Có nên diệt tủy răng không

Đặt thuốc diệt tủy răng có phải biện pháp tối ưu và có nên không luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tủy răng là bộ phận quan trọng chứa nhiều mạch máu và thần kinh nằm ở giữa răng. Chức năng của tủy răng là cung cấp dinh dưỡng cho răng, nhưng khi tủy răng bị viêm sẽ gây đau nhức, khó chịu. Để loại bỏ cơn đau nhức nhiều người đã tiến hành đặt thuốc, lấy tủy… Vậy đâu là giải pháp tốt nhất?

Có nên diệt tủy răng không
Đặt thuốc diệt tủy răng có bên không?

Khi nào cần điều trị tủy răng?

Tủy răng mặc dù là bộ phận có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho răng. Tuy nhiên, khi tủy gặp phải các vấn đề dưới đây thì nên điều trị càng sớm càng tốt.

+ Răng bị lung lay, đau nhức âm ỉ kéo dài.

+ Răng bị đau nhức liên tục, đau giật cấp theo nhịp tim về đêm.

+ Răng đau nhức và có dấu hiệu xuất hiện mụn mủ dưới chân răng.

+ Răng bị vỡ lớn làm lộ tủy và viêm tủy nên cần phải điều trị ngay.

Khi tủy răng gặp các vấn đề trên đây thì nên điều trị sớm. Như vậy sẽ giúp loại bỏ các cơn đau và giúp bạn thoải mái hơn. Hiện nay, điều trị tủy có nhiều phương pháp khác nhau như: Đặt thuốc diệt tủy răng, lấy tủy…

Thuốc diệt tủy răng là gì?

Thuốc diệt tủy răng là loại thuốc thường có thành phần là Asen (Arsenic Thạch Tín). Asen là một chất cực độc nên khi sử dụng để diệt tủy răng sẽ có tác dụng sau 24 – 48 giờ sử dụng.

Thông thường, hiện nay thuốc diệt tủy răng được chia thành 2 loại gồm:

Là loại thuốc mà thành phần chủ yếu là các chất như Anhydrid Arsenic, Cocain hydrochorid, Phenol.

– Thuốc diệt tủy răng không chứa Arsenic

Dù không chứa chất độc như Arsenic nhưng loại thuốc diệt tủy răng này gồm các thành phần như: Paraformaldehyde, Dicain, Dinatri etylen diamin tetraacetal, Phenol.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, không phải trường hợp viêm tủy răng nào cũng nên và cần sử dụng thuốc diệt tủy răng. Thông thường, việc điều trị tủy còn phụ thuộc vào mức độ và tình hình bệnh lý. Do đó, với những trường hợp tủy đã chết hoàn toàn thì lúc này cần tiến hành lấy tủy.

Có nên diệt tủy răng không
Có nên dùng thuốc diệt tủy răng?

Với những trường hợp chưa chết tủy hoặc chết tủy một phần thì thường chỉ định đặt thuốc diệt tủy. Thuốc diệt tủy sẽ được bác sĩ tiến hành đặt vào buồng tủy bị viêm không thể tự phục hồi. Sau vài ngày, thuốc diệt tủy sẽ ngấm vào mô tủy và làm chết tủy.

Tuy nhiên, vì mất vài ngày mới có thể làm chết tủy nên thuốc này trong quá trình phát huy tác dụng thường gây ra những biến chứng khó lường.

Vậy đặt thuốc diệt tủy răng gây ra những biến chứng gì?

– Sử dụng nếu sơ ý nuốt phải có thể gây viêm họng và gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, hệ hô hấp.

– Đặt thuốc diệt tủy răng có thể là nguyên nhân gây đau buốt kéo dài. Đồng thời còn gia tăng hiện tượng viêm nhiễm trong khoang miệng.

– Nếu sử dụng thuốc diệt tủy răng quá nhiều, thuốc lan ra bên ngoài sẽ gây tổn hại đến mô mềm xung quanh. Từ đó gây ra các bệnh lý như viêm nướu, viêm quanh răng.

Như vậy có thể thấy, thuốc diệt tủy răng có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm. Chính vì vậy, tốt nhất khi tủy răng bị viêm các bạn tới trực tiếp nha khoa để được bác sĩ khám và chỉ định.

Viêm tủy răng nên chữa bằng phương pháp nào tốt nhất?

Thực tế, khi bị viêm tủy răng thông thường bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy răng và hàn trám hoặc bọc sứ lại. Như vậy, vừa đảm bảo hiệu quả nhanh chóng và an toàn.

>> Xem thêm: Chữa tủy răng có đau không? Các trường hợp cần chữa tủy?

Vậy quy trình điều trị tủy răng như thế nào?

– Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng răng miệng và chỉ định chụp X – quang. Sau đó, dựa vào kết quả mà tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

– Bước 2: Gây tê

Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng lượng thuốc gây tê thích hợp ngay tại vị trí răng viêm tủy. Việc này giúp bệnh nhân không còn đau đớn và thoải mái trong quá trình điều trị.

Có nên diệt tủy răng không
Quy trình điều trị tủy răng

– Bước 3: Tiến hành chữa tủy

Bác sĩ sẽ dùng một mũi khoan chuyên dụng và khoan một đường nhỏ trên thân răng thông xuống ống tủy. Tiếp đó, hút sạch những mô tủy bị viêm và rửa sạch lại ống tủy. Sau đó, chụp lại ống tủy xem còn tủy viêm không.

– Bước 4: Trám bít ống tủy

Sau khi hút hết tủy viêm thì bác sĩ sẽ trám bít ống tủy vĩnh viễn bằng vật liệu trám bít chuyên dụng.

– Bước 5: Hẹn lịch tái khám

Hoàn thành xong, bác sĩ sẽ kiểm tra lại và hẹn lịch tái khám đối với bệnh nhân.

Như vậy là đã hoàn thành các bước điều trị tủy răng. Lúc này, bạn sẽ không còn cảm giác đau nhức hay khó chịu nữa. Tuy nhiên, chữa tủy xong cần chú ý chăm sóc và vệ sinh răng miệng cẩn thận.

Chữa tủy răng xong cần lưu ý những gì?

– Ăn uống hợp lý

Thông thường, sau khi chữa tủy thì răng sẽ giòn, dễ vỡ và dễ đổi màu hơn. Do đó, để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cho răng thì bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý. Không nên ăn đồ ăn quá cứng, quá chua cay, ngọt…

Ngoài ra, bạn nên cân nhắc bọc răng sứ để tăng tính thẩm mỹ và đảm bảo chức năng ăn nhai cho răng.

– Vệ sinh răng miệng đúng cách

Thực hiện vệ sinh răng miệng đều đặn 2 – 3 lần/ngày và đúng cách. Có thể dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn mắc trong kẽ răng.

Với những thông tin được cung cấp trên đây, hy vọng đã giúp các bạn biết được có nên đặt thuốc diệt tủy răng hay không. Đồng thời, tìm được phương pháp điều trị tủy răng tốt nhất hiện nay.

Có nên diệt tủy răng không


Posted in Điều trị tủy răng

Có nên lấy tủy răng không? Diệt tủy răng có hại, nguy hiểm hay ảnh hưởng gì không luôn là vấn đề khiến nhiều khách hàng băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn thấy được những lợi ích cũng như mặt trái khi hút tủy răng.

1. Lấy tủy răng có tốt không? Có nên diệt tủy không?

Nhiều khách hàng khi biết răng tủy răng là nguồn sống duy nhất của 1 chiếc răng, do vậy rất lo sợ & thắc mắc không biết có nên diệt tủy răng không?

Các bác sĩ cho biết, bác sĩ thường chỉ yêu cầu điều trị tủy răng trong một số trường hợp nhất định, ví dụ như sâu răng ăn vào tủy, viêm nhiễm tủy, bọc sứ để chữa hô,….

Do vậy nếu bác sĩ đã yêu cầu thì đồng nghĩa với việc bạn nên chữa tủy. Ví dụ trong trường hợp tủy răng bị viêm gây đau nhức, nếu không hút tủy ra thì cơn đau sẽ mãi mãi theo đuổi bạn không dứt.

Nếu để lâu, vùng tủy bị viêm nhiễm có thể lây lan sang các khu vực khác, từ đó gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Những lúc như vậy, chỉ với thao tác rút tủy răng đơn giản là khách hàng đã dứt cơn đau nhức & trở lại cuộc sống bình thường.

Vì thế bạn chỉ cần nhớ 1 điều rằng: Nếu bác sĩ yêu cầu lấy tủy răng thì bạn nên thực hiện. Bác sĩ sẽ không bao giờ yêu cầu làm dịch vụ có hại cho sức khỏe của bạn.

2. Lấy tủy răng có nguy hiểm không?

Với phương pháp lấy tủy răng, bác sĩ sẽ can thiệp vào sâu bên trong răng & phải rút sạch toàn bộ phần tủy sống đang kết nối với mạch máu của cơ thể. Chính vì vậy rất nhiều khách hàng lo lắng không biết lấy tủy răng có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia nha khoa, nếu được các bác sĩ nội nha chuyên sâu có kinh nghiệm & tay nghề vững vàng điều trị thì lấy tủy răng hoàn toàn không nguy hiểm.

Lâu nay chúng ta vẫn nghĩ 1 bác sĩ nha khoa có thể làm tất cả mọi việc liên quan tới răng. Điều đó là không sai nhưng chỉ đúng với các bác sĩ xuất sắc, có ít nhất 25 – 30 năm kinh nghiệm.

Còn tại các nha khoa, đặc biệt là các hệ thống nha khoa lớn đều có phân mảng rõ ràng bác sĩ làm về nội nha, bác sĩ làm về thẩm mỹ, bác sĩ implant,…

Do vậy một bác sĩ nội nha luôn có tỷ lệ điều trị tủy an toàn, không biến chứng cao hơn rất nhiều so với những bác sĩ khác.

Ngược lại nếu bạn diệt tủy tại các nha khoa tư nhân kém chất lượng, tỷ lệ rủi ro gặp các biến chứng sau khi chữa tủy sẽ rất cao.

3. Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không?

Lấy tủy răng tuy là kỹ thuật rất quan trọng & cấp thiết trong một số trường hợp. Thế nhưng dù sao tủy răng cũng được coi là “trái tim” của 1 chiếc răng, do vậy ít nhiều sau khi chữa tủy sẽ có những ảnh hưởng nhất định

3.1 Răng dễ mẻ, nứt nếu không được bọc răng sứ sớm

Tủy răng sau khi bị rút ra sẽ khiến cấu trúc răng trở nên yếu hơn. Do không còn được kết nối với mạch máu, vì vậy răng sẽ giòn hơn & dễ vỡ hơn

Nếu không được bọc bảo vệ bằng sứ, răng thật khi tiếp xúc với các thực phẩm cứng sẽ có nguy cơ bị vỡ, gãy. Càng về già thì tỷ lệ hỏng răng thật lại càng cao.

3.2 Làm xỉn màu răng

Răng sau khi bị hút tủy sẽ bị cô lập với nguồn dưỡng chất duy trì sự sống, do vậy răng được coi như là đang “mất dần”.

Cũng giống như nhiều bộ phận khác trên cơ thể, khi bị yếu đi thì sẽ có sự thay đổi màu sắc, vì vậy bạn sẽ nhận thấy chiếc răng đã chữa tủy trở nên xỉn màu hơn.

Tuy nhiên vấn đề này cũng không quá đáng sợ & dễ dàng có thể khắc phục bằng cách tẩy trắng hoặc bọc sứ.

3.3 Ảnh hưởng đến xoang mũi

Một vài trường hợp hiếm có khi lấy tủy răng ở hàm trên có thể gây tác động tới xoang mũi. Do tủy răng tại 1 vài vị trí răng hàm trên có kết nối tới xoang mũi, vì thế khí từ vật liệu hàn răng sau khi chữa tủy có thể bốc lên và thẩm thấu vào xoang mũi.

Kết quả là bạn sẽ cảm thấy vị hơi mặn mặn trong mũi, thậm chí có thể dẫn tới nhức đầu hoặc tắc mũi. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ không kéo dài lâu, sau khoảng 1 – 2 tuần sẽ tự động biến mất.

3. Làm sao để phòng tránh ảnh hưởng sau khi lấy tủy răng

Nhìn chung vấn đề lớn nhất sau khi chữa tủy là ngăn không để thực phẩm, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong răng. Do vậy khi hút tủy răng xong, bác sĩ sẽ khuyến cáo khách hàng nên hàn trám hoặc bọc sứ lại.

3.1 Hàn trám răng

Bác sĩ sẽ sử dụng một vài loại vật liệu hàn nha khoa như Composite, GIC,… để lấp đầy lỗ ống tủy và khoang sâu trên bề mặt răng.

Vật liệu trám hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi sâu răng, axit,… nên chỉ cần bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật, miếng trám được bịt kín thì hoàn toàn không phải lo lắng sau khi diệt tủy răng có hại không.

Tuy nhiên vật liệu hàn răng lại thường có độ bền không cao, vì thế cứ sau khoảng 4 – 5 năm thì khách hàng phải đi trám lại 1 lần.

3.2 Bọc răng sứ

Răng yếu đi là ảnh hưởng được nhiều người quan tâm nhất sau khi diệt tủy răng. Do vậy bọc răng sứ từ lâu đã được coi là phương án khắc phục tốt nhất.

Một chiếc mão răng giả làm từ sứ sẽ bao bọc lấy thân răng thật, từ đó răng tự nhiên hoàn toàn không tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Vì vậy răng thật sẽ được bảo vệ toàn diện và mãi mãi.

Do được làm từ chất liệu sứ & trang bị nhiều công nghệ hiện đại nên răng sứ có tuổi thọ rất cao. Nếu xét về độ cứng, độ bền thì còn lớn hơn răng thật tới 10 lần.

4. Địa chỉ lấy tủy răng an toàn không nguy hiểm

Để tránh những tác hại, ảnh hưởng và nguy hiểm từ việc lấy tủy răng thì bạn nhất thiết phải chọn được bác sĩ điều trị uy tín.

Tại mỗi chi nhánh của Hệ thống Nha Khoa Paris, chúng tôi đều có từ 1 – 2 bác sĩ chuyên điều trị nội nha tức trục trong suốt thời gian làm việc.

Những bác sĩ nội nha tại Nha Khoa Paris đều có kinh nghiệm trên 5 năm & được tuyển chọn rất kỹ lưỡng.Vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm chữa tủy răng an toàn với Nha Khoa Paris.

Ngoài ra chúng tôi luôn cập nhật những công nghệ, xu hướng và kỹ thuật chữa tủy răng mới nhất. Mục tiêu là rút ngắn thời gian rút tủy & triệt tiêu hoàn toàn tỷ lệ rủi ro có thể xảy ra.

Cốt lõi nhất là chúng tôi hoạt động dựa trên sự tín nhiệm & uy tín của thương hiệu. Do vậy mọi vấn đề của khách hàng đều được giải quyết và xử lý hợp tình hợp lý nhất.

Thêm nữa, Nha Khoa Paris luôn chọn những vị trí trung tâm của tỉnh hoặc thành phố. Điều này giúp mọi khách hàng không gặp các vấn đề về khoảng cách, địa lý mà không tiếp cận được dịch vụ của chúng tôi

Qua những chia sẻ về vấn đề lấy tủy răng có ảnh hưởng không? Có hại hay nguy hiểm không? Nha Khoa Paris mong rằng bạn đọc đã hiểu được tầm quan trọng & những rủi ro có thể gặp khi diệt tủy răng.