Hiểu thế nào là chế độ chiếm hữu nô lệ năm 2024

Một quốc gia trong quá trình hình thành và phát triển luôn trải qua nhiều hình thái xã hội khác nhau, phụ thuộc vào từng giai đoạn lịch sử. Trong đó, có thể kể qua xã hội chiếm hữu nộ lệ. Vậy chiếm hữu nô lệ là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. Chiếm hữu nô lệ là gì?

Xã hội chiếm hữu nô lệ là một xã hội có 2 giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, trong đó,

  • Chủ nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ.
    • Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp dẫn đến sự hình thành một số chủ xưởng, chủ lò, chủ các thuyền buôn giàu có và có thế lực về chính trị
    • Giai cấp chủ nô sống rất sung sướng, có tiền bạc của cải dư dả.
  • Nô lệ là giai cấp bị trị, là lực lượng lao động chính trong xã hội, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô.
    • Giai cấp nô lệ chiếm đại đa số trong xã hội với số lượng rất đông.
    • Giai cấp nô lệ phải làm việc cực nhọc tại các trang trại, xưởng thủ công, khuân vác hàng hóa, chèo thuyền.
    • Mọi của cải giai cấp nô lệ làm ra đều thuộc chủ nô, bản thân nô lệ là tài sản của chủ.
    • Giai cấp nô lệ còn bị đối xử tàn bạo bằng các hình thức tra tấn: đánh đập, đóng dấu trên cánh tay hay trên trán, ...

2. Tư tưởng phát triển của xã hội chiếm hữu nô lệ

Nhà nước chủ nô xuất hiện đầu tiên trên thế giới là Nhà nước Ai Cập cổ đại xuất hiện vào khoảng bốn nghìn năm trước Công nguyên, Nhà nước Xume (Sumer) cổ đại (vùng vịnh Pecxich) xuất hiện vào khoảng 2000 năm trước Công nguyên. Nhà nước Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại cũng xuất hiện vào khoảng 2000 năm trước Công nguyên. Cơ sở kinh tế - xã hội của nhà nước chủ nô là quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ dựa trên chế độ tư hữu của chủ nô về tư liệu sản xuất và nô lệ.

Ở các nước phương Đông, hình thức chính thể của nhà nước chủ nô phổ biến là hình thức quân chủ chuyên chế với quyền lực vô hạn của vua hay quốc vương, hoàng đế. Ở Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại, hình thức nhà nước phong phú hơn. Ngoài hình thức quân chủ chuyên chế, ở La Mã còn tồn tại hình thức cộng hòa quý tộc, ở Aten (Hy Lạp) còn có hình thức cộng hòa dân chủ mà ở đây đại hội nhân dân được coi là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Hiểu thế nào là chế độ chiếm hữu nô lệ năm 2024

Chiếm hữu nô lệ là gì

Chế độ chiếm hữu nô lệ (khoảng từ thiên niên kỷ IV trước công nguyên đến thế kỷ V sau công nguyên) là chế độ có giai cấp đầu tiên trong xã hội loài người, thành phần xã hội chính của chế độ đó là các chủ nô và nô lệ. Đó là những giai cấp đối kháng trong xã hội, ngoài ra còn có các tầng lớp lao động tự do như: nông dân, thợ thủ công và các tầng lớp khác. Phương thức sản xuất của chế độ chiếm hữu nô lệ gắn với công cụ lao động còn rất thô sơ, trình độ phát triển kinh tế thấp kém. Tuy nhiên, một số nghề thủ công luyện kim trên cơ sở lao động chân tay đã phát triển, chữ viết đã xuất hiện. Sự bóc lột nô lệ tàn bạo và dã man đã gây nên sự chống đối quyết liệt. Để đàn áp nô lệ, bọn chủ nô đã tổ chức ra những đạo quân hùng mạnh và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu. Các cuộc chiến tranh của các quốc gia chiếm hữu nô lệ như: Ai Cập, Atxiri, Trung Quốc, Phecxia, Xpáctơ, Makêđônia, La Mã, Hy Lạp... xảy ra thường xuyên.

Thời kỳ này người ta đã bắt đầu nghiên cứu và khái quát kinh nghiệm chiến đấu để bước đầu hình thành tư tưởng quân sự của thời kỳ cổ đại. Các nhà lý luận quân sự thời kỳ này như: Tôn Tử, Ngô Khởi (Trung Quốc), Côxênôphôn (Hy Lạp), Phơrôntin (La Mã) và nhiều nhà chỉ huy quân sự danh tiếng như Xêda, Maxêđoan... đã xây dựng được nhiều tác phẩm thể hiện một cách cô đọng tư tưởng quân sự thời chiếm hữu nô lệ. Điển hình trong những tác phẩm đó là binh pháp của Tôn Tử và Ngô Khởi.

Các nhà nước phương Đông xuất hiện tương đối sớm so với các nhà nước phương Tây, trong điều kiện lực lượng sản xuất còn tương đối thấp kém, quá trình biến đổi của xã hội dẫn tới việc hình thành nhà nước khá chậm chạp và kéo dài. Nhà nước xuất hiện nhưng công xã nông thôn (công xã láng giềng), tàn tích của chế độ thị tộc vẫn còn tồn tại. Trong một thời gian dài, nhà nước tồn tại và phát triển trên cơ sở đan xen giữa chế độ công hữu còn điều kiện để phát triển khá vững chắc với chế độ tư hữu mới hình thành, chưa phát triển lắm. Quan hệ sản xuất chủ yếu trong xã hội là quan hệ giữa nhà nước với thành viên công xã nông thôn. Nhà nước là chủ sở hữu tối cao về ruộng đất nhưng kẻ trực tiếp chiếm hữu ruộng đất là các công xã nông thôn, công xã thay mặt cho nhà nước quản lí ruộng đất và chia cho thành viên trong công xã canh tác để nộp thuế cho nhà nước. Ở những nước này, số lượng nô lệ không nhiều, vai trò của nô lệ trong nền kinh tế nhìn chung khá hạn chế, nô lệ chủ yếu để hầu hạ phục dịch trong các gia đình quý tộc, quan lại hoặc thực hiện những công việc chung của công xã và nhà nước. Địa vị của nô lệ không đến nỗi thấp kém như ở các nước phương Tây, nô lệ có thể có gia đình riêng, có khi còn được coi như thành viên trong gia đình. Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội là thành viên công xã nông thôn, họ là những người tự do, được công xã định kì chia đều ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước để tự canh tác và nộp thuế cho nhà nước. Như vậy, mặc dù có thể xếp vào cùng một kiểu, nhưng các nhà nước ở phương Đông và phương Tây có khá nhiều điểm khác biệt. Có thể nói, chế độ chiếm hữu nô lệ ở phương Đông nhìn chung chưa phát triển và mang nhiều đặc trưng của chế độ nô lệ gia trưởng.

Để có cái nhìn toàn diện hơn về cơ chế hình thành xã hội, quý bạn đọc có thể tham khảo thêm về Thiết chế xã hội.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi để giải đáp cho thắc mắc chiếm hữu nô lệ là gì?, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình phân tích và tìm hiểu trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: