Đất nông nghiệp được đền bù như thế nào năm 2024

Thu hồi đất nông nghiệp và bồi thường thu hồi đất nông nghiệp luôn là các vấn đề được người dân đặc biệt quan tâm. Vậy, trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư, được bồi thường thế nào?

1. Trường hợp nào Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp?

Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

Theo đó, Điều 16 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi đất gồm:

- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Như vậy, Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư được xác định là trường hợp thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Cụ thể, căn cứ Điều 62 Luật Đất đai 2013, nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong các trường hợp sau:

- Thực hiện dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ;

- Thực hiện dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn…

Đất nông nghiệp được đền bù như thế nào năm 2024
Thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư có được bồi thường? (Ảnh minh họa)

2. Thu hồi đất nông nghiệp làm khu dân cư được bồi thường thế nào?

Trường hợp bị thu hồi đất nông nghiệp để làm khu dân cư, người có đất bị thu hồi được đền bù, bồi thường các khoản:

- Bồi thường về đất:

Người bị thu hồi đất nông nghiệp được bồi thường về đất nếu thỏa mãn các điều kiện:

  • Đất đã có Sổ đỏ hoặc đủ điều kiện cấp Sổ đỏ nhưng chưa được cấp; hoặc
  • Đất không đủ điều kiện cấp sổ/không có sổ đỏ nhưng người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và sử dụng từ trước 1/7/2004;

- Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại:

  • Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại được thực hiện khi người có đất bị thu hồi có các tài liệu, giấy tờ chứng minh về việc đầu tư trên đất.
  • Trường hợp không còn giấy tờ, tài liệu chứng minh về việc đầu tư chi phí vào đất còn lại, người sử dụng có đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;

- Bồi thường về cây trồng, vật nuôi trên đất:

Điều kiện để được bồi thường về cây trồng, vật nuôi trên đất là cây trồng, vật nuôi đó phải được tạo lập hợp pháp trên đất và bị thiệt hại trong quá trình tiến hành thu hồi đất.

3. Tính giá đền bù đất nông nghiệp khi thu hồi đất ra sao?

Hiện nay, phương pháp để tính giá đền bù sau khi thu hồi đất nông nghiệp là phương pháp dùng hệ số điều chỉnh. Số tiền đền bù được tính như sau:

Số tiền đền bù đối với đất nông nghiệp = Tổng diện tích đất nông nghiệp do Nhà nước thu hồi (m2) x Giá đền bù đất (VNĐ/m2).

Trong đó, giá đền bù đất = Giá đất theo khung giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất.

Khung giá đất do UBND cấp tỉnh hoặc tương đương ban hành, được áp dụng theo giai đoạn 05 năm. Hệ số điều chỉnh giá đất được UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất chính thức từ cơ quan có thẩm quyền.

Khi bị thu hồi đất nông nghiệp, hộ gia đình, tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi sẽ nhận được phần đền bù với đất và được xem xét nhận các khoản hỗ trợ.

Đất nông nghiệp được đền bù như thế nào năm 2024
Ảnh: Trần Lưu

Tính giá bồi thường với đất thu hồi

Trường hợp nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không thể bồi thường lại bằng một diện tích đất nông nghiệp khác cho người dân thì sẽ thực hiện bồi thường bằng tiền.

Việc xác định giá đất bồi thường sẽ dựa trên bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Việc xác định giá đất cụ thể được dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai từ đó áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.

Đất được đền bù là đất trong hạn mức cấp đất nông nghiệp ở địa phương. Phần diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức không được đền bù về đất nhưng được đền bù chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Như vậy Tiền đền bù đất = Diện tích đất bị thu hồi (m2) x Giá đền bù (VNĐ/m2).

Giá đất = Giá đất ghi trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh đất nông nghiệp qua các năm x Hệ số điều chỉnh khác (nếu có).

Mức giá hỗ trợ đối với đất nông nghiệp.

– Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất:

Mức hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống được quy định cụ thể tại Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP như sau:

+ Tiền hỗ trợ ổn định đời sống: Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu sẽ được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương. Trong đó:

Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ tối đa:

06 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở.

12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở.

24 tháng trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, hoặc đặc biệt khó khăn.

Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ:

12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở.

24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở.

36 tháng trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, hoặc đặc biệt khó khăn.

+ Tiền hỗ trợ ổn định sản xuất:

Hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền với mức cao nhất = 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó.

Thêm vào đó hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp được hỗ trợ về giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp.

– Tiền hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp.

Mức hỗ trợ đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm đối với hộ cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp được quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP:

Tiền hỗ trợ = Diện tích đất được bồi thường (m2) x Giá đất nông nghiệp trong bảng giá đất x Hệ số bồi thường do địa phương quy đinh.

Địa phương quy định giá đất nông nghiệp, và hệ số bồi thường do địa phương quy định nhưng mức tối đa là không quá 5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi nằm trong hạn mức giao đất ở địa phương.

Đất nông nghiệp đền bù bao nhiêu?

Bảng Giá Đền Bù Đất Nông Nghiệp Tại Hà Nội.

1m2 đất đền bù bao nhiêu tiền?

Khung giá đền bù đất nông nghiệp tại khu vực Hà Nội.

Đất ruộng có giá bao nhiêu?

Bảng Giá Đất Ruộng 2023.

Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là gì?

Bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những giải pháp cần thiết phải thực hiện khi Nhà nước ra quyết định thu hồi đất nhằm đền bù những thiệt hại tổn thất gây ra, trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao cho người sử dụng đất đang cư trú ổn định trên phần diện tích đất nói trên.