Giao thiếu hàng phải làm sao đường biển

Thời gian gần đây, số lượng tàu hàng cập cảng Việt Nam có dấu hiệu tăng lên đáng kể, đạt con số đáng ngưỡng mộ, chuyển hướng tích cực so với giai đoạn trước đó. Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chính là sự lựa chọn hợp lý của rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay bởi những ưu điểm như sau:

    • Giá thành hợp lý, phải chăng;
    • Tính an toàn được đảm bảo vì rất ít khi có sự cố va chạm giữa các tàu;
    • Có thể vận chuyển những lô hàng với số lượng lớn, siêu trường, siêu trọng, kich thước quá khổ (máy móc, xe cộ,…);
    • Hầu như không bị hạn chế bởi công cụ hỗ trợ và số lượng phương tiện vận chuyển;
    • Các tuyến đường trên biển ít gặp sự cố về địa hình;
    • Kết nối các vùng lãnh thổ, mở rộng mạng lưới giao thương hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Các doanh nghiệp sẽ lựa chọn dịch vụ vận tải đường biển đối với các mặt hàng sau:

    • Khoáng sản: Số lượng lớn nhưng giá trị thường thấp. Trong trường hợp này, những khoáng sản có giá trị thấp như quặng, than…nên chọn đường biển để tối ưu chi phí vận chuyển;
    • Các loại hàng đóng hộp, giày da vải, đồ chơi, kim loại: Là những mặt hàng tốn ít diện tích và có tính bảo quản lâu. Vì vậy, trong quá trình vận chuyển dù tốn nhiều thời gian vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Bên cạnh đó, nhờ tiết kiệm được diện tích nên có thể vận chuyển được số lượng hàng hóa lớn, giúp tối ưu cả thời gian và kinh phí cho doanh nghiệp;
    • Hàng có khối lượng nặng: Đây là loại hàng có kích thước lớn và khối lượng nặng mà không thể chuyên chở bằng những hình thức nào khác ngoài đường biển;
    • Hàng đông lạnh: Đây là loại hàng được cho là “kén chọn” hình thức vận chuyển nhất. Nếu vận chuyển quốc tế, chỉ có thể dùng tàu để chuyên chở sẽ thuận tiện trong lúc di chuyển. Nhưng nếu chỉ là nhu cầu trong nước thì phương thức vận chuyển bằng đường biển sẽ không tối ưu cho mặt hàng này.

Giao thiếu hàng phải làm sao đường biển

II. Những quy định trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 

Dưới đây là những quy định vận chuyển hàng hóa bằng đường biển mà các doanh nghiệp cần lưu ý:

1. Quy định về an toàn hàng hải

Khi vận chuyển hàng bằng đường biển, đơn vị vận tải và chủ hàng luôn mong muốn hàng hóa ở trạng thái an toàn, nguyên vẹn và đảm bảo chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố, thuyền trưởng trên phương tiện cần cố gắng báo tin cho các nhà chức trách địa phương và sau đó làm báo cáo cụ thể về tình hình tai nạn. Nếu xảy ra sự cố các tàu hàng va vào nhau, hai thuyền trưởng phải thông báo ngay và làm báo cáo với những nhà chức trách có thẩm quyền nêu trên.

2. Quy định đối với chủ hàng

Cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về hàng hóa (loại hàng, khối lượng), yêu cầu đặc biệt (hàng dễ vỡ hoặc bảo quản), thông tin cá nhân cần thiết (tên, địa chỉ, số điện thoại, email của người gửi và người nhận hàng); chuẩn bị tất cả giấy tờ, chứng từ làm thủ tục khai báo hải quan.

3. Quy định đối với đơn vị vận tải

Đơn vị vận chuyển bao gồm thuyền trưởng, thợ máy, thợ điện trên các phượng tiện tham gia di chuyển tuyến giao thông đường biển phải có bằng do cơ quan giao thông vận tải cấp. Đồng thời, các nguồn nhân lực chủ chốt cần trải qua các buổi tập huấn, tổ chức đào tạo, sát hạch để cấp bằng. Riêng các vô tuyến điện viên sẽ được Tổng cục Bưu điện và truyền thanh trực tiếp huấn luyện và cấp bằng.

Giao thiếu hàng phải làm sao đường biển

4. Quy định về phương tiện vận tải

Các phương tiện phải được kiểm tra định kì theo quy định Bộ Giao thông vận tải. Bên cạnh đó, phương tiện còn nhận được yêu cầu khám xét bất thường từ phía cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng hoặc thuyền trưởng. Thông qua những buổi kiểm tra, tàu thuyền nào không đạt chuẩn sẽ bị tước, rút giấy phép đến khi đáp ứng độ an toàn và vệ sinh cần thiết.

III. Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Bước 1: Đơn vị vận chuyển tới lấy hàng từ nhà kho của người xuất khẩu. Trong quá trình tới lấy hàng, bên vận chuyển sẽ cố gắng để tiết kiệm được chi phí tối đa nhất.

Bước 2: Đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành khai báo hải quan, thông quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, lập bộ chứng từ chứng nhận xuất xứ và xin giấy phép lưu hành tự do của nước xuất khẩu.

Bước 3: Đơn vị vận chuyển tiến hành đặt lịch tàu đối với hàng vận chuyển đường biển. Lịch tàu sẽ được đơn vị vận chuyển thông báo và xác nhận với khách hàng cũng như thời gian vận chuyển để khách hàng cân đối chi phí và thời gian tốt nhất.

Bước 4: Xuất vận đơn Bill of Lading (B/L) để làm giấy chứng nhận sở hữu hàng, làm điện giao hàng (Telex Release). Các đơn vị vận chuyển sẽ xuất cho khách hàng một vận đơn, thông thường gồm 3 bản gốc và 3 bản copy để làm chứng từ sở hữu hàng hóa.

Bước 5: Khi hàng đến cảng nhập khẩu (Port of Delivery), các đơn vị vận chuyển tiến hành làm thủ tục hải quan, thông quan và kiểm hóa hàng hóa. Tại đây, đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành nhận chứng từ từ phía người nhập khẩu, lập tờ khai và kế hoạch làm hàng hải quan.

Bước 6: Các đơn vị vận chuyển nội địa, giao hàng từ cảng biển tới tận xưởng, kho cho người nhận tại Việt Nam. Sau khi hoàn thành xong thủ tục hải quan, các đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành đưa hàng từ cảng biển về đến công ty khách hàng bằng xe tải hoặc đầu kéo container.

Bước 7: Nhân viên của công ty giao nhận sẽ đến cảng hoặc đại lý hãng tàu để đóng phí chứng từ, phí hàng lẻ để nhận lệnh giao hàng Delivery Order (D/O). Sau đó, nhân viên giao nhận sẽ mang D/O, Commercial Invoice và Packing List đến văn phòng cảng ký nhận D/O để tìm vị trí để hàng, tại đây ta phải lưu lại một bản D/O.

Giao thiếu hàng phải làm sao đường biển

IV. Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cần lưu ý những vấn đề gì?

Nhằm tránh những phát sinh không mong muốn trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, bạn cần lưu ý đến các vấn đề sau:

    • Do việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển còn chịu ảnh hưởng và tác động nhiều từ thiên nhiên như: mưa gió, lũ lụt, sóng thần.. nên việc cân nhắc xem xét thời tiết là điều cần thiết để tránh mọi rủi ro, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển theo đúng cam kết với khách hàng;
    • Trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, việc các tàu dừng chân ở nhiều cảng khác nhau thuộc các quốc gia khác nhau cũng bị ảnh hưởng bởi các chính sách pháp luật của mỗi quốc gia đó;
    • Người chuyên chở cũng có thể gây ra sự sai sót trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Trong khi đó, theo luật hàng hải của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đều cho phép người chuyên chở giới hạn trách nhiệm bồi thường;
    • Những mặt hàng thuộc ngành cấm như thuốc phiện, động vật hay các thứ liên quan được chế biến từ động vật quý hiếm tuyệt đối không được vận chuyển. Các đơn vị kiểm tra sẽ dễ dàng phát hiện ra các mặt hàng này khi được đưa vào container;
    • Lựa chọn một công ty vận tải đường biển uy tín và chuyên nghiệp là điều cần thiết cho doanh nghiệp của bạn. Những công ty như vậy sẽ có những hoạch định giúp giảm tối thiểu thời gian cũng như các thủ tục nhanh gọn hơn;
    • Tùy thuộc vào mặt hàng và khối lượng mà lựa chọn phương thức vận tải hàng hóa sao cho phù hợp vì mỗi hình thức vận chuyển sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Đối với các mặt hàng này, bạn sẽ phải chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước pháp luật khi ký hợp đồng vận chuyển hàng bằng đường biển. Hợp đồng liên quan rất nhiều tới quyền lợi của bạn, trước khi đặt bút ký hãy đọc hết các điều khoản để tránh phát sinh rủi ro;
    • Việc mua bảo hiểm trong quá trình vận tải bằng đường biển rất quan trọng, điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, tránh được tình trạng phát sinh trong quá trình vận chuyển. Công ty bảo hiểm cũng sẽ đền bù thiệt hại cho bạn khi xảy ra sự cố;
    • Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, bạn nên lựa chọn nhiều đơn vị vận chuyển khác nhau để tìm được dịch vụ vận tải uy tín với cước phí rẻ nhất.

Giao thiếu hàng phải làm sao đường biển

Vận chuyển bằng đường biển luôn là lựa chọn hàng đầu đối với các doanh nghiệp cần xuất nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn và muốn tối ưu hóa chi phí vận chuyển của mình.