Dời người trung bình nói khoảng bao nhiêu từ năm 2024

Steve Jobs đã nói: “Khoảng thời gian của bạn là hữu hạn, vì thế đừng phí phạm thời gian để sống cuộc đời của người khác”

Vì vậy, có tin tốt và tin xấu. Tin xấu là thời gian trôi nhanh như bay và tin tốt là bạn chính là phi công.

Dời người trung bình nói khoảng bao nhiêu từ năm 2024

⭕ Hãy tưởng tượng bạn tỉnh dậy mỗi sáng với một số tiền lớn trong tài khoản ngân hàng. Và đến cuối đêm tất cả đều biến mất bất kể bạn có tiêu nó hay không nhưng đến hôm sau, bạn lại có một số tiền lớn khác xuất hiện. Bạn sẽ làm gì với nó?

Mỗi ngày 86400 giây được ứng vào tài khoản cuộc đời của bạn. Đến cuối ngày một khi chúng được dùng hết bạn sẽ lại có 86400 giây mới. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ lãng phí nếu đó là tiền nhưng tại sao chúng ta lại lãng phí khi đó là thời gian?

Những giây đó quyền lực gấp nhiều lần số tiền bởi vì bạn luôn có thể kiếm thêm tiền nhưng bạn không thể làm thêm ra thời gian.

Để nhận thức được giá trị của một năm, hãy hỏi một học sinh thi trượt. Để nhận thức được giá trị của một tháng, hãy hỏi người mẹ đã sinh con non. Để nhận thức được giá trị của một tuần, hãy hỏi biên tập viên của một tờ tạp chí ra hàng tuần. Để nhận thức được giá trị của một giờ, hãy hỏi một cặp đôi yêu xa. Để nhận thức được giá trị của một phút, hãy hỏi người vừa lỡ chuyến xe buýt, tàu hay máy bay. Để nhận thức được giá trị của một giây, hãy hỏi người vừa kịp thoát khỏi một vụ tai nạn. Để nhận thức được giá trị của một mili giây, hãy hỏi người vừa về nhì ở cuộc thi Olympics. Chúng ta nghĩ rằng mọi người làm tốn thời gian của chúng ta nhưng chính ta là người cho phép họ làm điều đó. Trong thực tiễn, hai người này sống trong chúng ta.

Đừng để ai đó trở thành ưu tiên khi tất cả đối với họ bạn chỉ là một sự lựa chọn! Một số người trong chúng ta đánh mất những người quan trọng với mình vì chúng ta đã không trân trọng thời gian của họ. Một số người trong chúng ta không nhận ra ai đó quan trọng với mình như thế nào cho đến khi họ mất đi.

Dời người trung bình nói khoảng bao nhiêu từ năm 2024

⭕Trong mỗi chúng ta đều có hai giọng nói:

Giọng nói muốn nâng cao hơn; giọng nói muốn ta mở rộng hơn; giọng nói muốn ta trưởng thành.

Giọng nói muốn kìm chúng ta lại; giọng nói mà làm ta lười biếng; giọng nói mà làm chúng ta tự mãn; giọng nói mà kiềm chế khả năng của chúng ta.

Mỗi ngày từ khi chúng ta thức giấc cho tới lúc chúng ta đi ngủ trong chúng ta là “cuộc chiến” giữa hai giọng nói này. Bạn đoán xem giọng nói nào sẽ chiến thắng?

Cái mà chúng ta lắng nghe nhiều nhất. Cái mà chúng ta nuôi dưỡng. Cái mà chúng ta thổi phồng. Chúng ta dùng thời gian như thế nào là lựa chọn của chính chúng ta. Cuộc sống và thời gian là hai người thầy tốt nhất. Cuộc đời dạy ta biết sử dụng tốt thời gian và thời gian dạy chúng ta về giá trị của cuộc sống.

William Shakespeare đã nói: “Thời gian trôi rất chậm với những ai đang mơ, rất nhanh với những ai đang sợ hãi, rất dài với những ai đang buồn và rất ngắn với những ai đang vui vẻ. Nhưng với những người đang yêu, thời gian là vĩnh cửu.”

Giọng nói của bạn là khẩu thần công tạo nên sức mạnh cho bài thuyết trình. Bạn có thể nói cùng một từ nhưng biểu thị năm ý nghĩa khác nhau chỉ bằng cách thay đổi giọng điệu. Hầu hết diễn giả nổi tiếng đều sử dụng các cách phát âm đa dạng và thường xuyên thay đổi nhịp điệu của lời nói.

Giọng nói của bạn là khẩu thần công tạo nên sức mạnh cho bài thuyết trình. Bạn có thể nói cùng một từ nhưng biểu thị năm ý nghĩa khác nhau chỉ bằng cách thay đổi giọng điệu. Hầu hết diễn giả nổi tiếng đều sử dụng các cách phát âm đa dạng và thường xuyên thay đổi nhịp điệu của lời nói. Để tăng hiệu quả của bài thuyết trình, bạn cần rèn luyện 6 kỹ thuật điều khiển giọng nói sau:

1. Nhấn giọng

Cùng một câu nói nhưng khi nhấn giọng ở những vị trí khác nhau, bạn sẽ tạo ra nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau. Khán giả sẽ không nhận ra đâu là vấn đề quan trọng trong bài thuyết trình của bạn nếu không nhấn giọng. Nghiên cứu cho thấy, những từ ngữ được nhấn mạnh, sự chú ý của khán giả tăng lên gấp 3 lần so với từ ngữ bình thường.

2. Nhịp điệu

Nhịp điệu là tốc độ lời nói của bạn. Những người nói nhanh thường có khả năng tư duy nhanh nhạy và hiểu biết hơn, do đó tạo được uy tín, sự tin cậy và thuyết phục được khán giả.

Tốc độ nói trung bình của chúng ta là 100 – 120 từ/phút, trong khi khả năng nghe lại cao gấp 3 lần (theo wiki). Nghĩa là nếu ta chỉ nói với tốc độ trung bình, khán giả sẽ còn thời gian để suy nghĩ những lập luận phản biện. Nói nhanh sẽ khiến tâm trí người nghe bị cuốn theo và không thể tập trung vào điều đó.

3. Từ đệm

Từ đệm như “à”, “ừm”, “ờ” là một trong những lỗi phổ biến và khó sửa của hầu hết mọi người khi thuyết trình. Để khắc phục, một số diễn giả thường lặp lại hai hoặc ba từ đầu tiên của câu để trí não họ có thể bắt kịp và hoàn chỉnh ý tưởng sắp trình bày. Một số khác có thể nói “Tốt rồi” ở cuối mỗi câu như thể đang kiểm tra liệu người nghe có hiểu điều họ nói không.

4. Âm vực

Âm vực là độ cao, thấp của giọng nói. Để thuyết trình hiệu quả, âm vực thấp, tức là giọng trầm là tốt nhất. Giọng trầm được cho là biểu thị cho sức mạnh và thể hiện sự chân thành, đáng tin cậy. Rất nhiều diễn giả đã khổ luyện để có làm trầm giọng của mình. Một số thậm chí còn uống trà nóng trước khi thuyết trình để tạo ra chất giọng vang và trầm ấm.

5. Âm lượng

Rõ ràng bạn sẽ chẳng thể thuyết phục được ai nếu họ không nghe thấy bạn nói gì. Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến âm lượng giọng nói của bạn.

Khách quan là các thiết bị khuyếch đại âm thanh khi thuyết trình. Hãy kiểm tra thật kỹ để đảm bảo chúng hoạt động tốt và mọi vị trí trong khán phòng đều có thể nghe tiếng nói của bạn.

Chủ quan là kỹ thuật lấy hơi của bạn. Để giọng nói có âm lượng cao và hơi dài, bạn cần rèn luyện cách hít thở sâu bằng bụng. Các diễn giả nổi tiếng cũng như các ca sĩ là bậc thầy trong cách lấy hơi và ém hơi bằng bụng.

6. Ngắt giọng

Ngắt giọng là một thủ thuật thường xuyên được sử dụng để thu hút sự chú ý tối đa của khán giả. Khoảng thời gian ngắt giọng sẽ giúp khán giả chuẩn bị và chăm chú lắng nghe điều bạn sắp nói. Còn bạn có thể tận dụng để lấy lại phong thái đĩnh đạc, tự tin. Thủ thuật này đặc biệt hiệu quả khi bạn đã tạo ra được cao trào trong bài thuyết trình của mình. Ngược lại, tuyệt đối không sử dụng ngắt giọng khi không khí khán phòng đang lắng xuống. Khi đó, ngắt giọng sẽ bị hiểu nhầm là kết thúc bài thuyết trình.