Khoai tây và khoai lang nấu chung

Ðây là câu hỏi được không ít người đặt ra khi lựa chọn khoai tây và khoai lang để chế biến món ăn cho gia đình. Ðể tìm ra câu trả lời chính xác, các chuyên gia khuyến nghị mọi người cần tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của hai loại củ này.

Ưu điểm dinh dưỡng của khoai lang và khoai tây

Ðể bảo vệ và tăng cường sức khỏe, mọi người thường được khuyên nên theo đuổi chế độ ăn “cầu vồng” - nghĩa là nên đảm bảo ăn 5 khẩu phần trái cây và rau củ, với đủ màu sắc bao gồm: vàng, cam, đỏ, lục, lam, chàm và tím. Ðó là vì màu sắc của mỗi loại rau quả là chỉ dấu đáng tin cậy cho thấy loại dinh dưỡng mà chúng có thể cung cấp cho người dùng. Chẳng hạn, màu cam của khoai lang đến từ beta-carotene, một hợp chất tự nhiên có trong thực vật và cũng có nhiều lợi ích sức khỏe. Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Lauren Manaker cho biết khoai lang là nguồn cung tốt về beta-carotene, dưỡng chất hữu ích cho những người đang cố gắng tăng cường sức khỏe tổng thể. Beta-carotene có thể được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, qua đó có thể hỗ trợ một hệ miễn dịch khỏe mạnh, cũng như giúp tăng cường sức mạnh cho khung xương. Ngoài ra, khoai lang còn chứa nhiều chất chống ôxy hóa, chất xơ và các vi chất dinh dưỡng quan trọng như kali, vitamin B6 và vitamin C.

Khoai tây và khoai lang nấu chung

Trong khi đó, khoai tây trắng cũng cung cấp những dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ sức khỏe tổng thể là chất xơ, vitamin C, magiê và kali. Giống như khoai lang, khoai tây cũng chứa ít chất béo và không chứa cholesterol. Ngoài ra, khoai tây và khoai lang cũng chứa loại tinh bột khác với tinh bột thông thường. Thành phần tinh bột này được tiêu hóa chậm hơn và do đó có lợi hơn cho sức khỏe.

Khoai lang với khoai tây, loại nào tốt hơn?

Nhìn chung, khoai lang và khoai tây đều là thực phẩm tốt cho sức khỏe nếu được chế biến đúng cách và tiêu thụ vừa phải. Bởi cả hai loại đều có giá trị tương đương về các vi dưỡng chất, cũng như cung cấp lượng chất béo, prôtêin và tinh bột - đường gần giống nhau.

Tuy nhiên, khi đánh giá chi tiết về hàm lượng dưỡng chất mà hai loại củ này cung cấp, thì khoai lang có phần nhỉnh hơn khoai tây. Cụ thể, khi so sánh giữa một củ khoai lang với một củ khoai tây, thì khoai lang chứa nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin B6, vitamin C và canxi hơn, trong khi khoai tây chứa nhiều kali hơn.

Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều khoai tây làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2, đặc biệt, ăn khoai tây chiên làm tăng khả năng mắc tiểu đường lên tới 19%. Trái lại, khoai lang được xem là sự lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường hoặc người có nguy cơ tiểu đường. Nguyên do là vì khoai lang có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn, nên không khiến lượng đường trong máu tăng đột biến như khoai tây. Ðơn cử, GI của một củ khoai tây luộc vào khoảng 78, trong khi GI của một củ khoai lang luộc là 63.

Tiến sĩ Adelia C. Bovell-Benjamin, giáo sư khoa học thực phẩm và dinh dưỡng tại Ðại học Tuskegee (Mỹ), cho biết hầu hết phương pháp chế biến khoai tây và khoai lang - như luộc, hấp, nướng - đều tốt cho sức khỏe, do chúng đều giúp bảo tồn giá trị dinh dưỡng của cả hai loại khoai. Do đó, tùy thuộc vào sở thích ăn uống và thể trạng của mỗi người, mà bạn có thể lựa chọn loại khoai phù hợp để kết hợp vào chế độ ăn uống hằng ngày. Song, tránh ăn quá nhiều khoai tây chiên, vì có thể làm tăng lượng calo và chất béo dung nạp vào cơ thể, dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe.

AN NHIÊN (Theo Eatthis.com)

Khoai tây và khoai lang nấu chung

Mỗi loại khoai thích hợp với một nhiệt độ riêng, vì thế không nên để lẫn chúng với nhau.

Cất giữ khoai tây, tốt nhất là môi trường từ 2 đến 4 độ, nếu bị nóng chúng sẽ mọc mầm và bị xanh. Khoai tây sau khi mọc mầm sẽ sinh ra một loại độc tố, gọi là long quỳ tố, rất có hại cho người và động vật.

Nhưng khoai lang thì lại thích môi trường trên dưới 15 độ, nếu thấp dưới 9 độ thì nó sẽ bị rỗng ruột, chẳng bao lâu sẽ bị thối.

Khoai tây và khoai lang đối với nhiệt độ bên ngoài có yêu cầu nghiêm khắc như vậy, nếu chúng ta cứ cố để chúng ở một chỗ với nhau, thì nhất định sẽ có một thứ bị tổn hại, thậm chí cả hai đều bị tổn thất.

Theo Alobacsi

thuhuyen

Bạn cho rằng khoai lang tốt hơn khoai tây và phù hợp cho một chế độ giảm cân hơn? Các chuyên gia lại không nghĩ như vậy.

Khoai lang và khoai tây đều là hai loại củ tốt cho sức khỏe nhưng có sự khác biệt về hình dáng, hương vị cũng như giá trị dinh dưỡng khác nhau. Nếu đang phân vân không biết nên thêm khoai lang hay khoai tây vào chế độ ăn giảm cân của mình thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Nếu so sánh về chế độ dinh dưỡng

Khoai lang thường được nhiều người tin rằng tốt cho sức khỏe hơn khoai tây, nhưng trên thực tế, cả hai loại củ này đều có giá trị dinh dưỡng cao. Bạn có thể so sánh trong bảng dinh dưỡng phân tích 100 gram khoai tây và khoai lang dưới đây:

Khoai tây và khoai lang nấu chung

Bảng so sánh giá trị dinh dưỡng trong 100 gram khoai lang và khoai tây

Có thể thấy, trong khi khoai lang và khoai tây có hàm lượng calo, protein (đạm) và carb gần tương đương nhau thì khoai tây cung cấp nhiều kali hơn; còn khoai lang lại giàu vitamin A hơn.

- Đối với khoai lang, cả khoai lang đỏ hay tím đều giàu chất chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do gây tổn thương tế bào

- Khoai tây thường chứa nhiều hợp chất glycoalkaloid đã được chứng minh trong các nghiên cứu tại phòng lab là có tác dụng chống ung thư cùng các tác dụng khác (theo Pubmed).

Chỉ số đường huyết (GI) khác nhau

Chỉ số đường huyết là thang đo về mức độ ảnh hưởng của một loại thực phẩm nhất định đến lượng đường trong máu của bạn. Việc nắm rõ chỉ số đường huyết sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe với chế độ ăn tốt hơn, đặc biệt đối với người bị tiểu đường.

Khoai tây và khoai lang nấu chung

Khoai lang thường có chỉ số GI thấp hơn so với khoai tây

Đọc thêm:

Hướng dẫn cách thiết lập chế độ ăn cho người tiểu đường

Chị em truyền tai nhau bí quyết làm đẹp da với mặt nạ khoai lang

Tùy thuộc vào hình thức nấu mà khoai lang có thể có GI từ 44 - 94. Khoai lang nướng thường có GI cao hơn so với khoai lang luộc do quá trình hồ hóa tinh bột (starches gelatinize).

Còn GI của khoai tây trong quá trình nấu cũng sẽ có các mức độ khác nhau. Ví dụ khoai tây luộc là 89 trong khi khoai tây nướng là 111.

Do vậy, nếu là một người cần kiểm soát đường huyết (chẳng hạn như đang bị tiểu đường) thì bạn nên chọn khoai lang thay vì khoai tây do chỉ số GI dao động thấp hơn.

Cả hai đều phù hợp với một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh

Cả khoai lang và khoai tây đều cung cấp cho cơ thể một lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất và carbs dồi dào. Vì thế mà cả hai loại củ này đều phù hợp cho một chế độ ăn cân bằng cùng với các loại thực phẩm lành mạnh khác.

Khoai tây và khoai lang nấu chung

Khi được chế biến cùng các thực phẩm ít carbs sẽ cho bạn giá trị lành mạnh hơn

Làm cách nào để chế biến khoai lang và khoai tây một cách lành mạnh?

Mặc dù khoai tây rất bổ dưỡng nhưng lại thường được chế biến theo cách không lành mạnh cho lắm, chẳng hạn như chiên, nướng phủ phô mai,.. Còn khoai lang thì ngào cùng đường,...

Vì thế, nếu muốn chế biến khoai lang và khoai tây một cách lành mạnh, bạn có thể:

- Luộc

- Nướng nguyên vỏ (điều này giúp tăng hàm lượng chất xơ) cùng với các loại gia vị tươi thay vì phô mai, bơ hay muối trắng.

Nếu như cảm thấy lo lắng về chỉ số GI của chúng thì bạn có thể luộc trước rồi nướng lên. Nhìn chung, về nguyên tắc để chế biến khoai lang hay khoai tây lành mạnh hơn chính là: "Kết hợp với các thực phẩm, gia vị ít carbs hơn chẳng hạn như protein nạc, rau xanh,...".

Theo: Healthline