Hạch toán trả tiền trước rồi hóa đơn về sau năm 2024

Việc giao hàng trước xuất hóa đơn sau không phải là hiếm gặp trong thực tế. Theo quy định của pháp luật, hàng về trước hóa đơn về sau có bị phạt không, cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.

Hàng về trước hóa đơn về sau có bị phạt không?

Giao hàng trước xuất hóa đơn sau là hành vi xuất hóa đơn không đúng thời điểm và sẽ bị xử phạt tùy thuộc vào mức độ vi phạm theo Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.

Đối với hoạt động bán hàng hóa (gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia), thời điểm lập hóa đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa (theo khoản 1 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP).

Trường hợp giao hàng nhiều lần thì mỗi lần giao hàng đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa được giao tương ứng.

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, đây cũng là thời điểm xác định thuế GTGT.

Do vậy, việc giao hàng trước xuất hóa đơn sau sẽ bị xử phạt về hành vi xuất hóa đơn không đúng thời điểm tùy mức độ vi phạm theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP như sau:

Stt

Hành vi

Mức phạt

Căn cứ

1

Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ

Cảnh cáo

điểm a khoản 1 Điều 24

2

Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế

03 - 05 triệu đồng

khoản 3 Điều 24

3

Lập hóa đơn sai thời điểm (trừ 2 trường hợp trên)

04 - 08 triệu đồng

điểm a khoản 4 Điều 24

Như vậy, hàng về trước hóa đơn về sau là hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm và sẽ bị xử phạt, do đó, doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện đúng quy định về thời điểm xuất hóa đơn.

Hạch toán trả tiền trước rồi hóa đơn về sau năm 2024
Nhiều người thắc mắc hàng về trước hóa đơn về sau có bị phạt không? (Ảnh minh họa)

Cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau

Thực tế, không phải lúc nào hàng và hóa đơn cũng cùng về, doanh nghiệp có thể gặp các tình huống như hóa đơn về trước hàng về sau, hàng về trước hóa đơn về sau, hàng bán thẳng không qua kho…

Trong đó, trường hợp hàng về trước hóa đơn về sau là phổ biến hơn cả. Để chứng minh giao dịch diễn ra thật và đúng thực tế, kế toán cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Hợp đồng/Thỏa thuận với các bên, các phiếu nhập, xuất kho, chứng từ chuyển tiền…

- Trong Hợp đồng phải ghi rõ: Thời điểm giao hàng, thời điểm giao nhận hóa đơn, chứng từ cho hàng đi đường (bên bán sử dụng Phiếu xuất kho kiêm lệnh vận chuyển/điều động, sau khi giao nhận đủ, thanh toán tiền mới xuất hóa đơn GTGT).

Và đương nhiên, cần phải đối chiếu hàng hóa đó với hợp đồng mua hàng, tiến hành kiểm kê, tạo phiếu nhập kho.

Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau, có ví dụ cụ thể từ khi hàng về kho nhưng chưa có hóa đơn đến khi nhận được hóa đơn GTGT.

Nội dung chính:

I. Chứng từ chứng minh hàng về trước hóa đơn hàng hóa

Để chứng minh được hàng hóa về trước hóa đơn về sau cần dựa vào các chứng từ sau:

  • Biên bản giao nhận hàng hóa (trên biên bản giao hàng cần thể hiện rõ ngày giao hàng);
  • Phiếu nhập, phiếu xuất kho hàng hóa của các bên;
  • Điều khoản thỏa thuận trên hợp đồng mua bán hàng hóa.

Lưu ý: Các chứng từ trên phải ghi rõ ngày giao hàng hóa và thời điểm giao nhận hóa đơn.

II. Cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau

1. Khi hàng về đến kho nhưng chưa có hóa đơn

Nợ 156, 152, 153: Số lượng hàng nhập x Giá tạm tính;

Có 111, 112, 331: Số lượng hàng nhập x Giá tạm tính.

Ví dụ 1:

Công ty Anpha đặt mua 100 chiếc ghế văn phòng của công ty B về bán. Ngày 10/08/2022 bên B giao ghế cho Anpha kèm theo biên bản giao nhận hàng hóa với giá tạm tính là 700.000 đồng/chiếc (chưa xuất hóa đơn GTGT).

Khi đó, giá trị lô hàng nhập về là: 100 x 700.000 = 70.000.000 đồng.

Định khoản:

Nợ 156: 70.000.000 đồng;

Có 331: 70.000.000 đồng.

\>> Xem thêm: Các loại hóa đơn.

2. Khi nhận được hóa đơn GTGT

2.1 Giá mua bằng giá tạm tính

Nợ 133: Số lượng x Giá x Thuế suất;

Có TK 11, 112, 331: Số lượng x Giá mua x % Thuế suất.

2.2 Giá mua lớn hơn giá tạm tính

➨ Bước 1: Hạch toán thuế GTGT

  • Nợ TK 133: Số lượng x Giá mua x % Thuế suất;
  • Có TK 111, 112, 331: Số lượng x Giá mua x % Thuế suất.

➨ Bước 2: Điều chỉnh tăng giá trị hàng mua

  • Nợ TK 152, 156: Số lượng x (Giá mua - Giá tạm tính);
  • Có TK 111, 112, 331: Số lượng x (Giá mua - Giá tạm tính).

Ví dụ 2:

Như ví dụ 1, ngày 12/08/2022 bên B chuyển giao hóa đơn GTGT cho Anpha với giá trên hóa đơn là 710.000 đồng/chiếc.