Đau ruột thừa có nên uống thuốc giảm đau

Một vài biện pháp dưới đây có thể hỗ trợ giảm cơn đau ruột thừa:

1.Nước ấm

Nước ấm có vai trò kép khi mắc bệnh viêm ruột thừa. Thứ nhất, nước ấm rất có lợi đối với sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Thứ hai, nước ấm giúp làm sạch ruột. Viêm ruột thừa là do sự tích tụ các chất độc. Uống nước giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể.

2.Đậu xanh

Đậu xanh là phương pháp điều trị viêm thuột thừa đã có từ lâu. Ngâm đậu xanh với nước để uống 3 lần mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe.

3.Sữa bơ

Sữa bơ giúp giảm đau do viêm ruột thừa. Bạn có thể thêm vào một chút muối vào sữa bơ khi uống. Uống hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày sẽ nhận được hiệu quả tốt nhất. Sữa bơ giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn ở ruột thừa, do đó giảm viêm ruột thừa.

Đau ruột thừa có nên uống thuốc giảm đau

4.Tỏi

Tỏi cũng có tác dụng chữa viêm ruột thừa do tỏi có tính chống viêm. Bạn nên ăn vài tép tỏi sống. Tuy nhiên, nếu mùi tỏi quá khó chịu, bạn có thể sử dụng viên tinh dầu tỏi.

5.Gừng

Gừng cũng giống như tỏi, đều có tính chống viêm. Bạn có thể uống trà gừng nhiều lần trong ngày. Nếu mùi và vị gừng gây khó chịu, bạn có thể uống thuốc viên gừng. Xoa bóp bụng dưới bằng tinh dầu gừng cũng rất hiệu quả. Nên sử dụng gừng khi bệnh nhân có triệu chứng nôn.

6.Nước ép rau

Uống nước ép rau như nước ép dưa leo, củ cải đường, cà rốt, rau mùi và nước ép củ cải nhiều lần trong ngày giúp giảm cơn đau do viêm ruột thừa.  Rau chứa nhiều vitamin và chất xơ có lợi cho sức khỏe. Vitamin đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chất xơ giúp điều trị táo bón.

7.Chanh

Nước chanh- mật ong hoặc nước chanh có vai trò quan trọng trong điều trị viêm ruột thừa. Chanh là nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch. Hơn nữa, chanh còn giúp giảm đau và ngăn ngừa chứng khó tiêu, táo bón.

8.Húng quế

Lá húng quế làm giảm chứng khó tiêu, tăng cường hệ miễn dịch. Húng quế có các chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. Các chất độc hại trong cơ thể, đặc biệt là ở ruột là nguyên nhân gây ra các vấn đề như viêm ruột thừa. Ngoài ra, húng quế giúp hạ sốt, một trong những triệu chứng của viêm ruột thừa.

9.Hạt cỏ cà ri

Uống trà làm từ hạt cỏ cà ri mỗi ngày giúp điều trị viêm ruột thừa. Cỏ cà ri có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành mủ và chất nhầy trong ruột thừa do đó tránh cho tình trạng viêm ruột thừa trở nên tệ hơn.

10.Mát-xa

Mát-xa vùng bụng dưới bằng tinh dầu như dầu thầu dầu có thể giúp giảm đau do viêm ruột thừa. Hơn nữa, bạn có thể sử dụng hỗn hợp gừng và nghệ để mát-xa.


Nếu gọi các tai biến lớn, nhỏ do thuốc gây ra là nỗi đau thì nỗi đau... đến từ thuốc giảm đau là không nhỏ. Mỗi năm trên thế giới có hàng ngàn trường hợp bị tai biến do lạm dụng thuốc giảm đau và không ít trường hợp bị tử vong.

Nhu cầu phổ biến?

Bên cạnh loại giảm đau bậc 1 như aspirin, paracetamol, còn có loại giảm đau bậc 2 (dùng khi đau làm giảm sự tập trung, gây mất ngủ) như codein, vicodin và loại giảm đau bậc 3 (dùng khi đau dữ dội hay rất dữ dội trong đau do ung thư, phẫu thuật, ghép tạng...) như mophin, dolargan, fentanyl, oxycodone... “Họ hàng” thuốc giảm đau còn phải kể đến với hàng loạt thuốc chống co thắt hướng cơ, giãn cơ (dùng trong đường ruột - mật - niệu, trong sỏi thận - bàng quang, trong nội soi...) như papaverin, nospa, alverin, mebeverin, hyoscyamin, scopolamin, atropin. Sự phát minh ra lớp thuốc vừa giảm đau vừa kháng viêm với độ mạnh ngang nhau như indomethacin, ibuprofen, diclofenac, ketoprofen, naproxen, meloxicam cũng làm cho “anh em” nhà thuốc giảm đau ngày càng đông đúc thêm. Nhìn chung do nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau ngày càng tăng nên các hãng dược phẩm cũng ngày càng cho ra thêm nhiều loại thuốc giảm đau, kéo theo sự tăng quy mô dùng các thuốc giảm đau tại cộng đồng.

 Nguy cơ tai biến...

Đau là cảm giác, lệ thuộc nhiều vào sự cảm nhận chủ quan từng người, song các nhà y học cũng xây dựng được “bậc thang lượng giá đau” Mancoski. Theo đó, WHO khuyến cáo dùng thuốc theo bậc thang. Ở bậc 1, có thể chưa dùng thuốc hay chỉ  dùng loại thông thường. Thế nhưng, có người chỉ hơi nhức đầu, tê răng, buốt chân tay... hay chỉ mới khó chịu… là vội tìm đến thuốc giảm đau như là thứ “cứu cánh”. Lại cũng có người nôn nóng, muốn hết đau ngay, dùng liều cao, trong khi lẽ ra cần khám dùng thuốc chữa nguyên nhân (như trong đau do nhiễm khuẩn); có người dùng kéo dài, trong khi lẽ ra chỉ dùng đến mức cơ thể có thể chịu đựng được thì phải ngừng (như  trong trường hợp đau do thấp khớp, gút).

Các thống kê tại các phòng khám ở Mỹ cho biết, có khoảng 30 - 50% trường hợp tự dùng thuốc giảm đau trước khi đến với thầy thuốc; bởi vậy nguy cơ tai biến từ thuốc giảm đau là rất cao, riêng paracetamol, mỗi năm có tới 30.000 người dùng phải nhập viện do dùng quá liều, trong đó có hơn 50% do cố ý. Dùng liều cao và/hoặc kéo dài thường dẫn tới tai biến khó lường: thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) có hiệu lực tốt, giá thấp, được chỉ định dùng trong các dạng thấp, gút. Tuy nhiên tại Mỹ, riêng nhóm này mỗi năm làm 16.000 người chết do gây viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa nặng. Paracetamol vào cơ thể sẽ chuyển thành chất độc N-acetyl benzoquinon song nhờ glutathion hóa giải; nên nếu dùng đúng liều là “thuốc lành tính”; nhưng khi dùng liều cao (6-10g/ngày) hay dùng cho người có bệnh gan (liều bằng 60%)  thì gan không sản xuất đủ glutathion, nên lại gây hoại tử tế bào gan không hồi phục, dẫn tới tử vong. Đau vốn là “dấu hiệu” giúp nhận ra bệnh. Thế nhưng, có khoảng 5 -10% người viêm ruột thừa vì dùng quá nhiều thuốc giảm đau atropine để giảm đau làm mất hết “dấu hiệu” này, nên khi đến bệnh viện thường bị muộn (sau 24 giờ  hay hơn), ruột thừa bị vỡ ra, gây viêm phúc mạc toàn thể rất khó chữa, có trường hợp tử vong.

Một số thuốc giảm đau có tính ức chế thần kinh trung ương. Phối hợp hay vô tình dùng chúng với các thuốc có tính ức chế thần kinh trung ương khác như thuốc chống loạn thần (chlopromazin, olanzapin...), thuốc động kinh (phenytoin, valproic...), thuốc an thần gây ngủ (benzodiazepam, barbiruric), thuốc chống dị ứng (kháng histamin H1 thế hệ cũ)… Các thuốc này sẽ cộng hợp cùng chiều tính ức chế thần kinh trung ương... gây an thần kinh quá mức, gọi là hội chứng “an thần kinh ác tính” (NMS) với biểu hiện sốt cao, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, co cứng cơ; nếu nặng, không cấp cứu kịp thời có nguy cơ tử vong.

Quản lý thế nào?

Các thuốc giảm đau cấp 3 có độc tính cao nhưng thường ở trong nhóm gây nghiện, được quản lý chặt chẽ, chủ yếu  dùng trong bệnh viện, bán theo đơn ngoại trú hạn chế, nên tỉ lệ gây tai biến thấp. Thuốc giảm đau cấp 2 và cấp 1 dùng chủ yếu tại cộng đồng, phần lớn bán không yêu cầu kê đơn (OTC); có thể mua dễ dàng, nên tỉ lệ gây tai biến lại cao. FDA cho rằng chỉ mỗi mình họ sẽ không quản lý được, mà cần có sự hỗ trợ của đơn vị sản xuất, khám chữa bệnh, sự hiểu biết đồng thuận của người dùng. Theo tinh thần đó, hội nghị chuyên đề về quản lý paracetamol (Mỹ - 6/2009) đưa ra các khuyến nghị khá cụ thể. Chẳng hạn khuyến nghị ưu tiên sản xuất loại hàm lượng thấp (500mg), xếp vào nhóm bán không cần đơn OTC, hạn chế sản xuất loại hàm lượng cao (1.000mg), xếp vào nhóm phải kê đơn. Khuyến nghị như thế vừa thông thoáng (dễ tiếp cận với thuốc), vừa chặt chẽ (hạn chế tai biến). Thiết nghĩ, chúng ta cũng cần tham khảo cách quản lý huy động được nhiều nguồn lực như ở trên và có cách quản lý mềm dẻo để có thể quản lý tốt hơn nữa các mặt hàng thuốc kê đơn và không kê đơn, trong đó có thuốc giảm đau.

DSCKII. BÙI VĂN UY (Theo SK&ĐS)

Bệnh chiếm 60 - 70% tình huống cấp cứu về bụng

Mới đây, hôm 31.7, anh H.V (ở TP.HCM) bị đau âm ỉ ở vùng bụng, chần chừ không đến bệnh viện, anh V. đã dùng cùng lúc hai viên thuốc kháng sinh (loại 500 mg). Sau khi uống thuốc, cơn đau có phần dịu đi, anh nghĩ: "Có lẽ đau bụng do thức ăn, chắc không sao!". Nhưng nhờ cẩn thận, sau đó anh V. đến bệnh viện khám và được bác sĩ chẩn đoán ruột thừa bị viêm, phải mổ ngay! Rất may cho anh là được mổ kịp thời, chưa có biến chứng!... Trước đó, một bệnh nhân khác là anh T.V.Đ, 36 tuổi được đưa vào bệnh viện (BV) Chợ Rẫy trong tình trạng ruột thừa đã vỡ, mủ tràn vào ổ bụng gây viêm phúc mạc. Anh Đ. đã dùng thuốc giảm đau trong lúc bị đau bụng do ruột thừa viêm, cơn đau giảm đã che lấp diễn tiến bệnh!

Theo bác sĩ Phạm Văn Tấn (BV Đại học Y Dược, TP.HCM), viêm ruột thừa là tình huống cấp cứu ngoại khoa gặp mỗi ngày tại các BV. Theo thống kê cả trong và ngoài nước, viêm ruột thừa chiếm đến 60 - 70% các trường hợp cấp cứu về bụng. Không chỉ người lớn mới bị viêm ruột thừa như nhiều người thường nghĩ, mà ngay cả trẻ em cũng bị. Bác sĩ Đào Trung Hiếu - Trưởng khoa Ngoại (BV Nhi đồng 1, TP.HCM) cho biết: "Đây là loại bệnh chiếm hàng đầu trong các bệnh lý mổ cấp cứu tại BV. Bình quân mỗi ngày khoa mổ cắt ruột thừa cho 1-2 bệnh nhi".

Nhiều nguyên nhân gây bệnh

Ở trẻ em, viêm ruột thừa thường là do tắc mạch máu ruột thừa. Ở người lớn, nguyên nhân thường là do lòng ruột thừa bị tắc nghẽn. Tắc nghẽn do: Phì đại các nang bạch huyết (chiếm số đông), một viêm nhiễm ở đâu đó trên cơ thể (như viêm họng) cũng có thể làm nang bạch huyết ở ruột thừa sưng phì lên; do sỏi phân; do các hạt nhỏ như hạt ổi, ớt, chanh, hay do giun kim chui lọt vào... Theo bác sĩ Lê Văn Quang, có những triệu chứng để nhận biết bệnh: viêm ruột thừa cấp khởi đầu thường là đau ở phần bụng trên, hay đau quanh rốn. Vài giờ sau, đau lan xuống bụng dưới bên phải (hố chậu phải). Có thể kèm theo nôn ói; sốt nhẹ 37,5 - 38 độ C (nếu sốt cao là đã bị biến chứng); tiêu chảy...

Sai lầm khi tự ý xử trí cơn đau ruột thừa

Sai lầm chết người thường gặp, theo các bác sĩ đó là người bệnh tự xử trí cơn đau bụng bằng cách uống thuốc giảm đau, hay dùng thuốc kháng sinh. Theo bác sĩ Lê Văn Quang - giảng viên chuyên khoa Ngoại Trường ĐH Y Dược TP.HCM kiêm trưởng khoa Ngoại BV Thống Nhất (TP.HCM), uống thuốc kháng sinh sẽ làm che lấp triệu chứng diễn tiến của bệnh, dẫn đến chữa trị trễ. Uống thuốc giảm đau càng che lấp triệu chứng nhiều hơn, rất nguy hiểm.

Ai sinh ra cũng có ruột thừa, đây là "di tích" còn lại của ống tiêu hóa của loài người từ thời nguyên thủy. Nó nằm đó nhưng chẳng có nhiệm vụ gì trong cơ thể, nên được gọi là "ruột thừa"! Ở người trưởng thành, ruột thừa dài từ 60 - 80 mm, đường kính khoảng 4 mm. Thường ruột thừa nằm ở vị trí một phần tư dưới bụng bên phải (hố chậu phải), tuy nhiên cũng có một số trường hợp "hắn" nằm ở vị trí khác.

Các phương tiện chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa chỉ là hỗ trợ, còn chẩn đoán xác định lại dựa vào đôi bàn tay của bác sĩ có kinh nghiệm là chính. Vì thế nhiều trường hợp bị viêm ruột thừa, nhưng siêu âm không thấy lại cho kết quả ruột thừa bình thường. Theo bác sĩ Phạm Văn Tấn, viêm ruột thừa có thể chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như: thủng dạ dày tá tràng; thai ngoài tử cung bên phải; nang buồng trứng bên phải bị xoắn... Còn ở trẻ em, theo bác sĩ Đào Trung Hiếu, trẻ càng nhỏ (dưới 5 tuổi) thì càng khó chẩn đoán do trẻ kể bệnh không chính xác, người lớn hay nghĩ trẻ đau bụng do rối loạn tiêu hóa... dẫn đến chữa trị trễ, gây biến chứng. Ruột thừa bị viêm, chữa trị càng sớm càng tốt. Phương pháp duy nhất là cắt bỏ. Phần lớn hiện nay cắt ruột thừa bằng phẫu thuật nội soi, với thời gian độ nửa giờ (nếu chưa bị biến chứng), nằm viện chừng 1-2 hôm là ra viện.

Nếu chẩn đoán, chữa trị sớm thì tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân viêm ruột thừa rất thấp (chừng một phần ngàn), nếu mổ khi đã có biến chứng (như viêm phúc mạc) thì tỷ lệ tử vong lên tới 10%, đồng thời bệnh nhân rất dễ bị tắc ruột sau khi mổ. Biến chứng thường xảy ra sau 8 - 24 giờ (tính từ khi khởi phát cơn đau bụng). Biến chứng thường gặp gây nguy hiểm là vỡ ruột thừa, mủ tràn vào ổ bụng gây nhiễm trùng, nhiễm độc, rất dễ bị tử vong, lúc này phải can thiệp ngoại khoa khẩn.

Về phương diện phòng bệnh, các nhà chuyên môn cho rằng, cần tránh táo bón (nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước), bên cạnh đó cần chữa trị dứt điểm các các bệnh viêm nhiễm ở đường họng, tiêu hóa...

T.T