương tổn thần kinh thính giác hay tại đường truyền dẫn thần kinh thính giác trung ương
  • Đang có các bệnh viêm nhiễm cấp tính
  • Dị dạng không có ốc tai
  • Thủng màng nhĩ do nhiều nguyên nhân khác nhau
  • Ốc tai bị vôi hóa hoàn toàn ngăn cản việc luồn điện cực vào

5. Điều kiện để trẻ có thể cấy được điện cực ốc tai:

Đầu tiên, bệnh nhân phải được khám tại khoa Tai Mũi Họng và Thính học để làm các thử nghiệm cần thiết như đo thính lực đồ, điện thính giác thân não, chụp CT Scan, chụp MRI… đánh giá loại điếc và xem có gì bất thường trong đường dẫn truyền và tiếp nhận thính giác từ tai lên não.

Tiếp đó, bệnh nhân cần làm các xét nghiệm tiền phẫu cần thiết cho cuộc mổ, nên khám thêm nội khoa để loại trừ các nguyên nhân chống chỉ định cho việc cấy ốc tai điện tử.

Cuối cùng, bệnh nhân phải được phẫu thuật viên khám lại, kiểm tra lại tai được mổ, kiểm tra trên phim chụp CT Scan và MRI để xem các mốc giải phẫu cũng như cấu trúc của ốc tai có gì bất thường không, nhằm đặt ra kế hoạch phẫu thuật, hạn chế tối đa các tai biến có thể xảy ra cho bệnh nhân trong và sau phẫu thuật.

Cấy ốc tai điện tử là gì năm 2024

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài An trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân

Bệnh viện An Việt kết hợp với các chuyên gia phẫu thuật đến từ các bệnh viện lớn đã thực hiện thành công hàng trăm ca cấy ốc tai cho bệnh nhân điếc bẩm sinh. Hầu hết các bệnh nhân sau mổ đều đáp ứng tốt về khả năng nghe & nói.

Cấy ốc tai điện tử chi phí bao nhiêu?

Chi phí phẫu thuật cấy ốc tai điện tử? Tuỳ vào từng bệnh viện và đội ngũ chuyên gia bác sĩ, chi phí cấy ốc tai điện tử có thể sẽ khác nhau. Chi phí cấy ghép ốc tai điện tử trung bình sẽ dao động khoảng từ 50 triệu đến 60 triệu đồng, chưa bao gồm chi phí ốc tai điện tử.

Cấy ốc tai để làm gì?

Cấy ốc tai điện tử là một phẫu thuật trong đó người bị điếc sẽ được đặt một thiết bị chuyển đổi âm thanh thành những tín hiệu điện và một điện cực chuyển các tín hiệu điện này vào trong ốc tai, kích thích thần kinh thính giác chuyển thành các xung động thần kinh lên não khiến người bị điếc có thể nghe được âm thanh.

Ốc điện tử là gì?

Ốc tai điện tử bao gồm cả bộ phận trong và ngoài tai, bộ phận nằm bên trong được cấy vào bên trong và kết nối với dãy điện cực trong ống tai. Hai bộ phận này sẽ hoạt động song song nhằm tiếp nhận và xử lý âm thanh, kích thích trực tiếp đến dây thần kinh thính giác và truyền tới não bộ.

Ốc tai là gì?

Ốc tai là gì? Ốc tai hình dạng giống con ốc xoắn 2 vòng rưỡi nằm ở phía trước tiền đình gồm có đáy ốc tai và đỉnh ốc. Ðỉnh ốc tai hướng ra trước ngoài, nền ốc tai hướng vào trong sâu ngay đầu ngoài của ống tai trong và có thần kinh ốc tai đi ra. Một phần nền của ốc tai tạo nên ụ nhô của hòm nhĩ.