Trạm cấp cứu 05 là gì

  Ngày 27/12/2002, xuất phát từ tình hình cấp thiết về công tác cấp cứu và vận chuyển cấp cứu của tỉnh, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 3838/QĐ-UB về việc thành lập Trung tâm vận chuyển cấp cứu 05 [trên cơ sở tách ra từ khoa Vận chuyển cấp cứu 05 thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh]. Đến ngày 01/08/2009, được đổi tên thành Trung tâm Vận chuyển cấp cứu 115. Và ngày 27/5/2014 được đổi tên thành Trung tâm Cấp cứu 115.
  Trung tâm Cấp cứu 115 là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Sở y tế, thực hiện chức năng vận chuyển cấp cứu bệnh nhân trên địa bàn toàn tỉnh, Trung tâm thực hiện tốt việc phối hợp với các đơn vị trong ngành tổ chức cấp cứu tại gia đình, cơ sở y tế, vận chuyển cấp cứu bệnh nhân đến các cơ sở y tế của tỉnh và Trung ương. Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với các đơn vị truyền thông trong và ngoài ngành trong tỉnh tuyên truyền kiến thức xử lý, sơ cấp cứu bệnh nhân, cấp cứu tai nạn, thiên tai, thảm họa.


  Cho đến nay, Trung tâm đã có trụ sở tại số 223, đường Lý Bôn – Thành phố Thái Bình, tọa lạc trên một khuôn viên rộng 1000m2, gồm tòa nhà 2 tầng kiên cố có 24 phòng; cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện ngày càng được đầu tư mua mới. Khuôn viên Trung tâm cấp cứu 115 Thái Bình

  Nếu như năm 2002 mới chỉ có 08 xe cứu thương đã cũ, trang thiết bị phục vụ cấp cứu còn sơ sài, thiếu đồng bộ, hoạt động kém hiệu quả, thì đến nay Trung tâm đã có 17 xe chuyên dùng hiện đại, trong đó có 05 xe được trang bị phương tiện cấp cứu đồng bộ và hiện đại [trên xe có hệ thống định vị, camera giám sát, xe được trang bị máy thở, shoks điện, monitor, bơm tiêm điện, máy điện tim, siêu âm xách tay, bình oxy,…]. Địa bàn hoạt động đã được mở rộng tới Trạm y tế xã và đến tận gia đình người bệnh.

Bộ phận tổng đài Trung tâm Cấp cứu 115 bảo đảm trực 24/24 giờ tiếp nhận các cuộc gọi cấp cứu

  Theo kế hoạch phát triển chung của ngành, UBND tỉnh cũng đã phê duyệt chuyển Trung tâm tiếp quản cơ sở của Bệnh viện Đa khoa thành phố trong thời gian tới.

Biểu đồ thể hiện số lượng cán bộ biên chế Trung tâm

  Năm 2002, tổng số cán bộ, viên chức được giao là 28 biên chế, gồm 02 phòng chức năng, đến nay, Trung tâm có 03 phòng, 02 khoa và 03 Trạm cấp cứu vệ tinh. Tổng số CBCNVC hiện có là 56 người.
  Trung tâm đã chú trọng việc đào tạo chuyên môn, tin học và ngoại ngữ cho đội ngũ y, bác sĩ, cử hàng chục cán bộ tham gia học các lớp chuyên khoa II, chuyên khoa I, định hướng về cấp cứu và hồi sức tại Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội. Những kiến thức tiếp thu được khi tham gia khóa học đã được các cán bộ tiếp tục truyền đạt tới các cán bộ khác trong Trung tâm. Ngoài ra, từ năm 2015 đến nay, Trung tâm đã tạo điều kiện cho các điều dưỡng trung học, cao đẳng học lên đại học. Trung tâm cũng đã cử nhiều cán bộ tham gia các lớp tập huấn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và làm lâm sàng kết hợp tại các khoa.

  Xác định công tác cấp cứu trước viện là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, Trung tâm đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để chi viện kỹ thuật cho tuyến dưới kịp thời, an toàn và hiệu quả, phối hợp với các bệnh viện huyện, các cơ sở y tế trong toàn tỉnh sơ cấp cứu kịp thời khi có yêu cầu.Với nhu cầu cấp cứu của người bệnh ngày càng cao, diễn biến bệnh tất phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cấp cứu ngày càng tinh thông chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ tuyền truyền phổ biến cấp cứu tới từng người dân, tập huấn cho y tế tuyến cơ sở làm tốt sơ cấp cứu ban đầu.

  Đặc biệt, Trung tâm đã phối hợp với các chuyên khoa đầu ngành giải quyết tất cả những bệnh nhân nặng như: Đa chấn thương, vỡ tạng đặc, chửa ngoài tử cung, băng huyết…Đây hầu hết là những bệnh nhân mà tính mạng của họ ngàn cân treo sợi tóc và đã được chi viện kỹ thuật kịp thời cứu sống bệnh nhân.

Tiến hành mổ ngay tại gia đình cho một bệnh nhân tại xã Quyết Tiến - Kiến Xương [5/3/2016] Tiến hành mổ chửa ngoài Tử cung vỡ ngay tại gia đình cho một bệnh nhân tại phường Trần Lãm – thành phố Thái Bình [12/2016]

Một số trường hợp cấp cứu đặc biệt của Trung tâm

  - Sản phụ Lương Thị Vân, 28 tuổi, ở xã Quyết Tiến, Kiến Xương, Thái Bình được kíp cấp cứu ngoại viện của Trung tâm cấp cứu 115, BV Phụ sản Thái Bình, khoa Huyết học truyền máu BVĐK tỉnh cứu sống ngay tại nhà riêng vào tháng 3/2016. Bệnh nhân được mổ trong phòng khách của gia đình, trên cáng xe cấp cứu của bệnh viện, do cáng cao hơn bàn mổ khiến 2 bác sĩ phải đứng lên hai cái ghế. Không có máy thở, 2 điều dưỡng luân phiên bóp bóng. Sau 2 tiếng phẫu thuật, bệnh nhân qua được cửa tử và được chuyển về Bệnh viện Phụ sản Thái Bình theo dõi, điều trị…   - Hồi 5h ngày 13/12/2016, bệnh nhân Giang Thị Minh 45 tuổi bị đau bụng và ngất. Kíp cấp cứu của Trung tâm Cấp cứu 115 đã đến ngay sau ít phút. Sau khi khám và chẩn đoán bệnh nhân chửa ngoài tử cung vỡ, trụy mạch không thể di chuyển được, kíp cấp cứu do bác sỹ…. của Trung tâm và các bác sỹ khác đã tiến hành hồi sức cấp cứu, đồng thời xin chi viện kĩ thuật sản và truyền máu. Sau gần 1h phẫu thuật, ca mổ hi hữu tác chiến tại chỗ với bàn mổ là băng ca cấp cứu đã thành công. Thành quả này đã được báo Phụ nữ Việt Nam bình chọn là một trong 05 sự kiện y tế nổi bật năm 2016.

  Bên cạnh đó, hằng năm, Trung tâm còn phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để triển khai tốt các hoạt động phòng chống dịch. Mỗi khi có các bệnh dịch nghi ngờ xảy ra, Trung tâm kịp thời báo cáo phòng nghiệp vụ Y của Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng để có biện pháp dự phòng và xử lý. Trong những năm qua Trung tâm đã cùng các bệnh viện trong toàn tỉnh cấp cứu và vận chuyển, dập tắt dịch bệnh nguy hiểm như cúm AH5N1, Tả, sốt xuất huyết, cúm…

  Từ năm 2002 đến nay mặc dù là đơn vị không trực tiếp điều trị và chăm sóc theo dõi bệnh nhân tại cơ sở y tế, song trong những năm qua Trung tâm đã có 04 đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành và nhiều đề tài NCKH cấp cơ sở phục vụ cho công tác cấp cứu, vận chuyển người bệnh tại Trung tâm và công tác quản lý đơn vị và nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật đúc kết kinh nghiệm trong khám, chữa bệnh, xây dựng phác đồ mới điều trị, xử lý cấp cứu và các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong bóp bóng, thở mart, tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa xe luôn được cán bộ viên chức trong Trung tâm chủ động, sáng tạo thực hiện.   Trung tâm đã xây dựng "Đề án mô hình phát triển Trung tâm đến năm 2020 và tầm nhìn 2030" và đề án "Thực hiện dịch vụ chăm sóc tại nhà theo mô hình bác sỹ gia đình của Trung tâm cấp cứu 115" đã được Sở Y tế phê duyệt.   Thực hiện đề án đó, Trung tâm tập trung phát triển công nghệ thông tin phấn đấu trở thành đơn vị thông minh: Lắp đặt máy camera truyền hình trực tiếp trên xe cứu thương cùng với GPS định vị, thuê đường truyền Internet để kết nối với các thiết bị giám sát tại Trung tâm để giám sát hoạt động chuyên môn trên xe trong bất kỳ thời gian nào, tới đây sẽ trang bị máy tính bảng, camera gắn trên mũ cho nhân viên y tế để có thể hội chẩn cùng với các thầy thuốc tại Trung tâm hoặc các chuyên gia, xây dựng website, các phần mềm quản lý hành chính, trang thiết bị, sửa chữa xe… nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng theo cách chuyên nghiệp, chất lượng tốt nhất.

  Có thể nói, với bề dày lịch sử hình thành và phát triển, phát huy truyền thống của ngành trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, tập thể các thế hệ lãnh đạo, CBCNVC Trung tâm cấp cứu 115 đã không quản ngại khó khăn, luôn vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, đóng góp sức mình cho mục tiêu phát triển chung của ngành, và ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình như chính khẩu hiệu treo trước cổng Trung tâm: “Chuyên nghiệp – nhanh chóng – an toàn – hiệu quả”./.

CHÚ Ý: UBND TP HCM vừa quyết định thành lập 5 trạm cấp cứu vệ tinh dã chiến 115

[NLĐO] - 5 trạm cấp cứu vệ tinh dã chiến vừa lập tại quận 11, 12, Bình Tân, huyện Bình Chánh và TP Thủ Đức. Mỗi trạm có 20 xe cấp cứu

  • Chủ tịch UBND TP HCM có văn bản khẩn về việc vận động F0 hết bệnh tham gia chống dịch Covid-19

  • TP HCM: Tiếp nhận thông tin hỗ trợ sức khỏe và an sinh xã hội qua Tổng đài 1022

  • TP HCM: Trạm Cấp cứu vệ tinh 115 thứ 32 đi vào hoạt động

  • Thêm trạm cấp cứu 115 tại cửa Đông TP HCM

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức vừa ký quyết định thành lập các trạm cấp cứu vệ tinh dã chiến 115 phục vụ công tác cấp cứu bệnh nhân trực thuộc Trung tâm Cấp cứu 115 tại 5 khu vực.

STTKhu vựcTrụ sởQuy môSố nhân viên
1Phú Thọ [quận 11]Nhà thi đấu Thể dục thể thao Phú Thọ, số 1 đường Lữ Gia, phường 15, quận 11.20280
2Quận 12Công viên Phần mềm Quang Trung, phường Tân Chánh Hiệp.20280
3Bình TânTrường THCS Bình Tân, số 173/171 đường An Dương Vương, phường An Lạc.20280
4Bình ChánhNhà thiếu nhi huyện Bình Chánh, số 6 đường số 6, thị trấn Tân Túc.20280
5Thủ ĐứcLiên đoàn Lao động TP Thủ Đức, số 245 Nguyễn Duy Trinh, phường Bình Trưng Tây.20280

Các trạm cấp cứu vệ tinh dã chiến hoạt động trên cơ sở trưng dụng, chuyển đổi công năng một số xe vận chuyển hành khách thuộc Công ty Cổ phần xe khách Phương Trang [Futa Bus Lines] và Tập đoàn Mai Linh.

Các trạm này chịu sự chỉ đạo, quản lý, điều hành trực tiếp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP HCM và Trung tâm Cấp cứu 115, cũng như hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Y tế.

Nhiệm vụ của các trạm là cấp cứu người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân Covid-19 và vận chuyển đến cơ sở điều trị phù hợp.

Các cơ sở y tế đóng trên địa bàn có trách nhiệm phân công, biệt phái nhân viên y tế của bệnh viện, bố trí thành lực lượng y tế theo xe cấp cứu của các trạm. Các xe cấp cứu thực hiện hai chức năng: Nhiệm vụ tại đơn vị chủ quản [tiêm chủng, chuyển bệnh] và chức năng của trạm cấp cứu vệ tinh dã chiến 115.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu UBND TP HCM quyết định mức chi trả cho người lao động tại Công ty Phương Trang và Tập đoàn Mai Linh trong thời gian tham gia trạm cấp cứu vệ tinh dã chiến 115. Sở Tài chính và Sở Y tế được giao tham mưu bố trí kinh phí hoạt động cho các trạm này.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 11-8 và các trạm tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Phan Anh

Video liên quan

Chủ Đề