Công thức tính chi phí kinh doanh

Tính chi phí kinh doanh là quá trình phân tích, tính toán và tập hợp các chi phí kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ.

Công thức tính chi phí kinh doanh

Hình minh hoạ (Nguồn: daisyenergy)

Khái niệm

Tính chi phí kinh doanh là quá trình phân tích, tính toán và tập hợp các chi phí kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ nhằm cung cấp thường xuyên các thông tin về chi phí kinh doanh đảm bảo độ chính xác cần thiết làm cơ sở cho các quyết định quản trị kinh doanh.

Sự cần thiết khách quan của tính chi phí kinh doanh

1. Nhu cầu về thông tin kinh tế bên trong cho việc ra quyết định quản trị

Để ra các quyết định:

- Cần có thông tin:

+ Các quyết định quản nhà nước về kinh tế cần thông tin phù hợp nền kinh tế

+ Các quyết định quản trị kinh doanh cần thông tin phù hợp với thực trạng kinh doanh.

- Thông tin càng đầy đủ, kịp thời và chính xác bao nhiêu, càng làm cơ sở cho quyết định đúng bấy nhiêu.

Rõ ràng, để ra các quyết định, cần có thông tin, đó là các thông tin bên ngoài và bên trong doanh nghiệp.

Có nhiều loại thông tin bên trong doanh nghiệp như thông tin về nguồn nhân lực, công nghệ, thiết bị, kinh tế bên trong... Có nhiều bộ phận cùng cung cấp thông tin kinh tế bên trong. 

Tính chi phí kinh doanh xuất hiện là do đòi hỏi phải có các thông tin kinh tế bên trong chính xác làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh. Đây chính là điều kiện cần của tính chi phí kinh doanh.

Cho đến nay loài người đã trải qua ba cơ chế kinh tế là kinh tế kế hoạch hoá tập trung, kinh tế thị trường và kinh tế hỗn hợp. Bản chất của mô hình kinh tế hỗn hợp là kinh tế thị trường có sự can thiệp của Nhà nước. 

Vì thế, chúng ta sẽ làm sáng tỏ: không phải ở cơ chế nào và thời điểm nào nhu cầu thông tin kinh tế bên trong làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh cũng giống nhau. Nhu cầu thông tin kinh tế bên trong được coi như điều kiện cần để xuất hiện công cụ tính chi phí kinh doanh.

- Thứ nhất, nhu cầu cung cấp thông tin kinh tế bên trong thống nhất ở cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung

- Thứ hai, nhu cầu cung cấp một hệ thống thông tin kinh tế bên trong ở nền kinh tế thị trường chưa phát triển

- Thứ ba, nhu cầu cung cấp hai hệ thống thông tin kinh tế bên trong mang tính độc lập tương đối ở nền kinh tế thị trường đã có sự phát triển.

2. Sự phát triển của khoa học quản trị kinh doanh

Sự phát triển của khoa học kế toán nói riêng và khoa học quản trị kinh doanh nói chung là điều kiện đủ cho sự xuất hiện công cụ tính chi phí kinh doanh.

Khi khoa học quản trị kinh doanh chưa phát triển, yêu cầu của kế toán doanh nghiệp còn rất đơn giản: ghi chép lại mọi hoạt động thu chi đã diễn ra. 

Hình thức ghi chép của kế toán truyền thống thực chất chỉ chú ý đến các qui định mà các cấp quản vĩ mô yêu cầu và bản thân các nhà quản trị doanh nghiệp cũng tự bằng lòng sử dụng các thông tin đó để ra các quyết định kinh doanh. 

Như thế, mặc dù mang bản chất của kế toán tài chính (qui định thống nhất) song thực chất hệ thống kế toán truyền thống lại có nhiệm vụ tạo lập và cung cấp thông tin cho cả hai đối tượng: bên ngoài và bên trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, phân tích như vậy hoàn toàn không có nghĩa khẳng định rằng trước kia các xí nghiệp chỉ cần một hệ thống kế toán duy nhất là đủ, là đáp ứng được các đòi hỏi của công tác quản lí kinh tế cũng như quản trị kinh doanh có hiệu quả.

Mà chỉ có thể nói rằng việc tổ chức hệ thống kế toán thống nhất duy nhất như trước đây được các nhà quản trị doanh nghiệp chấp nhận trong điều kiện trình độ quản trị của họ còn hạn chế.

Khi hoạt động kinh doanh phát triển, khoảng thập niên 20 của thế kỷ XX, người ta thấy rõ rằng một hệ thống kế toán duy nhất không thể thoả mãn nhu cầu thông tin cho cả hai đối tượng.

Thông tin do kế toán truyền thống cung cấp chỉ chú ý đến yêu cầu quản lí vĩ mô, mang tính thống nhất nhằm đảm bảo điều kiện cần thiết để kiểm tra, kiểm soát và đánh giá thực trạng tài chính sẽ không thể chính xác theo hoàn cảnh thực tế của từng doanh nghiệp và cũng không đáp ứng được yêu cầu ra quyết định liên tục của bộ máy quản trị doanh nghiệp.

Vì lẽ đó, ngay từ khoảng đầu thế kỷ XX ở một số nước bắt đầu xuất hiện ý tưởng chuyển hệ thống kế toán truyền thống từ chỗ chỉ bao gồm một bộ phận duy nhất sang hai bộ phận vừa có tính chất độc lập tương đối lại vừa liên hệ với nhau là kế toán tài chính và tính chi phí kinh doanh (kế toán quản trị). 

Nghiên cứu nhiệm vụ đặt ra cho công cụ tính chi phí kinh doanh càng khẳng định rõ ràng hơn: 

Không phải chỉ là chuyển từ hệ thống kế toán doanh nghiệp cũ thống nhất duy nhất sang hệ thống kế toán doanh nghiệp mới bao gồm hai hệ thống là kế toán tài chính và tính chi phí kinh doanh mà còn đòi hỏi phải nhanh chóng phát triển công cụ tính chi phí kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu cung cấp thông tin rất đa dạng làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh.

(Tài liệu tham khảo: Khái lược về tính chi phí kinh doanh, Trung tâm Đào tạo từ xa, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi

Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố bao gồm những nội dung gì? Và làm như thế nào để việc tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả hãy cùng đọc và tìm hiểu nội dung của bài viết này nhé.

Chi phí doanh nghiệp – Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố

Chi phí doanh nghiệp là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để vận hành các hoạt động của mình, có liên quan đến toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp chứ không tách riêng được cho từng hoạt động cụ thể.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là một nhân tố cấu thành quan trọng trong hệ thống chi phí của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà quản trị cần phải quản lý tốt chi phí này sao cho hợp lý nhất với doanh nghiệp của mình.

Công thức tính chi phí kinh doanh

Định kỳ CP sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải được tổng hợp và báo cáo theo các yếu tố chi phí. Để có căn cứ tổng hợp lập báo cáo hàng kỳ hạch toán, kế toán phải căn cứ vào số liệu về chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh đã tập hợp được theo khoản mục, điều khoản chi phí trên các Tài khoản tập hợp CP sản xuất kinh doanh trong sổ kế toán và các tài liệu chi tiết có liên quan để tổng hợp theo từng yếu tố chi phí quy định.

Nguyên tắc chung 

Tổng hợp cp sản xuất kinh doanh theo yếu tố được xác định và tuân thủ nguyên tắc chung: Căn cứ vào số phát sinh bên có của các Tài khoản phản ảnh yếu tố chi phí đối ứng với bên nợ các Tài khoản tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, đã được phản ảnh trong sổ kế toán và các tài liệu có liên quan để tổng hợp theo từng yếu tố chi phí. tổng hợp cp sản xuất kinh doanh theo yếu tố

Yếu tố chi phí nguyên liệu và vật liệu ( Cvl )

Căn cứ vào số phát sinh bên Có của các TK152,TK153 đối ứng ghi Nợ cácTK tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh: TK142, 154, 242, 2413, 335, 621, 622, 627, 631, 641, 642. ( Vx )

Căn cứ vào các chứng từ và sổ kế toán liên quan ( sổ kế toán liên quan TK111,331…) xác định phần nguyên vật liệu mua ngoài dùng ngay vào SXKD không qua nhập, xuất kho (Vm )

Căn cứ chứng từ, tài liệu phản ảnh vật liệu không dùng hết tại các bộ phận, phế liệu thu hồi, tổng hợp trị giá vật liệu không dùng hết và giá trị phế liệu. ( Vt )

Kế toán xác định yếu tố chi phí nguyên vật liệu theo công thức sau:

CVL = VX + VM – VT

Yếu tố chi phí tiền lương và phụ cấp

Căn cứ số phát sinh bên Có TK334 đối ứng ghi Nợ các TK tập hợp chi phí SXKD
( Đã kể trên ) để tính toán tổng hợp.

Yếu tố chi phí BHX, BHYT, KPCĐ

Căn cứ số phát sinh bên Có của các TK3382,3383,3384 đối ứng ghi Nợ các TK tập hợp chi phí SXKD ( Đã kể trên ) để tính toán tổng hợp

Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ

Căn cứ số phát sinh bên Có TK214 đối ứng ghi Nợ các TK tập hợp chi phí SXKD ( Đã kể trên ) để tính toán tổng hợp

Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài

Căn cứ vào các tài liệu và sổ kế toán có liên quan đến TK331 để xác định và tổng hợp về chi phí, dịch vụ mua ngoài dùng cho SXKD trong kỳ.

Yếu tố chi phí bằng tiền khác

Căn cứ vào các tài liệu và sổ kế toán có liên quan đến TK111,112… để xác định và tổng hợp về chi phí bằng tiền khác dùng cho SXKD trong kỳ.

Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố của từng tháng, được tổng hợp lũy kế theo quí để lập báo cáo: “ Thuyết minh báo cáo Tài chính ” phần “ CP sản xuất kinh doanh theo yếu tố ”…

Công thức mối quan hệ giữa tổng chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố và các khoản mục trên Báo cáo kết quả kinh doanh của DNTM như sau:

Tổng CP sản xuất kinh doanh theo yếu tố = CP mua hàng phát sinh trong kỳ (Tổng phát sinh bên Nợ TK 1562 trong kỳ) + CP bán hàng + CP quản lý doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp sản xuất, tổng CP sản xuất kinh doanh theo yếu tố trên Thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể không bằng tổng Giá vốn hàng bán + CP bán hàng + CP quản lý doanh nghiệp trên Báo cáo kết quả kinh doanh nếu có sự chênh lệch đầu kỳ và cuối kỳ của thành phẩm và sản phẩm dở dang.

Công thức về mối quan hệ giữa tổng CP sản xuất kinh doanh theo chức năng (trên Báo cáo kết quả kinh doanh) và tổng CP sản xuất kinh doanh theo yếu tố (trên Thuyết minh báo cáo tài chính):

Giá vốn hàng bán + Cp bán hàng + Cp quản lý doanh nghiệp = Chi phí vật liệu + Cp nhân công + Cp khấu hao và phân bổ + Cp dịch vụ mua ngoài + Cp bằng tiền khác + (Chênh lệch thành phẩm, sản phẩm dở dang đầu kỳ – cuối kỳ).

Hoặc Tổng CP sản xuất kinh doanh theo yếu tố = Giá vốn hàng bán + Cp bán hàng+ Cp quản lý DN + Chênh lệch thành phẩm/sản phẩm dở dang CK/ĐK. (Công thức trên có thể cần điều chỉnh một số ngoại lệ như khi có thành phẩm làm ra được sử dụng làm TSCĐ hoặc dụng cụ,…).

Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 ) –  0971 373 146

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Bài viết liên quan:

Dịch vụ kiểm toán uy tín tại Bình Dương

Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại Long An

Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại Bình Dương 

Dịch vụ lập hồ sơ giao dịch liên kết

Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính

https://dichvukiemtoancaf.com/phi-dich-vu-kiem-toan.html

Tags: Dịch vụ kiểm toán BCTC, Dịch vụ kiểm toán, Công ty kiểm toán uy tín, Dịch vụ kế toán, Dịch vụ thành lập công ty, Dịch vụ kiểm toán BCTC, Dịch vụ kiểm toán, Công ty kiểm toán uy tín, Dịch vụ kế toán, Dịch vụ thành lập công ty, Dịch vụ kiểm toán BCTC, Dịch vụ kiểm toán uy tín tại bình dương, Dịch vụ kiểm toán độc lập, dich vu kiem toan, Dich vu kiem toan bao cao tai chinh, Xác định kết quả kinh doanh.