Hiến pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước

1. Quy định chung của Hiến pháp tư sản

Trong các xã hội tổn tại trước xã hội tư sản, ở phương Đông cũng như ở phương Tây đã từng có các văn bản pháp luật có tên gọi hoặc trong nội dung có những điều khoản chứa đựng thuật ngữ "hiến pháp", nhưng Hiến pháp với tính chất là đạo luật cơ bản thì phải đến xã hội tư sản mới xuất hiện.

Hiến pháp ra đời gắn liền với cuộc đấu tranh của các dân tộc, trong đó, giai cấp tư sản thường là lực lượng lãnh đạo, chống lại các vương triều phong kiến chuyên chế. Giành được chính quyền, các nhà nước tư sản lần lượt ban hành Hiến pháp, sử dụng Hiến pháp như một vũ khí sắc bén thể chế hoá quyền thống trị xã hội của giai cấp mình nhằm bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở ngay những nước, nơi cuộc đấu tranh bị chỉ phối bởi những điều kiện lịch sử, đặc thù mà vương quyền vẫn được duy trì thì Hiến pháp vẫn được ban hành - đó là điều mà giai cấp tư sản không bao giờ nhượng bộ để thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chính vì vậy, Lênin đã viết: "mọi cuộc cách mạng tư sản ... cuối cùng, không có gì hơn là quá trình xây dựng một chế độ lập hiến”.

Xét theo bản chất, Hiến pháp với tính cách là đạo luật cơ bản là hình thức văn bản pháp luật rất thích hợp đối với nhu cầu của giai cấp tư sản với tính cách là một giai cấp thống trị, nắm quyền lãnh đạo xã hội.

Giành được chính quyền, giai cấp tư sản hiểu rõ không thể thực hiện quyền cai quản xã hội theo lối cũ mà phải biết lợi dụng ngay ngọn cờ tự do, bình đẳng, đáp ứng một phần đòi hỏi của quần chúng đông đảo và bằng cách đó, bảo vệ được các lợi ích của giai cấp mình. Một trong những nhu cầu lớn của thị trường tư bản chủ nghĩa là sự tồn tại của một thị trường lao động gồm những người lao động được tự do về thân phận. Mặt khác, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có biểu hiện trực tiếp là quan hệ hợp đồng, giao dịch phải được thực hiện một cách tự do, ngang quyền, bình đẳng trong thể hiện ý chí và đảm bảo lợi ích thể hiện thành tự do ý chí, bình đẳng trước pháp luật và phải được thể hiện thành quyền cơ bản của cá nhân được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước - trong Hiến pháp. Giai cấp tư sản, xét về mặt cấu tạo, trong nội bộ lại luôn tồn tại các tập đoàn tư bản cạnh tranh nhau quyết liệt. Các cá nhân tư sản, xét một cách khách quan, không thể chấp nhận sự can thiệp dễ dãi của chính quyền vào công việc làm ăn, kinh doanh, vốn được xem là một lĩnh vực tư, nơi họ có quyền tự do định đoạt. Giai cấp tư sản tìm thấy ở Hiến pháp với nguyên tác phân chia ba quyền, cơ chế giải quyết các vấn đề nội bộ phát sinh giữa các tập đoàn, cá nhân tư sản, khí công việc phải được đặt lên ở tầm quốc gia.

Hơn nữa, ra đời trên cơ sở xóa bỏ ách thống trị phong kiến, nhà nước tư sản đứng trước một thực tế là đông đảo nhân dân lao động đã từng được cổ vũ bởi các lí tưởng về dân chủ, bình đẳng, tự do, về các quyền con người cơ bản; đồng thời, sự ra đời, phát triển của chế độ tư bản với tính cách là một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, khi xã hội đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học, kĩ thuật, về văn hoá, giáo dục, khi nền văn minh thế giới nói chung đã đạt đến trình độ cao hơn nhiều so với các chế độ cũ, khi những quan niệm, nhận thức về các quyền cơ bản, về dân chủ, tự do, về bình quyền, bình đẳng đã trở thành những giá trị phổ biến của văn minh nhân loại, thành của cải tinh thần chung của loài người. Là giai cấp nắm quyền thống trị xã hội, giai cấp tư sản phải thực hiện một sự lựa chọn có tính lịch sử, bắt buộc phải biết thích nghỉ, kịp thời rút ra những kinh nghiệm lớn từ thực tế đấu tranh giai cấp quyết liệt, nhiều khi đấm máu ngay ở thời kì đầu, khi nhà nước tư sản mới ra đời. Từ đó, nhà nước tư sản đã phải, tuy từng bước và hoàn toàn không dễ dàng, đưa vào Hiến pháp, sự thừa nhận một số quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của các công dân nói chung, bằng cách đó, nó có thể đảm đương tốt hơn sứ mệnh bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân tư sản. Nhà nước tư sản đã phải thích nghỉ và đã biết thích nghỉ, có những điều chỉnh lớn trong các chính sách xã về mặt lập pháp: Đặc biệt, tô vẽ mình như là người đại đan nách TU man ee ni " Sạn cơ bản, cổ suý cho những quyền đó.

Xét theo tính chất, qua lịch sử lập hiến hơn 200 năm của nhà nước tư sản, có thể chia sự phát triển đó thành 2 giai đoạn: giai đoạn uảu Đại chiên thế giới lần thứ lÏ trở về trước, Hiên pháp tư sản shủ yếu làm chức năng thể chế hoá quyên thống tị của giai cấp tư sẵn về mặt tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước, ghi nhận thắng lợi có tính lịch sử cúa gi cấp tư sản trước giai cấp phong kiến, quý tộc, bảo ách không che giấu quyền sở hữu tư nhân vệ một C€ tự nhân g bước và Ở mức độ tư bản chủ nghĩa, thừa nhận từng hạn chế khác nhau các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của công dân. Giai đoạn 2 bắt đầu từ Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc. Đây là giai đoạn, khi các Hiến pháp tư sản, tuy từng bước nhưng liên tục phục hưng, ghi nhận lại, mở rộng các quyền tự do, dân chủ mà trước đó đã từng bước được thừa nhận nhưng đã bị chà đạp, xoá bỏ trong các nhà nước phát xít kiểu Hitle, Mutxôlini... đồng thời, xuất hiện tình hình mới đòi hỏi tăng cường vai trò của Hiến pháp với tính cách đạo luật cơ bản của cả xã hội, khi các Hiến pháp lần lượt được bổ sung nội dung về giải phóng phụ nữ, về bảo đảm các quyền bình đẳng về chính trị - xã hội, về giáo dục thế hệ trẻ, về bảo vệ môi trường... Đây là lúc đã ra đời khái. niệm xã hội hoá Hiến pháp, đưa vào Hiến pháp các nội dung về xây dựng nhà nước xã hội với các quy định có khi rất cụ thể, chỉ tiết.

Nhìn một cách khái quát, có thể thấy mỗi Hiến pháp tư sản ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mang theo những dấu ấn đặc thù của hoàn cảnh nhưng về cơ bản, đều có những dấu hiệu chung sau đây:

1] Đều thể chế hoá quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới danh nghĩa của các chế quyền nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân một cách chung chung;

2] Là hình thức khăng định chế độ chiếm hữu tư nhần và hệ thống kinh tế dựa trên chế độ chiếm hữu này thông qua việc khẳng định sở hữu tư nhân là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và quốc gia chủ toàn dân;

3] Thừa nhận các hình thái chính thể phổ biến là quân chủ lập hiến, cộng hoà tổng thống; 4] Ghi nhận hà nước phổ biến là liên bang và đơn nhất;

5] Đều lấy "phân chia ba quyền" với những biến dạng khác nhau làm nguyên tác tổ chức quyền lực nhà nước;

6] Đều ghỉ nhận và thường có mở rộng theo Xu thế chung của Khối đại các quyền tự sắm bình đẳng, bình quyền dưới dạng như những Bi, tuy thực chất đó không phải là thứ ân huệ "ban không" mà là thành quả đấu tranh kiên trì của đông đảo các tầng lớp nhân dân, thừa nhận quyền con người với những mức độ khác nhau như những giá trị, thành tựu nhân văn, văn minh mà loài người đã đạt được.

2. Các giai đoạn pháp triển của hiến pháp ?

Theo giáo sư Jon Elster, - nhà nghiên cứu chính trị học, xã hội học, hiến pháp học nổi tiếng người Na Uy, người đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố ở Mỹ và Pháp, quá trình phát triển của hiến pháp có thể phân chia thành 7 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ cuối thế kỉ XVIII với các bản hiến pháp: Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Hiến pháp Ba Lan năm 1791, Hiến pháp Pháp năm 1791, Hiến pháp Thụy Điển năm 1809 [gồm 4 luật chủ yếu là Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Nghị viện, Luật kế vị ngôi Vua và Luật về tự do báo chí]. Hiến pháp Venezuela năm 1811, Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1812, Hiến pháp Na Uy năm 1814, Hiến pháp Hà Lan năm 1815, Hiến pháp Colombia năm 1821...

Giai đoạn thứ hai diễn ra sau các cuộc cách mạng dân chủ tư sản từ năm 1830 đến 1848, bao gồm các bản hiến pháp: Hiến pháp Bỉ năm 1831, Hiến pháp Thái Lan năm 1832, Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1833, Hiến pháp Hy Lạp các năm 1844 và 1864, Hiến pháp Đức năm 1848, Hiến pháp Thụy Sĩ năm 1848, Hiến pháp Luxembourg năm 1848, Hiến pháp Phổ năm 1850, Hiến pháp Argentina năm 1853, Hiến pháp Bulgaria năm 1864, Hiến pháp Nhật Bản năm 1889, Hiến pháp Nga năm 1906, Hiến pháp Trung Quốc năm 1912.

Giai đoạn thứ ba diễn ra sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất [1914 - 1918] gồm các bản hiến pháp: Hiến pháp Mexico năm 1917, Hiến pháp Nga năm 1918, Hiến pháp Đức năm 1919 [Hiến pháp Weimar], Hiến pháp Phần Lan năm 1919, Hiến pháp Extonia năm 1920...

Giai đoạn thứ tư diễn ra sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai [1941 - 1945] gồm các bản hiến pháp: Hiến pháp Indonesia năm 1945, Hiến pháp Nhật Bản năm 1946, Hiến pháp Việt Nam năm 1946, Hiến pháp Italia năm 1947, Hiến pháp Bulgaria năm 1947, Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Đức năm 1949, Hiến pháp Ấn Độ năm 1949...

Giai đoạn thứ năm diễn ra sau sự tan rã của chế độ thuộc địa của Anh và Pháp từ năm 1958 đến những năm 60 của thế kỉ XX, với các bản hiến pháp: Hiến pháp Singapore năm 1959 [sửa đổi các năm 1963, 1965, 1979, 1984, 1990, 1991, 1996], Hiến pháp Bờ Biển Ngà năm 1960, Hiến pháp Algerie năm 1963, Hiến pháp Nigeria năm 1963 [sửa đổi các năm 1979, 1984, 1987, 1996], Hiến pháp Cộng hoà Chad năm 1962...

Giai đoạn thứ sáu diễn ra sau sự sụp đổ của chế độ độc tài ở Nam Âu vào giữa thập niên 70 của thế kỉ XX. Từ năm 1974 đến 1978, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Tây Ban Nha ban hành hiến pháp mới. Hiến pháp Bồ Đào Nha được ban hành ngày 02/4/1976, có hiệu lực từ ngày 25/4/1976 và được sửa đổi vào các năm 1982, 1989, 1992, 1997. Hiến pháp Hy Lạp được ban hành và có hiệu lực từ ngày 11/6/1975, được sửa đổi tháng 3/1986. Hiến pháp Tây Ban Nha hiện hành được thông qua bởi trưng cầu dân ý ngày 06/12/1978 và được công bố ngày 29/12/1978.

Giai đoạn thứ bảy, các nước Trung và Đông Âu ban hành hiến pháp mới sau khi chế độ Xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở những nước này kể từ năm 1989 - 1991. Các nước Xã hội chủ nghĩa còn lại cũng ban hành các bản hiến pháp mới để cải cách các chế độ kinh tế - xã hội và bộ máy nhà nước. Đó là Hiến pháp Ba Lan năm 1989 [sửa đổi các năm 1990, 1992], Hiến pháp Bulgaria năm 1991, Hiến pháp Rumania năm 1991, Hiến pháp Việt Nam năm 1992, Hiến pháp Uzbekistan năm 1992, Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993, Hiến pháp Kazakhstan năm 1993 [sửa đổi năm 1998], Hiến pháp Belarus năm 1994, Hiến pháp Azerbaijan năm 1995, Hiến pháp Georgia năm 1995 [sửa đổi năm 2004], Hiến pháp Ukraine năm 1996...

So sánh bảy giai đoạn phát triển trên đây của hiến pháp, chúng ta thấy giai đoạn thứ nhất, thứ hai và thứ ba là các giai đoạn mà đối tượng điều chỉnh của hiến pháp còn hạn chế, chủ yếu tập trung điều chỉnh bộ máy nhà nước và các quyền dân sự, chính trị của công dân. Các giai đoạn thứ tư, thứ năm và thứ sáu là các giai đoạn mở rộng phạm vi điều chỉnh của hiến pháp không chỉ về bộ máy nhà nước mà còn về các chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội; không những về các quyền dân sự, chính trị của công dân mà còn mở rộng sang các quyền kinh tể, văn hóa, xã hội của con người và công dân; mở rộng và hoàn thiện các thiết chế dân chủ, đặc biệt là tăng cường các yếu tố bảo vệ các quyền con người và công dân trong hiến pháp; tăng cường các thiết chế bảo hiến và xây dựng nhà nước pháp quyền. Giai đoạn thứ bảy và cũng là giai đoạn hiện nay là giai đoạn chủ nghĩa hiến pháp phát triển hoàn thiện nhất vì trong giai đoạn này, chủ nghĩa hiến pháp và bảo vệ hiến pháp mang tính toàn cầu hóa, đồng nghĩa với việc hoàn thiện các thiết chế của nhà nước pháp quyền [Rule of law], nâng cao hơn nữa các biện pháp thực hiện, bảo vệ chế độ dân chủ và kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ các quyền con người và quyền công dân. Đây là giai đoạn mà hiến pháp trở thành một trong những công cụ có hiệu quả nhất của tất cả các quốc gia trên thế giới ữong việc đấu tranh vì sự tự do, dân chủ, bình đẳng, hạnh phúc, vì hoà bình và tiến bộ xã hội, vì sự nghiệp bảo vệ các quyền con người và công dân trong phạm vi toàn thế giới.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề