Đặt CVC là gì

ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH TRUNG TÂM (CVC: Central Venoùs Catheter)

I. CHỈ ĐỊNH:

• Theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm

• Bù hoàn thể tích tuần hoàn

• Không lập được đường truyền ngoại biên

• Nuôi ăn tĩnh mạch dài ngày

• Truyền dung dịch có nồng độ cao

• Đặt máy tạo nhịp qua đường tĩnh mạch

• Thông tim, chụp mạch máu phổi

• Thẩm phân máu

II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH TUYỆT ĐỐI:

• Rối loạn đông máu

• Bệnh nhân hoặc thân nhân không đồng ý

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI:

• Bất thường giải phẫu tại chỗ

• Viêm tế bào, bỏng, viêm da tại chỗ đặt

• Viêm mạch máu

IV. VỊ TRÍ ĐẶT CVC VÀ CÁC ƯU KHUYẾT ĐIỂM:

Vị trí

Ưu điểm

Bất lợi

Tĩnh mạch cảnh trong

- Dễ nhận biết và kiểm soát khi có xuất huyết

- Hiếm khi có vị trí bất thường

- Ít nguy cơ TKMP

- Nguy cơ chọc vào động mạch cảnh

- Có thể gây TKMP

Tĩnh mạch dưới đòn

Dễ chịu nhất với bệnh nhân tỉnh

- Nguy cơ cao nhất gây TKMP, không nên thực hiện ở bệnh nhân thở máy qua nội khí quản

- Không nên làm ở trẻ < 2 tuổi

Tĩnh mạch đùi

- Dễ xác định

- Không nguy cơ TKMP

- Thuận lợi trong cấp cứu, hồi sức tim- phổi

- Biến chứng nặng ít hơn

- Nguy cơ nhiễm khuẩn cao nhất

- Không thuận lợi cho bệnh nhân ngoại trú

IV.1. ĐẶT CVC TĨNH MẠCH DƯỚI ĐÒN:

• Tư thế bệnh nhân (BN):

- BN nằm ngửa, đầu có thể quay về bên đối diện, tay duỗi

- Tư thế Trendelenburg (10-15 độ)

• Vị trí chọc kim:

- Thường bên phải, điểm nối 2/3 ngoài và 1/3 trong xương đòn

- Kim nên đặt song song với da

- Đưa kim hướng về khuyết trên ức (suprasternal) và ngay dưới xương đòn

- Vừa đẩy kim vừa hút đến khi máu trào ngược vào ống chích => đầu kim đã vào tĩnh mạch

- Luồn catheter vào khoảng 15 -17cm, cố định, gắn kết hệ thống đo CVP.

Đặt CVC là gì

Hình 1: Tiếp cận đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn

IV.2. ĐẶT CVC TĨNH MẠCH CẢNH TRONG:

• Tư thế BN:

- Nằm ngửa, tư thế Trendelenburg

- Đầu xoay về bên đối diện

• Vị trí chọc kim:

- Thường bên phải

- Xác định tam giác tạo nên bởi xương đòn và bó ức và bó đòn của cơ ức đòn chũm

- Đặt nhẹ nhàng 3 ngón của bàn tay trái trên động mạch cảnh

- Chọc kim vào vị trí bên- ngoài động mạch cảnh, tạo với mặt da 30-40 độ

- Hướng kim về đầu vú cùng bên

- Tĩnh mạch thường nằm sâu khoảng 1-1,5 cm, tránh đi sâu hơn

- Vừa đẩy kim vừa hút đến khi máu trào ngược vào ống chích => đầu kim đã vào tĩnh mạch

- Luồn catheter vào khoảng 15-17 cm, cố định, gắn kết hệ thống đo CVP.

Đặt CVC là gì

Hình 2: Sơ lược giải phẫu vùng động-tĩnh mạch cảnh trong

Đặt CVC là gì

Hình 3: Tiếp cận đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong

IV.3. ĐẶT CVC TĨNH MẠCH ĐÙI:

• Tư thế BN

- Nằm ngửa

• Vị trí chọc kim:

- Bên trong động mạch đùi

- Kim tạo góc 45 độ so với mặt da

- Luồn kim khoảng 2 cm dưới dây chằng bẹn

- Hướng kim về phía rún

Đặt CVC là gì

Hình 4: Sơ lược giải phẫu vùng động tĩnh mạch đùi

V. THEO DÕI:

• Chụp X-quang kiểm tra vị trí CVC trong mạch máu

• Kiểm tra thường xuyên các biến chứng có liên quan

VI. BIẾN CHỨNG:

Mạch máu:

• Thuyên tắc khí

• Chọc kim vào động mạch

• Rò động tĩnh mạch

• Bướu máu

• Tạo cục máu đông

Nhiễm khuẩn

Nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết...

Biến chứng khác:

Loạn nhịp tim

• Catheter đặt sai vị trí

• Tổn thương thần kinh

• Tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, truyền dịch vào màng phổi, tràn máu trung thất

• Thủng bàng quang, ruột (đặt catheter tĩnh mạch đùi)

Tham khảo:

1. Clinical Procedures in Emergency Medicine, Roberts and Hedges, 4th edition, 2004

2. Clinician’s Pocket Reference, Leonard Gomella, 8th edition, 1997

3. Atlas of Human Anatomy Frank Netter, 2nd edition, 1997