Công thức tính giá phòng bình quân

Ngày đăng: 28/03/21

Giá phòng khách sạn được tính ra làm sao? Gồm những loại giá nào? Mức giá phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cùng tìm hiểu cách tính giá phòng khách sạn ManMo 3H cung cấp để có thể lập được bảng giá phòng khách sạn phù hợp nhất cho khách sạn của bạn nhé!

Các loại giá phòng khách sạn

Giá chuẩn

Giá chuẩn là mức giá được ghi trong bảng giá phòng tại khách sạn. Được đăng tải công khai trên các website hay các kênh OTAs.

Mức giá chuẩn là mức giá cao nhất bất kể trường hợp khách sạn đang đông khách hay trong thời kỳ thấp điểm. Các khách sạn thường lấy mức giá chuẩn này làm cột mốc để thực hiện các chương trình giảm giá khuyến mãi thu hút khách du lịch đặt phòng.

Giá đặc biệt

  • Giá hợp đồng với đại lý du lịch [FIT/ GIT rate]: áp dụng cho các đối tác kinh doanh du lịch đặt phòng cho khách của họ.

  • Giá bán phòng trực tuyến [Online booking rate]: áp dụng cho các đại lý OTA và GDS.

  • Corporate rate [Giá hợp tác]: được áp dụng với các đối tác [không có chức năng kinh doanh du lịch] ký kết hợp đồng với khách sạn để đặt phòng cho nhân viên, khách hàng của họ.

  • Giá khuyến mãi theo mùa [Special promotion rate]: áp dụng cho khách đặt phòng trực tiếp với khách sạn, tùy thuộc vào các đợt khuyến mãi khác nhau của khách sạn.

  • Giá trọn gói [Package rate]: áp dụng với khách đi theo chương trình du lịch đã được hoạch định sẵn [bao gồm nhiều dịch vụ đi kèm] hoặc khách đi theo đoàn nhiều người.

  • Giá dành cho lưu trú dài hạn [Long staying guest rate]: mức giá dành cho khách hàng lưu trú dài hạn tại khách sạn. Khách lưu trú càng lâu thì mức giá thuê phòng càng giảm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cách tính giá phòng trong khách sạn

  • Hạng sao: Khách sạn hiện nay có từ 1-5 sao. Các khách sạn 4-5 sao có mức giá cao hơn nhiều so với khách sạn 2-3 sao.

  • Loại phòng: Mỗi loại phòng khách sạn với mức độ tiện nghi khác nhau có mức giá khác nhau. Mức giá xếp theo thứ tự tăng dần của các loại phòng như sau: Standard, Superior, Deluxe, Suite.

Xem thêm: Các loại phòng trong khách sạn chủ kinh doanh khách phải biết

  • Vị trí: Khách sạn nằm ở các khu du lịch, resort nghỉ dưỡng cao cấp hay những khách sạn nằm ở trung tâm thành phố, có view đẹp sẽ có mức giá cao hơn so với các khách sạn không sở hữu những lợi thế này.

  • Thời điểm khách đặt phòng: Giá phòng vào thời kỳ cao điểm sẽ cao hơn giá phòng tại mùa thấp điểm vì khi vắng khách, các khách sạn cần đưa ra các phương án kích cầu bằng các chương trình khuyến mãi giảm giá để thu hút khách hàng.

  • Đối tượng khách hàng: Bạn cũng cần phải căn cứ vào đối tượng khách hàng cụ thể để đặt ra các mức giá hợp lý cho từng nhóm đối tượng. Chẳng hạn như khách đoàn, khách dài hạn, đối tác hay khách lẻ phải có mức giá khác nhau.

  • Đối thủ cạnh tranh: Hãy tham khảo giá của đối thủ cạnh tranh cùng hạng sao với bạn để đưa ra mức giá hợp lý nhất nhé. Dựa vào đối thủ cạnh tranh là một ý tưởng không tồi đâu. Vì để đưa ra mức giá đó, họ đã phải nghiên cứu và điều chỉnh để phù hợp nhất với thị trường và khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác của họ.

Cách tính giá phòng khách sạn

Theo phương pháp quy luật ngón tay cái

Theo phương pháp này, việc tính giá phòng được dựa trên mối quan hệ giữa chi phí đầu tư cho khách sạn và giá phòng bình dân. Ví dụ, giả định khách sạn đạt công suất phòng 70%, tương ứng với mỗi 1.000 đồng chi phí đầu tư xây dựng – nội thất là 1 đồng giá phòng. Trong những năm gần đây, phương pháp này được nhiều khách sạn áp dụng để xác định mức giá phòng phù hợp.

Phương pháp xác định cảm tính theo thị trường

Bạn cũng có thể dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến cách tính giá phòng trong khách sạn phía trên để định giá phòng khách sạn của mình. Mức giá này mặc dù linh động, tuy nhiên, khá phụ thuộc vào thị trường và các đối thủ cạnh tranh.

Thời gian tính giá phòng khách sạn

Thông thường thời gian nhận và trả phòng của các khách sạn sẽ được quy định như sau:

  • Thời gian nhận phòng: 12h00 trưa - 14h00 chiều

  • Thời gian trả phòng: 12h00 trưa ngày hôm sau]

Trong khoảng thời gian nhận và trả phòng này, các khách sạn sẽ tính giá nghỉ là 1 ngày.

Trường hợp nhận phòng sớm [Check in sớm]

  • Check in từ 5h – 9h: tính 50% giá phóng

  • Check in từ 9h – 14h: tính 30% giá phòng

Trường hợp trả phòng trễ được tính như sau:

  • Từ 12h – 15h: Phụ thu 30% giá phòng

  • Từ 15h00 đến 18h00: Phụ thụ 50% giá phòng

  • Sau 18h00: Phụ thu 100% giá phòng

Quản lý khách sạn hiệu quả bằng phần mềm quản lý khách sạn ManMo 3H.

  • Hỗ trợ bộ phận lễ tân check in, check out cho khách nhanh chóng

  • Tự động cập nhật hóa đơn giá phòng, giá dịch vụ cho khách hàng

  • Tự động tính toán doanh thu phòng, doanh thu hàng hóa, dịch vụ

  • Theo dõi, giám sát hoạt động của các bộ phận lễ tân, buồng phòng,...

  • Tự động cập nhật thu chi, công nợ, xuất excel theo yêu cầu.

Thông tin cụ thể và đăng ký dùng thử miễn phí 1 năm ngay tại đây.

Công ty cổ phần công nghệ số Mantan Việt Nam

Địa chỉ: 299 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 081.656.0000

Gmail:

Hiện nay theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Phương pháp tính giá xuất kho bao gồm 3 loại.

  • Thứ nhất: Tính giá xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh.
  • Thứ hai: Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
  • Thứ ba: Tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước [FIFO].

So với trước đây thì hai thông tư này đã bãi bỏ Phương pháp LIFO. Đồng thời thay vào đó là bổ sung Phương pháp giá bán lẻ.

Trong bài viết này các bạn cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu về Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

1. Khái niệm tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền là gì?

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của các loại hàng hóa tồn kho sẽ được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.

Mặt khác, tùy vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mà giá trị trung bình có thể được tính bởi 1 trong 2 cách.

  • Hoặc tính theo từng kỳ.
  • Hoặc tính sau từng lần nhập hàng.

2. Ưu điểm và nhược điểm của Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền?

Tùy vào kế toán lựa chọn vào cách tính giá trị trung bình. Thì tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền có các ưu và nhược điểm khác nhau.

Cụ thể.

  * Nếu tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.

Nhược điểm: Độ chính xác không cao. Hơn nữa đến cuối tháng kế toán mới tính đơn giá bình quân và giá trị hàng xuất kho nên khối lượng công việc sẽ bị dồn nhiều vào cuối kỳ. Cũng chính đến cuối tháng mới có giá xuất kho do đó mỗi nghiệp vụ xuất kho vì thế mà không được cung cấp kịp thời giá trị xuất kho.

* Nếu tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập.

Nhược điểm: Theo cách này, sau mỗi lần nhập kế toán phải tính toán, xác định đơn giá bình quân của các loại hàng mua về. Căn cứ vào đơn giá bình quân và khối lượng xuất kho giữa hai lần nhập liên tiếp để xác định giá xuất kho. Qua đây, ta có thể thấy kế toán tính toán đơn giá xuất kho theo cách này sẽ tốn nhiều công sức do phải tính toán nhiều lần.

Nhưng mặt khác nó lại mang lại ưu điểm là độ chính xác cao. Đồng thời đảm bảo được tính cập nhật, kịp thời cho mỗi lần xuất kho. Điều này đã khắc phục được nhược điểm mà cách tính cả kỳ dự trữ còn mắc phải.

3. Hướng dẫn cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

Sau đây chúng ta sẽ đi cụ thể cách tính giá xuất kho đối với phương pháp này.

Cách tính như sau:

Giá xuất kho = Số lượng x giá đơn vị bình quân.

Trong đó:

> Số lượng chúng ta dựa theo số liệu thực tế thống kê được.

> Giá đơn vị bình quân được tính theo một trong 2 cách dưới đây.

Trường hợp 1: Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

Giá đơn vị bình quân [cuối kỳ] = [Giá trị tồn đầu kỳ + giá trị nhập trong kỳ]/[số lượng tồn đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ].

Ví dụ: Tại Công ty Việt Hưng có số liệu của nguyên vật liệu X như sau.

+ Tồn kho đầu kỳ: 1.000 kg, đơn giá 20.000 đồng/kg

+ Nhập trong kỳ: 4.000 kg, có giá trị là: 88.000.000 đồng.

+ Tổng số lượng xuất trong kỳ: 2.500 kg

=> Vậy, Kế toán tính trị giá xuất kho  của 2.500 kg nguyên liệu X như sau:

Tính giá bình quân 1kg của nguyên liệu X trong kỳ = [1.000kg x 20.000 đồng/kg + 88.000.000 đồng]/[1.000kg + 4.000kg] = 21.600 đồng/kg.

Giá trị của nguyên liệu X xuất kho trong kỳ là: 2.500kg x 21.600 đồng/kg = 54.000.000 đồng.

Trường hợp 2: Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập.

Ta xác định:

Giá đơn vị bình quân [sau mỗi lần nhập]  = Giá trị thực tế sau mỗi lần nhập/ Số lượng tồn sau mỗi lần nhập.

Sau đây là một ví dụ để bạn dễ hình dung hơn.

Ví dụ: Tại Công ty Việt Hưng, có số liệu của nguyên liệu M trong tháng 1 như sau:

+ Ngày 01/01: tồn kho đầu kỳ: 5.000 kg, đơn giá 3.000 đồng/kg.

+ Ngày 10/01: Công ty Việt Hưng nhập kho 4.000 kg nguyên liệu M. Với đơn giá 2.000 đồng/kg.

Như vậy, tại ngày 10/01 kế toán phải tiến hành xác định giá đơn vị bình quân 1kg nguyên liệu M. Cụ thể như sau:

Giá đơn vị bình quân [ngày 10/01] = [5.000kg x 3.000 đồng/kg + 4.000kg x 2.000 đồng/kg]/[5.000kg + 4.000 kg] = 2.556 đồng/kg.

 >> Giá trị nguyên liệu M cuối ngày 10/01 là: 23.000.000 đồng.

 >> Khối lượng nguyên liệu M cuối ngày 10/01 là: 9.000 kg

+ Ngày 13/01: xuất kho 1.000 kg nguyên liệu M.

Giá trị xuất kho = 1.000kg x 2.556 đồng/kg = 2.556.000 đồng.

>> Giá trị nguyên liệu M cuối ngày 13/01 = giá trị tồn kho trước ngày 13/01 – giá trị xuất kho ngày 13/01

= 23.000.000 – 2.556.000 = 20.444.000 đồng.

>> Tương tự ta tính khối lượng nguyên liệu M cuối ngày 13/01 = 9.000- 1.000 kg = 8.000 kg.

Và kế toán cứ làm tương tự như vậy sau mỗi lần nhập để tính được đơn giá bình quân của từng loại vật liệu.

XEM THÊM: Cách tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước [FIFO]

Trên đây là bài viết chia sẻ cách Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Hi vọng qua bài viết này Kế Toán Việt Hưng đã giúp bạn nắm được cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền theo từng lần nhập hoặc cả kỳ dự trữ. Cũng như nắm rõ được ưu, nhược điểm của từng cách tính để lựa chọn phương pháp phù hợp cho doanh nghiệp mình.

Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề