Chi phí cơ hội của việc mua sắm một ở tô mỗi là

Phương Pháp Xác Định Chi Phí Trong Quá Trình Ra Quyết Định

Phần 1

Một trong những môn học thuộc cấp độ nâng cao của chương trình ACCA có nội dung yêu cầu các học viên có thể phải:

Đánh giá các lựa chọn mang tính chiến lược dưới đây bằng cách sử dụng các phương pháp xác định chi phí theo chi phí biến đổi và chi phí liên quan.

  1. Quyết định mua ngoài hay tự sản xuất
  2. Chấp nhận hay từ chối hợp đồng đặc biệt
  • Quyết định dừng hay tiếp tục hoạt động
  1. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm

Với các câu hỏi như trên, chỉ hiểu về các phương pháp thôi thì hoàn toàn chưa đủ. Tương ứng với trình độ của học viên ở cấp độ này, các câu hỏi thường yêu cầu thí sinh khả năng tổng hợp và đánh giá, các học viên đòi hỏi phải lựa chọn các dữ liệu phù hợp, thể hiện được kiến thức chuyên môn của bản thân và đánh giá được những phương pháp cũng như các hệ quả đáp ứng yêu cầu của câu hỏi.

Phương pháp xác định chi phí theo chi phí biến đổi chỉ ấn định các chi phí biến đổi vào sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp. Đôi khi phương pháp này cũng được gọi là phương pháp xác định chi phí trực tiếp. Chi phí biến đổi thể hiện phần chi phí gia tăng trên một đơn vị đầu ra tăng thêm.

Phương pháp xác định chi phí theo chi phí liên quan ấn định các chi phí và doanh thu tương lai cho các quyết định được thực hiện. Phương pháp này chỉ tính đến các dòng tiền bị ảnh hưởng bởi quyết định.

Hai phương pháp trên đan xen lẫn nhau vì chi phí biến đổi thường chính là các chi phí tương lai bị ảnh hưởng bởi quyết định và vì vậy chúng cũng được xem là chi phí liên quan đến quyết định đó.

Phần tiếp theo của bài viết này sẽ tập trung vào việc áp dụng phương pháp xác định chi phí theo chi phí liên quan cho các quyết định ngắn hạn và quyết định đặc biệt.

Các chi phí liên quan phải là các dòng tiền tương lai (tăng thêm) bị ảnh hưởng bởi quyết định và do đó, chúng ta bỏ qua các chi phí dưới đây:

  • Chi phí chìm – là loại chi phí đã phát sinh trước khi quyết định được thực hiện, ví dụ nếu một công ty đã mua nguyên vật liệu thì chi phí mua nguyên vật liệu tại thời điểm đó là không liên quan. Thay vào đó, giá trị thay thế hiện tại (nếu nguyên vật liệu được sử dụng thường xuyên) hoặc giá trị thanh lý (nếu nguyên vật liệu này không còn được sử dụng) sẽ được xem là chi phí liên quan đến quyết định.
  • Chi phí không thể tránh được – là loại chi phí sẽ phát sinh/ không thể tránh được bất kể quyết định có được thực hiện hay không. Sự khác nhau giữa chi phí này và chi phí chìm là thời gian phát sinh chi phí. Đây là các chi phí tương lai trong khi chi phí chìm đã phát sinh trong quá khứ.
  • Chi phí được phân bổ – các chi phí này đã được phân bổ vào các đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên một số phương pháp phân bổ khác nhau, ví dụ các chi phí dịch vụ máy móc được phân bổ dựa trên số giờ máy chạy.

Tuy nhiên, các chi phí liên quan lại bao gồm cả chi phí cơ hội; là các chi phí của lợi ích bị bỏ qua khi quyết định được thực hiện. Ví dụ, nếu một công ty sở hữu một tài sản và có thể mang tài sản này cho các công ty khác thuê, nhưng thay vào đó công ty cũng có thể sử dụng tài sản này cho các hoạt động nội bộ trong ngắn hạn, như vậy chi phí liên quan sẽ bao gồm thu nhập từ tiền thuê tài sản bên ngoài bị bỏ qua.

Chúng ta hãy cùng xem xét cách thức áp dụng phương pháp xác định chi phí theo chi phí liên quan trong các trường hợp dưới đây:

QUYẾT ĐỊNH MUA NGOÀI HAY TỰ SẢN XUẤT

Một công ty có thể lựa chọn sản xuất các sản phẩm hoặc linh kiện (tự sản xuất)  hoặc có thể lựa chọn mua chúng từ các nhà cung cấp bên ngoài (thuê ngoài). Có một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định này, bao gồm cả nhân tố định lượng cũng như định tính. Tuy nhiên, cần có một số cơ sở để so sánh các tác động tài chính của các phương án thay thế nhau.  Nếu chỉ hoàn toàn xem xét trên phương diện tài chính thì nguyên tắc cơ bản là lựa chọn phương án có chi phí rẻ hơn trong hai phương án. Ví dụ, quyết định là thuê ngoài nếu:

Chi phí của phương án thuê bên ngoài < chi phí liên quan (của phương án tự sản xuất) + chi phí cơ hội

Dưới đây là ví dụ đơn giản nhất về quyết định mua ngoài hay tự sản xuất sử dụng phương pháp xác định chi phí theo chi phí liên quan.

Một nhà sản xuất hệ thống nhạc và âm thanh, Audio Tech, đã quyết định sử dụng công nghệ loa mới trong hệ thống. Công nghệ này đã phát triển ở nước ngoài và bằng sáng chế của công nghệ này không áp dụng ở quốc gia mà Audio Tech đang hoạt động. Audio Tech tin tưởng rằng họ có khả năng tự tạo ra được công nghệ này nhưng cũng đang xem xét nên tự làm việc này hay thuê công ty STT – một công ty đang nắm giữ bằng sáng chế nước ngoài sản xuất. STT đã đề xuất cung cấp hệ thống loa phát thanh sử dụng công nghệ này với giá $8/ loa. Mỗi chiếc loa cũng phát sinh chi phí vận chuyển $2 và thời gian từ lúc đặt hàng đến lúc hàng về là 5 ngày. Nhu cầu dự kiến là 12,000 loa/ tháng.

Audio Tech có thể tự sản xuất những chiếc loa này với chi phí ước tính như dưới đây:

 $ 
Nhân công (lưu ý 1)1 
Nguyên vật liệu (lưu ý 2)7 
Biến phí chung1 
Định phí chung (lưu ý 3)2 
 11 
  1. Công ty hiện tại có năng lực dự trữ là 1,000 giờ lao động/ tháng. Đơn giá nhân công là $10/giờ, và $12/giờ/ giờ cho mỗi giờ tăng ca. Số giờ tăng ca được giới hạn 4,000 giờ mỗi tháng.
  2. Nguyên vật liệu này cần phải mua mới để phục vụ việc sản xuất loa
  3. Định phí chung được phân bổ theo tỷ lệ $20.00/ giờ lao động.

Yêu cầu

Sử dụng phương pháp xác định chi phí theo chi phí liên quan để quyết định xem  Audio Tech nên tự sản xuất loa hay thuê công ty STT?

Lời giải

Phương án thuê ngoài
Chi phí thuê ngoài là $8 (giá mua) + $2 (phí vận chuyển) = $10/loa

Phương án tự sản xuất
Điều quan trọng là phải xác định được những chi phí nào liên quan. Công việc này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Chúng ta hãy xem xét lần lượt từng lưu ý ở trên:

Lưu ý 1. Năng lực dự trữ cho biết lực lượng lao động được trả lương hiện tại đang nhàn rỗi. Năng lực dự trữ 1,000 giờ cho phép sản xuất ra 10,000 chiếc loa với chi phí nhân công/loa là $1, bằng 1/10 đơn giá lao động theo giờ (1,000/0.1 = 10,000). Số giờ lao động dự trữ hiện tại không được xem là chi phí liên quan vì khoản tiền lương này thuộc loại chi phí không thể tránh được.

Tuy nhiên, nhu cầu dự kiến của công ty là 12,000 loa, như vậy công ty sẽ cần 200 (2,000 * 0.1) giờ làm tăng ca với đơn giá $12/ giờ. Do đó, khoản chi phí $2,400 ($12 * 200) được xem là chi phí liên quan, do đây là dòng tiền tương lai, phát sinh liên quan trực tiếp đến quyết định này. Nếu chi phí này được phân chia đồng đều cho số lượng sản phẩm thì nó bằng với chi phí nhân công $0.20/ loa ($2,400/12,000).

Lưu ý 2. Đây rõ ràng là chi phí liên quan vì nguyên vật liệu được mua để sản xuất loa mới.

Lưu ý 3. Định phí chung không được xem là chi phí liên quan, bởi vì chi phí này không thay đổi bất kể quyết định có được thực hiện hay không.

Vì vậy, chi phí liên quan của phương án tự sản xuất là  $0.20 (lao động) + $7 (nguyên vật liệu) + $1 (biến phí) = $8.20

$10 (chi phí thuê ngoài) > $8.20 (chi phí liên quan của phương án tự sản xuất).

Vì vậy, xét trên phương diện tài chính, Audio Tech nên lựa chọn phương án tự sản xuất.

Thật dễ dàng khi đưa ra quyết định nếu chỉ xét đến yếu tố tài chính (yếu tố định lượng) nhưng một quyết định có được thực hiện hay không cũng cần xem xét các yếu tố định tính. Ví dụ, quyết định trên yêu cầu sử dụng 200 làm việc tăng ca mỗi tháng. Tuy nhiên, liệu công ty có thể huy động được số giờ trên ổn định hay không hay nói cách khác, công ty có khả năng thuê thêm lao động trong dài hạn hay không. Khả năng tác động đến tinh thần của nhân viên và năng lực sản xuất cũng không rõ ràng. Đối với các quyết định mua hay tự sản xuất khác cũng cần xem xét các vấn đề tương tự chẳng hạn như một quyết định mua có thể dẫn đến sa thải nhân viên và làm giảm sút tinh thần của các nhân viên còn lại. Các quyết định cũng cần xem xét vấn đề chất lượng của các nguồn lực thay thế. Với thuê ngoài, công ty không phải lúc nào cũng kiểm soát được chất lượng hoặc lịch phân phối hàng của nhà cung cấp bên ngoài. Tuy nhiên, trong ví dụ trên, vấn đề ở đây lại là chất lượng của các sản phẩm được tạo ra theo phương án tự sản xuất. Tình huống được xây dựng dựa trên cơ sở ‘Audio Tech tin tưởng rằng họ có khả năng…..’ nhưng nếu công ty này không thể sản xuất được những chiếc loa đạt đủ yêu cầu về chất lượng thì điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng và doanh số bán hàng trong tương lai của công ty. Tuy nhiên, phương án tự sản xuất lại cho phép Audio Tech có được những kiến thức cần thiết và lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước.

Điều quan trọng là phải xem xét các vấn đề phát sinh liên quan đến quyết định trong dài hạn. Trong ví dụ trên, khả năng lao động sẽ được giải quyết và vì vậy quyết định này là nên thực hiện kể cả khi tính đến toàn bộ chi phí nhân công do chi phí này không thay đổi bất kể quyết định có được thực hiện hay không.

Phần 2

CHẤP NHẬN HAY TỪ CHỐI HỢP ĐỒNG ĐẶC BIỆT

Hợp đồng đặc biệt thường là các hợp đồng ngắn hạn, thường được lập duy nhất một lần cho một nguồn lực cụ thể của  một đơn vị. Với phương pháp xác định chi phí theo chi phí liên quan, chi phí và doanh thu của việc chấp nhận hợp đồng sẽ được tính toán bằng cách sử dụng các nguyên tắc tương tự như khi đánh giá quyết định mua hay sản xuất đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, thay vì so sánh các phương án thay thế nhau, toàn bộ hợp đồng sẽ được đánh giá để xác định liệu rằng giá của hợp đồng có lớn hơn chi phí liên quan cộng với chi phí cơ hội của việc lựa chọn sử dụng nguồn lực cho hoạt động khác hay không. Vì vậy, nguyên tắc cơ bản của việc chấp nhận một hợp đồng cụ thể đó là hợp đồng chỉ đáng giá khi:

Giá hợp đồng ≥ chi phí liên quan + chi phí cơ hội

Dưới đây là ví dụ đơn giản về việc chấp nhận một hợp đồng đặc biệt:

Một công ty sản xuất thức ăn, Dragon Foods được một hội từ thiện địa phương, Coakers đặt một đơn hàng sản xuất cháo cho những người vô gia cư trong suốt 3 tháng mùa đông. Dragon Foods hiện tại cũng đang sản xuất loại cháo này với năng lực sản xuất đạt 3,500 suất cháo/ tháng. Số lượng sản xuất hiện tại là 2,500 suất/ tháng. Coakers nói rằng họ muốn có 1,000 suất/ tháng và có thể thanh toán giá trị hợp đồng lên tới $1,750. Dragon Foods đang cân nhắc sử dụng năng lực sản xuất dự trữ để đáp ứng yêu cầu của một đơn hàng khác với tổng lợi nhuận cận biên của đơn hàng này là $200 trong 3 tháng.

Tổng chi phí của $1.2/ suất cháo được cho chi tiết dưới đây:

 Chi phí/suất
$
 
Chi phí sản xuất Nguyên vật liệu trực tiếp* Nhân công trực tiếp

Biến phí chung

0.30 0.20

0.20

 
Tổng chi phí sản xuất0.70 
Định phí chung0.35 
Hoa hồng bán hàng0.15 
Tổng chi phí1.20 

* tại mức chi phí thay thế hiện tại

Do Dragon Foods có năng lực sản xuất dự trữ nên có thể giả định rằng nguồn nhân công là sẵn có và chi phí tiền lương là chi phí không thể tránh được, vì vậy có thể bỏ qua chi phí này. Định phí chung sẽ không thay đổi bất kể hợp đồng có được ký kết hay không do đó chi phí này cũng được bỏ qua. Vì Coakers tiếp cận công ty để đặt đơn hàng nên sẽ không có hoa hồng bán hàng, như vậy chi phí này cũng không được tính vào. Từ đó, ta tính được tổng chi phí liên quan là $0.50/ suất.

Chi phí liên quan = $0.50 * 3,000 suất (1,000 * 3 tháng) = $1,500

Chi phí cơ hội = $200

 $1,750 (giá hợp đồng) > $1,700 (chi phí liên quan  + chi phí cơ hội) do đó hợp đồng này có thể được chấp nhận theo khía cạnh tài chính.

Cũng như quyết định mua hay sản xuất, công ty cần tính đến các yếu tố định tính khi quyết định có nên chấp nhận hợp đồng đặc biệt này hay không. Ví dụ, hợp này này có thể giúp công ty tích lũy được nhiều kinh nghiệm hoạt động kinh doanh hơn hoặc có thể dẫn đến nhiều đơn đặt hàng hơn trong tương lai. Tuy nhiên, nếu điều thứ 2 trên đây xảy ra thì công ty cần phải đảm bảo được chi phí cố định trong dài hạn. Nếu công ty không hòa vốn thì tất cả các hợp đồng sẽ không thể định giá theo phương pháp chi phí liên quan này.

Trong ví dụ trên, một yếu tố định tính khác liên quan đến việc chấp nhận hợp đồng là danh tiếng của công ty sẽ được cải thiện do hợp tác với tổ chức từ thiện cấp phát cháo. Điều này có thể làm tăng doanh số của công ty trong tương lai. Vì vậy, công ty cũng cần cân nhắc bất kỳ lợi ích tiềm năng nào hoặc những yếu tố liên quan khác trong từng hợp đồng khác nhau.

Phần 3

QUYẾT ĐỊNH DỪNG HAY TIẾP TỤC HOẠT ĐỘNG

Công ty thường hạch toán riêng rẽ các dây chuyền sản xuất hay các hoạt động kinh doanh khác nhau để xác định lợi nhuận cho mỗi loại. Điều này có thể dẫn đến việc cân nhắc dừng một hay nhiều lĩnh vực hoạt động của công ty. Khi cân nhắc điều này, một công ty nên xác định liệu rằng việc dừng một hoạt động kinh doanh có dẫn đến công ty hoạt động hiệu quả hơn so với khi duy trì hoạt động đó hay không. Vì vậy, nguyên tắc cơ bản của quyết định dừng hay tiếp tục hoạt động đó là: nên dừng một hoạt động kinh doanh nếu

Lợi nhuận cận biên < chi phí cố định liên quan + chi phí cơ hội

Để xác định một chi phí cố định có liên quan hay không, chúng ta cần xác định xem liệu rằng chi phí đó có thể tránh được nếu sản phẩm hoặc bộ phận đó ngừng sản xuất hay không. Nếu chi phí đó có thể tránh được thì được coi là chi phí liên quan, nếu không, chúng ta có thể bỏ qua vì đó là chi phí không liên quan.

Dưới đây là ví dụ đơn giản về quyết định dừng hay tiếp tục hoạt động:

ShortBowl, một cửa hàng bán lẻ quần áo, cúp và các vật dụng thể thao có một số dây chuyền sản xuất và đang thực hiện phân tích lợi nhuận cho mỗi dây chuyền. Bảng dưới đây liệt kê chi phí và doanh thu hàng tháng liên quan đến các dây chuyền sản xuất:

 Quần áo
$
Vật dụng
$
Cúp
$
Doanh thu15,0007,5005,000
Chi phí biến đổi8,5001,500500
Lợi nhuận cận biên6,5006,0004,500
Chi phí cố định10,0003,0002,500
Lợi nhuận(3,500)3,0002,000

Với những phân tích ở trên, công ty đang cân nhắc việc dừng dây chuyền sản xuất quần áo thể thao. Dưới đây là những phân tích chi tiết hơn về chi phí cố định của dây chuyền này:

Chi phí cố định được phân bổ dựa trên số giờ lao động$2,000 
Tiền thuê nhà kho chỉ được sử dụng cho sản phẩm quần áo$6,000 
Khấu hao trang thiết bị in hoa và bàn là được sử dụng cho quần áo$2,000 
 $10,000 

Rõ ràng, chi phí đầu tiên là không thể tránh được vì nó liên quan đến chi phí cố định của toàn công ty, chi phí này sẽ phát sinh bất kể công ty hoạt động trong lĩnh vực nào. Chi phí khấu hao cũng không liên quan bởi vì đây là chi phí ấn định danh nghĩa chứ không phải dòng tiền thực tế. Vì vậy chi phí này nên được bỏ qua khi xem xét quyết định. Tuy nhiên, chi phí nhà kho có thể sẽ được loại bỏ nếu dây chuyền sản xuất này bị ngừng hoạt động. Vì vậy, chi phí này được xem là chi phí cố định liên quan.

Lợi nhuận cận biên = $6,500 (đã cho) Chi phí cố định liên quan = $6,000 (từ phân tích trên)

Không có chi phí cơ hội nào được đề cập đến.

$6,500 (lợi nhuận cận biên) > $6,000 (chi phí cố định liên quan) và vậy vậy theo khía cạnh tài chính, dây chuyền sản xuất này nên được tiếp tục hoạt động.

Cũng như một số loại quyết định khác đã được trình bày trong bài báo này, một số yếu tố định tính cần phải được xem xét khi đưa ra quyết định. Quyết định dừng một dây chuyền sản xuất hay hoạt động kinh doanh có thể tác động tiêu cực đến tổng thể doanh nghiệp vì nó là một dấu hiệu cho thấy công ty đang gặp khó khăn. Nếu các sản phẩm bị dừng sản xuất đang được người tiêu dùng ưa thích như trong ví dụ trên thì động thái dừng hoạt động dây chuyền sản xuất này có thể dẫn đến lượng khách hàng của các sản phẩm còn lại bị giảm sút do họ thường ưu tiên mua sắm ở cửa hàng một cửa (cửa hàng bán nhiều sản phẩm khác nhau và cùng thanh toán tại một điểm).

Việc dừng sản xuất cũng có thể dẫn đến tác động tiêu cực đối với người lao động tại địa phương nếu công ty sa thải công nhân viên với số lượng lớn. Ví dụ, khi Tata Steel đang cân nhắc dừng chi nhánh tại Anh thì họ đã nhận định rằng sẽ có trên 40,000 người mất việc làm (hơn một nửa con số trên là tác động gián tiếp) và Chính phủ Anh  có thể phải chi trả £4,6 tỷ cho những chi phí phát sinh liên quan. Hiện tại, Tata Steel đã loại bỏ kế hoạch ngừng hoạt động này nhưng có thể thấy rằng kế hoạch trên đã dấy lên làn sóng phản đối từ phía công đoàn và người lao động qua những cuộc tranh luận liên tiếp về tương lai của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy cần phải có sẵn một phương án thay thế cho quyết định ngừng hoạt động này.

TỔNG KẾT

Cũng như tất cả các phương pháp kế toán quản trị, không có một phương pháp hoàn hảo cho tất cả các quyết định được thảo luận trong bài báo này. Một số công ty có thể ưa thích xem xét chi phí cố định trước khi đưa ra quyết định và vì vậy họ lựa chọn không sử dụng phương pháp xác định chi phí theo chi phí liên quan trong tất cả các bước. Ngay cả trong từng phương pháp cũng có những cách thức thực hiện khác nhau.Ví dụ, một số công ty thích tính toàn bộ chi phí của lao động trực tiếp, kể cả khi có năng lực sản xuất dự trữ, vì vậy đã hạch toán nó như là chi phí biến đổi chứ không phải là chi phí cố định trong ngắn hạn. Một số học thuyết lại không nhất trí điều này với Drugy (2012) nhận định rằng nếu lao động trực tiếp được duy trì không thay đổi trong thời gian xem xét thì chi phí nhân công trực tiếp được xem là ‘không liên quan đến quyết định này’. Tuy nhiên, Eldenburg and Wolcott (2011) lại tính cả lao động trực tiếp khi thực hiện các phân tích định lượng trong tất cả các quyết định trên. Vì vậy, việc trình bày những lý do liên quan đến việc xác định hay loại bỏ các chi phí trong bản phân tích của bạn là một điều hết sức quan trọng.