Kinh nghiệm tiêm phòng trước khi mang thai

Bạn đã sẵn sàng làm cha mẹ? Bạn đã biết hết những việc cần làm trước khi mang thai chưa? Việc tiêm phòng trước khi mang thai không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn mà còn là "tấm vé" an toàn cho sức khỏe bé cưng.

Tiêm phòng trước khi mang thai là việc mà những ai chuẩn bị hoặc có mong muốn mang bầu cần lưu tâm. Đây là cách hiệu quả nhất ngăn ngừa khả năng dị tật thai nhi trong những tháng đầu thai kỳ.

Tại sao nên tiêm phòng trước khi mang thai?

Khi bạn mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Do vậy mà nguy cơ nhiễm bệnh của bạn cũng vì thế mà tăng lên. Không chỉ là những bệnh với những triệu chứng khó chịu thông thường còn có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ của bạn và bé cưng trong bụng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chích ngừa là phương pháp tốt nhất để phòng bệnh và bảo vệ bạn khỏi những rủi ro sức khoẻ không đáng có. Ngoài ra, trong một số loại vắc-xin còn có chất giúp bé con trong bụng tăng sức đề kháng.

Ngoài ra, Vắc-xin có thể được chế tạo từ virut sống, virut chết hoặc từ những độc tố của vi khuẩn đã được giảm động lực. Phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc-xin được chế tạo từ virut còn sống vì những nguy cơ dù nhỏ này cũng có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy, nếu đang mong muốn có em bé, bạn nên tiêm phòng ngay trước khi mang thai.

Tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu?

Trước khi tiêm phòng chị em luôn được yêu cầu làm xét nghiệm máu để đánh giá lượng kháng thể và khả năng miễn dịch với từng loại bệnh. Dựa trên tình hình sức khỏe mà bác sĩ sẽ tư vấn bạn cần nên tiêm bao nhiêu loại vắc xin và tiêm trước khi mang thai bao lâu.

Có những loại yêu cầu tiêm vacxin trước khi mang thai 1 tháng (như thủy đậu), có những loại 3 tháng (như Rubella) nhưng cũng có những loại có thể tiêm trong thai kỳ (như cúm)…

Chích ngừa vắc xin gì trước khi mang bầu?

Tiêm phòng Rubella

90% các trường hợp nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virut Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng khi bé được sinh ra.

Tiêm phòng sởi

Nếu mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi cũng rất cao. Ngoài ra, bị sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

Quai bị

Virut quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.

Hiên nay, bạn có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella chỉ với một mũi vắc-xin 3 trong 1 (MMR). MMR rất hiệu quả và an toàn, có thể giảm từ 90-95% nguy cơ nhiễm bệnh.

Một số người có thể đã tiêm phòng MMR khi còn nhỏ và có khả năng miễn dịch với “bộ ba” này. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn cả. Cho dù đã được tiêm phòng từ trước, bạn vẫn nên xét nghiệm lại. Nên tiêm phòng MMR một tháng trước khi cố gắng thụ thai.

Thủy đậu

Đã từng bị thủy đậu hay may mắn thoát khỏi căn bệnh này khi còn nhỏ không có nghĩa bạn hoàn toàn miễn dịch. Thậm chí, nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, bạn cũng nên tiêm phòng thêm một mũi tăng cường. Giống như MMR, bạn cũng nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai ít nhất khoảng 1 tháng.

Chích ngừa cúm trước khi mang thai

Cảm cúm là căn bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam. Cảm cúm thông thường sẽ không gây ra những biến chứng gì đặc biệt. Khi mang thai, những cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Tuy nhiên, nếu lỡ mang thai mà chưa kịp tiêm phòng cúm, bạn vẫn có thể tiêm ngừa trong thai kỳ của mình. Vắc-xin phòng ngừa cúm được chế tạo từ những virut đã chết nên rất an toàn với mẹ bầu. Bạn có thể yên tâm.

Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung

Nếu dưới 26 tuổi, bạn nên xem xét đến việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Vắc-xin này bao gồm 3 mũi tiêm, kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu như bạn mang thai. Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian phù hợp nếu muốn hoàn thành việc phòng ngừa này trước khi bầu.

Viêm gan siêu vi B

Viêm gan siêu vi B có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng mắc bệnh này mà không hề hay biết. Không chỉ bạn mà anh xã cũng nên tiêm phòng viêm gan siêu vi B nhé!

Vắc-xin phòng ngừa gồm 3 mũi và tiêm phòng trong vòng 4 tháng. Khác với vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung, nếu không hoàn thành 3 mũi viêm gan siêu vi B trước khi mang thai, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tiêm phòng khi mang thai.

Một số lưu ý khi tiêm phòng trước khi có thai

MMR, vắc-xin ngừa sởi, quai bị và rubella, được khuyến cáo là loại vắc-xin không nên chích ngừa khi mang thai. Về lý thuyết, vắc-xin MMR có thể làm mẹ bầu nhiễm Rubella và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh như chậm phát triển thần kinh, bị dị tật ở mắt, tai…

Tuy nhiên, không ít trường hợp mẹ tiêm ngừa MMR trong khi mang thai, bé cưng sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Vì vậy, nếu lỡ tiêm phòng MMR trong tam cá nguyệt đầu tiên, nguy cơ dị tật có thể rất thấp. Xét nghiệm ở tuần thứ 18 của thai kỳ có thể giúp bạn xác định nguy cơ này.

Ngoài ra, bắt đầu từ giữa năm 2014, Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm phòng sởi và Rubella (MR). Nếu cơ thể đã miễn dịch với quai bị, bạn có thể lựa chọn tiêm phòng MR trước khi mang thai.

Tiêm phòng trước khi mang thai có tác dụng trong bao lâu?

Vắc xin cúm chỉ có tác dụng phòng bệnh trong vòng 1 năm, vì thế cần tiêm phòng cúm nhắc lại hàng năm.

Vắc xin kết hợp phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella (Trimovax) chỉ cần tiêm một liều duy nhất. Nếu có dịch tiêm nhắc lại.

Vắc xin viêm gan B chỉ cần tiêm hết một liệu trình gồm 3 mũi và 1 mũi nhắc lại sau một năm.

Tiêm phòng trước khi mang bầu là việc làm cần thiết để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tùy tình trạng sức khỏe, bạn có thể lựa chọn những loại vắc-xin phù hợp cho mình. Ngoài những loại vắc-xin kể trên, bạn nên bổ sung thêm một số loại chủng ngừa khác như viêm gan A, Tdap ( vắc-xin ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván)… trong thai kỳ của mình.

Theo Marry

Đối với sức khỏe mẹ bầu

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi về thể chất, hệ thống miễn dịch suy giảm nên mẹ bầu rất dễ bị tấn công bởi các bệnh lý nguy hiểm như sởi, quai bị, thủy đậu… 

Nếu mẹ mắc phải một số bệnh truyền nhiễm, khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi rất cao. Thậm chí, thai nhi có thể ngừng phát triển, chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh... Đó chính là lý do tại sao chị em cần phải tiêm phòng trước mang thai.

Kinh nghiệm tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm chủng trước khi mang thai giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé

Đối với thai nhi

Mẹ được chủng ngừa đầy đủ sẽ giúp tạo miễn dịch thụ động cho bé ngay sau khi chào đời. Đặc biệt, một số loại vắc xin có khả năng tạo sức đề kháng cho bé từ khi còn trong bụng mẹ, nhờ đó giúp phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Lưu ý, chị em cần phải tiêm phòng trước khi mang thai theo đúng các quy định về an toàn tiêm chủng bởi một số vắc xin virus sống có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Ngoài ra, mẹ bầu cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

2. Những vắc xin cần tiêm ngừa trước khi mang thai

Dưới đây là danh sách các mũi tiêm trước khi mang thai cần thiết để giúp bảo vệ mẹ và bé tránh khỏi những bệnh lý nguy hiểm:

Loại vắc xin

Thời điểm tiêm

Số mũi

Sởi-quai bị-rubella

Tiêm phòng trước mang thai 3 tháng hoặc tối thiểu 1 tháng

1

Thủy đậu

Tiêm chủng trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng

0, 1 tháng

Viêm gan siêu vi B

Trước khi mang thai, một số trường hợp nguy cơ cao có thể tiếp tục tiêm trong khi mang thai khi chưa hoàn thành liệu trình

0, 1, 6 tháng

Cúm

Tiêm vào đầu mùa cúm, trước hoặc trong quá trình mang thai đều tiêm được

1

Bạch hầu- ho gà- uốn ván

(Adacel)

Có thể tiêm ngừa trước khi mang thai hoặc tốt nhất trong thời gian mang thai từ 27 đến 36 tuần

1

HPV

Dưới 26 tuổi

3

2.1. Vắc xin sởi, quai bị và Rubella (MMR)

Sởi, quai bị và Rubella (bệnh sởi Đức) là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Nếu người mẹ mắc các bệnh này khi mang thai thì nguy cơ thai nhi bị dị tật, chết lưu, sinh non... rất cao. Hiện nay, phụ nữ có thể tiêm phòng trước khi mang thai bằng mũi MMR – vắc xin phối hợp sởi, quai bị và Rubella để phòng bệnh.

2.2. Vắc xin thủy đậu

Vắc xin thủy đậu cũng nên được tiêm trước khi mang thai. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây lan cao, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có thể gây dị tật hình thể, liệt tay chân cho bé. Ngoài ra, mẹ mắc bệnh thủy đậu khi gần sinh còn có thể lây truyền virus thủy đậu sang cho trẻ khi sinh nở.

2.3. Vắc xin viêm gan siêu vi B

Viêm gan B là một căn bệnh về gan do virus HBV gây ra. Nếu mẹ bị nhiễm trong 3 tháng giữa thai kỳ, nguy cơ lây truyền cho trẻ là 10-20%, 3 tháng cuối thai kỳ là 90%. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp và phá hủy nặng nề đến gan, về lâu dài gây xơ gan, ung thư gan.

2.4. Vắc xin cúm

Bà bầu khi mắc bệnh cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể khiến thai nhi bị các dị tật như hở hàm ếch và sứt môi. Vì thế, việc tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai rất cần thiết. 

2.5. Vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván

Đây đều là những bệnh dễ gặp và vô cùng nguy hiểm với thai nhi. Vì vậy, chủ động tiêm ngừa trước khi mang thai vắc xin uốn ván - bạch hầu và ho gà sẽ giúp phòng tránh các dị tật bẩm sinh ở trẻ do bệnh gây ra.

2.6. Vắc xin ung thư cổ tử cung (HPV)

Vắc xin ung thư cổ tử cung là một trong các mũi tiêm trước khi mang thai. HPV là một loại virus gây u nhú ở người. Mặc dù không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung, nhưng thống kê có hơn 95% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra. Vì thế, nếu bạn dưới 26 tuổi, chuẩn bị kết hôn và mang thai thì không nên bỏ qua loại vắc xin này.

Kinh nghiệm tiêm phòng trước khi mang thai

Nên tham vấn ý kiến bác sĩ khi tiêm vắc xin trước khi mang thai 

3. Cần làm gì khi quên tiêm chủng trước khi mang thai?

  • Không được tiêm bù vì mỗi loại vắc xin đều có thời điểm và số mũi tiêm riêng.
  • Vì cơ thể yếu hơn so với những phụ nữ đã được tiêm phòng nên bạn cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học nhằm nâng cao đề kháng.
  • Tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên môn để có phương án khắc phục phù hợp nhất.

4. Tiêm phòng trước khi mang thai và những thắc mắc thường gặp

4.1. Tiêm ngừa trước khi mang thai cần lưu ý gì?

  • Xét nghiệm kháng thể trước khi chích ngừa hay không tùy trường hợp. Tiêm chủng đúng theo lịch tiêm phòng của bác sĩ tư vấn đưa ra trong mỗi lần thăm khám.
  • Trong thời gian chủng ngừa các loại vắc xin, nên sử dụng các biện pháp tránh thai ít nhất 1 tháng nếu là vắc xin sống. Nếu không may, mang thai trong thời gian đó, cần báo ngay bác sĩ, tham khảo ý kiến và theo dõi sự phát triển của thai nhi.
  • Không nên tiêm phòng khi cơ thể có các triệu chứng như sốt, cảm cúm, đang mắc các bệnh về xương khớp, thận...
  • Sau khi tiêm phòng, cần theo dõi cơ thể từ 24 – 48 giờ để phòng các phản ứng phụ, sốc thuốc có thể xảy ra. Khi có các biểu hiện như co giật, ngất xỉu, choáng váng, chóng mặt bạn nên đưa bệnh nhân đến trung tâm cấp cứu gần nhất.

4.2. Tiêm phòng trước mang thai lần 2 có giống lần 1 không?

Cũng giống như lần đầu, trước khi mang thai lần 2 chị em cũng nên tiêm ngừa để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, các loại vắc xin cần tiêm sẽ phụ thuộc vào số lượng vắc xin đã chủng ngừa trước đây, thời gian tiêm gần nhất cách mấy năm, kháng thể còn cao hay không. 

Vì vậy, bạn cần xét nghiệm kháng thể để xác định có nên tiêm lại hay không (đã từng tiêm vắc xin). Tốt nhất, nên gặp Bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về việc nên tiêm ngừa loại nào.

Kinh nghiệm tiêm phòng trước khi mang thai

Có nên tiêm ngừa trước khi mang thai lần 2 không?

4.3.  Tiêm chủng trước khi mang thai có tác dụng trong bao lâu?

Mỗi loại vắc xin sẽ có tác dụng phòng bệnh trong một thời gian nhất định. Cụ thể:

  • Vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván cần tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm. 
  • Vắc xin cúm cần tiêm ngừa nhắc lại mỗi năm. 
  • Vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung có tác dụng khoảng 30 năm. 
  • Vắc xin viêm gan B, sau khi chủng ngừa đầy đủ 3 mũi và tiêm nhắc lại mũi thứ 4 (sau 1 năm) thì gần như có thể miễn dịch suốt đời với virus HBV.
  • Vắc xin thủy đậu có thời gian phòng bệnh khoảng 15 năm. Phụ nữ nên đi tiêm mũi tăng cường để phòng bệnh hiệu quả.

4.4. Tiêm vắc xin trước khi mang thai có an toàn không?

Nhiều chị em có tâm lý lo sợ việc tiêm vắc xin trước khi mang thai sẽ gây hại. Tuy nhiên, các mũi tiêm trước khi mang thai là các loại vắc xin tái tổ hợp hoặc vắc xin bất hoạt nên rất an toàn. Không chỉ vậy, theo Bộ Y tế, nếu tuân thủ đúng các quy định về an toàn tiêm chủng thì sẽ không có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

4.5. Các tác dụng phụ khi tiêm phòng trước mang thai

Sau khi tiêm ngừa, chị em có thể sốt nhẹ, đau tại vị trí tiêm, sổ mũi, mệt mỏi, hắt hơi… Các triệu chứng này sẽ thuyên giảm và hết hẳn sau một vài ngày mà không cần dùng thuốc điều trị.

Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt cao liên tục, ngủ li bì, co giật… cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và can thiệp kịp thời.

5. Tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu tốt tại TP.HCM?

Không chỉ cần nắm rõ các mũi tiêm trước khi mang thai, lựa chọn một địa chỉ tiêm vắc xin uy tín cũng là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Hiện nay, tại TP.HCM ngoài các bệnh viện lớn, Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus là nơi tiêm chủng trước khi mang thai được nhiều người lựa chọn.

Kinh nghiệm tiêm phòng trước khi mang thai

CarePlus là địa chỉ chủng ngừa uy tín tại TPHCM hiện nay

CarePlus là hệ thống phòng khám đa khoa theo tiêu chuẩn quốc tế chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoại trú và là thành viên của Singapore Medical Group (SMG) – nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe hàng đầu tại Singapore với hơn 20 chuyên khoa và 26 phòng khám.

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại CarePlus luôn làm hài lòng khách hàng bởi chất lượng cao, giá cả phải chăng, nhiều trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.  Khi chủng ngừa vaccine tại đây, khách hàng có thể đặt lịch trước, bác sĩ sẽ xét nghiệm kháng thế, tư vấn lịch tiêm ngừa trước khi mang theo phù hợp với sức khỏe của từng người.

Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus:

  • Phòng khám Tân Bình: 107 Tân Hải, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM.
  • Phòng khám Quận 7: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Q.7, TP. HCM.
  • Phòng khám Quận 1: 66-68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Q. 1, TP.HCM.

Tìm hiểu rõ tiêm phòng trước khi mang thai và tiến hành chủng ngừa đầy đủ theo lịch tiêm ngừa chỉ định là giải pháp bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và bé một cách toàn diện. Các loại vắc xin cần tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 – 4 tháng. Vì vậy, bạn nên có kế hoạch tiêm ngừa trước khi mang thai từ sớm, tham vấn ý kiến bác sĩ, tiêm chủng và có biện pháp ngừa thai sau tiêm hợp lý.

Bài viết được sự tư vấn của BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Hệ thống phòng khám quốc tế CarePlus cung cấp DỊCH VỤ TIÊM NGỪA TRỌN GÓI CHO TRẺ 0-6 THÁNG, bao gồm đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết theo phác đồ tiêm chủng khuyến cáo để bảo vệ con khỏi các bệnh nguy hiểm và nhiều đặc quyền ưu đãi cho bố mẹ.

  • Tặng 1-2 lần khám tư vấn từ xa với bác sĩ (trị giá 300,000đ/lần) và gấu teddy cho bé;
  • An tâm được nhắc hẹn và đặt lịch nhanh chóng;
  • Không chịu ảnh hưởng của việc tăng giá vắc-xin hoặc hết vắc-xin ngay cả khi tình trạng khan hiếm vắc-xin có thể xảy ra;
  • Hỗ trợ thanh toán trả góp linh hoạt lãi suất 0%

CarePlus sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, nhập khẩu trực tiếp từ các hãng sản xuất uy tín trên thế giới đã được kiểm chứng về độ hiệu quả và an toàn, và được bảo quản nghiêm ngặt bằng công nghệ hiện đại.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hotline 18006116 (miễn cước) hoặc inbox Fanpage/Zalo CarePlus Clinic Vietnam hoặc đăng ký trực tuyến tại tại đây. Tải ứng dụng arePlus app để đặt lịch nhanh hơn và theo dõi lịch tiện lợi hơn!

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS - Thành viên của Singapore Medical Group

  • Chi nhánh 1: 66 - 68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
  • Chi nhánh 2: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
  • Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi