Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc toàn quốc kháng chiến




Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954

Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời, phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”. “Đó là thắng lợi vĩ đại của Nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới”.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 là chiến công lớn nhất, chói lọi nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược [1945-1954]. Chiến thắng này góp phần quyết định đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, góp phần quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, có ý nghĩa to lớn, là sự kết tinh của nhiều nhân tố, trong đó, quan trọng nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, của ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của Quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu bền chặt, thủy chung, son sắt giữa quân đội, nhân dân 3 nước Đông Dương và sự đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ của các nước anh em và bạn bè quốc tế.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám năm 1945; mở ra giai đoạn cách mạng mới, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân.

Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập thành lũy của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu. Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ, trước hết được bắt nguồn từ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt cả cuộc kháng chiến, nhất là ở những thời điểm có tính bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến tranh, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nắm vững lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, phát động cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, xây dựng và sử dụng lực lượng vũ trang cách mạng làm nòng cốt; đánh địch bằng cả sức mạnh của thời đại ngày nay trong sự kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm truyền thống của dân tộc, của nhân loại; đánh địch bằng sức mình là chính, đồng thời tranh thủ tối đa sự ủng hộ mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa và bè bạn khắp 5 châu; chủ động tạo nên sự chuyển hóa căn bản về thế và lực, làm cho sức ta càng đánh càng mạnh và đẩy quân địch vào tình thế ngày càng khốn đốn, phải đầu hàng vô điều kiện.

Chiến thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ còn bắt nguồn từ tình đoàn kết trong sáng, thủy chung của nhân dân và quân đội 3 nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia trên một chiến hào chống kẻ thù chung và sự ủng hộ chí tình, to lớn, có hiệu quả về vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa anh em cùng với sự cổ vũ, động viên của các nước bạn bè, các đảng cùng chí hướng, của nhân loại tiến bộ dành cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đều là những nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ. Chúng ta mãi mãi ghi lòng tạc dạ về tình cảm sâu nặng và sự giúp đỡ to lớn đó.

Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi. Chân lý đó đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ La-tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Chiến thắng này đã làm thay đổi cục diện thế giới, khẳng định sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam, của Nhân dân yêu chuộng hòa bình, độc lập trên thế giới./.


Trung đội Quyết tử trong lễ tuyên thệ bảo vệ thủ đô Hà Nội. Ảnh tư liệu.

Tại Hà Nội, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng-Tổng chỉ huy, sau khi pháo binh bắn hiệu lệnh, các tiểu đoàn: 77, 101, 145, 212, 523 chủ lực Khu 11 phối hợp với công an xung phong, tự vệ chiến đấu đồng loạt tiến công địch. Với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, bộ đội chủ lực Khu 11 phối hợp với các lực lượng vũ trang và nhân dân Hà Nội đã đánh gần 200 trận trong 60 ngày đêm, loại khỏi vòng chiến đấu 2.000 tên địch cùng nhiều vũ khí trang bị chiến tranh, làm cho địch bị tổn thất nặng, giam chân chúng trong thành phố, tạo điều kiện cho các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ cùng nhân dân ra vùng tự do, rút lên căn cứ địa Việt Bắc an toàn và giúp cho quân dân cả nước có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

Thị xã Hải Dương nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trên Đường 5 [Hà Nội - Hải Phòng], đêm 19-12, Trung đoàn 44 [Chiến khu 3] phối hợp với tự vệ, du kích tiến công tiêu diệt địch ở các khu vực Trường Nữ học, cầu Phú Lương, cầu Lai Vu... Cuộc chiến đấu kéo dài hàng tuần, gây cho địch nhiều thiệt hại, ngăn chặn quân tiếp viện của Pháp từ Hà Nội đến Hải Phòng. Tại thị xã Bắc Giang và Bắc Ninh, 3 giờ ngày 20-12, Trung đoàn Bắc Bắc, Chiến khu 12 tiến công địch ở nhà Câu lạc bộ thị xã Phủ Lạng Thương, sân bay Hạ Vĩ, trại bảo an binh [thành Bắc Ninh]. Sau hơn 10 ngày chiến đấu anh dũng, ta gây cho địch một số thiệt hại, buộc chúng phải rút quân khỏi Bắc Giang, Bắc Ninh về Hà Nội. Ở Nam Định, cuộc chiến đấu của bộ đội chủ lực có Trung đoàn 34 [Chiến khu 2] cùng với quân dân địa phương đã giam chân địch ở thành phố Nam Định trong 86 ngày, tạo điều kiện để toàn tỉnh cùng cả nước triển khai thế trận kháng chiến trường kỳ[1].

Tại thành phố Vinh [Nghệ An], chấp hành mệnh lệnh của Bộ, 23 giờ ngày 19-12, 1 đại đội bộ đội chủ lực thuộc Trung đoàn 57 [Chiến khu 4] phối hợp với 1 đại đội tự vệ tiến công, bao vây 1 trung đội lính Pháp đóng ở Sở Canh nông, kho Đề-pô-ga. Bị đánh bất ngờ và trước sức mạnh áp đảo của bộ đội ta, đến 1 giờ ngày 20-12, toàn bộ quân địch buộc phải đầu hàng. Ở thành phố Huế, trải qua 50 ngày đêm chiến đấu [từ ngày 20-12-1946 đến ngày 8-2-1947], Trung đội Trần Cao Vân cùng một số đơn vị đã gây cho địch thiệt hại lớn, duy trì cuộc chiến đấu trong nội thành trong 50 ngày đêm. Tại Đà Nẵng, sau hơn một tháng chiến đấu dũng cảm [từ ngày 20-12-1946 đến ngày 25-1-1947], các đơn vị chủ lực của ta đã gây cho địch thiệt hại nặng, sau đó chủ động rút ra ngoài thành phố để bảo toàn lực lượng[2]...

Phối hợp với thủ đô Hà Nội và các thành phố, thị xã Bắc vĩ tuyến 16, bộ đội chủ lực cùng với tự vệ và nhân dân Nam Trung Bộ, Nam Bộ liên tục tiến công vào các vị trí địch đóng giữ, đẩy mạnh chiến tranh du kích, đánh phá bình định, khiến chúng phải phân tán lực lượng đối phó. Do đó, thực dân Pháp không thể huy động được quân ra Bắc ứng cứu cho lực lượng đang bị vây hãm dài ngày trong các thành phố. Cuộc chiến đấu của bộ đội chủ lực phối hợp với các lực lượng vũ trang, được sự hỗ trợ của nhân dân, đã làm thất bại âm mưu và thủ đoạn của địch định đánh úp các cơ quan đầu não kháng chiến ở thủ đô Hà Nội, tiêu diệt lực lượng vũ trang ta, tạo điều kiện cho Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, xây dựng thế và lực chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

DƯƠNG ĐÌNH

[1], [2]: Theo "60 năm Quân đội nhân dân Việt Nam", NXB QĐND, H.2014.

Video liên quan

Chủ Đề