In-depth Interview là gì

Estimated reading time: 18 minutes

Nội dung trang:

Phỏng vấn sâu [in-depth interview]

Phỏng vấn sâu là loại phỏng vấn mà người phỏng vấn đưa ra một loạt câu hỏi về một chủ đề và hoàn toàn tự do trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, cách sắp xếp và diễn đạt. Được sử dụng để tìm hiểu thật sâu một chủ đề cụ thể, nhằm thu thập đến mức tối đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu.

  • Trong phỏng vấn sâu, người phỏng vấn sẽ hỏi câu mở đầu và sau đó câu trả lời của ứng viên sẽ quyết định câu hỏi sau đó. Người phỏng vấn sử dụng kỹ thuật thăm dò một cách kỹ lưỡng hơn.

Đặc điểm:

  • Đã xác định sơ bộ những vấn đề cần thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu.

  • Người đi phỏng vấn tự do hoàn toàn trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, sắp xếp trình tự cũng như cách đặt câu hỏi.

  • Mục tiêu của dạng phỏng vấn này là giúp ta hiểu sâu, hiểu kỹ về một vấn đề nhất định chứ không phải hiểu một cách tổng thể, khái quát.

Dựa trên cách thức thực hiện, có thể chia phỏng vấn sâuu thành các hình thức như sau:

  1. Phỏng vấn có cấu trúc [structured in-depth interview];

  2. Phỏng vấn bán cấu trúc [semi – structured in-depth interview];

  3. Phỏng vấn không cấu trúc [unstructured in-depth interview].

Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống [Structured Interview]

Phỏng vấn có cấu trúc là dạng phỏng vấn được thực hiện trên cơ sở một bảng hỏi hoàn thiện. Người phỏng vấn không được tự ý đưa thêm các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn.

Đặc điểm:

  • Nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn cấu trúc khi đã xác định một cách chính xác, rõ ràng những thông tin nào đó cần thiết phải được thu thập để thực hiện đo lường, thống kê, nhằm đạt được thông tin về mặt tổng thể, giúp ta hiểu biết chung về tổng thể nghiên cứu.

  • Nhất quán, các ứng viên được đối xử bình đẳng.

  • Dễ so sánh giữa các ứng viên cho cùng một câu hỏi.

  • Thời gian phỏng vấn hợp lý.

  • Thiếu tính linh hoạt.

  • Người phỏng vấn có thể cảm thấy nhàm chán và gây tác động tâm lý tới cả ứng viên cũng như buổi phỏng vấn.

Phỏng vấn bán cấu trúc [semi-structured Interview]

Phỏng vấn bán cấu trúc là dạng phỏng vấn sử dụng một bảng hỏi sơ thảo chưa hoàn thiện làm công cụ và phỏng vấn viên được quyền đưa thêm các câu hỏi phụ để hỗ trợ thêm trong quá trình phỏng vấn.

Đặc điểm:

  • Người đi phỏng vấn sử dụng một bộ câu hỏi [bảng hỏi] sơ thảo chưa hoàn thiện làm công cụ hỗ trợ trong khi phỏng vấn.

  • Nhà nghiên cứu đã xác định chính xác những thông tin cần thu thập, người đi phỏng vấn không bị lệ thuộc vào bảng hỏi.

  • Mục tiêu là chỉ ra được một vài khía cạnh mới trong phạm vi các câu hỏi đã chuẩn bị.

  • Nội dung các câu hỏi có thể khơi gợi/tạo động lực sẵn sàng trả lời được chính xác của người được phỏng vấn.

  • Người thực hiện có khả năng linh hoạt tạo thêm hàng loạt những thông tin bổ sung quan trọng để đánh giá đối tượng khảo sát bên cạnh những câu hỏi đã được thiết kế sẵn từ trước.

  • Trong một thời gian nhất định, người thực hiện chỉ có thể phỏng vấn một số lượng hạn chế đối tượng được phỏng vấn và việc kiểm soát thời gian cũng cần phải lưu ý khi thực hiện phương pháp này.

  • Việc lượng hóa thông tin và phân tích nhanh tại thời điểm phỏng vấn là yêu cầu cao đặt ra đối với người thực hiện để có thể có cuộc phỏng vấn thành công.

  • Người thực hiện phải được đào tạo và làm chủ được kỹ thuật phỏng vấn.

Chú ý

Người thực hiện phải giữ thái đội khách quan/trung lập trong quá trình thực hiện. Việc phỏng vấn thiếu khéo léo đã dẫn đến thái độ mâu thuẫn, không đồng tình của người được phỏng vấn, từ đó làm cho họ từ chối trả lời hoặc trả lời sai không chính xác.

Phỏng vấn không cấu trúc [Unstructured Interview]

  • Phỏng vấn không cấu trúc là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu xã hội.

  • Khi sử dụng phương pháp này, nhà nghiên cứu phải nhớ một số chủ đề cần phỏng vấn và có thể sử dụng một danh mục chủ đề để khỏi bỏ sót trong khi phỏng vấn.

  • Nhà nghiên cứu có thể chủ động thay đổi thứ tự của các chủ đề tuỳ theo hoàn cảnh phỏng vấn và câu trả lời của người được phỏng vấn.

  • Phỏng vấn không cấu trúc giống như nói chuyện, làm cho người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái và cởi mở trả lời theo các chủ đề phỏng vấn. Điều cốt yếu quyết định sự thành bại của phỏng vấn không cấu trúc là khả năng đặt câu hỏi khơi gợi một cách có hiệu quả, tức là khả năng kích thích người trả lời cung cấp thêm thông tin.

Lưu ý

Những khuyết điểm của phỏng vấn có cấu trúc sẽ lại là ưu điểm của phỏng vấn không có cấu trúc.

  • Cho phép nghiên cứu viên linh hoạt thay đổi cấu trúc phỏng vấn tùy theo ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng. Đồng thời phương pháp phỏng vấn này tạo tâm lý thoải mái cho người thực hiện và người được phỏng vấn.

  • Phỏng vấn không cấu trúc đặc biệt có ích trong những trường hợp khi mà người nghiên cứu cần phỏng vấn những người cung cấp thông tin nhiều lần, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

  • Phỏng vấn không cấu trúc đặc biệt hữu ích trong nghiên cứu các chủ đề nhạy cảm.

  • Không có mẫu chuẩn bị sẵn nên mỗi cuộc phỏng vấn là một cuộc trò chuyện không lặp lại vì vậy rất khó hệ thống hoá các thông tin và phân tích số liệu.

  • Yếu tố thời gian khó kiểm soát, có thể mất nhiều thời gian hơn.

  • Có thể bỏ sót những lĩnh vực quan trọng hoặc dễ bị cảm tính.

Một số quy tắc cho việc thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu

  • Lựa chọn đối tượng cho việc thực hiện phỏng vấn: Đối với phương pháp nghiên cứu định tính nói chung và phương pháp phỏng vấn sâu nói riêng, số lượng mẫu không phải là vấn đề cần quan tâm mà chất lượng thông tin, nguồn thông tin … đủ tin cậy và đủ chuyên sâu để lý giải nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu hay phản ánh bản chất của hiện tượng mới là điều quan trọng.
Gợi ý Việc lựa chọn mẫu trong phương pháp phỏng vấn sâu thường theo cách lựa chọn có chủ đích, dựa trên các yếu tố về nhân khẩu học [giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn…] hay theo các yếu tố/đặc điểm riêng của chủ đề nghiên cứu.
  • Chọn các ngữ cảnh phỏng vấn phải tiêu chuẩn hóa: Cố gắng sao cho môi trường đảm bảo tương đối đồng đều, có một bầu không khí tin cậy, trung thực, nghiêm túc, vui vẻ…

  • Cần nghiên cứu các đặc điểm ngôn ngữ giao tiếp, cách ứng xử khi gặp tình huống phát sinh.

  • Cần nghiên cứu nội dung phỏng vấn bao gồm: Lập các câu hỏi riêng biệt hoặc viết các câu hỏi trả lời…cho đến sắp xếp và trình bày nội dung đó một cách khoa học sao cho đạt hiệu quả thông tin cao nhất.

Phỏng vấn nhóm tập trung/Thảo luận nhóm tập trung [focus group interview]

Phỏng vấn nhóm tập trung là phương pháp thu thập thông tin dựa trên quá trình trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong một nhóm người có cùng một mối quan tâm chung.

  • Một dạng phỏng vấn phi cấu trúc. Nhiều đối tượng nghiên cứu được mời cùng thảo luận dưới sự điều phối của nhà nghiên cứu [gọi là moderator]. Vai trò của người điều phối rất quan trọng, quyết định chất lượng kết quả thảo luận.
Gợi ý Nếu như phương pháp phỏng vấn sâu là để thu thập thông tin/ý kiến đánh giá từ cá nhân thì thảo luận nhóm [phương pháp phỏng vấn nhóm] có thể thu được kết quả mang tính đa chiều dưới nhiều góc độ của tập thể/nhóm.

Đặc điểm:

  • Nhóm thảo luận [6 – 8 người] không dựa trên cơ chế người hỏi và người trả lời. Thông tin thu được trong thảo luận nhóm không phải là câu trả lời dựa trên câu hỏi có sẵn mà là ý kiến quan niệm của người tham gia thảo luận đưa ra

  • Mục đích là để thu thập thông tin di sâu vào bản chất của vấn đề và tạo sự thống nhất cao khi có các ý kiến khác nhau về một nội dung nào đó.

Một số quy tắc chọn thành viên tham gia buổi thảo luận nhóm:

  • Đối tượng thảo luận càng đồng nhất càng tốt. Các thành viên cùng lứa tuổi, hay cùng trình độ học vấn… thì dễ dàng trao đổi cởi mở.

  • Không chọn người có kinh nghiệm. Họ có nguy cơ dẫn dắt buổi thảo luận.

  • Không chọn thành viên quen biết nhau. Các thành viên này có nguy cơ tự trao đổi với nhau trong buổi thảo luận nhóm, ảnh hưởng đến sự điều phối của nhà nghiên cứu.

Các câu hỏi kích thích thảo luận: Bạn có đồng ý với quan điểm này không? Tại sao?
Còn bạn thì sao? Có ý kiến nào khác không?

  • Sự hiệp lực – Một nhóm người sẽ đưa ra câu trả lời chính xác hơn so với chỉ một người.

  • Sự lôi cuốn – Một người trả lời sẽ kéo theo rất nhiều người khác.

  • Sự khuyến khích – Khi cuộc phỏng vấn diễn ra càng lâu, ứng viên càng cảm thấy được khuyến khích để đưa ra câu trả lời.

  • Sự an toàn – Khi ý kiến của một người được người khác ủng hộ, họ càng cảm thấy an toàn hơn khi đưa ra câu trả lời.

  • Sự tự phát – Vì không hề có câu hỏi nào được thiết kế từ trước nên câu trả lời của ứng viên cũng tự nhiên hơn.

  • Sự may mắn – Thường thì sẽ có nhiều ý tưởng được phát hiện.

  • Sự chuyên môn hóa – Vì câu trả lời thường được đưa ra bởi một nhóm người nên người phỏng vấn hoặc điều tiết càng cần được đào tạo bài bản hơn.

  • Sự khảo sát khoa học – Vì quá trình được ghi lại nên chúng có thể được phân tích kỹ lưỡng về sau.

  • Sự kết cấu – Nó cho phép một vấn đề có thể được bàn luận thoải mái và có chiều sâu hơn.

  • Sự tốc độ - Vì có nhiều ứng viên cùng tham gia nên dữ liệu cũng thu được nhanh hơn.

  • Kết quả có thể được tiếp nhận không đúng do ứng viên không tập trung vào một câu hỏi cụ thể.

  • Rất khó có thể tìm được một người điều tiết hiệu quả.

Một số lưu ý khi thực hiện thảo luận nhóm tập trung

Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện phương pháp thảo luận nhóm đó là

  1. Chọn mẫu;

  2. Kỹ năng cần thiết đối với người điều hành;

  3. Khâu chuẩn bị;

  4. Lưu ý tiến trình thực hiện.

Chọn mẫu

  • Cần lưu ý một điểm đó là mỗi thảo luận nhóm cần từ 4 đến 12 người [nhiều nghiên cứu đã cho thấy con số lý tưởng là từ 6 đến 8 người]. Đối tượng thảo luận nhóm có thể là đồng nhất ở một đặc điểm nào đó tùy theo tiêu chí mà nghiên cứu đề cập tới [nhóm thanh niên, nhóm phụ nữ, nhóm đồng sở thích, nhóm khách hàng sử dụng sản phẩm điện tử của hãng Samsung …] hoặc có thể là nhóm không đồng nhất với nhiều đặc điểm đa dạng, khác nhau.

Kỹ năng cần thiết đối với người điều hành

  • Phương pháp thảo luận nhóm cần có người điều hành có năng lực để đảm bảo buổi thảo luận theo đúng hướng. Người điều hành cần động viên sự tương tác giữa các thành viên nhằm phát hiện cảm xúc của họ. Những câu hỏi mở [tại sao, cái gì, như thế nào …] có thể được sử dụng để khơi gợi nhiều thông tin hơn và giữ cho buổi thảo luận tiếp diễn.

Người điều hành cần được chuẩn bị để

  • Giải thích rõ ràng mục đích của buổi thảo luận,

  • Bao quát tất cả những người tham gia trong buổi thảo luận,

  • Đảm bảo rằng tất cả mọi người đều nghe rõ,

  • Đảm bảo rằng không cá nhân nào chi phối buổi thảo luận,

  • Tạo sự tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm để đảm bảo có kết quả thảo luận tốt.

  • Duy trì thứ tự rõ ràng, hợp lý và luôn hướng dẫn nhóm thảo luận trong suốt buổi thảo luận,

  • Nhắc nhở mọi người tham gia thảo luận nếu họ có những nhận xét không thích hợp với nội dung thảo luận và và định hướng lại buổi thảo luận.

Khâu chuẩn bị

  • Lập kế hoạch về thời gian, địa điểm.

  • Thiết kế công cụ hướng dẫn thảo luận.

  • Cần thiết có ít nhất hai người điều hành các nhóm thảo luận tập trung; một người điều hành thảo luận, người còn lại ghi chép thông tin.

  • Thiết bị phục vụ cho thảo luận nhóm như phòng họp, giấy bút ghi chép, giấy khổ lớn để ghi kết quả thảo luận, bút màu và các thẻ màu để minh họa các ý kiến/kết quả thảo luận, máy ghi âm và ghi hình/chụp ảnh [nếu cần thiết] …

  • Lưu ý việc ghi chép nội dung các cuộc thảo luận cần rất chính xác về quan điểm/ đánh giá/ nhận xét của các thành viên tham gia thảo luận nhóm.

Tiến trình thực hiện thảo luận nhóm tập trung

  • Bước 1: Giới thiệu [mục đích và nội dung buổi làm việc, giới thiệu các thành viên tham dự].

  • Bước 2: Thời gian tối ưu cho buổi thảo luận nhóm là khoảng 60 phút – 90 phút. Nội dung tùy thuộc vào vấn đề nghiên cứu đề cập tới. Hình thức thảo luận có thể là dưới dạng các câu hỏi hoặc dưới dạng bài tập nhỏ để các thành viên tham gia thảo luận.

  • Bước 3: Kết thúc phần thảo luận bằng cách người điều hành tóm tắt lại những ý kiến của người tham gia.

Thảo luận tay đôi

Thảo luận tay đôi là thảo luận trực tiếp giữa 2 người gồm nhà nghiên cứu và đối tượng được nghiên cứu.

Cách này được sử dụng trong các trường hợp:

  • Chủ đề nghiên cứu mang tính cá nhân cao.

  • Đối tượng thảo luận có vị trí xã hội cao.

  • Thông tin thảo luận mang tính chất bí mật.

  • Khó sắp xếp các đối tượng được nghiên cứu cùng thảo luận 1 lần.

  • Các đối tượng được nghiên cứu không sẵn lòng chia sẻ nếu tổ chức thảo luận nhiều người hoặc sự trao đổi trực tiếp giữa 2 người thuận tiện hơn.

  • Dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu.

  • Tốn nhiều thời gian và chi phí hơn so với thảo luận nhóm cho cùng kích thước mẫu.

  • Không có sự tương tác giữa các đối tượng nghiên cứu, nên dữ liệu thu thập khó diễn giải ý nghĩa.

qualitative data, in-depth interview, structured interview, semi-structured interview, unstructured interview, focus group interview

Video liên quan

Chủ Đề