Đáp án de thi học sinh GIỎI quốc gia môn Địa lý năm 2010

Xem Thêm : Một số công thức tính bán kính mặt cầu

Đề thi học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 THPT năm 2010 – môn Địa lí, Đề thi học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 THPT năm 2010 – môn Địa lí

Có thể bạn quan tâm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

[Đề thi chính thức]

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2010

Môn: ĐỊA LÍ

Thời gian: 180 phút [không kể thời gian giao đề]
Ngày thi: 11/03/2010

Câu 1: [3,0 điểm]

a] Phân tích mối quan hệ về phân bố của các vòng đai nhiệt và các đại khí áp trên Trái Đất. Tại sao nhiệt độ trung bình năm trên Trái đất không giảm liên tục từ xích đạo về hai cực?

b] Giải thích tại sao nhiệt độ trung bình của bán cầu Bắc vào thời kì Trái đất ở xa mặt trời cao hơn thời kì trái đất ở gần mặt trời.

Câu 2: [2,0 điểm]

a] Phân tích vai trò của hoạt động xuất, nhập khẩu trong sự phân công lao động theo lãnh thổ.

b] Theo khái niệm về các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp, có thể coi tỉnh Quảng Ninh là trung tâm công nghiệp than được không? Tại sao?

Câu 3: [3,0 điểm]

a] Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích nguyên nhân tạo nên sự phân bậc và các hướng chính của địa hình đồi núi Việt Nam.

b] Tại sao nói địa hình đồi núi nước ta có ảnh hưởng quan trọng đến tính đa dạng của sinh vật?

Câu 4: [3,0 điểm]

a] Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sanh chế độ mưa của duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên và giải thích.

b] Tại sao tháng mưa cực đại ở Hà Nội sớm hơn ở Huế?

Câu 5: [3,0 điểm]

a] Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về mạng lưới đô thị ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

b] Tại sao cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng dân tộc ít người?

Câu 6: [3,0 điểm]

a] Cho bảng: Giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta qua các năm [Đơn vị: Triệu đô la Mỹ]

Hãy phân tích nguyên nhân của tình trạng cán cân xuất, nhập khaaor theo bảng trên và tác động của tình trạng đó đến sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta.

b] Giải thích tại sao ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta có mức độ tập trung cao theo lãnh thổ.

Câu 7: [3,0 điểm]

a] Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sanh việc phát triển tổng hợp kinh tế biển của Đông Nam Bộ với Duyên hải Nam Trung Bộ.

b] Hệ thống đảo và quần đảo nước ta có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế – xã hội?

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Nguồn: //quatangtiny.com
Danh mục: Các Lớp Học

Sáng ngày 3/6, tất cả các thí sinh trên cả nước sẽ bước vào môn thi Địa Lý – kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2010. Theo đó, các thí sinh sẽ làm bài thi theo hình thức tự luận trong thời gian 90 phút.

Theo đó, thí sinh sẽ tiến hành kỳ thi tốt nghiệp năm 2010 từ ngày 2/6 – 4/6. Đối với các trường ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, địa bàn chia cắt, giao thông không thuận tiện, điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở vật chất trường lớp thiếu thốn, không đáp ứng quy định thi theo cụm trường, Sở GD-ĐT, lựa chọn phương án tổ chức thi và báo cáo giải trình với Bộ GD-ĐT bằng văn bản.

Bộ GD-ĐT đã công bố các môn thi tốt nghiệp. Đối với hệ giáo dục THPT, 6 môn thi là: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Hoá học, Lịch sử, Địa lí. Trong đó, các môn Ngoại ngữ và Hoá học thi theo hình thức trắc nghiệm. Với môn Ngoại ngữ, thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật; thí sinh không theo học hết chương trình trung học phổ thông hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy-học thì được thi thay thế bằng môn Vật lí thi theo hình thức trắc nghiệm.

6 môn thi của hệ giáo dục thường xuyên là: Ngữ văn, Toán, Vật lí, Hoá học, Lịch sử, Địa lí. Trong đó, các môn Vật lí và Hoá học thi theo hình thức trắc nghiệm.

Tuyển sinh số sẽ thông tin đến các bạn đáp án chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo môn Địa Lý đầy đủ và chi tiết nhất để thí sinh và phụ huynh có thể tiện theo dõi.

Đáp án:

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH [8,0 điểm]

Câu 1: Ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lí nước ta [1,0 điểm]

- Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Là một trong những nhân tố tạo ra tính phong phú, đa dạng của nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta.

- Là một trong những nhân tố tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên nước ta.

- Là một trong những nhân tố làm cho nước ta có nhiều thiên tai.

Các quốc gia có vùng biển tiếp giáp với vùng biển Việt Nam. Các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta [1,0 điểm]

- Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia: Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan.

* Nêu đúng 4 đến 6 nước cho 0,25 điểm.

- Các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta:

+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn.

+ Hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo...

Tên 6 đô thị có số dân lớn nhất nước ta. Trong số đó, đô thị nào trực thuộc tỉnh ?

Giải thích đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc [1,0 điểm]

a] Tên 6 đô thị có số dân lớn nhất. Trong số đó, đô thị nào trực thuộc tỉnh ?

- 6 đô thị có số dân lớn nhất: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Biên Hòa.

* Nêu đúng 3 đến 4 đô thị cho 0,25 điểm

- Đô thị trực thuộc tỉnh: Biên Hòa [nếu thí sinh nêu nhầm là có 2 đô thị trực thuộc tỉnh, bao gồm Biên Hòa và một trong hai thành phố Cần Thơ hoặc Đà Nẵng vẫn cho điểm].

  1. b] Đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc vì:

- Đô thị là nơi tập trung các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp.

- Các nguyên nhân khác [nêu đúng một trong các nguyên nhân khác như chất lượng cuộc sống, tâm lí dân cư...].

Câu 2: 1. Vẽ biểu đồ [1,5 điểm]

- Vẽ biểu đồ cột đơn, mỗi năm một cột. Các loại biểu đồ khác không cho điểm.

- Vẽ đúng yêu cầu của biểu đồ cột, có đủ các yếu tố: các cột, tên biểu đồ, chú giải thời gian và sản lượng [có thể dùng hệ trục hoặc lập bảng chú giải], không bắt buộc ghi số liệu vào các cột.

- Tên biểu đồ và chú giải mỗi yếu tố cho 0,25 điểm.

- Đúng mỗi cột cho 0,25 điểm.

* Trường hợp không có chú giải hoặc chú giải sai thì giám khảo đối chiếu tương quan tỉ lệ giữa các cột với số liệu các năm đã cho. Nếu thấy phù hợp thì cho điểm các cột đã vẽ theo biểu điểm trên.

Nhận xét [0,5 điểm]

Từ năm 1995 đến năm 2007, sản lượng cao su nước ta:

- Tăng liên tục.

- Tăng không đều

Câu 3: Thuận lợi về mặt tự nhiên trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ [1,5 điểm]

- Khoáng sản: có một số tài nguyên khoáng sản, thuận lợi phát triển công nghiệp.

- Rừng: có tiềm năng lớn, thuận lợi phát triển nhiều ngành kinh tế.

- Thủy văn: có giá trị về nhiều mặt.

- Biển: có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Đất: có nhiều loại đất, thuận lợi phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng.

- Các yếu tố khác [thí sinh chỉ ra được ít nhất 1 thuận lợi khác về mặt tự nhiên].

* Nếu thí sinh trình bày thuận lợi về tự nhiên cho sự phát triển kinh tế theo ngành thì cho điểm như sau:

- Thuận lợi phát triển nông – lâm – ngư nghiệp [0,75 điểm].

- Thuận lợi phát triển công nghiệp [0,25 điểm].

- Thuận lợi phát triển dịch vụ: du lịch và các hoạt động khác [0,50 điểm].

Tại sao thủy lợi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ ? [1,5 điểm]

- Xuất phát từ đặc điểm khí hậu:

+ Khí hậu Đông Nam Bộ có sự phân hóa theo mùa sâu sắc gây khó khăn cho sản xuất

nông nghiệp.

+ Diễn giải:

  • Mùa khô kéo dài tới 4 – 5 tháng nên thường xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.
  • Mùa mưa, lượng mưa tập trung có thể gây ngập úng một số khu vực.

- Phát triển thủy lợi là giải pháp quan trọng để:

+ Tăng diện tích đất trồng trọt.

+ Tăng hệ số sử dụng đất.

+ Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về nông phẩm.

* Nếu thí sinh chỉ ra thêm ít nhất 1 lí do khác mà hợp lí thì thưởng 0,25 điểm,

nhưng tổng điểm ý 2 câu III không được quá 1,5 điểm.

PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN [2,0 điểm]

Câu 4a. Mặt tích cực và tồn tại trong hoạt động ngoại thương từ sau Đổi mới [2,0 điểm]

- Tích cực

+ Thị trường:

  • Mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.
  • Diễn giải: tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế, bạn hàng ngày càng nhiều…

+ Quy mô:

  • Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng nhanh đáp ứng nhu cầu sản xuất và nâng cao chất lượng đời sống.
  • Kim ngạch xuất, nhập khẩu đều tăng phản ánh sự phát triển của đất nước.

+ Cơ cấu mặt hàng:

  • Các mặt hàng xuất khẩu đa dạng, chất lượng ngày càng cao.
  • Các mặt hàng nhập khẩu đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước.

- Tồn tại

+ Tình trạng nhập siêu kéo dài.

+ Khả năng cạnh tranh còn hạn chế.

* Nếu thí sinh chỉ ra được ít nhất 1 mặt tích cực hay tồn tại khác thì thưởng 0,25 điểm nhưng tổng điểm Câu IV.a không được quá 2,0 điểm.

Câu 4b: So sánh thu nhập bình quân đầu người của Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Giải thích [2,0 điểm]

- So sánh

+ Giống nhau: thu nhập của cả Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đều có xu hướng tăng.

+ Khác nhau:

  • Đông Nam Bộ: tăng liên tục.
  • Tây Nguyên: 1999 – 2002 giảm, 2002 – 2006 tăng.
  • Thu nhập của Đông Nam Bộ luôn cao hơn.

- Giải thích

+ Kinh tế ngày càng phát triển nên thu nhập bình quân đầu người của cả hai vùng có xu hướng tăng.

+ Thu nhập bình quân đầu người của Tây Nguyên có thời gian giảm chủ yếu do những biến động về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp.

+ Đông Nam Bộ có thu nhập bình quân cao hơn do trình độ phát triển kinh tế cao hơn.

 * Nếu thí sinh chỉ ra được ít nhất 1 nguyên nhân khác thì thưởng 0,25 điểm, nhưng tổng điểm Câu IV.b không được quá 2,0 điểm.

Video liên quan

Chủ Đề