Là học sinh em sẽ làm gì để bảo vệ hòa bình và ngăn ngừa chiến tranh xảy ra

Đây là luận điểm hết sức quan trọng, thể hiện tinh thần cảnh giác cao, chủ động BVTQ ngay từ thời bình, cần được các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị và toàn dân, nhất là lực lượng vũ trang [LLVT] quán triệt sâu sắc để triển khai thực hiện hiệu quả quan điểm của Đảng trong thời gian tới.

Từ thực tiễn 35 năm đổi mới và trong nhiệm kỳ Đại hội XII, đứng trước tình hình thế giới, khu vực liên tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Quân ủy Trung ương [QUTƯ], Bộ Quốc phòng [BQP], qua 5 năm thực hiện quan điểm BVTQ “từ sớm, từ xa”, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng, đạt được mục tiêu bao trùm là “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”[2].

Quang cảnh phiên bế mạc Đại hội XIII của Đảng tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Ảnh minh họa: Báo Nhân Dân.

Đạt được mục tiêu nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó vấn đề cơ bản là quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, QUTƯ, BQP, sự vào cuộc của hệ thống chính trị và nhân dân, trong đó LLVT là nòng cốt. Nhiệm kỳ qua, cũng khẳng định tư duy BVTQ của Đảng đã có những bước phát triển quan trọng. Với việc chỉ đạo xây dựng và ban hành hệ thống các chiến lược chuyên ngành về quân sự, quốc phòng[3], bổ sung và ban hành một số Luật về Biên phòng Việt Nam, dự bị động viên, Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và định hướng xây dựng Quân đội nhân dân, Sách trắng Quốc phòng Việt Nam... cùng với Nghị quyết Trung ương 8 [khóa IX, khóa XI] đã tạo nên chỉnh thể thống nhất, toàn diện Chiến lược BVTQ cả trên bình diện lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ BVTQ trong tình hình mới.

Trong tổ chức thực hiện, QUTƯ, BQP đã có những bước đột phá quan trọng, chỉ đạo công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược; công tác đối ngoại quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố; chuẩn bị LLVT, xây dựng lực lượng, tiềm lực và thế trận quốc phòng, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, chú trọng những địa bàn có tính chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo và trên không gian mạng... Tất cả những vấn đề đó đã khẳng định tinh thần chủ động để ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột, bảo vệ vững chắc Tổ quốc "từ sớm, từ xa".

Từ diễn biến của thực tiễn thế giới, khu vực và trong nước, cùng một số những hạn chế, thiếu sót cả trong lãnh đạo chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm kỳ qua đã được chỉ ra trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Để thực hiện thắng lợi quan điểm của Đảng đã xác định “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột “từ sớm, từ xa”, theo chúng tôi cần chú trọng thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược. Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm kịp thời để Đảng, Nhà nước, QUTƯ, BQP đề ra quyết sách, phương án ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ xảy ra chiến tranh, xung đột, nhất là trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Thực hiện giải pháp này, trên cơ sở quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, cần đặc biệt nghiên cứu kỹ hệ thống các chiến lược về quân sự, quốc phòng, BVTQ vừa mới ban hành; tích cực nghiên cứu chiến lược quốc phòng, an ninh [QPAN] của các nước có ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, từ đó chỉ ra những nguy cơ, thách thức, xây dựng các phương án, kế hoạch, sẵn sàng làm ứng phó mọi tình huống cả trước mắt và trong tương lai.

Theo đó, cần phải tăng cường lãnh đạo chỉ đạo và phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài quân đội; phối hợp chia sẻ thông tin, sản phẩm nghiên cứu là cách tốt nhất, thiết thực nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mọi thông tin nghiên cứu, dự báo cần phải được tuyệt đối giữ bí mật theo quy định, tuyệt đối không lơ là mất cảnh giác, tránh để lộ lọt thông tin, bí mật quốc gia, là vấn đề rất quan trọng trong giải pháp ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh và xung đột vũ trang từ sớm, từ xa.

Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về quan điểm BVTQ “từ sớm, từ xa”. Một trong những vấn đề còn hạn chế mà Đại hội XIII của Đảng chỉ ra là “việc quá triệt nghị quyết Đảng và pháp luật Nhà nước về QPAN, BVTQ chưa nghiêm, hiệu quả chưa cao, dẫn đến những biểu hiện chủ quan, mất cảnh giác”[4]. Vì thế quan điểm “Có kế sách ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, xung đột, BVTQ “từ sớm, từ xa” cần phải được quán triệt sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Việc quán triệt này phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu và là trách nhiệm của mọi tổ chức đảng, các đoàn thể, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, nhất là vai trò cấp ủy, người đứng đầu.

Thực hiện giải pháp này, cần xác định rõ trách nhiệm, đa dạng các hình thức, mở rộng đối tượng, phạm vi; phối hợp chặt chẽ giữa các thành phần, lực lượng, phát huy vai trò nòng cốt của cơ quan thông tin, phương tiện truyền thông. Làm tốt các vấn đề đó, nhằm một mặt nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, khắc phục được những nhận thức lệch lạc, chủ quan, mơ hồ, chỉ chú trọng nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội [KT-XH] coi nhẹ nhiệm vụ QPAN mà còn tạo chuyển biến quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH do Đại hội XIII đề ra.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành, các thành phần, lực lượng trong hệ thống chính trị thực hiện quan điểm BVTQ “từ sớm, từ xa”. Thực hiện quan điểm BVTQ “từ sớm, từ xa”, không chỉ đặt ra về mặt thống nhất nhận thức, mà còn rất cần nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành, các thành phần, lực lượng trong hệ thống chính trị thực hiện. Đó không chỉ đơn thuần là tăng cường ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp các ngành trong toàn hệ thống chính trị, mà còn bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong các hoạt động QPAN với quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển KT-XH; khắc phục triệt để những sơ hở, thiếu sót, nhất là trên các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo, như Đảng ta xác định. Theo đó, việc quy hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cần tiếp tục điều chỉnh trên phạm vi cả nước và từng địa phương cho phù hợp với thế bố trí chiến lược về QPAN, nhất là trong những năm gần đây chúng ta tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Thứ tư, xây dựng LLVT, nòng cốt là Quân đội nhân dân sẵn sàng chiến đấu BVTQ trong mọi tình huống. Ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, xung đột vũ trang, BVTQ “từ sớm, từ xa” là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó Quân đội nhân dân, Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt. Điều này đã được xác định rõ trong văn kiện. Với chức năng và nhiệm vụ được giao, thời gian tới, cần quán triệt và thực hiện hiệu quả quan điểm Đại hội XIII về: “Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng quan trọng; vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, BVTQ, vì thế để ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, xung đột, BVTQ “từ sớm, từ xa”, trước hết quân đội phải tiếp tục nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần cảnh giác cao, ý chí chiến đấu, tuyệt đối không mơ hồ, bị động; nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập; đồng thời thực hiện đồng bộ, toàn diện định hướng và các giải pháp đã xác định trong định hướng 2021-2025 xây dựng quân đội “tinh, gọn, mạnh”, phấn đấu từ năm 2030 xây dựng quân đội hiện đại.

Thứ năm, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và đối ngoại quốc phòng. Đây là giải pháp rất quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhằm phát huy sức mạnh ngoại lực BVTQ “từ sớm, từ xa”. Cần quán triệt thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và QUTƯ về hội nhập quốc tế, về đối ngoại quốc phòng. Theo đó, phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng, các cơ quan ngoại giao, các diễn đàn đa phương, song phương để nắm, phát hiện, đề ra các biện pháp ngăn ngừa, triệt tiêu mâu thuẫn, bất đồng. Nắm vững quan điểm đối tác, đối tượng, giữ vững nguyên tắc chiến lược, khôn khéo, linh hoạt về sách lược, chủ động phối hợp với các nước trong xử lý an ninh phi truyền thống, tăng cường phối hợp tuần tra chung trên biển, biên giới với các quốc gia láng giềng; tham gia tích cực lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, quảng bá hình ảnh và nhất là quan điểm, chính sách quốc phòng Việt Nam trên trường quốc tế.

Đại tá, Ths LÊ HÙNG SƠN, Viện Chiến lược, Bộ Quốc phòng
---------------------------------------------------------------------------------
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Văn phòng Trung ương Đảng, H. 2021. tr.117.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Văn phòng Trung ương Đảng, H. 2021. tr.68

[3] Chiến lược Quốc phòng, chiến lược quân sự, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, H. 2021. tr.87.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề