Cơ khí tự động hóa là gì

  • Tự động hóa là gì?
  • 1. “Ngành Công nghiệp tự động hóa bão hòa rồi” có đúng hay không?
  • 2. Mức lương trung bình “ngành công nghiệp tự động hóa”?
  • 3. Học ngành tự động hóa có cần mua máy tính laptop không?
  • 4. Các công việc sau khi tốt nghiệp ngành Tự động hóa
  • 5. Lập trình máy CNC và đứng máy CNC khác nhau như nào?
  • 6. Học thiết kế chế tạo và điều khiển robot ở đâu?
  • 7. Lập trình máy ở Nhật khác Việt Nam thế nào?
  • 8. Muốn làm kỹ sư vận hành nhà máy nhiệt điện học tự động hóa có đúng không?
  • 9. Kỹ sư tự động hóa thường làm ở vị trí nào
  • 10. Mỗi công ty công nghiệp chỉ cần 1 người làm công việc tự động?
  • 11. Kết nối và giám sát 2 trạm với 2 mạng LAN riêng biệt bằng 1 trạm trung tâm.
  • CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LỰC VIỆT

Tự động hóa là gì?

Theo Wikipedia, Tự động hóa còn được gọi là Điều khiển tự động. Đây là từ để mô tả các công nghệ được ứng dụng nhằm làm giảm sự can thiệp của con người vào các quy trình. (Thường là quy trình sản xuất). 

Ví dụ của tự động hóa trong đời sống và sản xuất:

  • Hệ thống điều khiển máy móc, robot công nghiệp để thực hiện các công việc được lặp trình sẵn.
  • Xe tự hành, xe ô tô không người lái…
  • Hệ thống vận hành nồi hơi, lò xử lý nhiệt…

Dưới đây là các câu hỏi mà VCC nhận được về Tự động hóa. Chúng tôi cập nhật liên tục khi có câu hỏi mới gửi về. Nếu bạn có câu hỏi nào liên quan, hãy để lại bình luận hoặc gửi email cho VCC nhé!

1. “Ngành Công nghiệp tự động hóa bão hòa rồi” có đúng hay không?

Câu trả lời: Không đúng. Việt Nam đang hướng tới công nghiệp hóa toàn phần, thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài khá nhiều. Vì vậy, số lượng công việc về ngành này vẫn đang gia tăng mạnh mẽ. Có thể thấy Ngành Tự động hóa đang là lựa chọn hàng đầu của các bạn học sinh, sinh viên.

Tự động hóa trong sản xuất khởi nguồn từ các cuộc cách mạng công nghiệp. Xuất hiện đầu tiên trong Cuộc CM Công nghiệp lấn thứ 2, Công nghiệp Tự động hóa đã phát triển mạnh mẽ cho tới nay. Nó đã tạo ra những công việc như theo dõi máy móc làm việc, vận hành máy móc bằng các thuật toán, phần mềm máy tính.

Kỹ sư tự động hóa đảm bảo hệ thống máy móc hoạt động trơn tru, kịp thời phát hiện sai sót của máy móc để sửa chữa kịp thời. Ngoài ra công việc còn có bảo dưỡng, bảo trì hệ thống như máy cnc, hệ thống điện,… Chưa kể những công việc thiết kế, lắp ráp để tạo ra những máy tự động, thiết bị tự động hỗ trợ công nghiệp sản xuất.

Nếu cảm thấy thích thú với máy móc thì bạn đừng chần chừ mà hãy tham gia ngành này ngay nhé.

2. Mức lương trung bình “ngành công nghiệp tự động hóa”?

Chắc hẳn các bạn đã quen thuộc với câu: “Có làm thì mới có ăn…”. Bạn làm giỏi, làm tốt, lương bạn sẽ cao. Đa số sẽ là như vậy, 1 số trường hợp tự cho là mình giỏi thì không tính nhé.

Mức lương khởi điểm khi bạn mới ra trường sẽ phụ thuộc 1 phần vào trình độ học. Trình độ ở đây là giá trị tấm bằng Đại học, Cao đẳng hay học nghề. Cộng thêm kinh nghiệm bạn tích lũy được trong quá trình học. Không cần quá vội vàng tìm đơn vị thực tập khi bạn mới năm 3. Tận dụng tối đa thời gian đi thực tập là được rồi. Bạn nào có khả năng hoặc may mắn được thực tập sớm hơn thì càng tốt.

Đừng chê bai môi trường học việc hay trợ cấp mà bạn nhận được. Cái quan trọng mà bạn cần quan tâm là bạn học được cái gì từ môi trường đó. Nó có được coi là kinh nghiệm việc làm hay kiến thức thực tế để bạn viết vào JD hay không?

Mức lương trung bình của ngành tự động hóa là?

Trung bình theo khảo sát mức lương trong nước cho sinh viên mới ra trường là từ 5-10 triệu/tháng. Lương sẽ tăng dần theo thời gian và kinh nghiệm của bạn.

Còn đối với nước ngoài, như thị trường Nhật Bản mà rất nhiều sinh viên có mong muốn được đặt chân tới, thì lương có thể lên tới 200.000 Yên/tháng, tương đương khoảng 42 triệu/ tháng. Hiện nay nhiều trường đại học kỹ thuật liên kết trực tiếp với các doanh nghiệp tại Nhật Bản, nên cơ hội khá nhiều cho những bạn có điều kiện và may mắn.

3. Học ngành tự động hóa có cần mua máy tính laptop không?

Trả lời: Có. Trong quá trình học thì cần, còn sau đi làm thì công ty sẽ cấp. Máy thì các bạn nên sử dụng máy có cấu hình cao, có thể tham khảo core i5 ram 8G trở lên. Hoặc các bạn có thể hỏi trực tiếp giáo viên giảng dạy tham khảo nhé.

4. Các công việc sau khi tốt nghiệp ngành Tự động hóa

Càng ngày càng có nhiều công việc liên quan tới ngành công nghiệp tự động hóa, điện tử,… với nhiều tên gọi khác nhau. 

– Thiết kế mạch điện tử, tủ điều khiển công nghiệp trong các hệ thống, dây chuyền tự động, nhà thông minh,… (bao gồm phần cứng và phần mềm, PLC và vi điều khiển).

– Đọc hiểu bản vẽ công nghiệp, lắp đặt, vận hành, sữa chữa, bảo dưỡng hệ thống máy móc, dây chuyền tại các phân xưởng sản xuất (công nghệ SMT trong sản xuất, lắp ráp mạch điện tử; dây chuyền sản xuất nước giải khát, chế biến sữa, thực phẩm; dây chuyền sản xuất công nghiệp nặng như sản xuất gạch ngói, xi măng;…, tự động hóa trong các chung cư, tòa nhà, nhà máy điện (TĐH trong hệ thống điện).

– Kỹ sư sản xuất, kỹ sư công đoạn, kỹ sư phân tích lỗi, kỹ sư thiết kế, kỹ sư chất lượng,…Mục 1, 2 gọi chung là Kỹ sư ngành tự động hóa. Và bổ trợ cho mục 3 (thường sẽ nhàn tay chân hơn).

Cơ khí tự động hóa là gì
Chia sẻ của bạn sinh viên đã ra trường về ngành Tự động hóa

5. Lập trình máy CNC và đứng máy CNC khác nhau như nào?

– Lập trình máy CNC (máy gia công được điều khiển thông qua lệnh của máy tính) là công việc sử dụng trí óc, hiểu ý đồ của khách hàng, và viết câu lệnh cho máy thực hiện các thao tác, tạo ra sản phẩm theo đúng yêu cầu đặt hàng.

– Nhân viên đứng máy CNC hay còn gọi là công nhân vận hành máy CNC là công việc thực hiện sau khi đã lập trình và test hoàn thiện. Nhân viên đứng máy sé điều chỉnh máy, theo dõi máy vận hành, nếu có trụ trặc hay lỗi thì điều chỉnh để hoàn thiện sản phẩm.

Tuy nhiên, không nên phân biệt 2 công việc này rõ ràng, cả 2 công việc đều cần hiểu các mã lệnh của máy. Những lập trình CNC giỏi cũng đi lên từ công việc đứng máy CNC. Như Bác Hồ có dặn “Học phải đi đôi với hành”, thì việc đứng máy chính là thực hành, khi đã thành thạo thao tác máy thì bạn cũng thuộc ngôn ngữ máy, từ đó trình độ lập trình cũng tăng lên. 

Có sự chênh lệch về môi trường làm việc và chế độ lương giữa 2 công việc này. Người lập trình sẽ được ngồi bàn máy tính, điều hòa mát lạnh, lương cũng cao hơn. Nhưng đảm bảo bản thiết kế và lập trình không sai sót. Thiết kế cần đầu óc sáng tạo, kỹ thuật hoàn chỉnh… Còn thường thì đứng máy làm theo ca môi trường nóng nực, cực hơn lương lại không cao. 

6. Học thiết kế chế tạo và điều khiển robot ở đâu?

Một bạn có hỏi: “Em chào mấy anh chị ạ. Em năm nay 2k3 đang dự định học điện tự động ạ. Em học vì thích được điều khiển cánh tay robot, lập trình và điều khiển ạ. Em kh bít hiện thì có phổ biến việc làm như thế không ạ. Cho e xin ít review về các trường ngoài bách khoa đào tạo ok ạ. Em xin cảm ơn.”

Tổng hợp câu trả lời cho bạn: Ngành điện tự động đòi hỏi tư duy logic, ngoại ngữ và kỹ năng chuyên môn cao. Trong xu hướng công nghiệp tự động hóa như hiện nay thì tỉ lệ có việc làm khá cao. Tuy nhiên, ngành nào cũng vậy, nếu bạn thật sự giỏi thì cơ hội việc làm tốt sẽ cao hơn. Việc làm tốt ở đây là tốt trong môi trường, chế độ và đúng chuyên ngành bạn mong muốn.

Có khoảng 8 trường đại học đào tạo kỹ sư ngành điều khiển và tự động hóa, khoảng gần 30 trường đào tạo cử nhân cũng chuyên ngành đó. Một trường có thể đào tạo hàng trăm, nghìn sinh viên mỗi năm, bạn thử tính xem mức độ cạnh tranh cao hay không?

Cơ khí tự động hóa là gì
Lập trình và điều khiển Robot cũng thuộc ngành công nghiệp tự động hóa

Trong các nhóm ngành kỹ thuật thì tự động hóa là ngành đáng cân nhắc trong việc lựa chọn công việc cho sau này. Các dây chuyền dùng robot hiện tại thì đa số là doanh nghiệp nước ngoài triển khai, nên việc giao tiếp tốt Tiếng Anh sẽ giúp các bạn tiến thêm 1 bước gần hơn tới việc làm. Ngoài trường Đại học Bách Khoa thì có nhiều trường khác có chuyên ngành điện điện tử, tự động hóa, cơ điện tử, Robot và trí tuệ nhân tạo. Ví dụ như trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Bạn có thể tìm “Danh sách các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa” tham khảo thêm nhé.

7. Lập trình máy ở Nhật khác Việt Nam thế nào?

Bạn M.T.A hỏi: “Mọi người cho em hỏi chút với ạ! Ở Việt Nam lập trình CNC bắt buộc phải biết và dùng các phần mềm ví dụ như Master cam ạ? Nếu không dùng phần mềm thì có thể làm được không ạ? Hiện tại em đang làm ở Nhật, và công ty thì không dùng phần mềm gì cả, viết program trực tiếp vào máy hoặc đưa program từ usb hoặc thẻ nhớ vào. Các bác hiện tại đang làm có kinh nghiệm có thể chia sẻ cho em để em hiểu rõ hơn được không ạ! Em xin chân thành cảm ơn!”

Cơ khí tự động hóa là gì

Gửi câu trả lời tới bạn: Công việc lập trình máy ở Việt Nam không bắt buộc sử dụng các phầm mềm. Tuy nhiên, tuỳ theo tính chất công việc và công ty bạn làm mà dùng code tay hay phần mềm. Viết code tay hay phần mềm đều có ưu và nhược điểm của nó. Dùng phần mềm thì sẽ tối ưu và có lợi thế hơn. Vì thế mà các phần mềm như Mastercam, Cimatron, NX… nhiều công ty chỉ dùng để làm những chi tiết đòi hỏi độ chính xác cao và những chi tiết phức tạp.

Trong trao đổi thì ý của bạn đặt câu hỏi muốn nói lập trình tay là nhìn bản vẽ rồi lập trình trên máy tính rồi cóp sang USB. Sau đó chuyển vào máy CNC. Hoặc cách khác là lập trình thẳng trên máy CNC không qua phần mềm lập trình trên máy tính. Đây là những gì mà người lập trình máy thực hiện khi chưa có phần mềm. Cách làm này khá nhanh và tiện lợi, câu lệnh cũng ngắn gọn hơn dùng phần mềm.

Tuy nhiên, lĩnh vực tiện thì lập trình tay đơn giản, còn với lĩnh vực phay cần 3D thì dùng phần mềm sẽ hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Ví dụ sản phẩm hình thù đơn giản viết chương trình bằng tay 2,3 dòng là xong, nếu dùng phần mềm thì phải vẽ hình, chuyển qua phần mềm, sau đó qua cimco mô phỏng, chuyển sang usb rồi cắm vào máy để chuyển chương trình vào máy, phức tạp và tốn thời gian hơn.

8. Muốn làm kỹ sư vận hành nhà máy nhiệt điện học tự động hóa có đúng không?

Bạn NVC gửi mail hỏi: “Ad ơi cho em hỏi: Ngành tự động hóa bây giờ có hot và cần nhân lực trong 5 năm tới không ạ? Em sinh năm 2003. Cho e hỏi là những trường nào đào tạo tốt ngành tự động hóa ạ? Muốn làm Kĩ sư vận hành nhà máy nhiệt điện học tự động hóa có phải là đúng ngành chưa ạ? Mong ad trả lời ☺️”

Mình đã trả lời mail cho bạn và cũng cập nhật để những bạn khác biết. Ý hỏi thứ nhất, các bạn có thể kéo lên câu đầu tiên. Mình có nói rằng ngành Tự động hóa vẫn đang là xu hướng hàng đầu do cả thế giới đang hướng tới tự động hóa. 5 năm hay 10 năm tới, ngành công nghiệp đều cần nhân lực có năng lực.

Tuy nhiên, bạn đang có ý định làm kỹ sư vận hành nhà máy nhiệt điện, thì bạn học ngành kỹ thuật nhiệt mới đúng ngành bạn nhé. Trong ngành kỹ thuật nhiệt có đào tạo về tự động hóa, nhưng chỉ 1 phần thôi. Công việc ngành này cũng rộng mở, nhưng sẽ phải đi lại nhiều vì các nhà máy nhiệt điện thường ở các vùng biển.

Cơ khí tự động hóa là gì
Nhà máy nhiệt điện ở Quảng Ninh

1 số trường hàng đầu đào tạo về ngành kỹ thuật nhiệt:

– Khu vực miền Bắc: Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc), Đại học Điện lực.

– Khu vực miền Trung: Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, Đại học Nha Trang, Đại học Vinh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng, Đại học Công nghiệp Vinh.

– Khu vực miền Nam: Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Nông lâm TP.HCM, Đại học Công nghiệp TP.HCM, Đại học Văn Lang, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long.

9. Kỹ sư tự động hóa thường làm ở vị trí nào

Ngành Tự động hóa trong thời đại 4.0 phù hợp với những người đam mê kỹ thuật, óc sáng tạo và luôn tiếp thu những kiến thức mới.Kỹ sư tự động hóa là ngành học “hot” theo nhận định của nhiều chuyên gia. Hiện tại, ngành này đang thiếu nguồn nhân lực, thu nhập bình quân cao và cơ hội việc làm rộng mở.

Một số vị trí việc làm phù hợp với kỹ sư tự động hóa:

– Kỹ sư tự động hóa thiết kế hệ thống cơ khí, thiết kế điện điều khiển cho các máy tự động tại các nhà máy chế tạo về tự động hóa

– Kỹ sư tự động hóa điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy sản xuất.

– Quản lý, vận hành, bảo trì các hệ thống tự động hóa, robot công nghiệp trong các dây chuyền sản xuất tự động như: dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử, lắp ráp ô tô, robot hàn tự động, robot lắp ráp linh kiện điện tử…

– Nhân viên Kinh doanh thiết bị công nghiệp, tư vấn kỹ thuật cho các công ty lĩnh vực điều khiển và tự động hoá trong và ngoài nước

– Nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điều khiển và tự động hoá.

10. Mỗi công ty công nghiệp chỉ cần 1 người làm công việc tự động?

Bạn N.V.Q gửi mail cho VCC và hỏi: “Cho em hỏi có phải là mỗi công ty bây giờ chỉ cần 1 người làm công việc điều khiển tự động hoá phải không ạ. Như vậy cơ hội việc làm không nhiều phải không ạ?”

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới VCC. Với câu hỏi của bạn, mình đang hiểu theo hướng: bạn lo lắng máy móc tự động hóa thay thế lao động đúng ko nhỉ?

Tự động hóa là khái niệm chung chỉ những công việc có thể sử dụng máy móc thay thế con người, nhưng không phải tất cả nhé. Trong câu số 4 và số 9 mình có nói về những công việc sau khi học ngành tự động hóa, ko biết bạn đã đọc chưa? Có khá nhiều công việc liên quan đến tự động hóa đó bạn.

Thêm nữa, nếu 1 công ty chỉ có 1 kỹ sư tự động hóa, thì anh ấy phải làm rất nhiều việc. Từ việc lên kế hoạch bảo trì bảo dưỡng, vận hành máy móc, thậm chí là lắp đặt…

Nên không có chuyện 1 người làm điều khiển tự động hóa đâu bạn nhé. Cơ hội việc làm cũng rất nhiều. Nếu các công ty đã ứng dụng các thiết bị tự động hóa, thì sẽ có xu hướng phát triển thành nhà máy thông minh, cơ hội cho các lao động trí thức cao như kỹ sư là rất nhiều bạn nhé.

11. Kết nối và giám sát 2 trạm với 2 mạng LAN riêng biệt bằng 1 trạm trung tâm.

Các bác cho em hỏi, giả sử em có 2 trạm, 1 trạm ở Đồng Nai, 1 ở Long An, mỗi trạm đều có 1 cụm mạng LAN riêng. Làm thế nào để 1 trạm trung tâm đặt ở Thủ Đức có thể giám sát được 2 trạm kia ạ?

Tổng hợp lại các gợi ý cho bạn từ các anh trong Group Tự động hóa: 

Anh Đ.T.H là CEO & Founder tại Máy và tự động hóa ngành bao bì, từng học tại Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ:

Có rất nhiều giải pháp, miễn phí xài DUC-No iP, DDNS. Anh đã thử thành công từ 10 năm trước. Mục đích là địa chỉ các trạm cần thu thập dữ liệu phải được cập nhật liên tục. Hoặc phải liên tục đẩy dữ liệu lên server hoặc tự biến mình thành server và được quản lý bởi một DNS.

Một cách nữa là sử dụng VPN tunel, biến địa chỉ của 2 mạng Lan bất kỳ thành hai địa chỉ trong cùng một mạng Lan ảo.

Update: 10/08/21 ngành công nghiệp tự động hóa