Có nên dùng lại dầu ăn đã qua sử dụng tái sao?

(HNMCT) - Để tiết kiệm chi phí, nhiều người sử dụng lại dầu ăn đã dùng chiên, rán thực phẩm. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, việc tái sử dụng dầu ăn sẽ làm tăng nguy cơ về tiêu hóa, nguy cơ ung thư, tiểu đường, tim mạch... Do đó, sử dụng dầu ăn cần ghi nhớ:

Không chiên, rán ở nhiệt độ cao: Nhiệt độ chiên, rán thường ở mức 160 -180°C, nếu nhiệt độ cao sẽ làm phá hủy các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, có thể khiến dầu bị cháy, bốc khói và có mùi khét, sản sinh ra các chất gây hại cho sức khỏe.

Không sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần: Nếu sử dụng lại nhiều lần, dầu ăn không chỉ mất hết dưỡng chất mà còn dễ bị ô xy hóa. Để tái sử dụng thì dầu ăn phải được chiên, rán ở nhiệt độ thích hợp, sau khi nguội cần được dùng giấy lọc dầu hoặc vải sạch để lọc bỏ cặn, đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh.

Tuy nhiên, không nên sử dụng lại dầu ăn quá 3 lần. Không sử dụng dầu ăn đã đổi màu hay có mùi hôi. Dù dầu vẫn còn màu vàng và không có mùi nhưng nếu đã qua thời gian quá lâu thì cũng không sử dụng lại.

Bảo quản và sử dụng dầu ăn đúng cách: Dầu ăn cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, cách xa nguồn nhiệt và ánh sáng, đậy kín chai sau mỗi lần dùng.

Nên ăn đa dạng các loại dầu như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu cám gạo, dầu ô liu... Cũng cần lưu ý sử dụng dầu ăn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Mục lục

  • 1. Vì sao không nên dùng lại dầu ăn đã qua sử dụng cho chế biến thực phẩm
    • 1.1 Dầu mỡ động thực vật cần thiết cho cơ thể như thế nào?
    • 1.2 Dầu mỡ động thực vật dùng chế biến thực phẩm sao cho an toàn
  • 2. Xử lý dầu ăn đã qua sử dụng thân thiện với môi trường

1. Vì sao không nên dùng lại dầu ăn đã qua sử dụng cho chế biến thực phẩm

Các nghiên cứu cho thấy, dầu ăn đã qua sử dụng hay dầu ăn khi đun đi đun lại nhiều lần ở nhiệt độ cao sẽ bị ôxy và polyme hóa nên mất dinh dưỡng, nguy hiểm hơn, khi thức ăn bị cháy đen trong môi trường dầu sẽ trở thành cặn cacbon, là nguyên nhân gây bệnh ung thư, tim mạch, bệnh Parkinson, mất trí và những bệnh liên quan đến gan.

Bên cạnh việc gây tác hại rất xấu đến sức khỏe con người, việc thải dầu ăn đã qua sử dụng ra môi trường cũng gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí. Trong khi đó, dầu ăn đã qua sử dụng có thành phần tương tự như dầu thực vật, rất phù hợp để ứng dụng làm nguồn sinh khối cho chế tạo nhiên liệu sinh học.

1.1 Dầu mỡ động thực vật cần thiết cho cơ thể như thế nào?

Dầu được chiết xuất từ thực vật hay mỡ động vật cung cấp chất béo cần thiết cho cơ thể đồng thời chứa lượng lớn calo. Việc lựa chọn dầu mỡ với liều lượng phù hợp khi chế biến thực phẩm là hết sức cần thiết để đảm bảo sức khoẻ và phù hợp theo nhu cầu đặc thù của mỗi người, mỗi gia đình.

Trước đây, mỡ heo (mỡ lợn), mỡ cừu hay các loại mỡ động vật khác được sử dụng phổ biến trong các gian bếp vì giá thành thấp, món ăn được chế biến từ mỡ heo có màu sắc đẹp, dậy mùi thơm và ngon hơn so với dầu thực vật. Sử dụng mỡ heo phù hợp tốt cho sức khỏe, tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu, và tốt cho mắt. Bên cạnh đó, các loại mỡ động vật khác như mỡ cá hồi, cá ngừ cũng có chứa nhiều chất béo không no rất tốt cho bộ não của trẻ đặc biệt là trong giai đoạn mang thai và 3 năm đầu đời. Tuy nhiên, sử dụng nhiều mỡ động vật cho người trên 50 tuổi sẽ không tốt bởi nó làm cho hàm lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao dẫn đến đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim mạch.

Nhìn chung, các thành phần chủ yếu của dầu và mỡ được cấu thành từ các axit béo no và không no cùng với các vitamin hoà tan trong chất béo. Trong khi, mỡ heo và mỡ động vật nói chung chứa nhiều axit no bão hoà có khả năng tạo ra cholesterol trong máu thì dầu thực vật chứa các axit béo không no, không tạo ra cholesterol. Để hạn chế cholesterol và phòng ngừa các bệnh tim mạch, dầu thực vật ngày càng được ưa chuộng và dần thay thế mỡ heo để chế biến thức ăn.  Tuy nhiên, chúng ta không nên loại bỏ hoàn toàn mỡ heo trong chế biến thức ăn hằng ngày để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Hơn nữa, những axit béo không no trong dầu thực vật sẽ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao và sinh ra chất độc dễ gây ung thư, còn đối với axit béo đã bão hoà trong mỡ heo thì ổn định hơn khi sử dụng ở nhiệt độ cao.

1.2 Dầu mỡ động thực vật dùng chế biến thực phẩm sao cho an toàn

Một trong các tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp làm thay đổi chất lượng của dầu mỡ phải kể đến là nhiệt độ. Khi chiên, nướng, xào, đa số các món ăn đều được chế biến dưới nhiệt độ khá cao khoảng 150 – 200 độ C. Ở ngưỡng nhiệt độ này, đa số các loại dầu mỡ chuyển từ trạng thái dinh dưỡng sang điểm bốc khói và giải phóng các gốc tự do gây hại cho sức khoẻ. Đặc biệt, trong ngành công nghiệp chế biến thức ăn nhanh, dầu ăn được dùng với nhiệt độ cao trong thời gian dài, chiên đi chiên lại nhiều lần giải phóng acrolein, là loại hoá chất có khả năng gây ung thư và các bệnh mãn tính khác như béo phì, đái tháo đường. Do vậy, cần điều chỉnh nhiệt độ vừa phải khi chế biến thức ăn tại nhà để tránh cháy khét gây biến chất dầu ăn.

Ngoài ra, mỗi loại dầu ăn có dưỡng chất và điểm bốc khói khác nhau. Các loại mỡ động vật như mỡ heo, và dầu thực vật như dầu cọ, dầu cám gạo, dầu đậu nành, dầu hạt cải vì điểm bốc khói của các loại dầu mỡ này khá cao có thể dùng để chiên, nướng thức ăn. Khi dùng ở nhiệt độ thấp hoặc trộn salad có thể dùng dầu olive, dầu dừa, dầu mè…

Trên thực tế, các sản phẩm dầu ăn trên thị trường khá đa dạng bao gồm dầu nguyên chất và dầu hỗn hợp (có thể kết hợp 2 hoặc nhiều loại dầu khác nhau). Vì thế, các sản phẩm cần thể hiện rõ thông tin nhiệt độ được khuyến cáo sử dụng phù hợp cho từng loại sản phẩm.

Mặt khác, mỗi gia đình nên sử dụng đa dạng các loại dầu ăn, tối thiểu là 2 loại dầu ăn để đảm bảo chế biến thức ăn an toàn và đầy đủ dưỡng chất mang lại sức khoẻ tốt nhất cho các thành viên gia đình. Tránh tái sử dụng dầu đã chiên nhiều lần, đồng thời chú ý thu gom dầu ăn đã qua sử dụng và tập kết đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường.

Một điểm lưu ý cuối cùng mà nhiều gia đình ít khi chú ý đến đó là cách xử lý dầu đã qua sử dụng sao cho phù hợp và an toàn với môi trường. Dầu mỡ sau khi dùng cần lọc và tách bỏ cặn, để vào chai lọ sạch không lẫn tạp chất và nước, tập kết tại các điểm thu gom dầu mỡ đã qua sử dụng. Không nên xả thải dầu đã chiên qua ống thoát nước vì dễ gây tắc nghẽn và không thải trực tiếp dầu đã chiên vào môi trường gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm. Các loại dầu mỡ đã qua sử dụng sau khi thu gom với số lượng lớn có thể tái sử dụng làm xà phòng, thức ăn chăn nuôi hoặc tái chế thành nhiên liệu sinh học phục vụ cho vận tải đường bộ và ngành hàng không.

Có nên dùng lại dầu ăn đã qua sử dụng tái sao?

Dầu ăn đã qua sử dụng 

Chúng tôi, công ty Vĩnh Thành Đạt (VTDIMEXCO) đơn vị chuyên xuất khẩu dầu ăn đã qua sử dụng với khả năng cung ứng từ 3.000 – 5.000 tấn mỗi tháng. Chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu và khả năng cung ứng ổn định, lâu dài là những tiêu chí mà Vĩnh Thành Đạt(VTDIMEXCO) đặt lên hàng đầu.

Đăng nhập