Chứng chỉ hành nghề kế toán 2023 ai cấp năm 2024

Rất nhiều bạn đang là kiểm toán viên mong muốn sở hữu những chứng chỉ chuyên ngành do Bộ Tài Chính cấp vừa để chứng minh cho trình độ, năng lực của kế toán, kiểm toán viên vừa để có cơ hội phát triển sự nghiệp cao hơn nữa. Nhưng liệu rằng tất cả các kế toán viên đều cần phải có đủ toàn bộ các chứng chỉ này hay không? Hay đối với mỗi định hướng phát triển sự nghiệp khác nhau thì chỉ cần thi lấy 1 trong số các chứng chỉ kế toán, kiểm toán hoặc đại lý thuế mà thôi.

Để giúp các bạn hiểu rõ về các chứng chỉ này và lựa chọn thi chứng chỉ phù hợp với định hướng phát triển sự nghiệp, ở bài viết này Visio sẽ phân tích điểm giống và khác nhau giữa 2 chứng chỉ hành nghề kế toán (APC) và chứng chỉ hành nghề kiểm toán (CPA)

  1. Khái niệm

Trước hết cần hiểu rõ khái niệm về chứng chỉ APC và chứng chỉ CPA và chứng chỉ Đại lý thuế

+) Chứng chỉ hành nghề kế toán hay chứng chỉ Kế toán viên (APC – Accounting Practice Certificate)” là chứng nhận hành nghề kế toán do Bộ Tài chính Việt Nam cấp khi vượt qua kỳ thi theo tiêu chuẩn của Bộ tài chính. Chứng chỉ là cơ sở công nhận một kế toán viên chuyên nghiệp; đánh giá năng lực chuyên môn, phẩm chất của một kế toán viên.

+) Chứng chỉ hành nghề kiểm toán CPA (Certified Public Accountants – những kế toán viên công chứng được cấp phép) là những người hành nghề kế toán – kiểm toán được công nhận bởi các Hiệp hội nghề nghiệp trong nước hoặc quốc tế.

Chứng chỉ CPA Việt Nam là một chứng chỉ hành nghề của kiểm toán viên. Việc sở hữu chứng chỉ này, bạn mới được xem là một kiểm toán viên, sẽ có quyền điều hành hoạt động kiểm toán và ký báo cáo kiểm toán tại Việt Nam.

+) Chứng chỉ hành nghề đại lý thuế là chứng chỉ được Bộ Tài chính cấp cho những thí sinh đủ điều kiện vượt qua kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế. Theo quy định, 1 đại lý thuế muốn đủ điều kiện hoạt động bắt buộc phải có ít nhất 2 nhân viên sở hữu chứng chỉ hành nghề này.

\>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm về chứng chỉ CPA tại: https://visio.edu.vn/chung-chi-cpa-la-gi-loi-ich-khi-co-chung-chi-cpa/

2. Phân tích điểm giống và khác nhau giữa 2 chứng chỉ hành nghề kế toán (APC), chứng chỉ hành nghề kiểm toán (CPA) và chứng chỉ Đại lý thuế

Chứng chỉ hành nghề kế toán (APC) và Chứng chỉ hành nghề kiểm toán (CPA) Việt Nam (hay còn gọi là chứng chỉ kiểm toán viên) là hai loại chứng chỉ hoàn toàn khác biệt nhưng lại rất dễ bị nhầm lẫn, đặc biệt là các bạn sinh viên và người mới ra trường.

Căn cứ vào Thông tư số 91/2017/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành quy định việc thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ hành nghề kế toán, chúng ta có thể phân biệt các loại chứng chỉ này dựa trên một số tiêu chí như sau:

2.1 Giống nhau

Chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên CPA, chứng chỉ hành nghề kế toán viên APC và chứng chỉ hành nghề Đại lý Thuế đều là chứng chỉ hành nghề khi vượt qua kỳ thi theo tiêu chuẩn của Bộ Tài Chính.

Điều kiện để tham dự kỳ thi:

  • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán;
  • Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi;
  • Phải nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và lệ phí thi theo quy định;
  • Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật kế toán.

Thông tin kỳ thi:

  • Kỳ thi chứng chỉ CPA, chứng chỉ kế toán viên APC thường được tổ chức vào tháng 12 dương lịch hàng năm
  • Kỳ thi Đại lý Thuế thường được tổ chức 1 năm từ 1 đến 2 lần thi vào khoảng tháng 5, 6 và tháng 10, 11 dương lịch hàng năm.

2.2 Điểm khác nhau giữa chứng chỉ APC và chứng chỉ CPA, Chứng chỉ Đại lý thuế

Chứng chỉ hành nghề kế toán 2023 ai cấp năm 2024

Trên đây là bảng phân tích sự giống và khác nhau giữa 3 chứng chỉ hành nghề quyền lực của kế toán. Nếu bạn dự định thi chứng chỉ hành nghề Đại lý Thuế, chứng chỉ CPA, chứng chỉ APC có thể cân nhắc tham khảo khóa ôn thi chứng chỉ uy tín tại VisioEdu.

Ngày 20 tháng 6 năm 2023, Cục Quản lý Giám sát Kế toán, Kiểm toán – Bộ Tài chính có ra Thông báo số 04/TB-QLKT vềTài liệu học, ôn thi cấp chứng chỉ Kiểm toán viên, Kế toán viên năm 2023.

Tài liệu được biên soạn, thẩm định bởi các chuyên gia của Bộ Tài Chính, giảng viên các Trường đại học lớn và đã được Bộ Tài Chính phê duyệt lưu hành.

Chứng chỉ hành nghề kế toán 2023 ai cấp năm 2024
Bạn có quan tâm nghiên cứu, ôn thi xin mời tham khảo tài liệu ở trang web Bộ Tài Chính. Webketoan cũng có đăng tải trên thư viện ở đây:

CĐ 1 – Pháp luật về kinh tế và Luật Doanh nghiệp

CĐ 2 – Tài chính và Quản lý tài chính nâng cao

CĐ 3 – Thuế và Quản lý thuế nâng cao

CĐ 4 – Kế toán tài chính, Kế toán quản trị nâng cao

CĐ 5 – Kiểm toán và Dịch vụ đảm bảo nâng cao

CĐ 6 – Phân tích hoạt động tài chính nâng cao

CĐ 7 – Ngoại ngữ (Tiếng Anh)

Các bạn tham khảo thêm quy định về thi cấp chứng chỉ hành nghề Kế toán viên và Kiểm toán viên, cũng như quy định về đăng ký và quản lý hành nghề dịch vụ Kế toán:

Quy chế về thi cấp chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên

Quy định về đăng ký hành nghề kế toán

Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

Quy định cập nhật kiến thức hàng năm cho nhân viên kế toán

Quy chế kiểm tra định kỳ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán

Webketoan hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn có định hướng theo hành nghề độc lập.